Cùng Đọc Và Suy Ngẫm

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi minh_nguyet1965, 26/1/2007.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Đọc trên internet thấy cũng hay hay đáng cho chúng ta suy ngẫm :confused:

    Đạo Chào Hỏi

    Người ta chào nhau có nhiều kiểu, nhiều cách, chào to tát, ầm ào thì oang oang, bắt chân bắt tay, chào khiêm tốn thì gật đầu, mỉm cười, chào thân mật hơn, hoặc xã giao hơn thì chỉ cần giãn nét mặt là xong. Thái độ chào rất quan trọng. Nó biểu thị sự kính trọng đối với nhau, đồng thời nó cũng bộc lộ văn hóa giao tiếp. Đành rằng chào thì phải quen, nhưng không quen thì cũng không hẳn là không chào.

    Có những trường hợp không quen bạn cũng nên chào, ví dụ như khi đi ở cầu thang nhà tập thể, gặp một người lớn tuổi hơn mình thì cần phải chào, dù là chào theo kiểu dãn nét mặt hay chào thành tiếng. Những người già thường hay tổn thương vì cả nghĩ, vì thế để tránh cái sự cả nghĩ ấy thì người trẻ nên chào hỏi trước. Lời chào cao hơn mâm cỗ, mà lời chào có làm mất đi của bạn cái gì đâu, có khi nó còn cho bạn được nhiều thứ. Dân gia có câu: kính già già để tuổi.

    Bản thân lời chào đã hàm chứa trong nó cả một nền tảng văn hóa. Nhà thơ Lê Đình Cảnh có câu thơ lục bát viết về mẹ già ở quê ra thành phố: " Lên thang chẳng dám bước dài, vào khu tập thể gặp ai cũng chào". Tưởng các cụ già tới cữ " lục thập nhi nhĩ thuận", sáu mươi tuổi nghe gì cũng thuận cả, như Khổng Tử nói thì chẳng còn sợ cái gì nữa cho nên chẳng còn phải chào hỏi ai nữa, cứ " mục hạ vô nhân", dưới mắt chả có ai đi thì đã sao? Ấy vậy mà hóa ra các cụ vẫn còn sợ, ấy là sợ mang tiếng không có văn hóa. Các cụ ở quê còn sợ thế huống hồ những người trẻ tuổi học thức đầy mình, nhét trong túi áo có đến vài ba bằng cử nhân lại không sợ?
    Thế mà cũng không ít trường hợp không sợ đấy.
    Không ít trường hợp các chị em nhất là những em còn đang ở loại đầu xanh tuổi trẻ, gặp người lớn tuổi hơn chẳng chịu chào hỏi mà cứ thản nhiên đi qua như đi qua một cái cây với đôi mắt mở thao láo như mắt ếch.

    Không ít trường hợp chị em đến cơ quan bước qua cổng ra vào mắt nhìn thẳng, mặt lạnh lùng, không lạnh lùng thì ríu rít nói chuyện với nhau mà chả thèm để ý tới ông thường trực tóc bạc trắng đang ngồi trong phòng trực.
    Tuồng như nếu chị em chào ông thường trực thì không phải nhẽ, thì mất giá vì mình ở đẳng cấp khác, mình trong biên chế, mình là phóng viên, là công chức, còn ông ý chỉ là loại hợp đồng.
    Cũng có chị em hỏi nhưng không phải là hỏi chào mà hất hàm hỏi xem có ai nhắn gì không, có thư từ giấy tờ gì không. Nếu ông thường trực đáp không thì các cô đi thẳng luôn và dĩ nhiên khi các cô đã hà tiện lời chào thì lời cảm ơn chắc chắn cũng bị hà tiện nốt.

    Dân gian, lại phải viện dẫn dân gian vì dân gian luôn luôn nói đúng, có tổng kết: " lời chào cao hơn mâm cỗ". Trong cái quan niệm " có thực mới vực được đạo" thống trị hàng nghìn năm mà các cụ nhà ta vẫn dám hạ cái " thực" xuống thấp hơn cái "đạo" chào, thì bây giờ, trong thời đại gọi là văn hóa văn minh, chả lẽ lại có những người coi thường cái " đạo" chào ấy?

    Tân Tân


    Đọc bài này mình thấy có chút vướng mắc , cứ dạy và nhắc nhở con là gặp người lớn phải chào hỏi , ai cho gì phải cám ơn mà mãi vẫn không được , cháu cứ nói con quên .Nhà mình lại ở chung cư nên đi lên đi xuống cầu thang lúc nào cũng có người , lúc thì nghe cháu chào rỏ to nhưng có khi lại im re ...Có cách nào khắc phục không các mẹ .
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minh_nguyet1965
    Đang tải...


  2. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Làm phúc giữa đường

    Câu chuyện thứ nhất:

    Tại cây xăng, một phụ nữ đổ xăng xong rút ví ra trả tiền thì tá hỏa lên vì ví tiền để quên ở nhà. Chị không khỏi lúng túng vì cây xăng chật chội. Những người chờ tiếp theo cau có giục chị phải nhanh chóng hoàn tất nốt thủ tục. Bao nhiêu giấy tờ quan trọng có thể thế chấp làm tin đều nằm trong ví, chị đành lần lữa tháo chiếc nhẫn cưới ở tay ra bảo chị nhân viên bán xăng: “ Chị cho em gửi lại chiếc nhẫn này, em quên mất ví tiền, lát nữa em quay lại chuộc sau.” Chị nhân viên vui vẻ “ thôi có hai mươi ngàn đồng. Cứ coi như chị trả hộ em, lúc nào quay lại trả chị sau vậy.”

    Có người ngỡ ngàng, có người bảo chị nhân viên nọ điên. Sáng hôm sau, người phụ nữ tìm đến trả tiền. Cây xăng lúc ấy cũng khá vắng người. Chị cầm túi hoa quả bảo là quà cảm ơn nhưng chị nhân viên nọ nhất quyết từ chối.

    Câu chuyện thứ hai:

    Một anh chồng đi đón con từ nhà trẻ về, thằng bé đòi uống sữa và ăn bánh. Anh ghé quán ven đường mua cho nó mấy hộp tiện tay bóc một hộp bánh và hộp sữa cho con ăn uống luôn. Ai ngờ khi móc tiền trả lại để quên ví. Muốn chạy đi gọi điện thoại để bảo vợ mang tiền đến trả giúp cũng không được, thế mà chị bán hàng thông cảm bảo cho nợ rồi trả cho chị sau. Bán quán cóc một ngày giỏi lắm cũng chỉ kiếm được hai ba chục là cùng vậy mà cho một người giữa đường nợ gần hai mươi nghìn thì chị bán hàng quả can đảm. Anh chồng kia đi rồi mà còn nghe thấy tiếng chị bán hoa quả ngồi bên cạnh bảo chị bán hàng là hâm biết ai mà cho nợ.

    Hai người trong hai câu chuyện trên đều bảo những việc họ làm đều là chuyện nhỏ chẳng có gì đáng nói đáng bàn.

    Câu chuyện thứ ba

    Một cô gái bị kẻ gian rút mất ví trong đó đựng tất cả giấy tờ tùy than quan trọng khi đang mua tăm từ thiện “ làm phúc” cho một phụ nữ tàn tật ở một góc phố nhỏ.

    Một lát sau, cô được chính người phụ nữ bán tăm cho mình cho biết có nhìn thấy kẻ gian lấy cắp ví của cô. Chị ta bảo bán tăm ở đây nên nhìn thấy việc đó thường xuyên nhưng sợ kẻ gian không dám kêu lên cho người bị hại biết.

