Thông tin: "Cuộc chiến" nuôi con

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi twophuong, 27/4/2009.

  1. twophuong

    twophuong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    21/9/2008
    Bài viết:
    2,369
    Đã được thích:
    674
    Điểm thành tích:
    773
    Nếu như trước đây, một bà mẹ nuôi được 10 con dễ dàng như không thì thời nay, dù chỉ có một con, các bà mẹ cũng cảm thấy thật gian nan. Chỉ cần đứng trước khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 1 TP.HCM hay Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM... bạn sẽ thấy những bà mẹ có gương mặt căng như... dây đàn, bồng trên tay là "nhân vật chính" có vóc dáng... siêu mỏng.

    Cá chuối đắm đuối vì con

    Chị Tiên - nhân viên văn phòng tại Q.1, TP.HCM, tự kết tội mình: "Tôi đã nuôi con sai cách! Sinh con đầu lòng, không có mẹ bên cạnh nên tôi đã nuôi bé theo... sách, báo và những người hàng xóm. Bé sinh 3,3kg, trong ba tháng đầu lên được 5,4kg. Vậy mà, 12 tháng ròng rã chỉ lên có 2,2kg. Bé đã từng "chén" sạch bát cháo trong vòng năm phút, nhưng nay đến bữa thì giấu mặt đi, tay khua tứ tung, không chịu ăn, ép thì khóc, khóc đến ói ra mới thôi. Muốn bé ăn, tôi phải bày trò nhưng "ngón nghề" ngày càng cạn. Thấy con gầy quá, chồng tôi bèn "ra tay", cho con đi rong, nhảy cả lambađa, đánh đấm như kiếm sĩ, hát "ông ổng" để tranh thủ lúc bé đang há hốc mồm ra xem thì đổ một thìa cháo vào miệng bé. Giờ thì "trò" của bố cũng mất thiêng, bé vẫn che miệng khi thấy chén cháo từ xa".

    Chị Thanh - nhân viên một công ty tư nhân, đưa con đi điều trị khắp nơi cũng đang xót xa vì bốn tháng bé cân nặng 6kg, nay tám tháng rưỡi chỉ 7kg. "Bé biết bò hơn hai tuần nay nhưng vì yếu quá nên bò cứ xiêu vẹo như người say xỉn. Đau lòng nhất là gửi con nhà hàng xóm từ 6g30 sáng đến 5g30 chiều, mà về nhà không thể đút gì vào miệng con".

    Riêng mẹ bé Nhái lại tự nhận mình rất kiên trì trong "cuộc chiến" cho con ăn. Nếu trong 30 phút con không chịu ăn cháo gà, chị sẽ bỏ, làm cháo thịt heo. Nếu bé tiếp tục không chịu ăn thì chị thay bằng bánh flan... Có hôm bữa ăn kéo dài hai tiếng mà chẳng được mấy muỗng thức ăn vào bụng con. Có bữa bé "đình công" bỏ luôn bữa kế tiếp bằng cách ngủ vùi.

    Chị Hiền nhà ở Bùi viện, Q.1, TPHCM lại thú nhận đang stress khi nghe bác sĩ xác nhận: con chị bị suy dinh dưỡng vì 4,5 tháng mà nặng có 5kg, trong khi lúc mới sinh bé nặng 3,1kg. "Có lúc nghe người ta nói cứ bỏ đói, bé sẽ đòi ăn, nhưng trời ạ, tôi chờ đến bốn tiếng mà con chẳng "ý kiến, ý cò" gì cả" - Chị bức xúc kể.

    Chuyện trẻ biếng ăn ngày càng nhiều và trở thành "chướng ngại vật" mà các bà mẹ phải vượt qua. Tại hội thảo Tiêu chuẩn vàng trong chăm sóc trẻ nhũ nhi được tổ chức vừa qua ở Hà Nội, GS.TS Nguyễn Công Khanh - Phó chủ tịch Hội Nhi khoa VN, cho biết, có đến 60% bà mẹ đang nuôi con không đúng cách, làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ trẻ em biếng ăn trong những năm gần đây.

    Không chỉ chuyện ăn, chuyện nuôi con theo tiêu chuẩn vệ sinh cũng là vấn đề cần đề cập. Người giúp việc nhà cho chị Thoa, ở Phú Mỹ Hưng, Q.7 muốn hoa mắt lên khi được anh Thông - chồng chị Thoa, hướng dẫn cách làm vệ sinh sau khi bé "đi ị". "Trước mặt tôi là bốn – năm hộp, hũ toàn chữ tây. Anh dặn nào là lau bằng giấy, lau lại bằng khăn tẩm nước hoa, lau bằng nước sôi để nguội, chậm khô và rắc phấn. Nấu ăn cho bé cũng thế, đủ các loại bột rau, củ, quả, thịt... không biết đâu mà lần...".

