Cùng đọc báo dinh dưỡng với các mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 3/9/2013.

  1. mekutit.8x

    mekutit.8x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn bạn đã quan tâm :)
     
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hiện tượng đau bụng ở trẻ nhỏ
    [​IMG]

    Các bà mẹ nên chú ý, nếu con bạn cảm thấy khó chịu, khóc, quấy rầy… đó có thể là một dấu hiệu của tình trạng đau bụng của trẻ. Phải chú ý tới thời điểm bé thấy không thoải mái: có phải ngay sau ăn? cũng như những triệu chứng khác bé có như sốt, nôn, hoặc tiêu chảy?. Những thông tin này rất hữu ích để giúp bạn và các bác sỹ xác định được nguyên nhân và có các biện pháp xử trí. Những tình trạng dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau bụng (đau dạ dày) ở trẻ nhỏ:

    1. Trẻ khóc không thể kiểm soát được (Colic)
    Là hiện tượng trẻ khỏe mạnh, ít hơn 5 tháng tuổi khóc nhiều và khóc không thể kiểm soát được hơn 3h liên tiếp 3 đến 4 ngày ít nhất 3 tuần, và y học không thể giải thích được và điều trị cho sự khó chịu này. Rất may là đa số trẻ cải thiện sau 3 đến 4 tháng và hết tới khi bé được 5 tháng tuổi.

    2. Đau bụng hơi khí
    Đây là nguyên nhân phổ biến ở trẻ trong 3 tháng đầu của cuộc đời khi hệ tiêu hóa đang hoàn thiện và cũng ở khoảng giữa 6 đến 12 tháng tuổi lúc trẻ có xu hướng thử nhiều thức ăn khác nhau trong lần đầu tiên.

    3. Táo bón
    Là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ bắt đầu thức ăn rắn. Nếu con bạn có nhu động ruột ít thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt nếu bé không đi một lần trong hơn 3 ngày và không được thoải mái khi đi, có thể bé bị táo bón. Dấu hiệu khác là phân khô và cứng mà khó khăn khi đi. Nếu con bạn đang ăn thức ăn rắn, bạn có thể giúp loại bỏ táo bón bằng cách cho bé thức ăn làm phân mềm hơn: bột lúa mạch, mơ, lê, mận, và đậu và loại bỏ những thức ăn có xu hướng làm phân cứng như: chuối, táo và nước táo, carot, gạo, và bí. Cho bé uống nhiều nước, tập thể dục có thể giúp phân di chuyển tốt hơn, xoa bóp bụng cho bé… cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào.

    4. Trào ngược
    Đa số trẻ trớ một ít hoặc thậm chí nôn sau khi ăn. Nếu bé bị thường xuyên, được coi là trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược xảy ra khi van giữa thực quản và dạ dày không hoạt động chính xác, và thức ăn và acid dạ dày trào từ dạ dày lên cổ họng có thể làm khó chịu ở dạ dày và cảm giác bỏng rát ở cổ họng, ngực. Đa số trẻ hết trào ngược khi 1 tuổi. Các mẹ nên đưa trẻ đến khám và được bác sỹ tư vấn để biết cách làm thế nào để giảm triệu chứng và theo dõi bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

    5. Viêm dạ dày
    Khi trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy, có thể bé bị viêm dạ dày ruột (stomach flu). Là bệnh phổ biến thứ 2 sau cảm lạnh. Khi bé bị làm cho bé nôn hoặc tiêu chảy, đau bụng cùng với sốt và giảm cảm giác ăn, nó có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Vì thế điều quan trọng là đảm bảo rằng con bạn nhận đầy đủ dịch (công thức hoặc sữa mẹ) trong khi bé chống chọi với bệnh tật.

    6. Viêm nhiễm khác
    Cảm cúm thông thường có thể gây cho bé một tình trạng đau bụng bởi vì nhiều chất dịch nhầy bảo vệ đường hô hấp trên bị chảy xuống họng và có thể kích thích dạ dày. Một số trẻ em nôn những chất nhầy ra khỏi dạ dày và thường tự hết đau bụng. Một viêm nhiễm đường tiết niệu và thậm chí một viêm tai có thể dẫn đến vấn đề đường tiêu hóa, bao gồm buồn nôn và nôn.

    7. Dị ứng thức ăn
    Các dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến nôn, tiêu chảy, và đau dạ dày có thể có phân máu hoặc ban ngứa. Nếu con bạn bị dị ứng thức ăn, cơ thể bé nhận biết thức ăn như là chất lạ xâm nhập và giải phóng các chất hóa học của hệ miễn dịch, dẫn đến triệu chứng dị ứng mà có thể nhẹ hoặc nặng. Đưa đến bệnh viện nếu con bạn có những vấn đề về thở, có phù môi và mặt, hoặc nôn nặng hoặc tiêu chảy nặng sau ăn. Mặt khác, không dung nạp glucose, khi cơ thể thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose, đường đầu tiên trong sữa là hiếm ở trẻ em. Thường thể hiện muộn ở giai đoạn đoạn trẻ nhỏ hoặc giai đoạn tuổi teen.

    8. Tắc đường tiêu hóa
    Nếu trẻ đang yên ổn thì đột nhiên đau quằn quại, co chân tay và khóc lớn, đặc biệt nếu những triệu chứng này tăng về cường độ và tần suất và có nôn. Có thể bé bị tắc đường tiêu hóa như: hẹp môn vị (khi cơ dẫn từ dạ dày tới ruột non dày nhiều mà thức ăn không thể đi qua) hoặc bệnh lồng ruột (khi một phần của ruột lồng vào phần kế tiếp), bạn nên mang bé tới phòng cấp cứu ngay lập tức.

    9. Nhiễm độc thực phẩm
    Nếu con bạn ăn phải những thứ độc như: thuốc, thực vật, hoặc hóa chất, nó có thể là nguyên nhân một tình trạng đau bụng cũng như nôn hoặc tiêu chảy. Bé cũng có thể có đau bụng từ việc phơi nhiễm với chì mạn tính (từ đất, nước hoặc sơn cũ…). Nếu bạn nghi ngờ nhiễm chì, hỏi bác sỹ để kiểm tra.

