Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 3/9/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ đi ngoài phân sống
    [​IMG]

    Đi ngoài phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu ngày, bé có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển toàn diện.

    I. Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống.

    1. Chế độ ăn không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất.

    Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, béo…để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn của con cần được xây dựng khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu chế độ ăn của con quá nhiều chất đạm ( sữa, cá, thịt…) dư thừa chất béo ( dầu, mỡ), hoặc quá nhiều rau, củ, quả dẫn đến bé có thể bị rối loạn tiêu hóa ( táo bón, tiêu chảy). Mặt khác do không hấp thụ hết nên đi ngoài phân sống.

    2. Dùng thuốc kháng sinh liên tục khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, tiêu diệt hệ lợi khuẩn đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột dẫn đến tình trạng bé bị chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

    3. Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật khiến bé hay bị ốm và phải điều trị bằng kháng sinh. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống.

    II. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đi ngoài phân sống

    1. Phân của bé rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.

    2. Trong phân lợn cợn hạt, nhầy bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được.

    3. Có màu ngả xanh ( màu dưa cải).

    III. Các mẹ phải làm gì khi bé đi ngoài phân sống.

    1. Cho con đến bệnh viện khám, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa của bé.

    2. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, kết luận tư vấn của bác sĩ, các mẹ thực hiện đúng chỉ dẫn trong việc sử dụng thuốc, các chế phẩm có ích cho đường ruột cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

    3. Áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc cho bé. Theo dõi tình trạng phân đi ngoài của con thường xuyên cho tới lúc khỏi bệnh.

    IV. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống.

    1. Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà, bò…, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, giảm bớt lượng dầu mỡ ăn trong 1-2 tuần.

    2. Tạm thời ngừng cho đồ ăn tanh ( tôm, cua, cá, lươn…) cho tới khi phân trở lại bình thường.

    3. Hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu: Ngô, đỗ, nước ngọt, nước có gas, đồ ăn nhanh.

    4. Thức ăn cho con nấu nhừ băm nhỏ để dễ tiêu hóa. Không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ ít một.

    5. Trong quá trình điều trị mẹ thường xuyên theo dõi phân của bé để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

    6. Cho bé ăn thêm sữa chua hàng ngày, hoặc có thể bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa của con bằng cốm vi sinh, vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu cho đường ruột khỏe mạnh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    Đang tải...


  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Cách sử dụng “váng sữa” trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ.
    [​IMG]

    Hiện nay các bà mẹ có con nhỏ thường xuyên lựa chọn các loại váng sữa nhập khẩu đang được bán rộng rãi trên thị trường. Họ cho rằng đây là sản phẩm tốt nhất, tinh túy nhất được chắt lọc từ sữa, có tác dụng tối ưu trong quá trình phát triển của trẻ. Trên thực tế, mọi suy nghĩ…của các mẹ là hoàn toàn sai lầm.

    • Váng sữa là gì.
    Khi đun nóng sữa hoặc để yên sữa trong bình ( không đậy nắp) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ nổi lên một lớp váng (milk scum) đó là một lớp phân tử chất béo nổi lên, kết thành một mảng lớn trên bề mặt của sữa. Lớp váng sữa này còn được gọi là kem sữa ( milk cream), sau khi tách đi lớp váng sữa này sẽ thu được sữa tách béo.

    Váng sữa còn gọi là “ kem chua” vì cứ để nguyên cho sữa tự đóng váng, trong thời gian đó vi khuẩn acid lactic có trong sữa sẽ lên men khiến cho váng sữa có vị chua ( vị chua nhẹ).

