Thông tin: Con điếc vì nhà nhiều tiếng ồn

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support2, 13/8/2014.

  1. support2

    support2 Guest

    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì tiếng ồn thì nên biết rằng con bạn còn khó chịu hơn nhiều lần.

    [​IMG]

    Nhà gần đường, con điếc

    Nhà chị Hoàng Anh ở đường Phạm Hùng, Hà Nội nên thường xuyên phải nghe tiếng xe tải qua lại. Gần nhà chị lại có xưởng cơ khí, thường xuyên nghe tiếng khoan cắt. Nhiều khi anh chị phát bực vì “nghe tiếng ồn mà ức chế’. Nhưng anh chị không thể chuyển nhà, vì lương hai vợ chồng chẳng mấy, cái nhà hiện tại là đang ở nhờ một người quen. Nếu chuyển đi, anh chị lại phải chi thêm một khoản kha khá thuê nhà.

    Nhưng sự việc đã không chỉ dừng lại ở những lần ức chế của anh chị. Đứa con gái 3 tuổi của anh chị đã trở thành nạn nhân đáng thương của tiếng ồn. Con gái anh chị vốn rất lanh lợi. Nhưng gần đây, chị Anh phát hiện ra con rất hay lỡ đãng, nghe ti vi cứ bắt mẹ bật rất to, nhiều lúc chị gọi mà bé không trả lời. Lúc ngủ, bé thường hay giật mình. Nghĩ con có vấn đề về thính lực, anh chị mới đưa con đi khám. Kết quả đúng như dự đoán của anh chị, bé bị giảm thính lực.

    PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện là Chủ nhiệm Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà khẳng định: Việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn ở quá mức độ cho phép là một trong những nguyên nhân gây điếc ở trẻ. Những quy định về tiếng ồn ở Việt Nam chưa được chú trọng, nên việc trẻ con ở phố phải tiếp xúc với tiếng ồn là vấn đề thường gặp.

    Trẻ chịu tiếng ồn của những chiếc xe gầm rú trên đường, của những tiếng máy khoan, cắt khi nhà hàng xóm làm hàng, sửa nhà, tiếng ồn từ những phòng hát karaoke không đạt chuẩn cách âm, thậm chí tiếng ồn từ chính những người lớn trong gia đình cãi nhau.

    Bác sỹ Dinh nhấn mạnh cha mẹ hiện nay rất chú ý bảo vệ con khỏi việc bụi bẩn, đi ra đường thì khẩu trang, áo chống nắng, đội mũ bảo hiểm, lúc nào cũng đi dép nhưng lại ít người bảo vệ đôi tai của bé.

    Đặc biệt, nhiều cha mẹ không biết rằng một số đồ chơi của trẻ cũng là thủ phạm khiến trẻ điếc. Đó là những đồ chơi phát ra âm thanh chói tai như súng, còi, xe cứu hỏa… vì trẻ chưa ý thức được tác hại của đồ chơi này, nên các em còn có thú vui là thổi còi vào tai nhau hoặc cho đồ chơi phát ra âm thanh gần tai bạn khác để vui đùa. Bác sỹ Dinh ước tính cứ 1000 trẻ em thì có 3-6 em bị điếc do tiếng ồn.

    Điếc lại sinh ra câm

    Tiếng ồn gây điếc cho tất cả mọi đối tượng chịu tiếng ồn. Nhưng trẻ em phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn, càng nhỏ các em càng gặp nguy hiểm. Bác sỹ Dinh khuyến cáo, điếc vì tiếng ồn là điếc từ tai trong, do đó, nếu đã bị nặng thì khả năng thính giác không thể hồi phục. Điều đáng lo ngại hơn là với trẻ nhỏ ở tuổi tập nói, điếc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là không nghe được thì cũng không nói được.

    [​IMG]

    Với trẻ em, tiếng ồn có cường độ trên 115dB (tiếng ồn ở vũ trường, quán bar, còi ô tô tải…) có thể gây điếc, nghe kém dù chỉ tiếp xúc một lần trong thời gian từ 3-15 phút. Âm thanh có cường độ trên 100dB (tiếng vô tuyến, dàn nhạc gia đình mở ở mức cao, tiếng ồn phát ra từ những đồ chơi như súng, còi, tiếng ồn ở nhà ga…) gây hại rõ rệt sau thời gian tiếp xúc vài phút đến vài chục phút. Ở trẻ em, tiếng ồn có cường độ trên 80dB (tiếng ồn gần đường quốc lộ, tiếng động cơ các loại đồ chơi như xe cứu hỏa, ô tô) cũng đã gây hại vì làm giấc ngủ không sâu.

    Thông thường, trẻ chỉ có phản ứng giật mình, chứ không biết kêu ca, hoặc phản ứng mạnh như người lớn khi nghe tiếng ồn nên không ít cha mẹ cho rằng “không sao đâu”. Nhưng bác sỹ Dinh khuyên cha mẹ cần phòng tránh tiếng ồn cho con, ngay từ khi mới là bào thai và đặc biệt trong 3 năm đầu đời.

    Bảo vệ đôi tai cho trẻ

    Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc tiếng gây hại như:

    -Hạn chế cho trẻ theo đến các nơi thi đấu thể thao lớn như bóng đá, buổi diễn ca nhạc, chợ, nhà ga…

    -Tránh để trẻ (nhất là trẻ nhỏ) dùng đồ chơi phát ra âm thanh quá to như ô tô cứu hỏa có còi rú, còi, súng phun lửa…

    - Không để trẻ xem ti vi, quảng cáo với mức âm lượng quá to

    - Không quát tháo, nói cười quá to vào tai trẻ.

    - Nếu nhà ở gần đường quốc lộ, vũ trường, quán bar… cần có biện pháp cách âm để bảo vệ đôi tai cho trẻ.

    Nguồn: Sức khỏe gia đình

    Các bạn có thể xem thêm:
    7 cách xử trí khi con bị đau bụng
    Béo phì làm trẻ dậy thì sớm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support2
    Đang tải...


Chia sẻ trang này