    10. Ốm khi di chuyển
    Nếu bé thấy ốm hoặc nôn trong chuyến đi trong xe car của bạn hoặc phương tiện khác, bé có thể có ốm khi di chuyển. Các chuyên gia tin rằng ốm khi di chuyển xảy ra khi có một sự mất kết nối giữa cái mà bé thấy và cái mà bé cảm nhận với phần nhạy cảm với di chuyển trên cơ thể bé, như tai trong và một số thần kinh. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi giữa chuyến đi dài, vì thế bé có thể hít thở không khí trong lành. Đừng cho bé bất kỳ thuốc nào cho việc ốm di chuyển mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

    BS. Nguyễn Duy Đông, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  4. nhantranda196

    nhantranda196

    Tham gia:
    22/7/2013
    Bài viết:
    11,440
    Đã được thích:
    1,946
    Điểm thành tích:
    963
    Ui có cả tư vấn dinh dưỡng trực tuyến nữa ợ.
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Dĩ nhiên là có rồi bạn, nhưng trực tiếp vẫn tốt hơn nhiều bạn ah :)
     
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN & CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƯỠNG
    [​IMG]

    Tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, các bác sỹ, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng đã gặp & giải thích rất nhiều cho các bà mẹ, hướng dẫn về phương pháp cho ăn & chăm sóc các bé bị suy dinh dưỡng.

    Nhiều mẹ lầm tưởng rằng cứ cho con ăn thật nhiều đồ ăn giàu đạm, chất béo,… là tốt, giúp sức khỏe, sức đề kháng của con được cải thiện mà không quan tâm đến việc hệ tiêu hóa của con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó một cách đầy đủ không? Bữa ăn nào của bé cũng đầy ắp thịt, trứng, cá… mà cơ thể bé không hấp thụ được thì ăn bao nhiêu cũng như không. Biểu hiện là cơ thể bé vẫn “sắt” lại mà không bụ bẫm. Những loại thức ăn giàu đạm, lipit,… nếu như không có“CHẤT HỖ TRỢ” để tiêu hóa tốt còn dẫn tới “HIỆU ỨNG NGƯỢC” làm cho bé bị đi ngoài, phân sống… Chính vì vậy, việc lựa chọn cho bé ăn gì, là vô cùng quan trọng, đòi hỏi mẹ phải có kiến thức, am hiểu về chất dinh dưỡng, về cơ thể trẻ đặc biệt có khả năng “lắng nghe” cơ thể của chính con mình, nhất là trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc. Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, việc chọn đồ ăn, thức uống phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ phải cần đến sự theo dõi, khám, tư vấn của các bác sỹ, chuyên gia Dinh dưỡng. Các mẹ phải biết “CHẤT HỖ TRỢ”quan trọng là:

    *FOS (FrucToologo Saccharides) có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, măng tây, yến mạch, tỏi, actiso,…

    *GOS (GalacTooligo Saccharides) có trong sữa mẹ, sữa bò, dê,…

    Đây là các chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong những năm đầu đởi của trẻ, giúp cho hệ tiêu hóa của bé, cụ thể là các vi khuẩn có lợi nằm trong ruột già phát triển mạnh, giúp ích cho việc tiêu hóa. Mặt khác, các chất xơ này có tác dụng kìm hãm những vi khuẩn gây hại bằng cách các vi khuẩn gây hại thay vì bám vào niêm mạc ruột, dạ dày lại bám vào các chất xơ. Nhờ vậy, các vi khuẩn có lợi sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, hạn chế được việc gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa của chúng. Chính vì thế, hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt hóa hệ miễn dịch, giảm sự nhiễm trùng đường ruột, thức ăn được tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn.

    I. Chăm sóc khi trẻ bị suy dinh dưỡng
    1. Vệ sinh ăn uống: Đảm bảo trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho bé ăn ngay, nếu để quá 3h, phải đun sôi lại mới cho ăn. Tránh sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm bẩn, ô nhiễm. Các dụng cụ sử dụng chế biến, đựng thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.

    2. Vệ sinh cá nhân: tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông khi tắm gội). Tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ áo, quần sạch sẽ, tạo cho bé có thói quen vệ sinh răng, miệng, không ăn nhiều đồ ngọt, giữ tay chân sạch sẽ, không lê la dưới đất bẩn.

    3. Vệ sinh môi trường: đảm bảo trẻ ăn, ngủ, vui chơi thoải mái ở nơi thoáng mát, sáng sủa, sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt của trẻ, để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi.

    4. Chăm sóc tâm lý: âu yếm, yêu thương trẻ, trẻ cần được nô đùa, trò chuyện,… tránh thô bạo trong cử chỉ, lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

    5. Chăm sóc trẻ mắc bệnh: cha mẹ cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc đưa trẻ đi khám, điều trị tại các cơ sở y tế, cha mẹ phải coi trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ mau khỏi bệnh & chóng hồi phục.

    II. Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng
    Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay mắc bệnh, rối loạn tiêu hóa, … Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi trẻ đã được điều trị triệt để. Các mẹ nên đưa con đi khám & nghe tư vấn của các bác sỹ dinh dưỡng để có được kiến thức & phương pháp chăm lo cho trẻ. Cần cho bé ăn nhiều bữa / ngày, mỗi bữa ăn một ít để đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn những trẻ bình thường:

    - Trẻ 1 – 2 tuổi: ngoài bú mẹ cần ăn 4 bữa / ngày.

    - Trẻ 3 – 5 tuổi: cần ăn 5 – 6 bữa / ngày.

    - Chế độ ăn: Ngoài gạo, bột & các thức ăn bình thường như trẻ khác, phải thêm thịt, cá, trứng, đỗ, rau xanh, dầu mỡ.