    Váng sữa sau khi tách khỏi sữa sẽ được đun nóng để tiệt trùng, sau đó được dùng để sản xuất các chế phẩm khác như bơ, phomat, kem tươi…

    Loại váng sữa có hàm lượng béo cao nhất ( 35%-50%) là váng sữa nguyên chất, ít khi dùng ăn trực tiếp vì nó rất béo mà chỉ dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác như nấu súp, trộn salat, làm các món ăn tráng miệng. Thông thường, váng sữa được sử dụng phổ biến ở dạng có hàm lượng chất béo từ 10-30%. Các loại váng sữa đang bán rộng rãi trên thị trường là sản phẩm được chế biến từ váng sữa với lượng chất béo từ 6-15%. Đó là các sản phẩm đã được chế biến và thêm vào các thành phần phụ như hương liệu tạo màu, các loại hạt, chất làm đặc, chất ổn định…nên tên gốc không còn gọi là váng sữa mà là “ món tráng miệng làm từ sữa”, đó chỉ là chế phẩm từ váng sữa.

    Người ta đã quảng cáo một cách quá mức về hiệu quả của dòng sản phẩm váng sữa nhập khẩu về giúp trẻ chóng lớn, tăng cân, bổ sung năng lượng dồi dào, hàm lượng canxi khoáng chất cao…giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội. Điều này khiến các bậc cha mẹ lầm tưởng sản phẩm này là những gì tốt nhất được chắt lọc từ sữa. Thậm chí còn cho con ăn thay sữa. Trong thực tế, thành phần chính của sản phẩm này là chất béo, một lượng vừa phải chất đạm và canxi. Các vitamin (A,E,B2,B12,C,PD) và các khoáng chất (magie, sắt, kẽm, iot, đồng…) chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể, cho nên chỉ sử dụng như một dạng thực phẩm bổ sung năng lượng cho trẻ vậy nên không được dùng thay thế cho sữa mẹ và sữa công thức.

    Loại váng sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo quá cao và không phù hợp với trẻ em, nếu dùng phải được chế biến, bổ sung thêm các nguyên liệu khác để dễ tiêu hóa. Các loại chế phẩm với hàm lượng chất bé từ 7-15% chỉ nên dùng cho trẻ sau 01 tuổi để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Nếu cho trẻ sau 01 tuổi ăn cũng chỉ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ với hàm lượng hợp lý khoảng 1 hộp/ngày hoặc dùng cách nhật.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Nhu cầu năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý cho cơ thể
    [​IMG]

    I. Nhu cầu năng lượng

    · Nhu cầu năng lượng của một cá thể là năng lượng do thức ăn cung cấp tương đương với năng lượng tiêu hao.

    - Nhu cầu năng lượng trung bình như sau:

    - Người lớn: 50kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

    - Trẻ em : 100kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

    II. Các chất sinh năng lượng

    - Protein: chức năng chủ yếu của protein trong cơ thể là tạo hình, ngoài ra còn bị đốt cháy để sinh ra năng lượng khi cơ thể thiếu năng lượng. Nhu cầu protein tùy thuộc vào lứa tuổi, chất lượng protein của thực phẩm ăn vào. Tuổi càng nhỏ nhu cầu protein càng cao. Protein động vật có giá trị sinh học cao hơn thực vật.

    - Lipid : là nguồn năng lượng cao, thành phần cấu trúc của nhiều tổ chức trong cơ thể đặc biệt là cấu trúc màng. Nhu cầu lipid vào khoảng 15%-30% năng lượng khẩu phần. Nếu dư chất béo trong thức ăn có thể dự trữ ở dạng TG (Tryaxyl Glycerol), cũng như với glucid cơ thể người có thể thích ứng với sự thay đổi lớn lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung thiếu lipid, dẫn đến thiếu hụt các acid béo cần thiết. Nếu dư thừa chất béo trong thức ăn sẽ làm tăng mỡ máu dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường và đột tử.

    - Glucid: Vai trò chính là tạo năng lượng. Nếu quá nhu cầu về năng lượng, glucid được dự trữ ở dạng glucogen và TG dự trữ. Glucid cần có tới 60%-70% năng lượng khẩu phần. Nếu quá thừa glucid thường tăng nguy cơ sâu răng, đái tháo đường ( nhất là glucid tinh chế).

