Hiện nay, có khá nhiều đơn vị, tổ chức đứng ra tổ chức các khóa học dạy về Kỹ Năng làm cha mẹ - trong đó có một chương trình khá nổi tiếng đả phát hành 1 cuốn sách có tựa đề " Con cái chúng ta đều giỏi " qua đó hướng dẫn những kỹ năng giúp cha mẹ phát triển những năng lực của con. Đây là một cuốn sách hay, đưa ra nhiều thông tin và những kỹ năng rất tốt cho việc nâng cao kiến thức làm cha mẹ. Tuy nhiên , không biết có phải là do quan điểm ở nước ngoài khác với quan điểm ở Việt Nam hay không, mà trong sách này có đưa ra một tình huống tóm tắt như sau : Một cô bé được mẹ dẫn đi mua sắm - cô đòi mẹ mua cho con búp bê với các thái độ từ nhẹ nhàng, dụ dỗ mẹ ( mỉm cười ) thúc dục ( nhắc đi nhắc lại ) rồi ăn vạ ( đây là chiêu mạnh nhất ) bằng cách gào thét ầm ỹ - thế là bà mẹ nhượng bộ - sau khi đạt được mục đích, bé lại nhanh chóng mỉm cười - cám ơn mẹ. Cuốn sách phân tích cách ứng xử của cô bé và gọi đó là năng lực bán hàng mà bé đã áp dụng rất tốt : 1/ tiếp cận lịch sự 2/ quảng cáo lợi ích món hàng 3/ thương lượng 4/ gan lỳ và kiên trì theo đuổi mục tiêu 5/ tận dụng chiêu thức cuối ( đe dọa khách hàng ) 6/ sau khi thành công thì áp dụng chính sách hậu mãi để nịnh mẹ (mai mốt còn "bán hàng "tiếp) Có thể về phương diện này - cuốn sách có lý nhưng thực ra, một người bán hàng mà phải vận dụng đến chiêu cuối cùng ( làm cho khách hàng xấu hổ vì không dám mua hàng - hay quá bực mình phải mua cho xong ) thì không thể gọi là người bán hàng tốt được. Tuy nhiên - vấn đề ở đây là cách ứng phó của bà mẹ. Khi bà mẹ này đã học qua khóa " Những mô thức của thành công" và nắm được cách thức trở nên linh hoạt hơn. Vì thế người mẹ quyết định làm một việc điên rồ và không thể đoán trước được. khi đứa bé lại đòi mua 1 món đồ chơi khác - thì bà không cần đợi đến khi cô bé giở chiêu khóc lóc - bà đã giở chiêu gào thét và nổi cơn tam bành lên : Tại sao con cứ đòi mua đồ chơi, tại sao tại sao ? Bà gào như 1 người điên và làm cho đứa con sợ hãi, khiếp vía đặt món đồ chơi lên kệ và nói: thôi thôi, con không cần nữa. Cuốn sách đưa ra tình huống này như một thí dụ cho việc linh hoạt kế sách đối phó vơí con cái - và xem đây là 1 biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề ! Thế còn bạn - bạn có dám gào thét như 1 người điên nơi cửa hàng bách hóa để làm cho đứa con hay mè nheo khiếp vía ( và có lẽ mọi người cũng khiếp vía luôn ) để đạt được mục đích là chiến thắng đứa con hay không ?
con em đòi ko đc là ăn vạ, bé quá nên em chưa dậy đc chứ lớn tí nữa là phải cho vào khuân khổ ngay , chiều quá em sợ lớn lên hư không thể nào mà dậy đc nữa
Bé thì cũng có thể dạy theo kiểu bé thôi - chính vì nghĩ rằng cháu nó bé - không chịu dạy, nên khi nó lớn lên thì lại khó uốn quá . Việc dạy trẻ không phải là ép nó vào khuôn khổ mà giúp nó ý thức không mè nheo ( vì sẽ không có kết quả ) - chứ nếu đợi nó lớn lên là sẽ rơi vào tình trạng như cô bé trong nội dung câu chuyện này đấy ! Còn nếu áp dụng cái chiêu như bà mẹ thì coi như sự giao tiếp giữa 2 mẹ con là hỏng bét rồi - Mẹ sợ con nên phải chiều - rồi sau đó học cách trấn áp khiến con sợ mẹ phải chịu - rốt cuộc cả hai đều thành công trong việc buộc người kia phải nghe theo mình - nhưng trong việc xây dựng mối quan hệ tương tác mẹ con lại là 1 sự thất bại thảm hại - mà đây mới là điều cần thiết !