    Đồ ăn phải được chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    DỊ ỨNG THỰC PHẨM

    [​IMG]

    1. Dị ứng thực phẩm là gì?
    Là phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể trẻ phản ứng với một loại thực phẩm riêng biệt (không phù hợp, có hại). Khi trẻ ăn loại thực phẩm đó, cơ thể chúng tiết ra kháng thể và những chất khác mà dẫn đến các phản ứng dị ứng. Ước tính khoảng 8% trẻ có vấn đề về dị ứng thực phẩm.
    Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra trong vòng 2 giây sau khi ăn thức ăn, hoặc hàng giờ sau đó. Triệu chứng thể hiện trên da bao gồm: phát ban, mảng đỏ, viêm da dị ứng mạn tính (eczema), hoặc phù. Ngoài ra, các triệu chứng dạ dày ruột, như nôn, đau bụng, tiêu chảy…
    Đa số trẻ em dị ứng thực phẩm có phản ứng nhẹ. Nếu trẻ có dị ứng nặng, các triệu chứng thương xảy ra nhanh, ngay lập tức. Trẻ có thể thở khò khè, sưng lưỡi và miệng, khó thở. Những phản ứng đe dọa mạng sống này gọi là tính quá mẫn (anaphylaxis).
    Dị nguyên thực phẩm phổ biến cho trẻ em là trứng, sữa, củ lạc, bột mỳ, đậu nành, quả hạch (óc chó), cá (cá hồi, cá ngừ), và loài tôm cua (tôm, tôm hùm, cua).
    Nếu bạn hoặc chồng bạn có tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm, con bạn cũng có nguy cơ cao dị ứng thực phẩm. Đa số trẻ hết dị ứng thực phẩm khi 5 tuổi, mặc dù vài dị ứng (lạc, quả hạch nhân…) dường như tồn tại kéo dài.

    2. Một số dấu hiệu một bé dị ứng với sữa công thức?
    Dị ứng (nhạy cảm) thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em là với protein trong sữa bò, thấy ở đa số sữa công thức. Và một nửa trẻ nhỏ có nhạy cảm với sữa bò thì cũng nhạy cảm với sữa công thức từ đậu nành. Dấu hiệu của dị ứng là mảng đỏ, phát ban, eczema (da khô, bong da mảnh nhỏ, đặc biệt xung quanh vùng trán), và nôn.
    Ngoài ra, các dấu hiệu thoáng qua: tiếp tục quấy hoặc khóc và không thoải mái ngay sau khi bắt đầu hoặc kết thúc bữa ăn, có quá nhiều hơi hoặc trông như “cơn đau bụng”. Bé có thể có một vòng đỏ xung quanh hậu môn mà zinc oxide không thể làm hết. Hoặc bé có phân cứng hoặc quá lỏng, nước, và mùi khó chịu. Bé có thể trớ thường xuyên hơn bình thường.
    Dị ứng thông thường dường như ngày càng tăng. Một cách để giảm số lượng và độ nặng của dị ứng trẻ nhỏ là phải nuôi bằng sữa mẹ quá sáu tháng. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng, tìm hiểu cách bạn và chồng bạn được nuôi khi là còn là đứa trẻ và bạn có thể có những phản ứng phụ gì? Gặp, nghe bác sỹ là cách tốt nhất để giúp bé tránh những dị nguyên tiềm tàng.
    Nếu bé có những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa công thức, phải tới gặp bác sỹ để khám, kiểm tra cho bé trước khi chuyển sang sử dụng loại sữa công thức mới.

    3. Cha mẹ có thể làm gì?
    Các mẹ có thể cho con ăn bằng thức ăn cứng dần, khi con bạn 4 - 6 tháng tuổi. Không cần thiết loại bỏ những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như lạc, trứng và sữa, thậm chí nếu có tiền sử gia đinh dị ứng loại thực phẩm này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng không sử dụng những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ cho con bạn bị dị ứng mạnh hơn với loại thực phẩm đó.
    Khi bắt đầu cho con bạn thức ăn rắn, đợi ít nhất 3 ngày trước khi giới thiệu một thức ăn mới. Nếu chúng có phản ứng với thức ăn, các triệu chứng dị ứng thực phẩm sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian này.
    Nếu bạn nghi con bạn có dị ứng thực phẩm, phải tới gặp bác sỹ để khám và làm xét nghiệm. Đây là cách tốt nhất để xác định con bạn có bị dị ứng thực phẩm hay không.
    Nếu con bạn đã được xác định bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ cần học, tham khảo: thực phẩm nào phải tránh, cách đọc nhãn hiệu thực phẩm và cách nhận biết những dấu hiệu sớm của một phản ứng dị ứng.
    Tham khảo và nghe tư vấn của bác sỹ để biết cách theo dõi, xử lý trong trường hợp con bạn có phản ứng dị ứng với thực phẩm. Bên cạnh đó, phải đảm bảo bất kỳ ai chăm sóc con bạn: người giúp việc, cô giáo dạy trẻ, người thân,... biết về phản ứng dị ứng của chúng, họ có thể không cho chúng ăn và biết cách xử lý nếu có một phản ứng dị ứng.

    BS. Nguyễn Duy Đông, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG VIỆC NÊN LÀM GIÚP TRẺ TĂNG CÂN

    [​IMG]

    Tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng rất phổ biến hiện nay, khiến các bà mẹ đang vô cùng lo lắng. Các mẹ nên chú ý những việc cần làm sau đây để giúp con tăng cân ổn định.

    1. Tẩy giun định kỳ cho bé
    Trẻ hiếu động, hay nghịch là đối tượng dễ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán,…) nhất. Việc tẩy giun định kỳ rất quan trọng. Thường thì tẩy giun 6 hoặc 12 tháng một lần. Giun, sán,… sống trong đường ruột sẽ hấp thụ hết chất dinh dưỡng khiến bé không thể tăng cân, tẩy giun cũng là cách làm sạch hệ thống đường ruột để tăng cân an toàn cho bé.

    2. Tập cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa
    Để tránh tình trạng biếng ăn, chán ăn & sụt cân, các mẹ cố gắng tập cho bé thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa. Tuyệt đối không bỏ bữa chính, đặc biệt là bữa sáng, không cho trẻ ăn quà vặt quá sát bữa ăn. Có thể tăng bữa cho bé lên 4 – 5 bữa /ngày thay chỉ có 3 bữa. Thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng lười ăn, bỏ bữa, giúp trẻ tăng cân nhanh nhất.

    3. Thường xuyên kiểm tra cân nặng của trẻ
    Các mẹ nên ghi chép lại cân nặng hàng tháng của bé. Dựa trẻn các chỉ số cân nặng đó, mẹ sẽ biết phương pháp được áp dụng cho con có hiệu quả không.