    Chị ta còn mách cho cô gái cách chuộc lại các thứ giấy tờ quan trọng đó. Tiền có trong ví bao nhiêu coi như là mất, làm lại các thứ giấy tờ ấy cũng lách cách và tốn kém nên cô gái đồng ý. Sau khi thỏa thuận qua chị ta, cô gái phải mất gần một triệu để chuộc lại các thứ bị mất. Nhận được giấy tờ rồi, chị ta còn nhiệt tình dặn dò cô lần sau phải cẩn thận. Thấy chị phụ nữ tận tình giúp mình, cô gái biếu lại một ít tiền gọi là thì chị ta thẳng thừng xin hẳn trăm nghìn.

    Sau này cô gái mới phát hiện ra người phụ nữ ấy chính là đồng bọn của bọn lấy cắp ví tiền của mình.

    Câu chuyện thứ tư:

    Một chị nọ đi chợ thấy một bà trung tuổi đang đi tự nhiên ngã xoài xuống như bị trúng gió. Chị vội dựng xe lại đỡ xem bà có việc gì không. Mấy người xung quanh bảo chắc là bà bị trúng gió, chị nọ tận tình lấy dầu xoa bóp một lúc thì bà tỉnh lại. Bà trung tuổi đó không quên cảm ơn rối rít, khen lấy khen để con người phúc hậu. Chị nọ cũng thấy vui khi làm được việc tốt nho nhỏ, chẳng ngờ khi bà ta đi khuất, chị mới phát hiện ra túi mình bị móc lúc nào không hay.

    Bài học mà hai người trong câu chuyện thứ ba và thứ tư để đời cho đến hôm nay là chẳng việc gì phải làm phúc giữa đường cho mang họa vào thân, chẳng có ai tốt với mình một cách đột xuất cả. Họ bảo chuyện lớn này cần nói ra nhiều để mọi người cảnh giác.

    Xưa nay người ta bảo, chuyện lớn thì để lại chuyện nhỏ cho qua. Vậy mà khi nghe chuyện nhiều người lại muốn chuyện lớn ấy trôi qua còn chuyện nhỏ kia thì nên đọng lại.


    T.Hà

    Câu chuyện này mình cũng muốn kể lâu rồi để mọi người còn biết mà đề phòng , nhưng tình cờ đọc được câu chuyện này nên mình kể luôn .
    Hôm đó ghé vào trạm xăng đổ 20.000, vừa ra khỏi trạm thì gặp một thanh niên nhìn từ đầu tới chân rất lịch sự , đàng hoàng , vẻ mặt rất tội nghiệp và hơi mắc cở nữa : " chị ơi cho em xin vài ngàn đổ xăng vì để quên bóp ở nhà " .Mình cũng đã nghĩ có khi lại là chiêu lừa mới , nhưng biết đâu mình nghi oan thôi thì giúp 10.000 không đáng là bao dù mình có lầm cũng bị lừa có 10.000 còn hơn là cứ ray rức nếu đúng là sự thật .Mình đưa tiền xong thì ngoái đầu nhìn xem có vào đổ xăng không ? nhưng quả thật bị lừa anh ta dắt xe đi vào trạm xăng rồi băng qua bên kia đường rồ xe chạy mất , trước khi chạy còn quay lại nhìn mình mới tức chứ , mỗi trạm lừa một người thì 10 trạm tích tắc anh ta kiếm được 100K ngay .
    Mình không biết là mọi người có rút ra kinh nghiệm gì không nữa ? nhưng lần sau mình sẽ dẫn người đó vào kho xăng đổ luôn sẽ biết ngay là có hết xăng hay không ?:twisted:
     
    architect thích bài này.
  3. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Đọc xong bài chị Nguyệt post thấy cò nhiều suy nghĩ quá ... việc chào hỏi bây giờ dường như cuộc sống tất bật làm người ta cũng tất bật. Em còn nghe ba em kể ngày xưa chạy ngang xe tang mọi người phải dở mũ nón ra...
    Đúng là gặp nhau mà chào hỏi thấy nó thân quen và gần gũi.
    Còn bây giờ bị lừa nhiều quá nên chẳng phân biệt đâu là thật đâu là giả ...:(
    Hôm thứ 3 vừa rồi em cũng bị bà giữ xe ở siêu thị Maximart 3/2 chơi 1 vố may mà mình đúng .
     
  4. Bim's mother

    Bim's mother Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Hồi năm ngoái, chồng em cần tuyển một người vào phụ việc trong xưởng mỹ thuât. Em liên hệ với một tổ chức đang có dự án giúp đỡ trẻ em đường phố, họ giới thiệu một cậu 19 tuổi đang hành nghề đánh giầy . Hai vợ chồng nghĩ sẽ cố gắng giúp nó có việc làm ổn định. Mẹ chồng với bà nội chồng em để ý nó trong thời gian làm việc rồi cảnh báo bọn em phải cảnh giác vì những biểu hiện không thật thà của nó . Chồng em gân cổ lên cãi và bảo rằng sẽ lấy lòng tốt để cải biến nó thành người lương thiện! Và đối xử với nó rất tử tế! Cuối cùng thì sau ba tháng làm việc đành phải cho cậu ta nghỉ vì quá lười biếng, không cải tạo đươc. Sau khi nó nghỉ, em mới phát hiện ra bị mất một cơ số thứ, cả tiền tiết kiệm trong con lợn nhựa của Bim cũng không cánh mà bay :(( Thế có phải là làm phúc phải tội không ? Hy vọng cậu ta chỉ là thiểu số thôi!
     
  5. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Bà con mà vẫn bị đó chứ , thấy khổ sở mang từ quê vào cả hai vợ chồng và hai đứa con , cất nhà cho ở ngay tại trang trại công việc rất nhẹ nhàng chỉ coi ngó thợ làm vườn , vừa thấy tiền bán cá diêu hồng 19 triệu để đó chưa kịp cất , thế là vèo lấy trốn đi luôn , hai vợ chồng chỉ mang được đứa con nhỏ mà thôi , còn thằng lớn đang làm nên bỏ lại luôn , bây giờ chưa thấy tin tức gì hết , tội nghiệp thằng con có biết gì đâu , hiện tại cũng được cho ở lại trang trại chứ nó cũng đâu biết ba mẹ ở đâu chứ , có 19 triệu có sài cả đời được đâu chứ không hiểu hai vợ chồng nghĩ thế nào nữa , tương lai lâu dài như vậy cám ơn còn không hết , vậy mà đúng là làm phúc phải tội , nhưng bà con nên rồi cũng phải giúp
     
  6. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Với Cái Sai

    Về căn bản thì có sai mới có đúng. Nếu không có sai thì chúng ta chưa chắc đã nhận ra cái đúng nó thế nào. Vậy đó, con người ta sống có lúc đúng, có lúc sai. Từ cái sai để rút kinh nghiệm tới cái đúng thì cái sai đó là có ích. Nhưng nếu cái sai vẫn mãi mãi được bảo tồn là cái sai thì nó là cái nguy hại. Cái sai đầu tiên không quan trọng, cái sai thứ hai cũng chẳng quan trọng đến cái sai thứ ba thì cần phải xem lại, vì như thế có nghĩa là bạn để cái sai dẫn đường một cách cố ý. Mọi sai lầm của bạn đều có thể tha thứ, đến như tội giết chúa còn được tha huống hồ những nhỏ nhặt thường ngày, tất nhiên kèm theo đó là điều kiện quan trọng, bạn phải thực sự hối lỗi. Người ta đánh kẻ chạy đi nào ai lỡ đánh kẻ chạy lại. Nếu bạn ngoan cố khi không biết mình sai thì nó sẽ đi một nhẽ, bạn thuộc loại bảo thủ, gàn, ngoan cố.

