Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 3/9/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Các mẹ yêu quý!

    Các mẹ thấy sao nếu chúng ta cùng lập 1 topic và chia sẻ các bài báo dinh dưỡng hàng ngày để cùng theo dõi và bình luận ạ.

    Em xin bắt đầu trước

    CÁCH NẤU ĂN DẶM KHÔNG BỊ MẤT CHẤT

    ( Nguồn:dinhduong.com.vn)
    Nấu ăn dặm làm sao để giữ lại các chất dinh dưỡng và vitamin một cách tốt nhất không phải bà mẹ nào cũng biết. sau đây là một vài mẹo hay cho các mẹ.
    Không ngâm rau, hoa quả quá lâu dưới nước: Các mẹ không nên ngâm rau, củ, quả ngập trong chậu nước mà nên rửa dưới vòi nước chảy. Như vậy, bạn sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan biến vào trong nước.

    Hấp: Là cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất vì nhiệt độ càng cao và thức ăn càng được ngâm lâu trong nước thì càng dễ bị mất chất.

    Luộc và hầm: Cách này khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Nên dùng nước trong nồi luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé.

    Dùng nồi áp suất: Đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.

    Rán: Không nên chế biến thức ăn dặm cho bé theo cách này vì rán thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

    Nướng bằng than (như nướng chả): Thực phẩm sẽ được chín bằng than và nhiệt độ, có thể gây ra chất sinh ung thư. Các bé không nên ăn thức ăn được nướng than và ngay cả người lớn cũng cần được hạn chế.

    Dầu, mỡ: Ở nhiệt độ 102 độ C trở xuống, dầu mỡ không có biến đổi đáng kể. Nhưng khi đun lâu ở nhiệt độ cao hơn, các axit béo không no mất tác dụng có ích và tạo thành các chất có hại.

    Dùng lò vi sóng: Điểm bất lợi khi chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng là thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ; nhiều chất dinh dưỡng bị mất do nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh lại khá tốt khi được so sánh với một số phương pháp khác.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phongkhamdinhduonghn
    Đang tải...


  2. tuanlinh

    tuanlinh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    24/5/2012
    Bài viết:
    7,870
    Đã được thích:
    850
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    e cũng vào đây gop 1 chân.để em đi sưu tầm đã ah
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  3. mebehant

    mebehant

    Tham gia:
    1/8/2011
    Bài viết:
    11,510
    Đã được thích:
    3,974
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Em cũng vào hóng, nếu đọc được bài báo nào hay về dinh dưỡng e xin phép được chia sẻ với các mẹ ở đây ạ.
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  4. Shop_Quyba

    Shop_Quyba Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    10/4/2013
    Bài viết:
    2,206
    Đã được thích:
    493
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Hi, m cũng nhận một chỗ gặp bài báo viết về dinh dưỡng hay sẽ đem về đây xây nhà
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Em góp bài vào xây nhà cùng các mẹ nhé

     
  6. Bảo Hớn

    Bảo Hớn Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/8/2013
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    em cũng đặt gạch để hóng các bài về dinh dưỡng, và khi có bài nào hay em sẽ up lên chia sẻ cùng các mẹ nhé
     
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Chia sẻ với các mẹ nhé
    SAI LẦM TAI HẠI KHI CHO CON ĂN RAU
    ( Nguồn: afamily)
    --
    1. Nấu rau trong nồi đồng

    Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm.

    Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.

    Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.

    Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

    2. Sử dụng các loại củ thay cho rau lá

    Bé nhà bạn không thích ăn những loại rau có lá, vì thế bạn sử dụng các loại củ để thay thế. Tuy nhiên, thực tế thì so với các loại rau lá thì lượng vitamin C mà củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng. Rau lá giúp bé bổ sung lượng muối vô cơ rất tốt cho cơ thể.

    Hãy nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho con nhé.

    3. Cho con ăn các loại đậu quá sớm

    Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.

    Tuy nhiên có một tin vui cho các mẹ là số trẻ bị dị ứng với protein có trong đậu không nhiều.

    4. Không phải loại rau nào cũng có thể được dùng để nấu soup


    Nấu soup cũng là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn rau. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ nhắc nhở các mẹ, đó là không phải loại rau nào bạn cũng có thể dùng để nấu soup cho trẻ ăn bởi một số loại rau có chứa hàm lượng acid oxalic như cải bó xôi, hành tây... có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ.  

    5. Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài

    Nếu bạn mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng.

    6. Chỉ sử dụng nước rau

    Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi.

    Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy.

    Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.
     