    - Chất xơ: cơ thể cần khoảng 30-40g/kg/ngày là an toàn. Nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng, nếu quá ít cũng không có lợi cho cơ thể.

    - Chất khoáng: Các loại Ca, P, Mg có nhu cầu hàng ngày ≥ 100mg. Các loại khác như sắt, iod, fluor, kẽm , selen… cần ≤ 15mg. Cơ thể thiếu các chất khoáng vi lượng dễ có biểu hiện lâm sàng như thiếu máu mắt, thiếu iod gây bướu cổ, thiếu fluor gây thiếu sản men răng.

    - Vitamin:

    + Vitamin tan trong nước (B1, B2, PP, C) có vai trò chủ yếu trong các phản ứng oxy hóa ở trong tế bào là yếu tố phòng bệnh, khi thiếu hụt sẽ gây các bệnh Scorbut, xuất huyết vết thương lâu liền…

    + Vitamin tan trong chất béo ( Vitamin A, D, E, K) có vai trò hết sức quan trọng. Thiếu vitamin A sẽ gây các bệnh thị giác ( quàng gà, mù…). Vitamin D tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi ở tá tràng, vitamin E là chất chống oxy hóa tự nhiên, vitamin K cần cho quá trình đông máu…

    III. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

    - Bữa ăn hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, nhằm đáp ứng được các yêu cầu:

    Cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu, lứa tuổi, khả năng lao động, môi trường, khí hậu.

    + Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối, đủ dinh dưỡng

    + Thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh , không được là nguồn gây bệnh.

    + Đem lại cho người ăn sự hứng thú, phù hợp với khẩu vị và chi phí hợp lý.

    - Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn

    + Cung cấp đủ năng lượng

    + Đủ 04 nhóm thực phẩm

    + Đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng.

    + Đa dạng hóa thực đơn.

    + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Giấc ngủ của trẻ nhỏ
    [​IMG]

    Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Thời gian ngủ dài, ngắn không phải là yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu lâu là đủ và làm thế nào để bé ngủ đủ và ngon giấc?

    I. Nhu cầu ngủ của trẻ

    Nhu cầu ngủ của trẻ rất cao, cứ một giờ hoạt động phải bù lại bằng 02 giờ ngủ ( gấp 04 lần người lớn). Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa của trẻ và nhiều yếu tố khác, trong đó tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ giảm dần theo độ tuổi của trẻ.

    - Trẻ sơ sinh ( 1-04 tuần tuổi): Ngủ 16-18h/ngày. Ngủ cả ban ngày và ban đêm. Mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2-4 giờ.

    - Trẻ từ 1-04 tháng tuổi. Từ 06 tuần tuổi trở đi, trẻ ngủ ít đi ( 14-15 giờ mỗi ngày). Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 4-6 giờ và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

    - Trẻ từ 04 tháng-01 tuổi: ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày ( thường có 02 giấc ngủ vào ban ngày), tổng số giờ ngủ khoảng 14-15 giờ/ngày. Khi trẻ được 01 tuổi, giấc ngủ buổi sáng mất dần đi và thường chỉ có giấc ngủ ngắn buổi trưa.

    - Trẻ từ 1-03 tuổi : ngủ 12-14 giờ/ngày vẫn cần có giấc ngủ trưa ( 30 phút-60 phút). Buổi tối trẻ thường ngủ từ 7-9 giờ tối và thức dậy khoảng 6-8 giờ sáng.

    - Trẻ 03-06 tuổi: ngủ 10-12 giờ/ngày. Trẻ thường ngủ khoảng 7-9 giờ tối, dậy lúc 6-8 giờ sáng. Khi được 05 tuổi trẻ hầu như không ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ.

    Lưu ý: từ 03 tuổi trở đi phần lớn trẻ đã hình thành thói quen ngủ một mình.

    - Trẻ từ 06-12 tuổi: cần ngủ 10-11 giờ/ngày. Giai đoạn này trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội, gia đình nên buổi tối trẻ ngủ muộn hơn ( ngủ lúc 9 giờ) và thức dậy từ 7-8 giờ sáng. Tuy vậy, trung bình trẻ ngủ được khoảng 9 giờ /ngày là vừa đủ.