    4. Lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh cho con
    Mọi người đều có quan niệm rằng cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt là không tốt, khiến trẻ bỏ bữa chính, bị mắc bệnh răng miệng… Tuy vậy, các mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn vặt với những món ăn lành mạnh như hoa quả, sữa chua, bánh mì bơ, các loại hạt… Những thực phẩm này không khiến trẻ quá no nhưng lại giúp trẻ tăng cân an toàn.

    5. Vận động giúp bé khỏe mạnh và tăng cân
    Vận động, luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, kích thích cơ & tuyến giáp hoạt động tạo cảm giác thèm ăn & ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn & cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Với trẻ mới sinh, có thể giúp bé vận động bằng cách nắn bóp tay chân, tập thể dục cho bé tại giường. Với bé biết đi, mẹ có thể đi bộ cùng bé, giúp bé luyện tập các môn thể dục khác như đi bộ, đạp xe, bơi,…

    6. Cho bé ăn những món ăn bé yêu thích, thường xuyên đa dạng hóa món ăn
    Mỗi trẻ nhỏ có sở thích khác nhau về ăn uống. Mẹ không nên áp đặt thực đơn của bé khác lên con mình. Để bắt đầu kế hoạch tăng cân cho con, trước tiên mẹ cho bé ăn món yêu thích, sau đó chuyển dần sang món ăn giàu dinh dưỡng hơn hoặc pha trộn giữa món trẻ yêu thích và món thêm vào. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, không nên duy trì một món ăn quá lâu. Mẹ hãy chế biến từ một loại thực phẩm thành nhiều món ăn đa dạng cho con.

    7. Cho bé uống nước hoa quả, sữa tươi với lượng vừa đủ
    Sữa & hoa quả là thức uống giúp trẻ tăng cân hiệu quả nên bổ sung hàng ngày. Tuy vậy, không nên lạm dụng khiến trẻ cảm thấy no & không thể nạp thức ăn. Cho uống với lượng vừa đủ sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, đồng thời cung cấp vi chất cho cơ thể. Dù nước hoa quả giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải trẻ khát là cho uống nước hoa quả nếu không trẻ sẽ giảm cảm giác thèm ăn thực phẩm khác.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    MẤT, THIẾU NƯỚC

    [​IMG]

    I. Thiếu nước là gì?
    Thiếu nước là hiện tượng bé không có đủ dịch cần thiết trong cơ thể. Trẻ nhỏ dễ mất nước hơn người trưởng thành, hiện tượng này dễ xảy ra nếu lượng dịch cung cấp cho trẻ ít hơn so với lượng dịch mất qua nôn, tiêu chảy, sốt, hoặc mồ hôi... Mất nước có thể nhẹ và dễ dàng điều chỉnh, trung bình hoặc nặng và đe dọa mạng sống.
    Những dấu hiệu xác định trẻ bị mất nước:
    • Hơn sáu giờ mà không thay bỉm
    • Nước tiểu trông tối mầu hơn và mùi nặng hơn bình thường
    • Thờ ơ, mệt mỏi
    • Miệng và môi khô nẻ
    • Không có nước mắt khi khóc.
    Những dấu hiệu xác định con bạn có thể mất nước nghiêm trọng:
    • Mắt trũng
    • Chân và tay lạnh
    • Ngủ quá nhiều hoặc quấy khóc nhiều
    • Thóp lõm, phập phồng
    • Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp thấp…
    II. Các mẹ cần phải làm gì nếu bé có dấu hiệu mất nước?
    1. Các trẻ có thể nhanh chóng trở nên mất nước nặng, vì thể nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, hãy mang bé tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Bé có thể cần nhận dịch thông qua truyền tĩnh mạch tới khi bé phục hồi nước.
    2. Bác sỹ thăm khám bé để đảm bảo rằng bé ổn. Nếu Bác sỹ cho rằng bé chỉ bị mất nước nhẹ, có thể hướng dẫn bạn bù dịch cho bé. Trường hợp bé ít hơn 3 tháng tuổi có thể bù bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng cho nhiều lần hơn. Nếu bé nhiều hơn 3 tháng tuổi, bác sỹ có thể thêm một dịch đặc biệt thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung nước và điện giải mà cơ thể bé mất. Dịch điện giải có thể có ở đa số hiệu thuốc: ORZ, Pedialyte, Infalyte, và ReVital là một số sản phẩm. Sử dụng dịch điện giải dựa trên cân nặng bé và tuổi. Theo hướng dẫn, tổng lượng dịch bé dùng từ 3 đến 4h là 55ml/kg cân nặng.

    III. Cáchphòng tránh mất nước?
    Phải đảm bảo con bạn uống đủ dịch, đặc biệt trong những ngày nóng và khi bé ốm. Tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, nếu bé trên sáu tháng bạn có thể bổ sung nước khoảng 120ml/ngày tới khi bé ăn thức ăn rắn bạn có thể tăng lượng. Không nên cho bé uống soda carbonate vì không tốt cho răng và sức khỏe bé. Không nên tăng lượng nước quả cho bé uống trong một ngày, nhưng bạn có thể thử hòa loãng nó với nước. Nếu bé uống 120ml nước quả một ngày, bạn có thể hòa loãng thành 180 đến 240ml dịch.

    IV. Cần đặc biệt chú ý những triệu chứng mất nước ở những tình trạng sau
    Sốt: Cho bé đủ nước bất kể khi nào bé bị sốt. Nếu bé có vấn đề phản xạ nuốt, phải khám và xin ý kiến bác sỹ về việc cho bé thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc nếu bé hơn sáu tháng tuổi cho ibuprofen (không bao giờ cho bé aspirin).
    Quá nóng: Cho bé uống nhiều dịch hơn thông thường trong thời tiết nóng. Do bé hoạt động quá nhiều hoặc ở trong phòng nóng ngột ngạt có thể dẫn đến toát mồ hôi và mất dịch.
    Tiêu chảy: Không cho bé uống nước quả, khiến tình trạng tồi tệ hơn, không cho bé thuốc chống tiêu chảy trừ khi có chỉ định của bác sỹ. Khuyến khích bé bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức và bổ sung nước khi bé hơn sáu tháng. Nếu dưới 3 tháng, có thể bù nước điện giải cho bé.
    Nôn: Cố gắng bù dịch cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức, nước nhiều lần. Trẻ trên 3 tháng khi bị nôn bù bằng dịch điện giải. Bắt đầu cho bé uống chậm, ít, nhiều lần, mỗi lần khoảng 1 thìa (5ml) /10p trong khoảng vài giờ. Nếu tình trạng được cải thiện, có thể tăng lượng thành 2 thìa (10ml)/ 5p.