  8. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    nhà mình phạm vào điều ngâm rau trong nc quá lâu hic hic tại h mua rau về k ngâm trong nc thì sợ hóa chất độc hại lắm
     
  9. sakura123

    sakura123 Thần tình yêu 0977231673

    Tham gia:
    16/3/2010
    Bài viết:
    9,143
    Đã được thích:
    1,596
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Kiến thức bổ ích quá, nhiều khi cách chế biến của mình làm cho dinh dưỡng trong tp bị giảm đó!
     
  10. Anhtrangshop

    Anhtrangshop SỮA CHO BÉ

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    2,160
    Đã được thích:
    343
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Kiến thức bổ ích quá cảm ơn chủ thớt nha :p
     
  11. hatran.enviro

    hatran.enviro

    Tham gia:
    25/6/2012
    Bài viết:
    14,732
    Đã được thích:
    2,803
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    cảm ơn chủ top đã chia sẻ nhé :D
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Cám ơn các mẹ đã quan tâm đến topic, phongkhamdinhduonghn sẽ cố gắng post nhiều kiến thức về dinh dưỡng bổ ích để các mẹ cùng tham khảo.
     
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG DINH DƯỠNG CHO BÉ

    ---
    Rau củ, hoa quả là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ nhỏ

    Từ 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn để bé không bị thiếu chất và được thay đổi khẩu vị. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại khoai tây, cà rốt cho bé ăn từng thìa nhỏ một, lần đầu làm quen với món ăn khác bé có thể ngạc nhiên. Nếu cảm thấy bé khá ưng ý, hãy tăng dần khẩu phần cho bé lên từ 1 thìa, 2 thìa, 3 thìa... mỗi ngày.

    Song song với đó, mẹ hãy xem bé thích loại rau, loại quả nào bằng cách mỗi tuần lại thay đổi thực đơn rau và hoa quả mới có lượng dinh dưỡng phù hợp với bé như lê, chuối, cà rốt... Các mẹ để ý là chỉ cho bé ăn từng loại rau, quả một, đừng trộn lẫn nhiều vị với nhau sẽ khiến bé khó phân biệt. Nếu bé nhà bạn không thích một loại rau, quả nào đó, đừng ép bé ăn liên tục cho quen mà hãy chờ 1 tuần sau rồi thử lại với một chút thay đổi trong chế biến xem sao nhé!

    Ngoài ra, mẹ hãy cho bé ăn các loại rau, quả đúng mùa sẽ vừa bổ, vừa ngon lại giảm khả năng bị phun thuốc trừ sâu nữa. Ở thời kỳ đầu, rau quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho bé tương đương với sữa. Duy trì thực đơn đầy đủ rau quả sẽ đảm bảo cho bé sự phát triển tốt nhất.

    Không nên cho bé ăn nhiều đạm

    Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi còn nhỏ, bé không nên ăn quá nhiều thịt, cá để nạp một lượng lớn chất đạm vào cơ thể. Từ 6 đến 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2 thìa cafe thịt, cá vào bữa trưa hoặc nửa lòng đỏ trứng gà bắt đầu từ tháng thứ 9 (nguyên tắc là 10gr protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu và tăng lên 20gr kể từ tháng thứ 9).

    Từ tháng thứ 12 trở đi, bạn có thể cho bé ăn 3 thìa cafe thịt, cá hoặc 1 lòng đỏ trứng.

    Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn của bé nhé! Hãy trộn 1 ít bơ khi bạn nghiền rau cho bé ăn. Bơ sẽ bổ sung vitamin A và tăng thêm hương vị cho khẩu phần ăn của bé. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cải, lượng axit béo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.

    Hạn chế đường ở mức tối đa

    Khi bé chưa tròn 1 tuổi, các mẹ nên tránh cho bé ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, kể cả loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại bánh này không những ít dinh dưỡng mà còn cung cấp đường và trong bánh thường không thể thiếu lòng trắng trứng, thành phần có thể gây dị ứng ở trẻ.

    Các mẹ có thể nghĩ rằng nếu cho bé ăn ít thì không sao, điều này không sai vì với số lượng ít, các loại bánh ngọt không gây ảnh hưởng gì đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nó lại kéo theo mặt trái khác, đó là bé sẽ quen với mùi thơm của các loại bánh, từ đó chỉ thích ăn các món có mùi thơm tương tự.
     
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    5 MÓN ĂN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG THỰC ĐƠN CỦA BÉ
    ----

    Dưới đây là danh sách những thực phẩm bé nên ăn nhất và không thể thiếu trong thực đơn của bé.

    1. Hoa quả

    Hoa quả là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe của bé mà mẹ nên cho con ăn hàng ngày.

