Đâu là những dấu hiệu của sự tự ti? Để biết con mình có tự ti hay không, bạn hãy để ý những dấu hiệu sau đây. Đó có thể là những phản ứng hằng ngày về việc cách bé kể về thế giới xung quanh, hay chỉ là trong những tình huống riêng biệt. Khi những dấu hiệu đó trở thành cách cư xử thường xuyên, bạn cần phải nhạy cảm với vấn đề đang xảy ra. Con bạn trốn tránh một nhiệm vụ hay một thách thức mà không có một chút cố gắng nào. Đây là dấu hiệu của tâm lý sợ thất bại hoặc thiếu tinh thần giúp đỡ. Bé mau chóng dừng lại khi vừa bắt đầu chơi một trò chơi hay làm một nhiệm vụ, từ bỏ ngay khi vừa thấy dấu hiệu của sự thất bại. Bé lừa hoặc nói dối khi chơi game thua hoặc chơi dở. Bé tỏ dấu hiệu thoái lui, hành động rất ngớ ngẩn. Những hành động này làm cho các đứa trẻ khác chọc ghẹo, xúc phạm làm tổn thương bé. Bé trở nên hay ra lệnh, hách dịch, hay cứng đầu như là cách để che giấu cảm xúc không hài lòng, thất vọng hoặc bất lực. Bé hay đưa ra cớ ("Thầy giáo ngu ngốc") hoặc hạ thấp tầm quan trọng của một sự việc ("Con thật sự không thích trò chơi đó chút nào"), để đổ tội cho người khác hoặc đổ lỗi do tác động bên ngoài. Kết quả học tập sút kém, hoặc bé không còn hứng thú với những hoạt động thường lệ. Bé sống tách rời, để mất hoặc ít liên lạc với bạn bè. Bé trải qua nhiều cảm xúc thay đổi, buồn, khóc, nổi giận, thất vọng, hoặc im lặng. Bé tự trách mình, như là "Tôi chẳng bao giờ làm được việc gì đúng.", "Không có ai thích tôi.", "Tôi xấu," "Đó là lỗi của tôi,", hay "Ai cũng thông minh hơn tôi." Bé khó chấp nhận lời khen lẫn lời phê bình. Bé trở nên quá để tâm hay nhạy cảm với những điều người khác nhận xét về bé. Bé bị ảnh hưởng nặng bởi bạn bè xấu, tỏ thái độ xem thường trường học, làm vỡ kiếng, vô lễ, trộm cắp, hút thuốc, uống rượu, nghiện ma túy. Bé có tinh thần giúp đỡ quá mức hoặc chẳng giúp gì ở nhà. Tham khảo từ bài viết trên Hervn
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? cám ơn vì những thông tin hữu ích, up lên để các mẹ cùng xem.
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? Phải cho bé đi bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiêu của chứng trầm cảm. Nhẹ thì cho bé hoạt động, và tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn.
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? Để bé tự tin hơn thì phải cho bé biết điểm mạnh của mình là gì. phải khen bé nhiều hơn nữa .
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? Theo mình nghĩ là phải cho trẻ tin vào khả năng của mình trước, Vd: khen trẻ mỗi khi trẻ làm được điều gì đó tốt như bạn idosmellgood nói đó!
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? theo mình thì phải luôn khen ngợi, động viên bé, luôn tạo ra cho bé sự tin tưởng nơi bố mẹ Mà các bạn đừng cứ nghĩ như vậy là đem bé đi bác sĩ tâm lý nhé. Việc này mình cứ dần dần tác động bé. Và điều quan trọng là đừng bg coi bé như vậy là 1 biểu hiện bệnh lý.
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? Mình cũng rất quan tâm đến chuyện này, cần phải làm gì để con hết tự ti, tự tin, năng động và dạn dĩ ở mọi nơi. Với con trai mình, mình luôn nhờ con giúp những việc có thể: bỏ đồ dơ vào thùng chứa đồ giặt, lấy quần, lấy tã cho em, đưa cái này cái kia cho ba hay ông bà. Sau đó nếu con làm tốt thì khen ngợi. Mình cũng không tiếc lời khen khi con làm đuợc một việc gì đó một cách tự ý như tháo giày, dép, tụt quần để tè, hay dọn đồ chơi sau khi khi chơi. Con trai mình 33 tháng. Tuy nhiên, đó là tất cả những việc xảy ra trong nhà, còn khi ra ngoài, con mình vẫn rất nhút nhát, cứ bám chặt ba mẹ, dù cu cậu đi học từ lúc 14 tháng, ở trường rất vui vẻ và quậy. Mình không biết tại sao? Cứ đến chỗ lạ là sợ. Tự cậu nói ra là SỢ, sợ đủ thứ. Mong các mẹ có kinh nghiệm cho ý kiến. Mình rất cảm ơn
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? Nếu khi còn nhỏ trẻ đã tự ti thì khi lớn lên chắc chắn sẽ khó mà thành công trong công việc được. Theo mình cha mẹ cần động viên, chỉ cho con mình thấy những điểm mạnh của chúng và cho chúng làm các việc mà chúng có khả năng hoàn thành tốt. Khi chúng làm xong, cha mẹ khen ngợi sự thành công và giỏi giang của bé. Dần dần, trẻ sẽ tự tin là mình có khả năng và sẽ thoát được tình trạng tự ti đó
Ðề: Con tôi: Dấu hiệu của sự tự ti là gì? Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì chúng ta có thể xem xét các dấu hiệu sau : 1. Bề ngoài : Các bé tự ti thường mặc đồ không gọn gàng, trông có vẻ luộm thuộm. Trên khuôn mặt thường bị lem nhem < không phải những vết bẩn do tinh nghịch , cái này rất dễ nhận ra >, bàn tay thường bị dây mực < không phải do vết vẽ >. Đây là do các cháu không tập trung và quan tâm chăm sóc bản thân mình vì tâm lý là mình kém cỏi và xấu hơn các bạn khác nên mình không cần quan tâm lắm. _ Khắc phục : bố mẹ nên để ý diện mạo bên ngoài của các cháu, chỉ cần kiên trì chăm sóc như : khi các cháu bị bẩn hay lau sạch và không trách mắng, cố gắng mặc quần áo gọn gàng và khen ngợi các cháu. Điều đó giống như người lớn luôn quan tâm tới vẻ bề ngoài của mình, thì trẻ em cũng vậy thôi. 2. Hành Vi cá nhân : - Ít giao tiếp với các bạn xung quanh, luôn tránh những chỗ đông bạn bè tụ tập. - Ít tham gia vào các hoạt động của các bạn - Không dám nói to ý kiến, không phát biểu - Trẻ bé tuổi có thể co cụm lại khi nhìn thấy đám đông hò hét. Khắc phục : Kiên trì cho khen ngợi các thành tích của các cháu. Khen đồ vật các cháu dùng, khuyến khích cháu nói to những điều cháu thích , khuyến khích thể hiện biểu cảm như vui buồn, hạnh phúc, hay mừng rỡ có kèm hành động...