    BS. Nguyễn Duy Đông, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 9/7/2015
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    VAI TRÒ CỦA “KẼM” TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG & NGĂN NGỪA SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ NHỎ

    [​IMG]

    Trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ, các bà mẹ luôn ở trạng thái lo lắng về chọn sữa, thực phẩm,… sao cho tốt nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, kiến thức về nuôi dạy, chăm sóc con, các nguyên tố vi lượng (canxi, sắt, kẽm,…) bổ sung trong thành phần dinh dưỡng của con trẻ cũng vô cùng quan trọng. Các bác sỹ ở phòng khám Dinh dưỡng, trung tâm y tế dự phòng Hà Nội sẽ phổ biến vai trò, tác dụng của “kẽm” đối với trẻ nhỏ để các mẹ hiểu thêm nhé.

    I.Thiếu kẽm trẻ dễ mắc bệnh. Kẽm rất cần thiết cho sự tăng trưởng, miễn dịch ngăn ngừa suy dinh dưỡng, thấp còi.
    - Kẽm có trong thành phần trên 300 enzym của cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein. Do đó, giúp cho tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Vì vậy, nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, góp phần gây ra suy dinh dưỡng thấp còi.
    - Kẽm giúp duy trì, bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng gậy biếng ăn cho trẻ do rối loạn vị giác
    - Kẽm rất cần thiết, giúp cho sự phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết để bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, giúp vết thương mau lành.
    - Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy cấp, suy dinh dưỡng… ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, chức năng của các tế bào miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm virus. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm có ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu, nguyên nhân do kẽm giúp cho vận chuyển canxi vào não, mà canxi là chất quan trọng giúp ổn định thần kinh. Những nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy số lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ,… đều do thiếu kẽm.

    II. Dấu hiệu của thiếu kẽm
    - Trẻ nhỏ: ăn không ngon, chán ăn, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da & mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành.
    - Gây sụt cân, thiếu máu, kém thông mình, chậm lành vết thương

    III.Phòng chống thiếu kẽm cho trẻ
    - Lựa chọn thực phẩm có nhiều kẽm: tôm đồng, lươn, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, giá đỗ,… Với trẻ nhỏ, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Do đó, các mẹ nên thực hiện cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu & kéo dài đến 2 tuổi. Mẹ cần ăn nhiều thực phẩm có kẽm để đủ cho cả 2 mẹ con.
    - Chọn thực phẩm có bổ sung kẽm: sữa công thức, bột dinh dưỡng.
    - Bổ sung kẽm: chọn các thực phẩm chứa kẽm dưới dạng siro, cốm kẽm… nhất là khi trẻ bị tiêu chảy, hay nhiễm khuẩn hô hấp…Bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy có tăng trưởng tốt về chiều cao, cân nặng trong 6 tháng đầu đời.Tại Mỹ đã có nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm tiêu chảy (18%), viêm phổi (41%).

    IV. Nhu cầu của kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể
    - Trẻ dưới 1 tuổi: khoảng 5mg/ ngày.
    - Trẻ 1 – 10 tuổi: 10 mg/ ngày.
    - Thanh thiếu niên, người trưởng thành: - Nam: 15mg/ ngày.
    - Nữ: 12 mg/ ngày.
    BS. Hoàng Ngọc Anh Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 14/7/2015
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN DINH DƯỠNG TỪ SỮA CHO TRẺ NHỎ
    [​IMG]

    Chọn nguồn dinh dưỡng từ sữa cho con là vấn đề đang được các bà mẹ hết sức quan tâm & cần có sự tư vấn từ các bác sỹ, chuyên gia trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Cho trẻ bú sữa mẹ, sử dụng sữa công thức… Tại sao có trẻ béo phì? Có trẻ suy dinh dưỡng?

    Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì đang gia tăng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu trên trẻ 6 – 11 tuổi ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh thừa cân là 9,4%, béo phì 2,8%. Trẻ béo phì ngoài mặc cảm về tâm lý, ngại vận động, ngại giao tiếp, học kém, tư duy chậm chạp, mệt mỏi, có nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, đau khớp. Trẻ béo phì còn có sức đề kháng kém nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.

    Do cân nặng, chiều cao của trẻ là 2 chỉ số đơn giản, dễ quan sát nhất để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ. Các bà mẹ coi đây là bằng chứng cho sự phát triển tốt của con nên đã cố gắng hết sức cho con tăng cân, chiều cao thật nhanh, thậm chí tới mức béo phì.

    Hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ:
    - Dinh dưỡng: vai trò chính trong 5 năm đầu tiên.
    - Di truyền: vai trò quan trọng khi trẻ dậy thì, khi cơ thể chịu nhiều tác động của hormone.

    Nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tối ưu là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh và các bác sỹ dinh dưỡng, nhi khoa. Trong đó, sữa đóng vai trò rất lớn đối với trẻ. Sữa đóng góp 100% chất dinh dưỡng cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi, 50 – 70% cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi, 30 – 40% cho trẻ 1 – 3 tuổi & là nguồn canxi quan trọng nhất để phát triển xương ở trẻ.

    Khi nói về sữa cho trẻ, chúng ta phải lấy sữa mẹ làm chuẩn về chất lượng. Trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ phát triển cân nặng không quá mức như trẻ ăn sữa công thức, do đó nguy cơ béo phì ít hơn, khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhiều nghiên cứu về sữa mẹ cho thấy thành phần chất đạm cân đối, dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng. Chất béo dễ hấp thu, có nhiều chất tăng cường miễn dịch & kích thích sự phát triển của hệ tiêu hóa, thần kinh, xương… Sữa mẹ là môi trường cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo sự cân bằng miễn dịch, chống dị ứng & các bệnh do vi khuẩn có hại gây ra… Tỷ lệ các chất trong sữa mẹ có hàm lượng hợp lý, không dư thừa để cơ thể hấp thu tốt nhất & không phải vất vả để đào thải bớt. Sữa mẹ là món quà vô giá mà thiên nhiên đã trao tặng cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển tốt về thể chất & tinh thần.