    Những loại quả có màu tím như quả việt quất có chứa resveratrol, chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng phòng ung thư và tốt cho tim mạch.

    Còn mỗi quả kiwi chứa khoảng 65 mg vitamin C – gần tương đương với một trái cam. Không những thế kiwi cũng giàu kali, đồng và chứa nhiều chất xơ hơn so với chuối và do đó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp bé giảm tình trạng táo bón.

    Các mẹ nên đa dạng màu sắc của hoa quả càng nhiều càng tốt vì mỗi loại quả với những màu sắc khác nhau đều có những công dụng khác nhau.

    2. Nước

    Sữa, nước lọc và nước hoa quả tươi là những thứ không thể thiếu trong thực đơn của bé vì nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì các quá trình chuyển hoá trong cơ thể đều cần nước, nước còn giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Riêng đối với trẻ em nước lại càng quan trọng, khi thiếu nước có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em, một chứng bệnh rất hay gặp.

    Các mẹ nên hạn chế cho con uống nước quả đóng hộp, coca, nước tăng lực... vì nó chỉ có calo mà nghèo dinh dưỡng khác, không tốt cho sức khỏe trẻ em.

    Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con uống các loại trà (loại dành cho bé không có chứa cafein) cũng là một lựa chọn hợp lý.

    3. Cá

    Cá là nguồn thực phẩm mang lại nhiều chất béo quan trọng góp phần hoàn thiện và phát triển não bộ, cũng như trí thông minh và mắt của trẻ.

    Cá rất giàu protein, và chứa những chất béo rất có lợi cho sức khỏe như omega 3 axit, DHA và EPA (những loại chất béo này cơ thể không thể tự tổng hợp được và cũng có rất ít trong các nguồn thực phẩm từ động hay thực vật).

    Mẹ hãy chế biến đa dạng các loại cá cho bé ăn để biết bé thích loại nào. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các mẹ nên bổ sung món cá vào thực đơn của bé mỗi tuần hai lần.

    4. Rau xanh

    Trong rau xanh có rất nhiều vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển của bé, vì vậy mẹ đừng quên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn của bé. Không những thế rau xanh còn giàu chất xơ, giúp bé giảm và ngăn chặn tình trạng táo bón hiệu quả.

    Vì thế, mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, củ và trái cây và hãy dành nhiều thời gian để chế biến món ăn hợp với khẩu vị của con. Chế biến rau thành những món canh, món soup sẽ khiến bé chịu ăn hơn.

    Ngoài ra, đừng quên những loại rau có lá xanh. Rau màu xanh dồi dào chất diệp lục, có tác dụng làm sạch và tăng trao đổi oxy trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao thể lực cho bé và giúp bé giảm được mệt mỏi.

    5. Các loại hạt

    Các loại hạt là nguồn chất béo lành mạnh và giúp bé tăng năng lượng. Hạt điều, hạt dẻ, hạt bí ngô... bên cạnh hoa quả sấy khô là bữa phụ giúp tăng năng lượng vào buổi chiều cho bé lớn. Với bé nhỏ, bạn cần cẩn thận vì các loại hạt có thể làm bé bị hóc.
    -----
     
  15. triệu dung nhi

    triệu dung nhi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2013
    Bài viết:
    4,324
    Đã được thích:
    780
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    hixhix m thì toàn linh xương hầm xương cho .
     
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    10 ĐIỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI CHO BÉ ĂN RAU
    ----


    1. Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.

    Tuy nhiên có một tin vui cho các mẹ là số trẻ bị dị ứng với protein có trong đậu không nhiều.

    2. Nếu bạn mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng.

    3. Bé nhà bạn không thích ăn những loại rau có lá, vì thế bạn sử dụng các loại củ để thay thế. Tuy nhiên, thực tế thì so với các loại rau lá thì lượng vitamin C mà củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng. Rau lá giúp bé bổ sung lượng muối vô cơ rất tốt cho cơ thể.

    Hãy nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho con nhé.

    4. Tuy chất carotene có trong cà rốt, cà chua, bí đỏ là chất rất bổ dưỡng đối với cơ thể trẻ nhưng cũng không nên vì thế mà cho trẻ ăn vô độ, không có liều lượng thích hợp. Uống quá nhiều nước ép cà rốt và nước ép cà chua có thể gây ảnh hưởng đến máu và khiến da mặt, da tay của trẻ bị vàng, ăn không ngon, tinh thần bất ổn, hay khóc đêm...