    Nhưng nếu bạn biết mình sai mà vẫn cố cãi cho bằng đúng, chả những thế mà còn đổ lỗi cho người khác thì quả thực phải coi lại nhân cách của bạn. Trong kinh doanh, anh làm sai hẹn với thời gian ghi trong hợp đồng thì hiển nhiên anh phải chịu hậu quả và phải đứng ra giải quyết hậu quả đó. Thế nhưng đằng này anh lại gân cổ cãi, cãi chày cãi cối, cãi lấy được bảo rằng không phải anh lỡ hẹn mà bởi vì người khác lỡ hẹn với anh, cho nên hà cớ gì lại trách anh. Ô hay, tôi ngạc nhiên quá, anh ký hợp đồng với tối là đến ngày này, ngày kia ra sản phẩm, còn anh liên kết ở đâu tôi thèm gì biết. Ai sai hẹn với anh tôi thèm gì biết, tôi chỉ biết tôi với anh ký với nhau là anh sai. Vậy thì anh phải nhận lỗi với tôi chứ. Sao anh lại lôi các đối tác sau anh ra, nó thuộc về phần hậu trường của anh cơ mà.
    Thế nhưng anh vẫn cố tình không hiểu. Chả những thế, nhân thể anh còn lu loa rằng như thế là xúc phạm anh, không tin anh và anh vờ bực tức phá bỏ luôn hợp đồng. Nghĩa là anh cố cãi để chuyển bại thành thắng, chuyển sai thành đúng. Cái kiểu làm ăn như thế của anh thì chắc chắn với tôi chỉ được một lần, còn lại thì cạch tới già. Trên đời này không ai lại có thể hợp tác với loại chuyên đi đổ lỗi cho người khác. Giá như anh xin lỗi đàng hoàng, thành thực tôi có thể bỏ qua cho và cả hai cùng giải quyết hậu quả. Nhưng cái hành động cả vú lấp miệng em của anh khiến tôi nghĩ mình đúng là ngờ nghệch cho nên đã đâm đầu vào cái kẻ vốn đã làm ăn bê bết, chả ra gì mà còn giỏi đổ lỗi vấy vạ.

    Cái sai đâu phải là cái dễ dàng tiêu diệt chúng ta, nó chỉ là cái hại tạm thời, có thể khắc phục được, không những thế nó còn là cái mảnh đất để từ đó nảy sinh ra cái đúng. Giống như thất bại là mẹ của thành công vậy.
    Sai không có gì đáng sợ, nó nào phải quái vật, nào phải vi trùng dịch bệnh chết người. Vì thế đừng thấy sai mà hốt hoảng chạy trốn, hãy dũng cảm nhìn thẳng vào nó, bình tĩnh xem xét nó, chấp nhận nó, một lần, bạn sẽ khống chế được nó.
    Cái sai giống như con chó nhà hàng xóm hay sủa bóng, cắn càn, bạn hoảng sợ, bấn loạn bỏ chạy thì nó càng lấn tới, bạn bình tĩnh, đàng hoàng thì nó sẽ cúp đuôi ngoan ngoãn.

    Đứng trước cái sai, chỉ có hai cách xử lý: Ta sẽ lấp liếm nó và nó sống âm thầm để đến lúc có thời cơ nó lại chồi lên và ta lại phải tìm cách lấp liếm nó. Hoặc ta sẽ kết liễu nó bằng cách đối diện với nó một cách trực diện, bằng sự sáng suốt và phục thiện của ta. Cách thứ hai xem ra có vẻ nặng nề hơn, khó khăn hơn nhưng lại không để lại di chứng nguy hại cho ta.

    Tân Tân
     
    architect thích bài này.
  7. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Kiêu ngạo

    Kiêu ngạo là cực kia của mặc cảm, cũng chả tốt. Kiêu ngạo làm cho con người ta bị mờ mắt, không nhìn thấy gì ngoài chính mình. Mà anh đã không nhìn thấy gì ngoài chính mình thì có nghĩa anh thấy anh “nhớn nhao” lắm, vĩ đại lắm, kềnh càng lắm.

    Người kiêu ngạo thường hay tự chuốc lấy vạ vào thân vì bản thân kiêu ngạo lúc nào cũng hàm chứa sự khinh miệt, coi thường người khác. Anh thấy mình to lớn ắt có kẻ bên cạnh anh phải bé tí tị tì ti như con sâu cái kiến. Đấy cũng là kết quả ảo giác mà kiêu ngạo mang lại. Anh chỉ nghe thấy mỗi tiếng nói của anh thôi, chỉ nhìn thấy mỗi vầng trán của anh thôi mà không chịu biết rằng ngoài kia còn có trời. Thế cho nên cái bệnh kiêu ngạo nó làm con người ta thấp lại, nhỏ đi nhưng lại vẫn cứ ngỡ mình cao lên, to hơn. Oái ăm thay, thật là oái ăm cái anh kiêu ngạo.

    Chuyện kể rằng ở cơ quan nọ, một anh chàng kiêu ngạo nhìn đâu cũng thấy kẻ bất tài, tiểu nhân, hèn nhát và dốt nát. Anh ta buồn lắm, đi tâm sự hết người này tới người khác rằng mình thật cô đơn, giống như đỉnh núi Phú Sĩ của Nhật Bản ấy, chả có ai cao bằng cho nên chỉ biết ngậm ngùi đơn độc làm bạn với trời xanh và trăng cao lấp lánh. Mọi người nghe anh ta tâm sự, cũng đủ tỉnh táo để biết rằng hiển nhiên anh ta cũng coi anh ta là trời xanh và trăng sao lấp lánh.

    Thế là nảy sinh ra nhiều tâm trạng. Tay nào khù khờ cả tin thì thấy buồn vì mình thấp kém quá so với anh. Tay nào tỉnh táo hơn chút nữa thì bụng lại nghĩ hình như đỉnh Phú Sĩ nó chỉ cao do đồn thổi chứ thực chất thì ở Nhật khối đỉnh khác cao hơn nhiều, nhưng cũng chả dại gì phản bác lại, chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Tay nào bộc trực kiểu Trương Phi thì phản bác thẳng thừng rằng ông cũng rất vừa phải thôi, làm sao mà rồ dại hoang tưởng ví mình với núi này, núi nọ cho nó tức cười ra. Một tay nữa tính tình vốn nanh nọc, sâu cay thì bực tức bĩu môi rủa ngầm trong bụng rằng hắn nói hắn như núi Phú Sĩ hóa ra mình chỉ là thứ cỏ rác à, hóa ra từ trước đến nay hắn chả coi mình ra cái gì à? Đã thế thì lần này “ đếch” đề nghị cho hắn lên lương nữa xem hắn có còn là Phú Sỹ phú sì nữa hay không.

    Thế là lợi bất cập hại, đang yên đang lành bị cái bệnh kiêu ngạo nó xui đi đâm vào bụi rậm, chuốc lấy vai hề cho thiên hạ cười, chuốc lấy cả những gian nan chả đâu vào đâu. Nhưng mà khổ nỗi cái bệnh kiêu ngạo chữa trị cũng chả đơn giản chút nào, cũng cần phải mổ xẻ, châm chích cho ra trò chỉ bệnh may ra mới thuyên giảm. Nguy hại ở chỗ cái bệnh này thoạt đầu nó xuất hiện rất tinh tế, có thể nó nảy ra từ vài ba thành công nho nhỏ, rồi cộng với vốn văn hóa cũng hơi còm còm, lại được vài ba lời khen vô trách nhiệm bón vào, thế là cứ vùn vụt mà nảy mầm rồi phát triển.