    Sữa công thức dành cho trẻ phải tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc. Các nhà khoa học luôn cố gắng sáng chế sao cho chất lượng sữa công thức có thể tiến gần nhất đến chất lượng sữa mẹ.

    Trẻ nên được sử dụng sữa mẹ càng lâu càng tốt. Trường hợp không có cơ hội bú mẹ, cần lựa chọn sữa công thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tạo cơ hội giúp trẻ phát triển tối ưu & toàn diện. Tuy nhiên, các mẹ phải có kế hoạch phối hợp một cách hợp lý và khoa học giữa chế độ dinh dưỡng cho trẻ & luyện tập thể dục… để trẻ có thể phát triển tốt nhất về thể chất & tinh thần.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    TRẺ BÉO TỐT, BỤ BẪM VẪN BỊ CÒI XƯƠNG & SUY DINH DƯỠNG
    [​IMG]

    Nhiều bà mẹ đưa con tới khám, tư vấn tại phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh rất lo lắng, hoang mang không hiều vì sao con mình rất bụ bẫm, tăng cân đều nhưng khi đi khám lại được bác sỹ chẩn đoán là bị còi xương & suy dinh dưỡng.

    1. Nguyên nhân
    Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trẻ ăn uống tốt, tăng cân đều, bụ bẫm,… không có nghĩa là không thể bị còi xương & suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này:
    - Trẻ bị thiếu vitamin D khiến quá trình chuyển hóa canxi, photpho bị rối loạn, làm tổn thương tới xương. Trường hợp này có thể do mẹ kiêng cữ quá mức dẫn đến sữa mẹ không đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
    - Trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn thiếu cân đối (quá mặn hoặc quá nhiều đạm) khiến vitamin D bị đào thải qua đường nước tiểu.
    - Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu hoặc bú mẹ không đều đặn hoặc sữa mẹ ít dẫn đến việc mẹ nuôi con bằng sữa bò (lượng canxi trong sữa bò tuy cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó hấp thu hơn).
    - Trẻ ăn dặm quá sớm, ăn quá nhiều tinh bột gây rối loạn chuyển hóa, ức chế quá trình hấp thu canxi, gây thiếu canxi cho trẻ, dẫn đến trẻ bị còi xương.
    - Trẻ bụ bẫm có nguy cơ còi xương cao hơn những trẻ bình thường khác vì nhu cầu về canxi, vitamin D, photpho… của bé cao hơn so với những đứa trẻ khác.

    2. Biểu hiện cùa còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ bụ bẫm
    - Trẻ thường xuyên quấy khóc
    - Ngủ không sâu giấc, hay giật mình
    - Ra nhiều mồ hôi đặc biệt là sau gáy, sau một thời gian thấy tóc bé rụng nhiều (điển hình là rụng tóc hình vành khăn)
    - Thóp mềm, chậm liền thóp & trẻ chậm mọc răng
    - Chậm biết lẫy, chậm biết bò, chậm biết đi hơn những trẻ khác.
    Trẻ bị còi xương & suy dinh dưỡng phải được điều trị sớm, tránh dẫn đến việc trẻ bị mắc bệnh viêm phổi (do cơ hô hấp kém hoạt động), tiêu chảy. Nguy hiểm hơn sẽ gây ra các biến chứng như biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống, chân vòng kiềng, ở các bé gái khung xương chậu bị hẹp, sau này sẽ khó sinh nở.

    3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bụ bẫm bị còi xương, suy dinh dưỡng
    - Cho trẻ ăn những loại hoa quả ít đường như táo, thanh long, bưởi. Những loại này ít năng lượng nhưng giàu vitamin, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, giúp bé tăng cân lành mạnh, hạn chế cho bé ăn những loại củ, quả có hàm lượng đường cao: củ cải đường, bí, nho, xoài,…, tránh bé tăng cân quá nhanh.
    - Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, ít chất béo: cá, thịt nạc, thịt bò, tôm, trứng,… tăng hàm lượng canxi, kẽm bằng các thực phẩm như: sữa, hàu,…
    - Những trẻ bị còi xương do sữa mẹ không đủ dinh dưỡng cho bé, cho bé uống sữa tách béo, sữa tươi không đường vừa cung cấp đủ chấ dinh dưỡng mà không kích thích bé tăng cân quá nhanh.

    4. Những thực phẩm cần kiêng kỵ với bé bụ bẫm bị còi xương & suy dinh dưỡng
    - Hạn chế cho bé ăn tinh bột: cơm, bánh mỳ, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
    - Tránh xa thực phẩm giàu năng lượng: bơ, bánh kẹo, chocolate, phô mai,…hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất béo
    - Xây dựng chế độ ăn cân đối, không ép bé ăn nhiều (mà không đủ chất) sẽ gây hại cho bé.
    - Không cho bé uống nước ngọt đóng chai, nước có gas, dễ gây tăng cân, béo phì cho trẻ. Mặt khác, nước ngọt có gas có hàm lượng phốt pho khá cao, cũng cản trở sự hấp thụ canxi.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 17/7/2015
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
    [​IMG]
    Nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính có thể làm ảnh hưởng tới sư lớn lên do suy dinh dưỡng vi chất. Ví dụ, tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp và bệnh thủy đậu có liên quan với sự thiếu vitamin A. Thiếu vi chất có thể xuất hiện khi trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm từ 1 trong 5 cách sau đây:
    - Làm ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng
    - Giảm thức ăn ăn vào hay ăn ít hơn bình thường (chán ăn)
    - Do mất trực tiếp các vi chất
    - Tăng nhu cầu chuyển hóa hoặc tăng dị hóa
    - Tổn thương vận chuyển chất dinh dưỡng tới tế bào.
    1. Viêm nhiễm cấp dẫn đến tình trạng kém ăn của trẻ. Sự nghiêm trọng của việc kém ăn liên quan tới độ nặng của viêm nhiễm. Viêm nhiễm càng nặng càng làm cho trẻ lười ăn uống hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dùng sữa mẹ không bị giảm khi trẻ bị nhiễm khuẩn.
    2. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tiêu chảy do vi khuẩn, virus và nhiễm giun sán mãn tính có thể trực tiếp dẫn tới kém hấp thu dưỡng chất. Do các viêm nhiễm làm tổn thương lớp tế bào biểu mô nhầy đường ruột và làm ảnh hưởng tới sự hấp thu cả chất đa lượng và vi lượng.
    3. Thậm chí sau khi những chất dinh dưỡng được hấp thu, chúng vẫn có thể bị mất đi như là kết quả của viêm nhiễm (qua đường ruột hoặc đường tiết niệu).
    4. Nhu cầu chất dinh dưỡng có thể cũng tăng khi trẻ bị nhiễm khuẩn. Bởi vì khi bị nhiễm khuẩn (do sốt, tiêu chảy,…), chuyển hóa cơ bản tăng lên. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh giảm sút về ăn uống.
    5. Những viêm nhiễm do vi khuẩn dẫn đến hoạt hóa đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương (biểu hiện là sốt và sản xuất cortisol) để giảm viêm. Nồng độ kẽm và sắt cũng giảm trong quá trình nhiễm khuẩn.

