Chào càc bố va các mẹ ..... Mình la thành viên mới cũng được vài tuần nhưng hôm nay mới mạo muội post bài lên diễn đàn đây ... Cu con nhà mình được 4 tuổi rồi mà cháu nó rất là hiếu động - nhảy nhót và la hét suốt ngày, mình cố gắng nhẹ nhàng khuyên bảo cháu mà khong bao gio bé chịu nghe - chỉ đến khi mình quát or dùng biện pháp mạnh (phạt úp mặt vào tường hoặc đánh cho mấy roi) thì nó mới chịu nghe. AX nhà mình thi lại rất là nóng tính, nên mình thường xuyên bị stress mỗi cuối tuần vi phải chịu đựng khi thì con, khi thì AX .... Có ai có phương pháp nào để giúp bé bớt hiếu động và biết nghe lời bố mẹ thì cho mình biết với vi mình không muốn cứ phải .... dùng biện pháp mạnh với cu cậu... Mong nhận đựợc nhiều lời khuyên quý báu của các anh chị và các bạn Bà mẹ buồn rầu
Mẹ bina à nhóc con nhà mình thế đấy con trai mà hiếu động lắm. Nhiều khi mệt quá mình cáu đến phát khóc. Đi mẫu giáo thì cô giáo cũng phải kêu là nghịch ngợm. Nhưng cu cậu nhà mình ưa nói nhẹ thôi chứ mà to tiếng là hiệu quả ngược lại ngay. Mình hay đọc cho cu cậu nghe những mẩu chuyện về những cậu bé không nghe lời, hoặc ngược lại. Khi nghe chuyện cu cậu im thin thít sau đó thì hình như cũng tự nhận ra và cũng có tiến bộ hơn. Bây giờ thì đỡ hơn chút đỉnh rồi.
Mebina à, sao lại phải buồn rầu dữ vậy ! Con trai thì chắc là hiếu động rồi ! Tuy nhiên, mình cũng nhớ loáng thoáng là nếu bé quá hiếu động thì có khả năng rơi vào bệnh ....(ôi trời ơi, mình quên rồi, lẩn thẩn quá đi). Anh Lê Khanh à, giúp đỡ đi ! Sorry, mình sẽ cố gắng tìm lại thông tin này !
Mebina ah, chau nha minh cung la con trai dc hon 3 tuoi roi. Ca nha ngoai va nha noi deu co moi mot cau nen dc chieu lam. va cu cau cung nghich nhu vay do. Tre con cung co giai doan ban a, danh fai chiu kho thoi. Minh cung dang fai tim cach day!
Cám ơn những lời khuyên va động viên của các mẹ nhé. Mình buồn vi AX nhà mình không đủ kiên nhẫn để chịu đựng những trò nghịch tai quái của bé nên thường xuyên đánh cu cậu... mà mình chẳng thích như vậy tí nào vi mình có cảm giác bây giờ bé nó có thái độ lì đòn rồi ..... mình e là nếu cứ tiếp tục kiểu này thì bé sẽ trở thành một đứa bé lì lợm, khó gần ... Nói thật mình và AX bất đồng wan điểm về giáo dục con cái
Bé trai thì phải hiếu động chứ em làm gì mà căng thẳng quá vậy?cở tuổi đó tụi nó quậy lắm em ạ :lol: đến lúc nó không quậy là biết ngay anh ta muốn bệnh ,con chị vào lớp hai mà cũng còn quậy ,ngồi học không yên cô giáo mắng vốn là mông nó có gắn lò xo hay sao mà cứ nhấp nha nhấp nhổm .Theo chị em nên mua những loại đồ chơi lắp ráp cở tuổi cháu,có loại gổ đủ thứ hình con vật ,nó sẽ đỡ quậy hơn ,là giảm thôi chứ cở đó nó chẳng chịu ngồi lâu đâu ,rồi ráng tranh thủ chơi cùng ,đọc truyện cho cháu ....Bốn tuổi có cháu lẻn vào nhà tắm đóng cửa lại rồi xịt nguyên cả chai xà bông gội đầu khắp nhà tắm y như TOM & JERRYS mà tụi nó coi ,đến lúc bố mẹ phát hiện thì hắn ta sợ quá không dám mở cửa phải năn nỉ đó không dám la tí tẹo nào :wink: vì nhóc cũng biết mình làm sai nhưng quậy xong mới biết sợ :twisted: lúc hắn chịu mở cửa ra là một nhà tắm đầy bọt xà phòng .