    Cũng có thể nó nảy sinh từ đường ranh giới mù mờ hiểm nguy của tính kiêu hãnh. Tính kiêu hãnh có chừng mực thì đúng là kiêu hãnh, nhưng có khi hơi cong vênh sang một phía, thế là sa đà thành kiêu ngạo. Kiêu hãnh luôn là phẩm chất của thần thánh và trí giả, còn kiêu ngạo thì dành cho… thôi cũng chả dám bạo mồm nữa. Bàn tới khía cạnh này nó cũng sờ sợ, dễ làm tổn thương đến người khác, rồi họ nổi đóa lên bảo mình chọc ngoáy họ, không chừng còn bảo kẻ này kiêu ngạo thật, nó dám phê phán sự kiêu ngạo.

    Tân Tân


    Nói về kiêu ngạo cũng lắm chuyện phải bàn :sinh ra trong một nhà quyền thế có của ăn của để được cha mẹ chìu chuộng nên rất kiêu ngạo vì gia cảnh của mình có khi còn chọn bạn theo tầng lớp của mình mà chơi cho xứng . Nhưng cũng có người vì những lời tâng bốc , lời khen giả tạo mà trở nên kiêu ngạo mà thực chất bản thân người đó thừa biết họ không có được thực & lực thì lại càng nguy hiểm rất nhiều .Mình liên tưởng đến chuyện khen con cái không đúng chổ đúng lúc cũng góp phần hình thành bản tính kiêu ngạo sau này .
     
    architect thích bài này.
  8. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Tôi đã bắt đầu biết ... nói dối

    Thủa nhỏ, tôi được dậy rằng phải sống trung thực, không dối trá với bản thân mình và tất cả mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
    Khi đó, tôi chưa hiểu thực sự thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết ''sự thật'' trong những lời khen ấy.

    Tôi bắt đầu biết nói dối - những lời nói dối chân thành nhất của đời mình. Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tầu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày.
    Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội.
    Nhà anh chỉ còn một người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó, gió bão gào thét dữ dội.
    Các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành trong khi bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.

    Trong những đoạn tỉnh táo ngắn ngủi, bà chỉ thều thào hỏi là bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa. Khi đó có một người làng lên cho biết rằng đã tìm thấy những mảnh... vỡ của con tầu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ, không ai trả lời bà.
    Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão còn khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tầu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận đang đẩy đưa thế nào?
    Các bác sĩ không kịp cản tôi nói.

    Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ nổi cho mình. Sau khi bão tan, người bạn tôi sống sót trở về do được một chiếc tầu khác cứu.
    Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự "trung thực" ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm phải một sai lầm khủng khiếp như vậy.

    Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là chiếc "đồng hồ" số phận của cô.
    Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khoẻ mạnh và không biết rằng, chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá "giả" do một hoạ sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.
    Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức... Nếu như tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mảnh ván tầu vỡ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết.
    Nếu như không có chiếc lá "giả" kia thì cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuỵêt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng... điều đó mới gọi là sự thật.

    Còn tất cả những hành động nào, lời nói nào cho dù đúng với mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe thấy, tri thức của mình hiểu thấy nhưng chúng là khiến cho người khác, hoặc cho chính mình lâm vào cảnh tuyệt vọng hơn, mất đi niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc huỷ hoại đời sống... thì đều không phải sự trung thực.
    Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của Quỷ tàn nhẫn không biết yêu thương con người.!

    Trong cuộc sống của chúng ta, giữa sự thật của Tình yêu và sự thật của Quỷ luôn luôn xáo trộn, mập mờ. Một lời nói dối trong "tình yêu" có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn để nói lời nói dối chân chính.
    Tuy vậy để phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu con người không?
    Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại
    .
     
    architect thích bài này.
  9. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Vẫn sai chính tả

    Năm 15 tuổi, trong một giờ học tiếng Anh, tôi nói với cả lớp rằng tôi sẽ tự viết và minh họa những cuốn sách của riêng mình. Cả lớp suýt ngã khỏi ghế vì cười.
    - Đừng có ngốc thế, chỉ các thiên tài mới trở thành nhà văn được – Cô giáo tiếng Anh của tôi cố dùng giọng nhã nhặn – Mà em thì bị điểm D học kỳ này. Thậm chí em không viết đúng chính tả được những từ khó!
    Tôi xấu hổ đến nỗi suốt đêm hôm đó, tôi sụt sịt khóc. Không ngủ được, tôi ngồi viết một bài thơ ngắn và rất buồn bã về những giấc mơ tan vỡ, rồi gửi đến một tờ báo địa phương.
    Thật ngạc nhiên, chỉ sau khoảng 2 tuần, tờ báo đã đăng bài thơ của tôi và gửi cho tôi 2 đô la. Tôi đã là một nhà thơ được trả công hẳn hoi! Tôi đem nó đến cho cả lớp xem. Họ lại cười phá lên.
    - Chỉ là vận may thôi – Cô giáo tôi nói.
    Nhưng như thế là tôi đã thành công. Tôi đã “bán” được bài đầu tiên mà tôi viết. Đã có đứa nào trong lớp làm được thế đâu, cho dù tôi “chỉ gặp may” đi nữa.

    Trong hai năm tiếp theo, tôi “bán” được khoảng 10 bài thơ, chuyện cười và một vài bài báo khác. Vào lúc tốt nghiệp trung học (với điểm trung bình C trừ), tôi đã có một cuốn sổ dán đầy những bài báo được đăng của mình.
    Nhưng nếu bạn may mắn, bạn sẽ gặp được một người bạn luôn hiểu và ủng hộ những ước mơ của bạn.
    - Viết sách à? – Người bạn mới ở cùng phòng ký túc xá của tôi nói – Cậu làm được đấy!
    - Mình không biết mình có đủ thông minh mà viết không – Tôi nói ngập ngừng, bỗng nhiên tủi than y như hồi 15 tuổi và nghe tiếng cười ầm ỹ của cả lớp.
    - Vớ vẩn! – Cô bạn nói – Ai cũng có thể làm được những việc mình muốn, nếu họ thực sự muốn.
    Thế là hằng ngày, ngoài việc giặt giũ, học bài, tôi ngồi gõ máy chữ lạch cạch. Mất 9 tháng để viết xong một cuốn sách – cứ như một đứa trẻ vậy. Thế rồi tôi chọn nhà xuất bản và gửi đi, kèm theo một lá thư: “ Tôi tự viết cuốn sách này, hy vọng nhiều người cũng thích nó. Tôi đặc biệt thích chương 6 và 12, xin cảm ơn”. Đó là lần đầu tiên tôi viết một cuốn sách, gửi đi mà còn không biết phải photocopy lại một bản. Một tháng sau tôi nhận được hợp đồng xuất bản sách và đặt viết thêm một cuốn nữa.

    Cuốn sách “ Ngọn gió biết khóc” của tôi trở thành sách bán chạy nhất, được dịch ra 15 thứ tiếng. Cứ như thế, tôi viết từ cuốn sách này đến cuốn sách khác, có lần mất vài tháng, có lần chỉ mất vài tuần.
    Rất nhiều người hỏi tôi đã học viết văn ở trường đại học nào, có chứng chỉ gì. Câu trả lời của tôi là không. Tôi không phải là thiên tài, vẫn viết sai những từ khó và vẫn phải dùng một cuốn từ điển cũ để tra những từ không chắc chắn.
    Đến bây giờ, tôi đã viết 8 cuốn sách. Bốn cuốn đã được xuất bản, và 3 cuốn đang nằm ở chỗ các nhà xuất bản. Một cuốn còn lại thì rất tệ.