    I. NHỮNG TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA NHIỄM KHUẨN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
    Ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển xương, đặc biệt là xương dài và gây cho trẻ tình trạng kém hấp thu ở đường ruột.

    II. NHỮNG CAN THIỆP ĐỂ GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA VIÊM NHIỄM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
    Với tất cả những trẻ bị viêm nhiễm, phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân bao gồm:
    - Hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi viêm nhiễm để duy trì tốc độ phát triển.
    - Thực hiện đúng lịch tiêm vaccin để giảm tần suất mắc bệnh ở trẻ em.
    - Phòng tránh những viêm nhiễm thường xuyên khác, như tiêu chảy, thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh.
    - Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm bệnh tật từ tiêu chảy và những viêm nhiễm khác, và sẽ giúp duy trì dinh dưỡng ăn vào trong khi viêm nhiễm

    BS. Nguyễn Duy Đông, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
    Sửa lần cuối: 24/7/2015
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH VỚI TRẺ SUY DINH DƯỠNG

    [​IMG]

    Trẻ bị suy kiệt do biếng ăn, gầy còm, đi không vững, khó ngủ, hay khóc nhè, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, dễ bị nôn ngay sau khi ăn…Một nguyên nhân mà các bà mẹ hết sức lưu ý đó là do tác dụng của thuốc kháng sinh, do điều trị kháng sinh thường xuyên cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa hay tiết niệu.
    Tình trạng này khá phổ biến ở Việt Nam, khi mà thuốc kháng sinh có bán ở khắp nơi, mua không cần bác sỹ kê đơn, dễ mua hơn mua thực phẩm ở chợ. Ngay cả một số thầy thuốc cũng xem thường chuyện kháng thuốc cũng như ảnh hưởng bất lợi của thuốc trên sức đề kháng của trẻ.
    Hậu quả của sử dụng thuốc kháng sinh không được hướng dẫn, theo dõi,... dẫn đến rối loạn hệ vi sinh trong đường tiêu hóa của trẻ, dẫn đến thiếu hụt sinh tố, khoáng tố do các chất này bị tiêu thụ quá nhiều trong tiến trình bội nhiễm và không được hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Chính vì vậy, mặc dù các bậc cha mẹ hao công tốn của cho trẻ ăn đủ các loại sữa, sản phẩm dinh dưỡng đắt tiền vẫn không thể cải thiện được sức khỏe cho bé do lạm dụng thuốc kháng sinh.

    1. Các mẹ phải làm gì?
    Trong điều kiện môi trường ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, việc sử dụng kháng sinh cho trẻ là khó tránh khỏi, quan trọng hơn là phải biết cách phối hợp các hoạt chất sinh học như acid amin, sinh tố, khoáng tố,… hài hòa sao cho thuốc kháng sinh vẫn có tác dụng nhưng không trở thành con dao 2 lưỡi. Các bác sỹ và các bà mẹ đều phải luôn ghi nhớ điều này.
    Khi trẻ quá ốm yếu, không còn có biểu hiện háu ăn vì thực chất trẻ không còn sức để ăn nữa, cho dù có bị ép ăn cũng không hấp thụ được dưỡng chất. Càng thiếu dưỡng chất để tổng hợp kháng thể, trẻ càng dễ bị bội nhiễm. Trẻ liên tục bị viêm họng, viêm phế quản,… trước sau cũng bị còi xương suy dinh dưỡng, cho tới khi mắc các căn bệnh hiểm nghèo.
    Thay vì lo lắng, hò hét ép trẻ ăn bằng được, các mẹ nên đưa con tới khám bác sỹ, nghe tư vấn, hướng dẫn để bổ sung chất đạm, men tiêu hóa, khoáng tố,… cho con.

    2. Bổ sung đạm cho trẻ
    Trẻ chậm lớn không phải hoàn toàn là do phản ứng của thuốc kháng sinh. Giải pháp để khắc phục không quá phức tạp nếu như các bác sỹ, các bà mẹ nhanh chóng bổ sung đạm, sinh tố… cho trẻ ngay khi phát hiện trẻ chậm tăng trưởng. Bổ sung các acid amin để phòng chống tình trạng viêm nhiễm không chỉ cùng lúc với quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh mà còn tiếp tục nhiều ngày trong giai đoạn phục hồi. Trong đó, lysin có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp kháng thể, là nhân tố cần thiết cho tăng trưởng nói chung & phát triển xương của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ được cung cấp đủ lysin rất ít khi bị bội nhiễm, ngay cả khi bị mắc bệnh thì thời gian điều trị cũng ngắn hơn rõ rệt. Nhờ đó mà việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị hạ nhiệt, chống ho,… an toàn hơn cho trẻ, không bị các phản ứng phụ do sử dụng thuốc lâu ngày.
    Rất tiếc là trong các phác đồ điều trị, nhiều bệnh nhân nhi vẫn chỉ tập trung điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu nhưng lại thiếu bổ sung chất đạm để hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI DO DINH DƯỠNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH
    [​IMG]
    Ở Việt Nam, tính đến năm 2013, mặc dù đã được cải thiện nhiều trong lĩnh vực dinh dưỡng nhưng tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở mức báo động với gần 30%, khiến Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia có số trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi nhiều nhất thế giới. Các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh gửi đến các bà mẹ một số ý kiến thư vấn & giải pháp sau