    5. Trộn lẫn rau với trứng hoặc thịt băm nhỏ thành viên tròn hay làm thành nhân bánh bao, sủi cảo, há cảo… là một gợi ý không tồi cho các bà mẹ không biết làm thế nào để đổi món, dỗ con ăn nhiều hơn hay chỉ đơn giản là để bé thấy hứng thú với việc ăn hơn mà không tỏ thái độ bất hợp tác như mọi khi.

    6. Một số ông bố bà mẹ có thói quen ăn ít hoặc không ăn rau nhưng để “rèn” cho con có thói quen thì bố mẹ phải làm gương trước, “ăn mẫu” và ăn rau cùng con mới có hiệu quả.

    7. Đối với những bé lớn một chút, bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho con rau có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà các thực phẩm khác không thay thế được, ăn rau giúp bé khỏe hơn, lớn nhanh hơn, thông minh hơn và nhiều lợi ích khác nữa.

    8. Nếu bé thực sự không muốn ăn rau hoặc bất kỳ loại rau nào, tốt nhất không nên ép phải ăn bằng được, vì như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần cũng như mối quan hệ của bé với bố mẹ. Hãy tạm thời “thỏa hiệp” với bé và tìm cách khắc phục tình hình bằng vô số những mẹo “dụ” bé ăn rau.

    9. Cần nhấn mạnh rằng dù trái cây cũng rất giàu vitamin và có một số lượng nhất định các chất dinh dưỡng nhưng không hoàn toàn thay thế được rau xanh. Do đó, bạn không thể tự an ủi rằng có thể ăn trái cây bù cho rau khi bé không chịu ăn loại thực phẩm tự nhiên này.

    10. Trong nấm hương có chứa một loại hợp chất mà sau khi nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Khi rửa nấm hương quá kỹ dưới vòi nước hoặc ngâm trong nước sẽ làm mất đi lượng vitamin này và một số chất dinh dưỡng khác.
     
  17. munvatit

    munvatit Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2013
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    NỖI ÁM ẢNH MANG HÌNH BÁT CHÁO.


    ---
    Trưa nay, lại một lần nữa con giơ tay hất đổ bát cháo của mình xuống đất. Tôi đã quá mệt mỏi. Tôi thậm chí còn chẳng buồn quát con. Nhìn Bi với ánh mắt buồn rười rượi, tôi thở dài nhấc con ra khỏi ghế ăn, lầm lũi dọn dẹp “bãi chiến trường”.

    Vậy là đã 5 ngày nay Bi không ăn một thìa cháo nào, sữa thì “nhấp môi” chút chút được 200ml cả ngày. Bi – con trai tôi nổi tiếng lười ăn nhất phố. Đã 8 tháng mà con mới chỉ được gần 6kg, người bé tẹo, bế lên thấy nhẹ bẫng. Vì kén ăn, con không chỉ bị suy dinh dưỡng mà còn thiếu canxi, 8 tháng vẫn chưa biết bò, răng vẫn chưa mọc được cái nào.

    Tôi còn nhớ, mới sinh Bi đã lười ăn vô cùng. Trong khi bạn bè tôi có bé vừa đẻ ra đã tu một lèo 60ml sữa thì Bi vẫn chỉ quẩn quanh 5-10ml sữa mỗi lần, ép mãi không xong. Tôi nuôi con bằng sữa mẹ, vậy nhưng vì Bi lười bú, sữa cũng ít dần. Mặt khác lại bị stress nên chỉ 3 tháng sau sinh, tôi đã mất sữa. Suốt ruột khi thấy con càng nuôi càng còi. Tôi quyết định cho Bi ăn dặm từ tháng thứ 3. Ngày cho con ăn thử thìa bột đầu tiên, Bi ăn một vèo hết sạch cả bát con. Tôi mừng như bắt được vàng. Kể từ đó, tôi dẹp hẳn sữa. Mỗi ngày cho Bi ăn 4 bữa bột.

    Tháng đầu tiên ăn dặm, Bi lên được hơn 700 gram, cả nhà tôi mừng lắm. Ai cũng hồ hởi: “Hóa ra là nó thích bột”. Hàng ngày, tôi đi chợ, tự tay chọn mua cho Bi những loại thực phẩm tươi ngon nhất. 2 tuần đấu Bi ăn bột ngọt, tròn 4 tháng chuyển sang ăn cháo, 4 tháng rưỡi đã nếm qua đủ loại tôm, cua, gà, bò. Vì xác định cho Bi ăn cháo để mau tăng cân, tôi không tiếc tiền đầu tư mua pho mai xịn, cá hồi, bò úc cho con. Một bát cháo của Bi, tôi thường kết hợp 1 món rau và 1 loại thịt, khi xay sẽ kèm thêm 1 viên pho mai và 2 thìa dầu ăn. Nếm thử thì cũng thấy khá ngán, nhưng tôi tặc lưỡi “Trẻ con biết gì”.