    Tôi chỉ muốn với tất cả những bạn bằng tuổi tôi ngày trước: Bạn có thể làm được những điều bạn mơ ước, dù người khác nói gì đi nữa. Và nếu có một chút may mắn cũng chẳng là gì nghiêm trọng cả.

    Linda Stafford
    Thục Hân (dịch)

    Đọc bài này làm mình nhớ đến thời học sinh , cô giáo môn văn đặt câu hỏi & học sinh trả lời bị sai , cô phán cho một câu : " Vậy mà cũng phát biểu " .và lúc đó mình đã nghĩ : Nếu không sai đã không là học sinh ? và đừng nói tại sao học sinh thụ động trong giờ học ??? Vì vậy giờ cô không ai dám phát biểu cả , sợ bị sai lại bị cô làm quê trước lớp .
     
    Sửa lần cuối: 3/2/2007
    architect thích bài này.
  10. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Em thấy lúc bực mình , nóng giận ít ai kềm chế được mình mà hay buông lời nói sẳn ....:(
     
  11. merongcon2000

    merongcon2000 Banned

    Tham gia:
    26/12/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Những bài của chị M.Nguyệt đưa lên đọc thấy nhiều điều đáng học hỏi lắm. Em đây nè, mỗi lần giận con em là gọi nó là "mày" (bình thường thì gọi là con), mặc dù thâm tâm biết điều đó ko hay nhưng do bực bội khủng khiếp . Khổ ghê, khó kềm chế bản tính nóng nảy ! Mà mỗi lần gọi thế là nó rưng rưng khóc nói mình "chửi" nó là "mày". Thế là buồn cười và gọi lại nó là con. Khi vui thì nó lại gần năn nỉ: Mẹ ơi, mai mốt đừng kêu con là "mày" nữa nha mẹ. Và hứa .......Nhiều khi thấy làm 1 người mẹ tốt ít la rầy con thật là khó các mẹ nhỉ ? #-o
     
  12. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    vấn đề ở đây không phải la rầy con ít hay nhiều - mà chúng ta có kiểm soát được sự la rấy đó hay không - Cái nào đáng la thì cứ la, đáng rầy thì cứ rầy, nhưng "bình tĩnh mà la - tỉnh táo mà rầy " mới là khó !
     
  13. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Đúng là có khi không kiểm soát được bản thân mình , la rầy thì không tránh được rồi nhưng lúc la cứ thấy con tỉnh bơ không hề thấy cái sai còn lý sự cùn thế là cơn nóng lên tột đỉnh , vậy là bị một trận đòn roi , sau đó mẹ khóc vì xót con & con khóc vì đau quá . Nhiều khi cứ nghĩ không nên la rầy nhiều sẽ bị lờn mặt ,nhưng không thể không la :( , nhất là lứa tuổi cấp hai không biết phải dạy như thế nào ? thử đủ kiểu :ngọt ngào cũng không xong mà nghiêm khắc cũng không ổn , dở dở ươn ươn thiệt là khổ .
     
  14. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    Với bản tính năng động và tuôn đổi mới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời của họ có không ít những tính cách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến của họ.

    Hình thức, trọng hư danh

    Coi trọng hình thức không có gì là xấu, thậm chí là cần thiết, nhưng hình thức không phải là tất cả. Chỉ chạy theo cái danh mà quên cái thực thì đó là cái đẹp của đồ hàng mã. Kiểu học amateur trong sinh viên hiện nay phổ biến lắm. Đó là cách học nhếch nháng, chẳng thèm đọc sách vở gì, nhưng khi thi thì dùng đủ các cách để có được điểm cao. Nhiều bạn ra trướng, cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay nhưng không khỏi lo lắng: chẳng biết mình có thể làm được gì? Gần đây, nhiều tờ báo lên tiếng về tình trạng học "giả" bằng thật, luận án kém chất lượng, nhiều đề tài không giá trị, thậm chí có cả hiện tượng mua bán luận án... Mặc dầu vậy, phong trào làm Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn diễn ra rầm rộ. Họ đổ xô đi kiếm cái bằng cho đẹp hồ sơ, cho oai với thiên hạ và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Việc đề cao những tấm gương hiếu học một cách thái quá mà không cần biết đến động cơ học, khả năng cống hiến cho xã hội như hiện nay vô hình trung đã cổ vũ cho thói hiếu danh, bệnh hình thức đang có nguy cơ lan rộng.

    Hội hè đình đám

    Khoảng chục năm trở lại đây, khi cuộc sống có đôi chút no đủ tức thì hàng loạt hình thức tổ chức hội hè mọc lên như nấm, đặc biệt ờ nông thôn. Mất thời gian và tốn tiền bạc đã đành, thói quen hội hè còn làm mất tác phong công nghiệp và kéo theo những hậu quả xấu khác, như tình trạng nhậu nhẹt say khướt rồi cà khịa, đánh lộn lẫn nhau, cờ bạc sát phạt nhau... không phải ai cũng thích hội hè, nhưng nó đã trở thành "trào lưu”, lôi cuốn nhiều người tham gia một cách bất đắc dĩ. Đáng báo động là bệnh hội hè đình đám diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi thanh niên.

    Dĩ hòa vi quý

    Hòa là một chuẩn mực sống, một triết lý sống của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung. Hòa là tốt, nhưng hòa đến mức chẳng dám đấu tranh với thói hư tật xấu, đấu tranh vì sự công bằng thì thật chẳng hay ho chút nào. Học sinh, sinh viên hiện nay rất ít người dám đứng lên tố cáo bạn quay cóp bài với thầy cô giáo. Các bạn cho rằng làm như thế mình có được hơn điểm nào đâu mà lại gây thù chuốc oán. Hầu hết các bạn trẻ trong các cơ quan nhà nước không dám tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề phải động chạm đến người này người kia. Dĩ hòa vi quý dễ sinh ra thói vô trách nhiệm, ích kỷ, sống chết mặc bay. Thêm vào đó, quan niệm sống trăm cái lý không bằng tí cái tình sẽ dẫn đến hệ quả là giải quyết công việc theo tình cảm, cảm tính chủ quan mà không dựa vào lý trí. Làm việc theo cảm tính có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.

    Khôn lỏi

    Đây là một biến thái của thói vị kỷ, chỉ biết và về cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến cộng đồng, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hợp tác - điều quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Tính khôn lỏi cản trở việc thực thi những kế hoạch lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết.

    Thiếu tính kỷ luật

    Hiện tượng như đi muộn, không tôn trọng giờ giấc khá phổ biên. Các chỉ tiêu mà mình đặt ra ít khi được tiến hành đúng. Sinh viên không nghiêm túc thực hiện nhũng yêu cầu của giáo viên và hay nói chuyện riêng trong lớp...

    Có lẽ, người Việt Nam vốn tính nông dân, không quá cần đến một lối sống có kỷ luật cao. Thói quen đó đến nay vẫn tồn tại trong lớp trẻ. Nhà trường và nhiều cơ quan chưa thục sự đề cao tính kỷ luật, thậm chí đã thỏa hiệp với thói vô kỷ luật. Cộng với khả năng tổ chức kém nên nhiều bạn trẻ không thể làm việc theo nhóm.

    A dua, ỷ lại, vô trách nhiệm

    Dễ vừa lòng với bản thân mình, với những gì mình đã có, nên sức ỳ rất lớn. Trong tập thể, tính ỷ lại cao, ai cũng nghĩ, mình không làm thì đã có người khác làm rồi. Cái cá nhân không được đề cao, nên nhiều người thiếu tự tin với lối sống, lối suy nghĩ riêng của mình. Họ hay a dua theo số đông, người ta làm thế nào thì mình cũng làm thế. Con đường mình chọn nếu có người đi trước đã thất bại thì tránh đi, thôi thì cứ làm cái gì dễ thành công hơn cho chắc. Kiểu sống đó có người gọi là "bản năng bầy đàn" quá cao.