    Còn anh Vũ, họa sĩ, chờ đợi 13 năm mới có con nên đứa bé đã được nuôi theo trí... tưởng tượng vốn dày lên theo năm tháng của bố. Con anh được "quán triệt" phải ở phòng lạnh 100%. Anh mua lưới lọc bụi riêng cho máy lạnh, chà rửa mỗi tuần. Phòng, sàn nhà, cửa kính đều được dùng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Bé biết bò, anh hạ lệnh cho cả nhà tổng vệ sinh đến từng khe của viên gạch. Đồ chơi của bé, được người giúp việc lau rửa và phơi nắng mỗi ngày... Anh ra sức làm tất cả để con không bị bệnh nhưng bé vẫn... bệnh.

    Sai từ đâu?


    Trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

    sẽ làm tăng gánh nặng cho thận

    và đầy bụng dẫn đến chán ăn

    Nguồn: tykecoons.com

    Điều dễ nhận biết là trong bốn tháng đầu, trẻ châu Á phát triển không thua gì trẻ em châu Âu nhờ sữa mẹ. Sau đó, tới giai đoạn... phú quí giật lùi, trẻ ngày càng gầy nhom. Có nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn. Bác sĩ chỉ cần nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của bé là có thể đoán được một phần nguyên nhân.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1, TP.HCM nhận xét: "Các bé biếng ăn chủ yếu do tâm lý (bị ép ăn, cha mẹ bỏ đi biền biệt, giao người giúp việc cho ăn, trẻ ăn quá sức, không khí bữa ăn căng thẳng, ba mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa); Khẩu vị ăn không phù hợp, nêm quá nhiều gia vị, ăn quá nhiều đạm, ăn đặc quá, pha bột vào sữa, pha sữa đặc hơn so với hướng dẫn, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... sẽ làm trẻ khó tiêu hóa". Bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác như: trẻ ăn dặm quá sớm, buộc bé ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định...

    Cho bé ăn dặm sớm là điều mà nhiều bà mẹ mắc phải. "Tôi muốn cho bé ăn sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu nhưng mới bốn tháng bé có vẻ lười ăn sữa và khi cả nhà ngồi ăn cơm thì bé nhìn chằm chằm. Đưa dưa hấu hoặc thịt luộc vào mồm thì bé mút lấy mút để. Chính vì thế nên mình mới quyết định cho bé ăn dặm sớm hơn" - mẹ bé Nấm cho biết. Thực tế bé "ham vui", thích không khí bữa ăn nên tỏ thái độ bé muốn tham gia, nhưng mẹ lại nghĩ là bé chán sữa, thèm cơm. Cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn đến trường hợp bé chán ăn như con chị Tiên, chị Thanh.

    Bác sĩ Lê Thị Kim Quí – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết: "Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ tại TP.HCM thấp nhất so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Cai sữa sớm sẽ cắt mất nguồn dinh dưỡng quý có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ". Mẹ con "chia tay" quá sớm cũng làm bé hụt hẫng vì thiếu sự chăm sóc quen thuộc. Chị Tiên cho biết: "Mình đi làm cả ngày, không người trông trẻ nào chịu nổi cháu, đã thay gần chục người rồi". Chị Thanh cũng đi làm suốt ngày, gửi con cho hàng xóm. Càng thay nhiều người, bé càng bị bất ổn về tâm lý, bé đòi hỏi quyền được chăm sóc bằng cách kháng cự không chịu ăn.

    Cuối cùng là cách cho ăn. Chị Lan đọc sách báo nghe nói ăn cá tốt cho sức khỏe, thế là các loại cá đắt tiền: hồi, chình, chẽm... đều vào "tầm ngắm" của chị. Mỗi chén cháo một khứa cá xay nhuyễn, nấu với nước xương bò, heo... Gạo lức nhiều vitamine B1 nấu buổi sáng, gạo thơm dẻo nấu buổi chiều cho dễ tiêu. Nếu đổi bữa thì đó là 100gr thịt bò hoặc thịt heo, gà... Rau thì chị mua rau sạch để không có thuốc trừ sâu.

    Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, "Trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và đầy bụng. Điều cần nhớ là bé không phải người lớn thu nhỏ, càng không phải robot để có thể "măm" những thứ mẹ "sáng tác", trong khi chúng "quá tải" với hệ tiêu hóa của bé.

    Làm sao cải thiện tình hình?