    - Trẻ từ 12-18 tuổi: Trẻ hoạt động nhiều nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Do đó, các mẹ cần để ý tới giấc ngủ của con khi 16 tuổi, trẻ chỉ ngủ 8 giờ/ngày như người lớn.

    II. Vai trò của giấc ngủ

    - Đối với trẻ em, giấc ngủ có tầm quan trọng như thức ăn, nước uống hàng ngày. Giấc ngủ sâu cần cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ của trẻ. Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ khiến trẻ trở nên cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ chậm phát triển, không nhanh nhẹn, giảm thông minh…ảnh hưởng đến sức khỏe.

    - Khi ngủ, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng nhiều gấp 04 lần khi thức ( đạt đỉnh vào lúc 22h đến khoảng 1 giờ đêm). Do vậy, trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của trẻ.

    - Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng . Do vậy, giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ.

    - Giấc ngủ giúp duy trì và cân bằng quá trình tiết của một số hormone, bao gồm cả hormone kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có nguy cơ làm tăng cơn thèm ăn gây nên chứng thừa cân, béo phì ở trẻ.

    - Giấc ngủ ngon sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít bị ốm hơn.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN LỢN
    [​IMG]

    Liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra thường xuyên quanh năm và có nguy cơ thành dịch nếu không có biện pháp phòng chống và điều trị. Bệnh thường lây từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết , viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Đường lây truyền từ lợn sang người thường qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bị nhiễm bệnh hoặc qua đường ăn uống. Đây là bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại di chứng nặng nề với 60% bị giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn, 95%-98% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường bị viêm màng não.

    I. Triệu chứng lâm sàng.

    Bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra diễn biến đột ngột, nhanh chóng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

    1. Thể cấp tính: Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan thận…và tử vong rất nhanh.

    2. Thể viêm màng não: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê. Nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt…Bệnh nhân liên cầu khuẩn lợn thường gặp ở các thể bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết ( hoặc kết hợp cả 2 thể bệnh). Bệnh diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 12>24h đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm trùng huyết.

    3. Biểu hiện:

    - Vi khuẩn liên cầu lợn khi xâm nhập cơ thể người gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao ( lạnh chân tay, rét run, sốt trên 39ᵒC), đau đầu dữ dội, đau cứng cổ gáy sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc, tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da ( xuất huyết rất to, màu xám đen…). Một số bệnh nhân phát ban trên da kéo dài tới trên 5 ngày kèm theo mệt mỏi. Tiếp theo đó bệnh nhân có dấu hiệu viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao…Viêm phổi, suy gan , suy đa phủ tạng, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi…

    - Ở lợn, thường có triệu chứng sốt cao ( 40-41,5ᵒC), ủ rũ, biếng ăn, run rẩy, liệt.

    II. Biện pháp phòng ngừa.

    1. Người tiếp xúc với lợn ( đặc biệt là lợn bệnh) phải được trang bị bảo hộ lao động, rửa tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc.

    2. Thịt lợn...phải được nấu chín trước khi sử dụng, tuyệt đối không ăn tiết canh lợn, thịt lợn còn sống, gỏi thịt lợn.

    3. Sau khi tiếp xúc với lợn…nếu thấy có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, đau họng cần nhập viện ngay.

    4. Không nên mua bán, giết thịt, ăn thịt lợn bệnh và chết.

    5. Vi khuẩn liên cầu lợn có thể sống 02 tuần trong các chất thải của lợn ngoài môi trường và chỉ chết ở nhiệt độ cao hoặc trong các chất sát khuẩn.

    6. Các cơ sở chăn nuôi cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

    7. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn ở nơi tin cậy, có đóng dấu kiểm dịch, tuyệt đối không ăn thịt lợn, nội tạng…chưa nấu kỹ. Không ăn thịt lợn bệnh hay đã chết.