    Thiếu tự tin

    So với các nước phương Tây, con người cá nhân của mình vốn không cao. Trong các buổi thảo luận, số người đứng lên nói: theo tôi thế này theo tôi thế kia rất ít, mà đa số mọi người thích nói: tôi cũng nghĩ như người này tôi đồng quan điểm với người kia. Chẳng riêng gì sinh viên, ngay các tác giả viết sách cũng vậy. Có tác phẩm do một người viết nhưng khi đưa ra nhận định gì mới thì tác giả thường viết: theo chúng tôi hay chúng tôi cho rằng. Chân lý hay bị đồng nhất với số đông. Cái gì nhiều người cho là đúng thì đương nhiên nó đúng, không cần nghĩ ngợi gì nữa. Một số người biết ý kiến của mình đúng nhưng lại không tự tin đối mặt với số đông. Số đông thực sự là một thứ áp lực.

    Thiếu khả năng làm việc theo nhóm

    Cái mà bây giờ giới trẻ thiếu là khả năng làm việc theo nhóm. Có ông Giám đốc một Công ty nước ngoài kể lại, khi tuyển nhân sự họ hỏi các ứng viên: Bạn làm việc theo nhóm thế nào? Các sinh viên mới ra trường của ta thường trả lời: Tôi có thể làm mọi việc một cách độc lập. Tất nhiên vị giám đốc nọ trả lời: Nếu vậy bạn hãy xin làm ớ công ty khác. Bây giờ nhiều bạn trẻ thất nghiệp chỉ vì không biết việc theo nhóm, theo cộng đồng. Mỗi người cái hay hay riêng, có sở trường riêng, nếu biết kết hợp lại với nhau mới có thể thành công được. Trong phòng thí nghiệm, một người thực hiện công việc thì độ chính xác đạt được 40 - 45%, còn nhiều người thực thì có thể đạt tới 80%.

    Dám nghĩ mà chẳng dám làm

    Một điểm hạn chế nữa trong giới trẻ là nghĩ mà không dám làm. Mang căn tính nông dân người ta chỉ muốn hướng lời nhanh chóng mà không dám đầu tư lâu dài và chấp nhận rủi ro. Nếu có 5 triệu đồng trong túi, mà có ai rủ đầu tư vào vụ làm ăn nào đó thì chắc là nhiều người từ chối. Họ sẽ đi gửi ngân hàng để lấy lãi suất, tuy ít nhưng chắc chắn, không mạo hiểm. ấy vậy nhưng, nhiều người Việt Nam lại rất thích đánh đề, vì có thể "sáng gieo chiều gặt". Họ không có đầu óc làm ăn lớn, lâu dài mà chỉ thích ăn xổi thôi. Để vượt lên chính mình thanh niên cần có đức tính dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

    Khoe khoang

    Đa số thanh niên bây giờ thích khoe khoang. Nghe người ta nói thì "hoành tráng" lắm, nhất là mấy ông làm việc ở thành phố về quê họp lớp thì phải biết. Cái tính xấu này một phần bắt nguồn từ việc giáo dục của gia đình. Ngay từ bé, bọn trẻ đã bị nhồi sọ tư tưởng sự thành đạt của mình mang lại niềm tự hào cho cha mẹ. Một nguyên nhân nữa là tính sĩ diện vốn có của người Việt. Ngày xưa các cụ chế giễu: Ngoài đường ra dáng ông đồ/ Về nhà chẳng có hột ngô đút mồm.

    Trên đây là một số "căn tính" có nguy cơ ăn sâu vào lối sống, trở thành những thói quen cố hữu, một nét văn hóa truyền thống trong tính cách người Việt Nam. Cho dù vậy, thanh niên ta ngày nay nên có những điều chỉnh cho phù hợp, nên dung hòa lối sống hiện đại với các quan niệm truyền thống tự ngàn xưa để chứng tỏ sự nhanh nhạy, bản lĩnh của thế hệ trẻ, chứng tỏ khả năng đón đầu và làm chủ vận mệnh của mình cũng như xây dựng một Việt Nam cường thịnh về vật chất, văn minh về tinh thần.

    KHÁNH HUYỀN (Theo Tạp chí Người đọc sách )
     
    architect thích bài này.
  15. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Bệnh vĩ cuồng của một số tri thức trẻ

    Cái ảo giác vinh quang không phải là ma túy nhưng có sức gây nghiện và gây hại hơn cả ma túy. Nó bắt con người ta khi đã vướng vào luôn ở một vị trí lửng lơ “chân không tới đất, cật không tới giời”.

    Mở mồm là... chê

    Có một câu chuyện vui thế này: Một anh chàng thấy trên ngực mình luôn xuất hiện một vết đỏ in hình bàn tay, anh ta không biết nguyên do vì đâu và quyết định đến bác sĩ khám.

    Bác sĩ sau một hồi khám cũng không tìm ra nguyên nhân. Anh chàng này buồn lắm, bèn kể chuyện với một đồng nghiệp. Đồng nghiệp kia mỉm cười và lý giải, đó là thói quen thường vỗ tay vào ngực mỗi khi nói chuyện của anh…

    X. có thói quen khiến người đối diện không dễ chịu tí nào (quả là cái gì được gọi là "thói" thì thường không tốt). Ấy là thói chê bai người khác, cũng giông giống cái thói vỗ ngực. "Việc ấy, vào tay tớ 5 phút là xong ngay…".

    Cái chuyện đồng nghiệp thỉnh thoảng kèn cựa, chê bai nhau sau lưng tí ti, thôi thì cũng tạm gọi là chấp nhận được, chứ đến cả "sếp" cũng dám chê: "Ông ấy thì biết cái quái gì, chẳng qua…", "Làm việc dưới trướng ông ấy chán mớ đời…".

    Đến nước này thì hẳn mọi người đều nghĩ rằng, X. phải là một người rất giỏi chuyên môn, nếu không thì cũng phải là loại cơ cấu lãnh đạo đến nơi. Nhưng không, X. chỉ là một nhân viên như nhiều nhân viên khác, mà đồng lương thời buổi tăng giá vùn vụt như hiện nay chỉ đủ ăn bún sáng và uống nước chè vặt, còn như nghiệp vụ cũng tạm được coi là cưng cứng (cưng cứng trong cái mặt bằng chung lính tráng với nhau). Tất nhiên là thỉnh thoảng cũng được "sếp" khen vì một thành tích nho nhỏ nào đó.

    Ta đây nhất thiên hạ!

    X. là người nhạy cảm. "Sếp" của anh khen xong rồi… quên luôn, như vô số lời động viên ông ấy vẫn thường dành cho những nhân viên dưới mình, nhưng anh thì nhớ dai lắm.

    Sáng ngủ dậy là X. nhớ đến ngay mấy lời khen ấy và cứ tí tách gặm nhấm niềm vui cả ngày. Nhưng anh lại không biết một điều rằng, "sếp" của anh là một nhà ngoại giao rất giỏi, rõ ràng ông ấy đang tống cổ anh ra một hoang đảo rất xa mà anh vẫn ngỡ mình đang được đi du lịch.

    Vậy thôi, X. đã cho mình là nhất, hơn đứt đám đồng nghiệp "dốt nát", suốt ngày tỉ mẩn với đống công việc bừa bộn, lặt vặt không biết làm sáng mình lên.

