Thông tin: Cơn ngừng thở khi ngủ do tắc ngẽn hô hấp ở trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Lan Nhi, 4/6/2010.

  1. Lan Nhi

    Lan Nhi Banned

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    18
    - Cơn ngừng thở khi ngủ là một rối loạn không phải hiếm gặp ở trẻ em, nhưng hiện nay ở nước ta vấn đề này ít được quan tâm chú ý. Nhiều trẻ có rối loạn này nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời nên đã phải gánh chịu những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như học tập của trẻ.
    - Cơn ngừng thở do tắc nghẽn đường hô hấp (NTDTNHH) là gì? Đó là hiện tượng rối loạn hô hấp trong khi ngủ do tắc nghẽn ở đường hô hấp trên, làm cản trở luồng khí đi ra và đi vào phổi. Điều này làm chất lượng giấc ngủ của trẻ không tốt, không có tác dụng giúp cơ thể trẻ nghỉ ngơi và hồi phục.

    - Trẻ nào dễ bị cơn NTDTNHH? Rối loạn NTDTNHH có thể xảy ra ở mọi trẻ em. Theo một nghiên cứu tại Singapore, có khoảng 1% số trẻ từ 4-6 tuổi bị NTDTNHH. Cơn NTDTNHH hay xảy ra ở các trẻ sau:

    - Ngủ ngáy.

    - Trẻ quá thừa cân hoặc béo phì.

    - Trẻ có amiđan to, quá phát hoặc VA.

    - Trẻ có các bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên.

    - Trẻ có các bệnh rối loạn về thần kinh - cơ.

    - Trong gia đình trẻ có người bị mắc chứng bệnh này.

    Khi nào thì nghi ngờ trẻ bị cơn NTDTNHH? - Trẻ thường xuyên ngủ ngáy.

    - Khó thở khi ngủ.

    - Ngủ không ngon giấc.

    - Hay phải trở mình luôn trong khi ngủ.

    - Hay nằm sấp khi ngủ.

    - Trẻ hay đái dầm.

    - Trẻ hay phải thở bằng miệng.

    - Trẻ ngủ ngày quá nhiều.

    Cơn NTDTNHH có hại gì đến sức khỏe của trẻ? Cơn NTDTNHH thường gây ra các tình trạng sau:

    - Đau đầu vào buổi sáng.

    - Hay ngủ gật và ngủ ngày quá nhiều.

    - Học kém và ít tham gia được vào các hoạt động khác ở nhà trường.

    - Chậm phát triển.

    - Rối loạn ứng xử và nhân cách.

    - Huyết áp cao.

    Điều trị trẻ bị cơn NTDTNHH Cần phải tìm nguyên nhân gây ra rối loạn này trước khi quyết định điều trị cho trẻ. Khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và cần thiết có thể phải làm thêm một số xét nghiệm khác như công thức máu, điện tâm đồ, điện não đồ trong khi ngủ. Điều trị giảm cân nếu thừa cân là nguyên nhân gây ra rối loạn này; Thông thường nếu sau đợt điều trị, trẻ giảm được khoảng 10% trọng lượng cơ thể thì chứng tỏ tình trạng bệnh đã tốt hơn.

    Phẫu thuật cắt amiđan hoặc nạo VA nếu amiđan quá phát hoặc VA là nguyên nhân gây ra rối loạn.

    Các biện pháp khác

    Dùng thiết bị thở tại nhà qua mask chụp vào miệng và mũi trong khi ngủ là biện pháp tốt khi các biện pháp trên không có hiệu quả.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Lan Nhi
    Đang tải...


Chia sẻ trang này