    Chuyện ăn uống của trẻ không chỉ liên quan đến no đói mà còn cả yếu tố tinh thần. Bé cảm thấy ức chế thì cũng không hấp thu được thức ăn. Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá máy móc hoặc trông chờ vào... bác sĩ. Bác sĩ không trực tiếp cho bé ăn nên chỉ có lý thuyết chung chung mà thôi (thực tế không ít con bác sĩ cũng... biếng ăn!). Hãy để ý đến điều bé thích. Bé từ sáu tháng trở đi rất thích tham gia chung... vui cùng người lớn. Đông vui, bé sẽ ăn nhiều hơn. Bí quyết từ các bà mẹ có con ăn uống bình thường là cho con ăn chung với mình, con một muỗng mẹ một đũa. Không khí ăn uống cần được thiết lập ngay từ bữa đầu tiên ("làm quen" mà chơi không vui thì bé sẽ không thèm chơi).

    Khi cho bé ăn, không nên vừa ăn vừa chơi, nhưng cũng không quá cứng nhắc phải có khăn ăn (nếu rơi vãi, hãy để sau khi ăn xong rồi làm vệ sinh, không ngắt quãng bữa ăn). Thông thường khi mới ăn dặm, cần cho bé ăn chút ít để làm quen hương vị mới, sau đó vẫn cho một bữa sữa. Đây là cách để bé quen và "nới" bao tử. Cuối cùng là thức ăn, nếu người lớn "được" dùng thực đơn của chị Lan cho trong một tuần, thì cũng "khóc thét" vì sợ, nói gì đến bé.

    Thức ăn cho bé cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng, không nên tự "sáng tác". Ví dụ: lúc bé 4 tháng cần bú mẹ theo nhu cầu, từ 5 - 6 tháng ăn dặm bột loãng 5% (100ml nước pha với 5g bột), ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Từ 7 - 9 tháng ăn hai chén bột sệt 10% và ăn đủ bốn nhóm thức ăn: đạm, bột, béo, rau quả; trẻ từ 10 – 12 tháng cần ăn ba chén bột đặc, bú mẹ ba - bốn lần... Bên cạnh cho ăn, các bà mẹ nên tập cho bé thói quen tốt, sinh hoạt đúng giờ.

    Ở những trường hợp đã biếng ăn, điều cần làm đầu tiên là tìm hiểu xem trẻ có bệnh gì không. Mọc răng, bé cũng bỏ ăn... một thời gian rồi ăn lại, lúc này ba mẹ ép ăn thì chỉ làm bé sợ thêm. Ba mẹ nên trực tiếp chăm sóc bé. Thời gian đầu có thể bé chưa ăn nhiều như trước, nhưng bé sẽ vui vẻ và cảm thấy an toàn. Mẹ nên tranh thủ nghỉ thêm để bé cứng cáp hãy đi làm, đôi khi thiệt thòi vài tháng thu nhập nhưng hiệu quả mang lại rất lớn - đó là sức khỏe và sự phát triển bình ổn của con.

    Về vấn đề vệ sinh, theo BS Đinh Tấn Phương - khối Hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1, TP.HCM: có ba nguồn lây bệnh cho trẻ: không khí, vệ sinh ăn uống và tiếp xúc. Trẻ em hiện nay dễ nhiễm bệnh vì môi trường ô nhiễm. Cách tốt nhất để trẻ không bị bệnh là giữ vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

    Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần theo dõi sự phát triển của bé, để không quá đà, đi từ suy dinh dưỡng đến béo phì mà không hay.

    Theo Phụ nữ Online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi twophuong
    Đang tải...


  2. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Nuôi con là khổ không ai khen sướng cả nhưng con là niềm hạnh phúc của cha mẹ vì thế cha mẹ hết lòng vì con dù vất vả đến đâu cha mẹ ai cũng cố gắng không ai giám bỏ mặc con cả vì thế các mẹ hãy cố gắng lên.
     
  3. duyendoan_aus

    duyendoan_aus Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/3/2019
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Chúng ta phải tập kiên nhẫn với bọn trẻ :)
     
    Vũ Thị Bích Liên thích bài này.
  4. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,892
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Với cả cũng không nên nghe tất cả những thông tin trên mạng, cơ địa mỗi bé 1 khác, không thể áp cách ăn uống của bé này lên bé khác được
     
  5. bichvu2512

    bichvu2512 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/11/2018
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Nuôi con vất vả thật đó
     
  6. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,103
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
    nuôi con không bao h là dễ dàng cả
     
  7. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,301
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    823
    phải kiên nhẫn thôi b ơi
     
  8. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Thiết bị vệ sinh nhập khẩu Hàn Quốc

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,463
    Đã được thích:
    933
    Điểm thành tích:
    823
    nuôi con không bao h là dễ dàng cả
     

Chia sẻ trang này