    Rất ít người có thể nhận ngay ra được, nếu không có cái đệm khổng lồ chắc chắn kia, thì kẻ đứng trên vai làm sao có thể yên tâm ngự ở cái thế chạm tay tới mặt trời kia.

    Trong bóng đá cũng vậy, nếu như không có những người "khổng lồ" chuyền bóng thì làm sao có những kẻ được tung hô hoan hỷ và ngay lập tức, nói oang oang trên báo chí, tự nhận mình là "number one" (số 1).

    Anh ta thừa biết rằng, một mình anh ta không thể làm nên chiến thắng, nhưng anh ta vẫn cố nén cái lòng tự trọng xuống tận đáy của vô số những phẩm chất và thói xấu của con người, để được một lần thỏa mãn với chính mình, để được tha hồ huênh hoang và nghênh ngang với đời: Ta là nhất!

    Cái ảo giác vinh quang ấy không phải là ma túy nhưng có sức gây nghiện và gây hại hơn cả ma túy. Nó bắt con người ta khi đã vướng vào luôn ở một vị trí lửng lơ "chân không tới đất, cật không tới giời".

    Vấn đề ở chỗ, ít người nào chịu nhìn lên mà lại luôn trong tư thế nhìn xuống. Vì ở trên cao nhìn xuống nên trong tầm mắt của họ cũng chỉ thấy mỗi quá khứ của mình mà thôi, và vạn vật đều trở nên bé nhỏ làm sao.

    Trong các câu chuyện dù là ở quán nước vỉa hè hay trong các nhà hàng sang trọng, nếu có dăm ba "ông bà" công chức, là y như rằng góc ấy gió bay phần phật (vì thói quen vung tay khi nói).

    Và rồi, họ thi nhau huênh hoang, cứ như công ty ấy nếu không có họ thì sẽ phá sản đến nơi, và gào lên những bài ca cũ rích. Dường như đấy là một "món ăn tinh thần" không thể thiếu đối với nhiều đám công chức hiện nay.

    "Sếp" được đặt lên bàn nhậu, cùng với nào thịt, nào cá, nào rau và họ nhắm "sếp" cùng với rượu. Điều rất lạ là, những lúc ấy, dù đã bị rượu vật mà sao họ còn nhìn ra nhiều điểm yếu của "sếp" thế không biết, nào là giá cả thì tăng vùn vụt mà “sếp” cứ lỳ, không chịu tăng lương, để anh em chết đói.

    Điều đáng nói là, họ chê "sếp" không biết làm việc, nhưng việc của "sếp" gồm những gì thì thậm chí họ không biết tường tận. Nhưng chê thì vẫn cứ chê, và họ khó chịu lắm, khó chịu thực sự, cái sự bức bối ấy đang bốc ra từ những khuôn mặt đang đỏ bừng vì rượu.

    Theo Ly Anh
    An ninh thế giới cuối tháng


    Hình như cái bản tính này trong mỗi chúng tá ai cũng có thì phải , thấy ai giỏi thì hay tìm ra một chút kiếm khuyết để dè bĩu , hay tốt quá hình như là có vấn đề ...Ngoài miệng thì nói vậy nhưng quan trọng là tự nhủ với bản thân mình nên phấn đấu cho bằng chứ không nên ganh tỵ .Nói dễ nhưng thực hiện không dễ , tự hoàn thiện dần cũng là tốt rồi .
     
    architect thích bài này.
  16. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Cát và... nước mắt

    Quê tôi đầy những cồn cát trắng chang chang ven biển. Mỗi độ Tết Nguyên đán tới, từ ngày 20 tháng chạp nhiều người dân nghèo ở các vùng cát Đồng Hới, Quảng Ninh, Bố Trạch đã đi lấy cát - loại cát trắng bạc ở những cồn cao, sạch sẽ - đem về bán cho mọi người thay vào lư cắm hương đón năm mới.

    Người nghèo trông mong vào những rổ cát này để có thêm tiền sắm tết, dù thật ít ỏi và mong manh.

    Tôi có thói quen tết năm nào cũng tìm mua cát ở chợ Đồng Hới. Những hàng cát ngồi khép nép bên vỉa hè. Người bán cát luôn ngước mắt nhìn người qua lại, đợi chờ thăm thẳm. Chiều 21 Tết Đinh Hợi, tôi lại đến những hàng cát trên đường Mẹ Suốt. Cô bé bán cát tuổi độ 14, 15 cứ xấu hổ che mặt mình dưới vành nón khi tôi ngồi xuống vọc tay vào cát hỏi mua. Chục lon cát chỉ mất ba ngàn đồng. Tôi đưa cô bé tờ mười ngàn đồng, bảo không cần thối lại. Nhưng cô bé nhất quyết lục mãi trong cái bao nilông để tìm tiền thối, nói: “Chú mua cho cháu nhiều ri là tốt rồi, để cháu đi mượn mấy đứa bạn rồi thối cho chú”.

    Cô bé mới tất tưởi nhớm dậy thì một chiếc xe máy có hai cô gái trờ tới. Cô gái cầm lái hất hàm với cô bé: “Bán năm lon cát!”. Cô bé nhìn tôi ngại ngần, nhưng cũng tìm bao đong cát cho khách hàng mới. Vẻ lóng ngóng của cô bé làm cô gái tức giận: “Bán thì bán cho mau! Chậm chạp như rùa rứa, mất thời gian của người ta”. Tờ năm ngàn đồng cô gái làm cô bé khó xử. Cô gái ngồi sau bảo với bạn: “Cho nó luôn đi”. Nhưng cô bé đã đứng thẳng dậy: “Chị chờ em một tí, em đi đổi rồi thối lại”. Tôi đưa 3.500 đồng giúp cô bé thối nhanh cho hai cô gái. Đưa bao cát lên xe, lóng ngóng quá, cô bé làm bao móc vào cái chân đạp xe máy và cát tuôn ra giày của cô gái. Cô gái hét lên: “Đồ vụng về! Bán có chừng nớ cát mà cũng không xong! Giày người ta mới đánh xong khi sáng. Thôi, đưa tiền lại đây đi mua chỗ khác!”. Cô bé cúi mặt thấp hơn xuống rổ cát trắng bạc trước ánh mắt của mọi người xung quanh. Hai cô gái nổ xe chạy. Ai đó buông theo một câu: “Mấy đứa con gái ni răng mà hắn cao ngạo thiệt a”.

    Cô bé cầm gói cát đặt lên xe cho tôi. Khuôn mặt bần thần, hai hàng nước mắt buồn tủi chảy dài trên má. Bao tải cát nặng trĩu mới vơi được một nửa, mà tết thì đã đến rất gần.

    Hôm sau, rất nhiều người ở cơ quan tôi và bạn bè đã tìm đến mua cát ở chỗ cô bé.

    L.GIANG


     
    architect thích bài này.
  17. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Câu chuyện văn hóa: Chỗ ngồi

    1. Bà hàng xóm của tôi sau chuyến cùng chồng và con trai sang thăm thú châu Âu về cứ tấm tắc khen mãi những chuyện lạ nơi đất khách: nào tàu điện chui ngầm được dưới biển, nào phố xá sạch như lau, nào những đàn chim hoang dã dạn dĩ và thân thiện đậu cả lên vai khách bộ hành...

    Nhưng điều làm người phụ nữ trọn đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời này tấm tắc hơn cả là vị thế của cậu con trai phương trưởng nhà mình. “Kiểm tra hành lý xong, nó ngồi chờ bay ở phòng riêng mà nó bảo là với những điều kiện đón tiếp đặc biệt cùng những trang thiết bị sang trọng” - bà lão say sưa kể.