    1. Trẻ được nuôi không đúng cách
    Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
    • Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng, chế độ ăn áp dụng thiên lệch,…
    • Thiếu vi chất: canxi, kẽm, vitamin, selen & khoáng chất dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, duy dinh dưỡng,… ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh.
    • Vận động ít (lười luyện tập TDTT) dẫn đến trẻ yếu ớt, biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, các tế bào xương không phát triển khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
    2. Giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
    Trước hết đưa trẻ đến gặp bác sỹ dinh dưỡng để được khám, tìm nguyên nhân & tư vấn. Trẻ phải có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo năng lượng, cân đối các thành phần dinh dưỡng, trong đó năng lượng cung cấp cho trẻ: đạm (10%), tinh bột (60 – 65%), chất béo (10%) và vitamin, khoáng chất, chất xơ. Phân bổ bữa ăn hợp lý, tăng thêm 1 bữa ăn mỗi ngày cho tới khi trẻ đạt cân nặng bình thường, tăng cường sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng, sữa công thức có năng lượng cao, giàu dưỡng chất.
    Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để tăng cường hấp thu, chuyển hóa giúp trẻ ăn nhanh, thèm ăn tự nhiên, các bà mẹ nên bổ sung các vi chất như kẽm, selen, nguồn gốc thực vật, L-Lysine, Taurin… cho trẻ. Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên, chọn bài tập & cường độ tập phù hợp với từng lứa tuổi, mỗi ngày khoảng 15 phút để phát triển thể lực & chiều cao tối đa.
    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    SỰ CẦN THIẾT CỦA KHOÁNG CHẤT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỀN CỦA TRẺ
    [​IMG]

    Trong các sản phẩm về dinh dưỡng, thực phẩm, nước giải khát,… các nhà sản xuất luôn quảng cáo là có đầy đủ các sinh tố (vitamin) và khoáng chất mà cơ thể cần cho sự phát triển.

    1.Sự khác biệt giữa sinh tố (vitamin) và khoáng chất (minerals) & vai trò của chúng
    Vitamin: là những chất hữu cơ có phân tử cacbon được tạo ra từ thực vật, động vật.
    Khoáng chất: là các chất vô cơ không có cacbon.
    Cơ thể có thể tạo ra một vài loại vitamin nhưng không thể sản xuất được khoáng chất.
    Khoáng chất rất cần thiết cho sự hấp thụ các loại vitamin. Mặc dù rất quan trọng nhưng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng chất thì vitamin sẽ trở thành vô dụng.
    Khoáng chất không chỉ có trong thực phẩm. Khoáng chất có trong đất như sắt, kẽm,… được thực vật hấp thu vào các tế bào của chúng. Do đó, rau, trái cây, hạt là nguồn cung cấp khoáng chất rất phong phú.
    Vì là chất vô cơ nên khoáng chất chịu được nhiệt độ cao, tồn tại trong thực phẩm hoặc tế bào khi bị đun nóng.
    Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
    Tất cả các tế bào, dung dịch chất lỏng trong cơ thể đều chứa các loại khoáng chất khác nhau. Khoáng chất là thành phần cấu tạp của xương, răng, tế bào, cơ bắp, máu, tế bào thần kinh,…

    2. Phân loại
    Căn cứ theo nhu cầu của cơ thể, về phương diện dinh dưỡng, khoáng chất có 2 nhóm:
    Vĩ khoáng (khoáng chất đa lượng), cơ thể cần với lượng lớn trên 250mg /ngày gồm: canxin, photpho, sulfur, mage và 3 chất điện phân: natri, clo và kali.
    Vi khoáng (khoáng chất vi lượng) rất cần thiết nhưng nhu cầu không nhiều dưới 20mg /ngày như: sắt, kẽm, crom, mangan, selen, cobalt,…
    Khoáng chất được ruột non hấp thụ từ thực phẩm, dự trữ và lưu truyền trong máu, tế bào. Phần không được dùng đến sẽ đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi số lượng khoáng chất mang vào trong cơ thể quá cao và được giữ lại lâu sẽ gây hại cho cơ thể.

    3. Vai trò của khoáng chất
    • Cần cho sự tăng trưởng và vững chắc của xương.
    • Điều hòa tim mạch, tiêu hóa & các phản ứng hóa học.
    • Làm chất xúc tác (enzyme).
    • Là thành phần của chất đạm, béo trong mô tế bào.
    • Phối hợp với vitamin kích thích tố trong các chức năng của cơ thể.
    • Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể.
    4. Hậu quả của thiếu khoáng chất
    • Gia tăng khả năng mắc bệnh nhiễm trùng, cảm cúm
    • Cao huyết áp
    • Trầm cảm
    • Xương yếu, không tăng trường
    • Đau nhức cơ bắp, xương khớp
    • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn
    5. Những khoáng chất cần cho cơ thể
    Khoáng chất chiếm 4% trọng lượng cơ thể. Khoáng chất quan trọng: canxi, photpho, sắt, magie, iod, kẽm, selen. Mặc dù cơ thể cần lượng khoáng chất rất ít nhưng thiếu chúng là cơ thể suy yếu, kém hoạt động.

    6. Bảng nhu cầu khuyến nghị vitamin và chất khoáng trong khẩu phần 1 ngày ( Viện Dinh Dưỡng xuất bản 2012)

    [​IMG]
    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
     
  17. cangbecangto

    cangbecangto Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/7/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Đúng là kho kiến thức bổ ích. Đúng là bác sĩ của gia đình!
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn bạn đã quan tâm :)
     
  19. lalakute90

    lalakute90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/4/2015
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    hay quá
     
    phongkhamdinhduonghn thích bài này.
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phòng khám rất cảm ơn bạn đã quan tâm! :D
     

Chia sẻ trang này