    Niềm vui mừng vì con tăng cân kéo dài chẳng được bao lâu. Đến tháng thứ 5, con đột nhiên có dấu hiệu chán ăn. Nếu ngày trước, mỗi ngày Bi ăn hết 4 bát tô đầy cháo thì bây giờ, con chỉ ăn được lưng lửng bát. Tôi hoảng hốt, lo lắng đến thắt ruột thắt gan rằng “liệu nó có trở lại chán ăn như trước không?”.

    Sợ con ăn nhạt thấy không ngon nên dù mẹ chồng và chồng đã khuyên đừng cho Bi ăn muối sớm nhưng tôi bắt đầu lén nêm vào mỗi bát cháo của Bi một thìa con nước mắm. Tôi chọn mua mắm Phú Quốc “xịn” hẳn mấy chục nghìn một lọ con con nên cũng khá yên tâm. Vậy nhưng cũng chỉ được vài thìa đầu, sau đó, Bi bắt đầu rướn, oằn người trên ghé rồi khóc ngằn ngặt không chịu ăn. Bát cháo mang ra bao giờ cũng thơm phức, khi hết bữa thì đã nguội tanh nguội ngắt, lõng bõng toàn nước. Tháng thứ 5 đó, Bi lại không tăng cân.

    Sang tháng 6, “cuộc chiến” ăn cháo của tôi và Bi càng ngày càng căng thẳng. Tôi không tiếc làm trò hề cho con, không tiếc vừa xúc cháo vừa hát, không tiếc bật tivi, thậm chí tôi còn bắt chồng lấy ô tô ra đưa con đi một vòng để ăn cháo. Cứ mỗi lần chuẩn bị đến giờ ăn của con, tôi lại lo đến quặn dạ dày vì không biết con có chịu hợp tác hay không.

    Tôi làm đủ đủ mọi cách. Bắt đầu bữa ăn là nịnh nọt, cưng chiều, đến cuối bữa ăn là quát tháo, hò hét. Vì Bi bắt đầu lười ăn, tôi “điên cuồng” nấu chung 3 loại thịt cùng lúc với bát cháo thật đặc để con ăn được thìa nào thì tốt thìa ấy. Có những hôm cơn bực bội kéo đến, tôi bế con trong lòng, một tay khóa chặt như kìm, tay kia liên tiếp bóp mồm bóp miệng đổ cháo vào miệng Bi. Con khóc, mẹ khóc, cháo rơi trên áo con, dính vào tóc mẹ, một số thìa bị Bi gạt ra tung tóe khắp nhà. Tôi hét lên “Nhịn! Không ăn thì nhịn. Đói rồi khắc biết đường mà ăn”.

    Vậy nhưng 2 tiếng, 3 tiếng rồi cả ngày đã trôi qua mà Bi vẫn không có dấu hiệu thèm ăn. Tôi lại phải chào thua, lại ôm con vỗ về, nịnh nọt. Lại bê bát cháo ra và rồi cuối cùng, bữa ăn lại kết thúc trong tiếng khóc của con và những giọt nước mắt bất lực rơi trên khuôn mặt mẹ.

    Bây giờ đây tôi không còn biết phải làm thế nào để con chịu ăn và tăng cân. Tôi không muốn con bị suy dinh dưỡng, không muốn Bi thấp còi, không muốn con cứ mãi chẳng lớn. Tôi biết, con không bị bệnh, con không có vấn đề gì cả. Có lẽ chính tôi mới đang mang trong mình “tâm bệnh” đau đớn này. Nỗi ám ảnh mang hình bát cháo, có lẽ không phải là của Bi mà là của tôi.
     
    mebong_cute thích bài này.
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    Đúng là con k chịu ăn uống là nỗi ám ảnh đúng k các mẹ, tuy nhiên giờ có nhiều phương pháp ăn cho con để các mẹ lựa chọn lắm. Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ duy, ăn dặm truyền thống... các mẹ tham khảo xem phương pháp nào hợp với bé nhà mình nhất nhé!
     
  19. Blinkto

    Blinkto Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/9/2011
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    góp nhặt để cùng con phát triển. hihi
     
  20. kpham07

    kpham07 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/8/2014
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

    cảm ơn các mẹ nhiều nhé ....kiến thức rất bổ ích....
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.

Chia sẻ trang này