    Ts. Nguyễn Công Tảo
     
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ SỎI THẬN​


    [​IMG]



    Tôi bị sỏi thận, đã mổ lần thứ 2. Có nhiều người bảo tôi cần phải tránh ăn những thực phẩm có nhiều canxi, sau khi mổ lần thứ nhất tôi đã thực hiện kiêng khem, nhưng sau đó một thời gian tôi vẫn bị sỏi trở lại, nếu tình trạng kiêng như người ta nói thì tôi cảm thấy rất mệt mỏi, dường như cơ thể thiếu chất. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi để tôi biết được bị sỏi thận cần tránh ăn gì? Xin cảm ơn bác sĩ. Đó là lời than phiền của một người bệnh nữ 53 tuổi.

    Xin mời chị tham khảo bài viết sau để có sự lựa chọn cho mình tránh kiêng khem quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
    Sỏi thận có nhiều loại hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci oxalate, calci phosphate và calci oxalate phosphate. Ngoài ra những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin.
    Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều nước, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
    Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi để tránh tái phát? Dưới đây là những điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bệnh nhân cần lưu ý.
    Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi
    Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
    Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: Bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sôcôla, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví dụ như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalate nhất.
    Hạn chế muối và mỡ: Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: Cá khô, tôm khô, lạp sườn, các loại mắm, lòng lợn, lòng bò.
    Chế độ ăn được khuyến khích dùng các thực phẩm sau
    Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): Nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
    Ăn uống điều độ thực phẩm chứa nhiều calci như sữa , phomai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800 – 1,300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalate nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
    Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci không những phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
    Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thuốc uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
    Nên ăn nhiều rau tươi: Giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thụ các chất gây sỏi thận.
    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch
     
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    THỰC PHẨM NÀO DỄ GÂY DỊ ỨNG?
    [​IMG]

    Tôi có cơ địa dị ứng. Tôi mới sinh con được 5 tháng, cháu sắp đến thời kỳ ăn dặm. Tôi đang lo lắng không biết con có giống mình là cơ địa dị ứng hay không, đặc biệt là với các thực phẩm. Xin bác sĩ cho biết loại thực phẩm nào dễ gây dị ứng?

    Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn như: Protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn. Hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột. Một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột như rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm. Sau khi ăn thức ăn gây dị ứng mà làm công việc gắng sức có thể dẫn đến sốc phản vệ…Ở người lớn, thực phẩm dễ gây dị ứng là: Cá (đặc biệt là cá biển như cá nóc chảng hạn) và các loại đồ biển như tôm, cua, sò, ốc, lạc, quả óc chó, trứng…Ở trẻ em, thường dị ứng với trứng, sữa (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), lạc, đậu nành, lúa mì, quả óc chó…Có thể nói tất cả các thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm (90% nguyên nhân). Dị ứng chéo xảy ra ở các thực phẩm có thành phần giống nhau. Như sữa, nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa dê, cừu, trâu, thịt bò. Nếu đã dị ứng với trứng gà thì cũng có thể dị ứng với cả thịt gà, Các loại bánh có sử dụng trứng…Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: Di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứng thì 20 - 30% con cũng có khả năng dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này đến 50 -60%), một số diều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột…Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu. Vì thế, bạn nên cho cháu ăn thử từ từ, ít một để theo dõi.
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hiện tượng lạnh tay, chân ở trẻ
    [​IMG]

    Vào mùa đông, mặc dù nhiều trẻ đã được mặc quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân vẫn bị lạnh cóng. Nhiều bà mẹ đã cho biết trong những ngày giá lạnh đã mặc cho con rất cẩn thận, áo len, áo choàng kín cổ, đội mũ che tai, đi tất, đi giầy, đeo găng tay len…Nhưng bé vẫn bị lạnh tay, chân trong khi đó lưng, bụng thì lại ấm. Thậm chí bé kêu la vì mặc nóng quá không chịu được, bắt cởi bớt đồ, lưng toát mồ hôi…nhưng tay, chân thì vẫn lạnh. Các bác sĩ cho biết: mặc dù bé lạnh tay, chân không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà phải chú ý chăm sóc con tốt hơn.