Bé đều có ý thức mà, nếu người lớn biết uốn nắn thì sẽ ngoan thôi. Thường thì các gia đình mà ở chung với ông bà thì con hay hư lắm vì người này dạy thì người kia lại bênh. Lúc nào ông bà cũng sợ cháu khóc, thích gì đc nấy. Hư hỏng hết.....
Đúng đó, tớ sợ nhất là đang dạy con, bà nội ra bảo không được làm ầm nhà lên, xấu hổ với hàng xóm, thế đến lúc cháu hư vì không được dạy thì bà có nghĩ đến hay là tương lai xa quá chẳng cần quan tâm?
Không chiều theo yêu cầu của bé đến lúc lớn lên nó lại giận bố mẹ đã đối xử với mình ngày trước ra sao thì làm thế nào ạ?
Người ta thường nói : Phòng bệnh tốt hơn là chữa bệnh - Nhưng ít ai chịu khó quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe vì họ nghĩ rằng : Đói ăn rau - đau uống thuốc - đâu cần phải phòng ngừa làm gì - đến khi đau ốm, đi vào nhà thương ( xin lỗi - bệnh viện = Cái viện chứa bệnh, chứ không phải là nhà thương = cái nhà của tình thương ) - đi vào BV để bị hành cho lên bờ xuống ruộng - phải nhờ đến "Bác" can thiệp mới xong - đến khi đi mua thuốc - bị chém bay đầu ! Lúc đó lại than thở - thì đã muộn rồi ! Cũng thế - KHi có một đứa con, thay vì áp dụng những biện pháp phòng ngừa cái thói đỏng đảnh - mè nheo - đòi hỏi và ăn vạ của trẻ - thì lại còn "nối giáo cho giặc" bằng sự cưng chiều - bằng sự thờ ơ trước những "dấu hiệu cảnh báo" - đến khi trẻ phát bệnh bằng những hành vi gào khóc, ăn vạ ... lúc đó mới cuống lên đi tìm biện pháp "cấp cứu" bằng sự đối phó ! Thực ra thì trong diễn đàn này - cũng như rất nhiều diễn đàn về giáo dục trẻ em - cái "bệnh dịch H2N2 này ( hỗn hào - nhõng nhẽo ) đều có đề cập đến - đã đưa ra rất nhiều biện pháp để giải quyết ( trừ cái biện pháp la hét như con mẹ điên trong cuốn sách trên thôi ) nhưng có lẽ ít ai thấy được giá trị của sự phòng ngừa ( đó là cách dạy trẻ sao cho không có cái thói quen đòi hỏi, ăn vạ ) mà chỉ muốn có trong tay những chiêu thức đối phó ( theo kiểu mì ăn liền ) . Tôi nhớ là trong mục dạy trẻ của chị Đại Mỹ Nhân cũng có giới thiệu một số chiêu để "trị" con - và cũng có thể có một số bà mẹ áp dụng có hiệu quả, nhưng cũng có những bà mẹ lại thấy các chiêu đó không ăn thua gì với con mình - bởi vì 2 nguyên nhân : - tình trạng nhõng nhẽo, thói quen ăn vạ của trẻ đã thuộc hàng cao thủ - Không dám áp dụng triệt để ( giống như chữa bệnh , yêu cầu uống 5 viên/3 lần / ngày , nhưng thấy thuốc đắng quá - bèn uống 2 viên/ 1 lần/ ngày ) rồi sau đó thắc mắc là tại sao không hết bệnh ! Cũng thế, khi áp dụng chiêu " giả lơ" để trị cái thói ăn vạ - nhưng thấy bé khóc ghê quá thế là "bỏ giáp quy hàng " rồi than sao mà kỳ vậy ! Một điều quan trọng không kém - Nếu muốn trị được thói nhõng nhẽo của bé thì trước đó phải vô hiệu hóa cho được cái ô dù cực kỳ ghê gớm là sự bao che của ông bà ! Bố mẹ có giỏi mấy đi nữa - mà khi trẻ nhõng nhẽo lại được ông bà che chở : Giời ơi, nó còn bé tí , có chiều nó một tí thì có chết ai đâu - để nó khóc ing lên như thế mà không xót con à ! thì chỉ có nước cắn cỏ lạy con mà thôi ! Vâng - để con không nhõng nhẽo không khó - nhưng cực kỳ khó trong việc thay đổi nhận thức của bố mẹ và ông bà ( nó còn bé, tội quá, chiều nó một chút đi khi nào nó nhớn thì tha hồ dạy) ! thế đấy.