Mebina ơi Trước hết, cần xác định đây là một tình trạng bình thường hay bệnh lý, vì vậy bạn hay dưạ trên các "tiêu chuẩn " dưới đây để đánh giá : Các dấu hiệu cần lưu ý : - Trẻ hầu như không thể ngồi yên một chỗ. - Thường rời bỏ chỗ ngồi khi được yêu cầu phải ngồi yên. - Thường chạy nhảy leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp - Thường khó tham gia những hoạt động hay trò chơi đòi hỏi sự im lặng - Thường luôn di chuyển, hay hoạt động giống như đang “ lái xe gắn máy “. - Thường nói quá nhiều. - Thường buộc miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong. - Thường khó chờ đợi đến lượt mình - Thường làm gián đoạn, hay xen vào hoạt động hoặc trò chơi của người khác Nếu trẻ có từ 6 dấu hiệu trên và kéo dài trên 6 tháng, thì đó là những dấu hiệu cho biết trẻ có tình trạng bệnh lý. Và nếu đó là bệnh lý thì cần có một chương trình trị liêu, còn không thì chỉ cần vận dụng những phương pháp giáo dục bình thường. Tuy nhiên cần phải lưu ý đến những nguyên nhân như : - Cháu có nhảy nhót la hét ở trường Mẫu giáo không ( nếu có đi học) - Ở nhà cháu có chỗ chơi không ( phải có 1 khu vực cho trẻ "oanh kích tự do" và cũng có những "vùng cấm bay" ) - Việc " trấn áp" của bố nếu không có hiệu quả bao nhiêu, thì chính bố có thể thay đổi chiến thuật không ? - Có nghĩ đến khả năng, đây là 1 phản ứng của trẻ : Con muốn bố mẹ chơi với con - vì không ai chơi với con nên con "quậy " ? Vì vậy xin bạn cung cấp thêm thông tin để chúng ta có thể trao đổi kỹ hơn. Chúc bạn tìm ra biện pháp tốt nhất.
Cám ơn bác Lê Khanh và Mami đã quan tâm, em xem lại và không nghĩ là bé nhà em có bệnh lý mà có lẽ vế sau thì đúng hơn. Đúng là nhà em không có một phòng riêng biệt cho bé chơi ma tất cả tập trung o một phòng ngủ (dĩ nhiên ngoại trừ phòng ăn ..) bé nó thích bắt chước làm MC trong nhữung bữa tiệc đám cưới nên cứ vứt đồ chơi lego như thể la kim tuyến được bắn lên, ngoài ra nó rất là hung dữ với em gái (rất ít khi nhường nhịn em một cái gi) + một phần AX nhà em cũng không dành thời gian chơi với bé - đa phần buổi tối ăn xong là anh ấy ôm tờ báo đọc - mặc cho mấy mẹ con tự xoay xở với nhau, bây giờ thì em biết có lẽ bé nó muốn được bố wan tâm để ý!? Em không nghĩ AX nhà em có thể thay chiến thuật được vì anh ấy rất nóng tính và không kiên nhẫn và luôn luôn mệt mỏi khi về nhà .... có bác hoặc mẹ nào có mẹo gi để các AX biết "lắng nghe va thấu hiểu" thì truyền cho em kinh nghiệm với nhe
Mẹ Bina mến Việc có phòng riêng cho trẻ không hẵn là tốt, nó chỉ tốt khi được bố mẹ quan tâm cùng chơi với con và tạo điều kiện cho con " quậy" trong "giang sơn" của nó. Còn có phòng riêng để "tống con vào" cho bố mẹ được yên ( nhất là để mẹ có điều kiện chăm sóc em thì có khi còn nguy hơn ). Vấn đề ở đây là bố nóng tính, đi làm về mệt mỏi không muốn con làm phiền, không muốn " nhận trách nhiệm" vì vậy chính người mẹ sẽ vừa phải tổ chức cho con chơi một số trò chơi hoạt động một chút vào buổi tối và phải thuyết phục được bố cùng tham gia chơi với con - hoặc tỏ ra chăm sóc OX khi "chàng " vừa về nhà, sau đó khi thấy chàng có vẻ thoải mái, thì "nhẹ nhàng" bàn giao cháu để chàng " chơi với con 1 tý, mẹ vào bếp làm món nhậu cho hai bố con ..." - Việc trấn áp con thì có lẽ sẽ dễ hơn việc thuyết phục chồng hỗ trợ mình, nhưng đó không phải là phương án tốt nhất để giải quyết được nhu cầu của trẻ .