    Thì ra con trai bà là một doanh nhân mới nổi trong lĩnh vực đầu tư địa ốc.Quí nhân ắt phải tầm quí vật. Thế nên anh đặt vé dài hạn hạng business trong tất cả chuyến bay. Lần đưa cha mẹ đi du lịch cũng vậy. Vé của song thân thuộc hạng thường, vé của anh là hạng thương gia (business class) thế nên vừa qua cửa kiểm soát là “đường ai nấy đi”. Phòng chờ VIP chỉ được có một suất/vé mời nên cha mẹ đành ngồi ở phòng chờ thường để mặc cậu cả hành xử theo thói quen.

    2. Trong chuyến sang Úc công tác vừa rồi, cô bạn và tôi gặp một chuyện khá thú vị. Tại phòng chờ của sân bay Melbourne, chuẩn bị khởi hành đi Sydney, nằm trong chương trình khuyến mãi của Hãng hàng không quốc gia Úc, Thủy - bạn tôi - rút được lá thăm may mắn được quyền chuyển từ ghế ngồi thường lên hạng thương gia. “Bạn bè tâm giao, hoạn nạn còn sẻ chia được, ai lại để cậu ngồi trơ đây mà một mình vào trong ấy (phòng đặc biệt)” - Thủy quả quyết vậy rồi trả lại sự ưu ái mà ngồi trò chuyện cùng tôi trong suốt hành trình ở toa hành khách hạng bình thường.

    Chỗ ngồi hạng thường hay hạng thương gia trong mỗi chuyến bay suy cho cùng cũng chỉ đơn thuần là để ngồi. Nhưng cái cách người ta hành xử với chiếc ghế ấy cũng khác nhau lắm. Chỗ ngồi đâu chỉ để ngồi.

    BẰNG VÂN
     
    architect thích bài này.
  18. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Cũng là một chổ ngồi mà sao mỉa mai đến vậy ? hai vế thật đối nghịch nhau : Một người con đối với cha mẹ & một người bạn đối với một người bạn .
     
  19. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Lòng tốt và niềm tin

    Buổi sáng, trên xe buýt. Cụ bà bị lòa mò mẫm rút tờ 10.000đ trong gói tiền được bọc kỹ bằng một lớp giấy báo đưa cho anh nhân viên bán vé và nhận lại tiền thối. Không mảy may nghi ngờ, cụ gói lại tiền như ban đầu và nhét vào túi áo.

    Khi xe dừng ở trạm, cụ xách giỏ đứng lên. Anh nhân viên vội nắm lấy tay cụ dắt xuống xe, dẫn cụ qua đường và vẫy một chiếc xe ôm gần đó. Anh đỡ cụ ngồi lên xe rồi mới quay trở lại. Hành khách phải chờ đợi nhưng không một lời phàn nàn nào, chỉ có những ánh nhìn trìu mến dành cho anh nhân viên xe buýt.

    Buổi trưa, ở ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cô gái khiếm thị đứng bên góc đường, tay phải cầm tập vé số đưa ra phía trước mời khách, tay trái cầm chiếc nón cũng đưa ra trước để khách trả tiền.

    Đèn đỏ, một người đàn ông mặc áo xanh, đeo cà vạt dừng xe bên cạnh cô gái, ông rút một tờ vé số rồi trả tiền vào chiếc nón. Cô gái cúi đầu như muốn cảm ơn ông. Đèn xanh, ông chạy xe đi. Phía sau có một người khác dừng lại mua vé số cũng bằng cách ấy. Cô gái lại cúi đầu.

    Những cuộc mua - bán diễn ra trong lặng lẽ. Cô gái tin tưởng tuyệt đối vào những người khách đi đường như tin tưởng vào lòng tốt của con người. Chợt thấy cái nắng trưa chừng như không còn gay gắt nữa...

    Buổi chiều, trong công viên. Người thanh niên ngồi trên ghế đá gần khu vực dành cho những người đi bộ thể dục. Bên cạnh anh là chiếc gậy dò đường. “Mua vé số giúp giùm các anh chị ơi!”. Anh cứ mời như thế và chờ đợi.

    Có người dừng lại, rút một tờ vé số và dúi vào tay anh tờ giấy bạc 5.000đ. Một người khác, rồi một người khác nữa... Mỗi ngày, vòng tròn người tuần hoàn đi qua nơi anh ngồi và trong anh cũng tuần hoàn một niềm tin về lòng tốt. Anh đã sống với niềm tin ấy không biết đã qua mấy mùa xuân hạ thu đông...

    Giữa những lo toan và đua chen đời thường, chợt thấy lòng bình yên khi nhìn thấy niềm tin và lòng tốt của con người. Ta biết rằng trong cuộc sống này luôn tồn tại những giá trị vĩnh hằng.

    ANH QUYÊN (ĐH KHXH&NV, TP.HCM)
     
    architect thích bài này.
  20. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Có một chuyện buồn ngày xuân

    Mấy năm rồi tôi mới có dịp về thăm quê ngoại. Nắng xuân ấm áp, mai vàng khoe sắc trước mỗi sân nhà, kẹo bánh đủ màu đủ kiểu rồi rượu bia bày chật bàn nhỏ bàn to trước phong thờ tổ tiên còn lắm sắc màu hơn nữa. Có lẽ làng quê nào dù thường ngày buồn tẻ và thiếu thốn, ba ngày tết - khi con cháu đi làm ăn từ nhiều miền đất nước tụ về, cũng có niềm vui như thế.

    Vậy mà trong câu chuyện râm ran vui vẻ giữa ngày xuân đoàn tụ, tôi bỗng nghe một tiếng nói nhỏ, hẳn là người nói cũng không nỡ làm gián đoạn cuộc vui:

    - Bên làng H có bà cụ chết cả tuần không ai biết...

    Giọng nói nhỏ nhưng có sức lan truyền như động đất. Tiếng hỏi, đáp xen lẫn đầy vẻ băn khoăn, bực bội:

    - Răng biết cả tuần? - Thì lúc liệm đã thối rồi và kiến đã bò ăn mất mắt... - Khiếp quá!... - Đã lâu chưa? - Mới hôm 23 tết... - Thế cụ không có đứa con nào ở trong làng à? - Nghe nói đi làm ăn trong Nam cả... - Nhưng còn bà con xung quanh?...

    Ngày xuân đang vui, không ai đi “điều tra” một chuyện đau buồn như thế.

    Trước đây, tôi đã nghe câu chuyện tương tự xảy ra trong những căn nhà hộp lạnh giá ở các nước phương Tây, nơi con cái ít khi sống chung cùng bố mẹ. Nay là chuyện ở làng quê ta vốn có truyền thống gắn kết gia tộc, chòm xóm, tối lửa tắt đèn có nhau! Tôi tin đây cũng chỉ là chuyện cá biệt, nhưng không thể là chuyện nhỏ có thể bỏ qua. Như một đại dịch, một vụ hỏa hoạn cần phải báo động khi tia lửa vừa bùng phát, khi mầm bệnh vừa được nhận diện.

    Trong bầu không khí oi nồng khác lạ hiếm thấy giữa ngày xuân, tôi nhìn những đoàn tàu vào Nam chật ních những người con lại phải rời làng quê đi kiếm ăn nơi xa - nói cho đẹp thì đó là đội quân đang góp sức vào sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước - lòng bỗng thấp thỏm không biết có những ai ra đi phải để lại đằng sau những bà cụ, ông cụ sống cô đơn ngay giữa quê hương mình!

    NGUYỄN KHẮC PHÊ
     
    architect thích bài này.

Chia sẻ trang này