con em đúng như bác nói ăn vạ thuộc hàng cao thủ, nó gào thét khiếp quá mà em đã để cho khóc 1 mình khi nào mệt thì thôi nhưng cuối cùng phải thua nó vì sợ nó khóc nhiều rát cổ, ho... thì mệt lắm, lúc đấy cũng chỉ bế xốc nó lên xong cho chơi đồ chơi cho quên đi, chứ ko nói ''mẹ thương '' hay ''mẹ xin lỗi '' , thế có được không hả bác
Ôi trời ơi, sách gì mà kỳ thế? Lần đầu nó thấy mẹ nó lên "cơn điên" thế thì nó sững sờ, nhỡ lần sau nó suy nghĩ thử lại phản ứng thì sao? Hai mẹ con cứ thi nhau nạt nộ gầm rú ở siêu thị à? Chết mất, sách ơi là sách
xin được góp ý với bạn : nếu cháu bé gào thét ( đây là chiêu mà nhiều bà mẹ - đặc biệt là ông/bà bó tay) thì bạn cho bé vào một căn phòng trống ( ví dụ : phòng ngủ - hay phòng ăn ( lúc chưa ăn ) - bạn và mọi người trong nhà, bỏ qua phòng khác - nếu cháu chạy theo - bạn nắm tay cháu dắt về chỗ cũ - cương quyết ấn cháu ngồi trên 1 cái ghế - rồi bỏ sang phòng khác , nếu cần và nếu phòng có cửa thì đóng cửa lại ( tùy tình hình mà đóng hay khép ) bạn lưu ý để cháu không tạo ra những tình huống nguy hiểm - còn chuyện cháu gào khóc, cứ để cho rát cổ một - thậm chí vài lần - để chính cháu thấy "hậu quả" của chuyện gào khóc như thế nào - có rát, có ho thì lần sau mới ngán - vả lại, có ho có rát thì cũng vài hôm là khỏi - nhưng nếu không, thì khó mà trị được cái thói gào khóc. Còn chuyện bế lên cho đồ chơi hay nói mẹ thương - thậm chí mẹ xin lỗi ( lẽ ra là con phải xin lỗi mẹ chứ ) thì cũng có tác dụng như nhau : Trẻ đã thắng - và lần sau sẽ gào tiếp ! - Bạn chỉ cần bỏ đi, tỏ ra không quan tâm ( nhưng vẫn ngầm giám sát - không can thiệp trừ khi bé có hành động có thể gây ra tai nạn hay nguy hiểm ) chỉ vài lần như thế - khi nào trẻ đã gào hết hơi - chịu im , lúc đó bạn sẽ quay lại - không dỗ, không xin lỗi - chỉ dẫn bé đi rửa mặt - cho uống 1 cốc nước mát và nói một cách rõ ràng : " mẹ không hài lòng, hay mẹ rất buồn vì con kêu la như vậy - bây giờ thì đi chơi ( hay làm 1 cái gì đó ) - Nếu bạn cương quyết áp dụng vài lần như thế thì dù là cao thủ, bé cũng sẽ thôi không gào thét nữa . Đến khi bé tỏ ra ngoan hơn - thì đến lúc đó mới khen ngợi, ôm hôn, động viên - cho phép làm điều gì đó.v.v. Nghĩa là cho bé chọn lựa giữa 2 thái độ : - Nếu gào khóc thì bị bỏ mặc - nếu chấp nhận, không kêu khóc thì sẽ được khen, được quan tâm .v.v. dần dần bé sẽ chọn điều thứ hai. Còn cuốn sách mà tôi trích dẩn chuyện của hai mẹ con thích gào la đó là cuốn " Con cái chúng ta tài giỏi " là "giáo trình" của 1 chương trình Dạy trẻ tự tin - dạy cha mẹ cách dạy con nhập cảng từ Singapore đấy ! muốn học được "cách linh động" bằng những phản ứng không giống ai như thế, phải bỏ một đống tiền ra chứ chẳng chơi đâu !
Sách có tựa đề : " Con cái chúng ta đều giỏi" - tác giả : Adam Khoo & Garry Lee. - Dịch giả : Trần Đăng Khoa - Uông xuân Vỹ - Nguyễn Hồng Vân - NXB Phụ Nữ 2009 - giá bìa : 95.000 - Sách chủ yếu tập trung vào việc dạy trẻ trên 6 tuổi ( phương pháp học tập - các kỹ năng mềm ) Sách có những thông tin - cung cấp kiến thức tốt nếu bố mẹ có trình độ, thì có thể rút ra cho mình những biện pháp giúp con học tốt hơn - Nhưng vẫn có những quan điểm và những kiến thức không phù hợp với tâm lý trẻ em và phong cách sống của người Việt Nam .
Let it be : Bạn có thể tham khảo thêm về cách đối phó với trẻ ương bướng, ngay trên diễn đàn này thôi: http://www.lamchame.com/forum/showthread.php?t=88163 Tôi nghĩ bây nhiêu đó là đủ rồi !