    Bởi vì, trẻ lạnh tay chân ( dù đã được mặc quần áo ấm…) thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm. Đối với trẻ nhỏ, ngón chân, tay, đầu gối, vai, ngón tay là các bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo hơn, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu ít chất béo nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, các triệu chứng hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng dễ khiến chân, tay, bị ngấm lạnh.

    Để khắc phục tình trạng này ở trẻ, trong quá trình chăm sóc, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức độ ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt cụ thể: lòng đỏ trứng gà, thịt bò, cừu, cá, gan động vật, đậu nành, rau chân vịt, lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu…Đồng thời, cho con ăn nhiều trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

    Ngoài ra, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ nên cho bé uống nước thường xuyên tăng cường vận động cơ thể , có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.

    Bs. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    Sửa lần cuối: 8/2/2017
  9. MeBeTao192

    MeBeTao192 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    bao nhiêu vấn đề cần để ý, ko phải chỉ no cái bụng là xong, no mà ko đủ dinh dưỡng thì cũng coi như không, thật mệt há
     
  10. LolaChang

    LolaChang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2017
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Có mẹ nào đang nuôi con bằng sữa công thức cho em xin ít ý kiến với ạ
     
  11. hangth.hai

    hangth.hai Thành viên mới

    Tham gia:
    22/9/2017
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mẹ gặp vấn đề gì ạ? Dạo trước tập cho bé nhà em dùng sữa công thức đúng là rất vất vả luôn. Pha sữa ra cốc bón cho bé mà bé cứ đùn ra rồi quấy khóc quá chừng nhưng giờ thì chịu uống rồi. mẹ nào cần bí quyết để em chia sẻ nhé. Mà sữa công thức mẹ chọn cho kỹ vào mới đầy đủ dưỡng chất cho con nhé.
     
  12. minhchau_94

    minhchau_94 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/9/2017
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Các mẹ chọn sữa ngoài chất bổ nhớ chú ý cả chất xơ nữa nhé. Như em lúc đầu thay mấy loại sữa cũng vì thế, sau dùng enfa có cái chất xơ prebio gì đó nên con tiêu hóa cũng tốt hơn.
     
  13. phuonglinh_1992

    phuonglinh_1992 Thành viên mới

    Tham gia:
    20/9/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mẹ pha sữa ra bình rồi để tủ lạnh man mát hẵng cho con bú, dễ uống hơn nhiều đấy. Bé nhà mình ngày nào cũng nốc thêm 2 bình enfa, thông minh ngoan lắm, bú xong ngủ khì đỡ quấy
     
  14. khanhlinh_23

    khanhlinh_23 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/9/2017
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    em tháy loại enfa đó tốt đấy, cũng có đầy đủ các thành phần như các hãng khác, dha, sắt, đạm canxi... mà giá cả phải chăng, dùng nhiều cũng ko quá nặng gánh
     
  15. hangth.hai

    hangth.hai Thành viên mới

    Tham gia:
    22/9/2017
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bé nhà mình cũng trên 1 tuổi rồi nhưng khá nhẹ cân so với các bé khác. Mỗi ngày 4 bữa cháo, mỗi bữa tầm 1/2 chén thêm 2 cử sữa nữa nhưng bé vẫn không tăng cân đều. Mình cũng đang muốn tìm hiểu bổ sung thêm dưỡng chất cho con từ các loại sữa tốt một chút. Trên thị trường giờ lại khá nhiều dòng sữa từ enfa tới similac, aptamil, ... các mẹ đã dùng qua những dòng sữa này rồi cho em hỏi trường hợp của em thì nên cho con uống sữa nào?
     
  16. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Kiến thức bổ ích quá cảm ơn chủ thớt nha
     

Chia sẻ trang này