Thông tin: Cùng Trẻ Chơi Fukuwarai - Trò Chơi Truyền Thống Ngày Tết Ở Nhật Bản

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi ShoPro, 7/1/2021.

  1. ShoPro

    ShoPro Thành viên mới

    Tham gia:
    12/10/2020
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Dạy con kiểu Nhật – Từ năm 1873, Nhật Bản đã trở thành quốc gia Đông Á duy nhất đón Tết theo lịch dương, tuy nhiên, các phong tục cổ truyền vẫn đươc người Nhật thực hiện và duy trì đến tận ngày nay. Vào dịp Tết, bên cạch các trò chơi truyền thống như Hanetsuki (đánh cầu), Tako (thả diều), Kendama…thì Fukuwarai là trò chơi khiến các trẻ và gia đình vô cùng thích thú.

    Nào, hãy cùng ShoPro tìm hiểu Fukuwarai và cách thực hiện trò chơi cùng trẻ nhé!

    Lịch sử trò chơi.
    Tài liệu tham khảo sớm nhất về trò chơi có từ đầu những năm 1600, thời kỳ Edo. Theo truyền thống, khuôn mặt là một phụ nữ béo lùn, có má hồng hào. Theo thời gian, khuôn mặt đôi khi được thay đổi để phản ánh văn hóa hiện tại, bao gồm cả động vật hoặc các nhân vật hoạt hình. Trò chơi thường được chơi trên sàn, nhưng có thể chơi trên bàn hoặc phóng to và chơi trên tường.

    Ý nghĩa trò chơi.
    Fukuwarai là trò chơi truyền thống được trẻ em Nhật yêu thích vào các ngày tết. Từ Fukuwarai trong tiếng Nhật có nghĩa là “Tiếng cười may mắn”. Người ta tin rằng nếu bắt đầu năm mới bằng tiếng cười và niềm vui, thì suốt cả năm điều may mắn sẽ theo bạn.

    “Nụ cười” của trò chơi được tạo ra từ việc các trẻ sẽ nhắm mắt và “dán” các bộ phận riêng lẻ lên khuôn mặt trống để tạo thành một khuôn mặt hoàn thiện; việc các trẻ nhắm mắt và mò mẫn dán các bộ phận lên khuôn mặt sẽ tạo nên nhiều tình huống vô cùng thú vị.

    Lợi ích của trò chơi đối với trẻ.
    Ngoài việc tạo ra nụ cười, niềm vui và mang lại may mắn, Fukuwarai còn giúp các trẻ rất nhiều trong việc phát triển:

    • Khi người lớn hướng dẫn trẻ chơi, có thể sử dụng thân thể mình hoặc của người thân xung quanh làm minh hoạt “Àh, xem trên mặt Chú có bao nhiêu mắt nè; mũi Chú hình gì nè, con có muốn chạm thử không?”; điều này sẽ tăng mối quan hệ tin tưởng giữa trẻ, người lớn và các bạn xung quanh.
    • Trẻ sẽ biết tên gọi các bộ phận trên khuôn mặt, vị trí và chức năng của các bộ phận đó.
    • Nhận biết được số lượngđặc điểm các bộ phận, ví dụ con người sẽ có 2 mắt; mắt trái sẽ khác mắt phải…
    Cùng trẻ chuẩn bị trò chơi Fukuwarai.
    Việc tham gia chơi Fukuwarai vô cùng thú vị với trẻ, và càng thú vị hơn nữa nếu trước khi trẻ chơi, các Mẹ có thể cùng trẻ chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi này, điều này sẽ giúp trẻ:

    1. Nuôi dưỡng tính chủ thể cho trẻ, trẻ sẽ tự tin khi chính mình chuẩn bị đồ chơi, tạo điều kiện để trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi Fukuwarai.
    2. Nâng cao năng lực sáng tạo của trẻ, để trẻ tự do chọn màu mắt, màu miệng, màu tóc…
    3. Giúp phát triển kỹ năng bàn tay ngón tay cho trẻ.
    Cách làm.
    • Các Mẹ có thể in hình các bộ phận và khuôn mặt được đính kèm trong bài viết lên giấy cứng; hoặc cơ bản chỉ cần chuẩn bị giấy và cùng trẻ vẽ khuôn mặt và các bộ phận.
    • Cùng trẻ tô màu và trang trí cho các bộ phận trên khuôn mặt đó theo ý thích.
    • Hướng dẫn trẻ cắt ra thành từng bộ phận riêng lẻ.
    • Lưu ý: nên sử dụng giấy dày và cứng, để khi trẻ dùng tay cảm nhận sẽ dễ dàng và bền hơn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cách chơi.
    • Cách chơi vô cùng đơn giản, trẻ sẽ bị bịt mặt; khuôn mặt “rỗng” sẽ được đặt cố định trên bàn; các bộ phận sẽ được đặt trong hộp hoặc khay để trẻ có thể dễ dàng lấy.
    • Trẻ sẽ cố gắng dùng tay để cảm nhận các bộ phân đó và đặt từng bộ phận lên khuôn mặt rỗng để tạo thành khuôn mặt hoàn thiện.
    • Người lớn hoặc các bạn nhỏ xung quanh có thể dùng lời nói để hướng dẫn trẻ, khi trẻ đã lắp hết các bộ phận thì khăn bịt mắt được gỡ bỏ, và trẻ sẽ bất ngờ đầy thú vị với “tác phẩm” của mình đấy!
    [​IMG]
    Một số cách tiếp cận trẻ thông qua trò chơi Fukuwarai.
    • Quan sát, lắng nghe trẻ.
    Đừng vội giúp trẻ mà hãy quan sát và xem trẻ cần gì để giúp nhé, ví dụ các Mẹ có thể nói “Bộ phân trên tay con kích thước thế nào nè? (to, nhỏ), nếu to thì là bộ phận nào trên mặt ta?”.

    • Khen ngợi trẻ.
    Công nhận thành tựu của trẻ các Mẹ nhé, đừng bận tâm “tác phẩm” cuối cùng như thế nào, hãy khen cả quá trình mà trẻ tham gia trò chơi “Ôi, con đã giúp sắp xếp các bộ phận trên mặt đầy đủ rồi nè, hay quá, bạn “A” (đặt tên cho khuôn mặt đó) chắc chắn sẽ vui và biết ơn con lắm”…

    • Khuyến khích – khuếch trương trẻ.
    Nếu trẻ gặp khó khăn khi chơi, Mẹ và mọi người xung quanh hãy ra sức cổ vũ trẻ nhé, nồng nhiệt và thật tâm vào, trẻ sẽ có nhiều động lực để hoàn thành trò chơi đầy tự tin đấy ạ.

    Mở rộng trò chơi.
    • Ngoài mặt người, các Mẹ có thể chuẩn bị mặt của các con vật như chó, mèo, heo, gà…hoặc nhân vật hoạt hình thân thuộc với trẻ.
    • Chuẩn bị nhiều vật liệu và bút màu khác nhau để trẻ thoải mái sáng tạo nhiều khuôn mặt nhé.
    • Cùng một khuôn mặt, có thể có nhiều biểu hiện như vui, buồn, giận dữ…các Mẹ có thể tăng độ khó và thú vị của trò chơi bằng cách chuẩn bị thêm nhiều bộ phận với các biểu hiện khác nhau. Thử tưởng tượng, sau khi hoàn thành, khuôn mặt với đôi mắt thì vui, mà miệng thì lại mếu náo, chắc chắn sẽ mang lại nhiều tiếng cười lắm đấy.
    [​IMG]
    Nguồn: ShoPro - Phương pháp mầm non SPM Nhật Bản - Dạy con kiểu Nhật
    www.shopro.vn

    Tải ảnh về cắt ra các mẹ nhé.

    [​IMG]
    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ShoPro
    Đang tải...


Chia sẻ trang này