Chào cả nhà, COn mình mới 16 tháng mà mè nheo lắm cơ. Lúc nào cũng đòi đi chơi, không cho là cu cậu khóc ăn vạ không nín. Mình cũng đã thử nhiều cách nhưng không hiệu quả. Bé cứ khóc khi nào được mới thôi. Bác nào có cách nào hay không mách mình với.
Theo mình thì muốn xử lý vấn đề ăn vạ thì mọi người trong nhà phải thống nhất cách cư xử với bé và bố, mẹ phải luôn bình tĩnh và cư xủ nhất quán trong các trường hợp. Với trường hợp cụ thể của bạn, mình thử gợi ý thế này nhé: 1-Hàng ngày chỉ cho bé đi chơi vào 1 giờ nhất định. Không đi chơi không có giờ giấc làm bé hiểu là muốn làm gì thì làm, muốn đi lúc nào thì đi. 2- Bé khóc đòi đi chơi: sau khi bạn thống nhất với gia đình giờ đi chơi của bé khi bé đòi đi chơi không đúng giờ, bạn giải thích cho bé hiểu vì sao không đc đi chơi. Nếu bé không chấp nhận thì bạn mặc kệ cho bé ăn vạ. Bạn có thể bế bé ra một chỗ khuất trong nhà cho, bé khóc thoải mái. Bé lăn lộn ra đất bạn cũng cứ mặc kệ . Nếu bạn đủ can đảm để bé 1 mình thì nên tránh ra chỗ khác nhưng vẫn kín đáo quan sát bé để đảm bảo an toàn cho bé. còn nếu không bạn có thể ngồi cùng bé. Nhưng bạn phải tỏ ra dửng dưng , đừng dỗ dành hay cưng nựng. Khi bé khóc chán, thấy chả ai đả động gì sẽ tự động nín. Lúc bé ra với bạn, bạn giải thích luôn cho bé biết là hành động của bé là sai, và bạn không hài lòng. Sau đó lấy nước uống, lau mặt mũi, thay quần áo (nếu cần) và tỏ ra như kô có chuyện gì xảy ra. Chỉ sau ít lần như thế là bé "tởn" ngay ý mà
Dạy con thì phải theo độ tuổi của con mà dạy ( chứ không phải theo thời đại - vì thực ra, thì thời đại nào cũng có những nguyên tắc dạy con như nhau, chỉ có hình thức và cách vận dụng có khác nhau mà thôi - dĩ nhiên là chúng ta không NÊN quá cứng nhắc để áp dụng y nguyên những cách mà bố mẹ dạy ta để dạy con - không phải vì những cách đó sai hay không hợp với thời đại mà vì ta là ta mà con ta là con ta ( cha mẹ sinh con - trời sinh tính mà ! ) Thực ra, cuốn sách "dạy con " của Adam Khoo & Garry Lee chỉ đề cập đến một vài khía cạnh trong quá trình dạy con ( Dạy con sự tự tin và điều chỉnh cảm xúc để đạt được sự thành công trong một vài lĩnh vực - và cũng không chỉ là dành cho tuổi teen mà cả những trẻ từ 6 tuổi trở lên ) Tôi chỉ đưa một chi tiết trong sách đó ra để cho thấy tính đa dạng và phức tạp trong những nguyên tắc dạy con ( Singapore tuy cũng là Á Châu nhưng đã có những quan điểm khác với chúng ta rồi chứ đừng nói gì đến các quan điểm của phương Tây ) và cũng không phải nguyên tắc nào của "ngoại" cũng là đúng, cũng number one ! Nếu chúng ta chịu khó "đào xới" trong kho tàng Ca dao tục ngữ của cha ông, sẽ khám phá ra nhiều nguyên tắc dạy con "rất chuẩn không cần chinh" và cũng rất "thoáng" rất dân chủ - chứ không chỉ là kiểu " cá không ăn muối cá ươn - con cãi cha mẹ trăm đường con hư - hay cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ( có điều xin phép cho con lựa cái ghế ! ) - Trở lại cái chuyện con mè nheo - nhõng nhẽo - thích ăn vạ .v.v. thì có thể nói, tất cả những thái độ đó của trẻ đều do chính chúng ta "huấn luyện " thôi và trẻ là những "học viên xuất sắc " - Hãy xem lại cách ứng xử với con và chỉ khi nào chúng ta nhìn thấy mình là " tác giả" của tính nhõng nhẽo - mè nheo và chịu khó chỉnh sửa lại cách ứng xử của chính mình thì đến lúc đó tình trạng của trẻ mới có thể "happy end" còn tất cả những kỹ thuật đối phó cũng chỉ là giải quyết phần ngọn mà thôi !