Cưới hay mua vợ Việt Nam?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 26/4/2006.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Cưới hay mua vợ Việt Nam?

    Bài báo “Các trinh nữ VN đến Hàn Quốc - đất nước của hi vọng” đăng trên nhật báo Chosun đang gây xôn xao dư luận trong xã hội Hàn Quốc. Dưới đây là bài viết phản hồi của một nhà báo nước này.


    Tấm ảnh này được đăng trên tờ Chosun, với các cô dâu Việt hoàn toàn không được che mặt.
    Độc giả Hàn Quốc, trong đó có du học sinh VN, đã phản ứng gay gắt với thái độ vô cảm của phóng viên cũng như những bức ảnh không che mặt kèm theo không đảm bảo quyền chân dung của các phụ nữ Việt Nam, dù thực tế rất có khả năng sẽ trở thành cô dâu Hàn và sinh sống tại Hàn Quốc.

    Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, chỉ trong vòng năm năm, tỉ lệ kết hôn với người nước ngoài của Hàn Quốc tăng lên ba lần, trong đó tỉ lệ lấy vợ VN lên đến 43 lần, năm 2001 là 134 người, đến năm 2005 là 5.822 người. Con số này chiếm một phần năm tổng số người Hàn Quốc kết hôn với người nước ngoài, đứng thứ hai sau Trung Quốc (18.527 người).

    Nhưng hầu hết phụ nữ Trung Quốc này có gốc là người Hàn. Như vậy, chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số người nước ngoài mà đàn ông Hàn Quốc kết hôn là phụ nữ VN. Người ta hay cho rằng lý do chủ yếu mà đàn ông Hàn Quốc thích lấy vợ Việt chính là vì họ “dễ vâng lời và phục tùng” và “vì sự tương đồng về dung mạo nên khi sinh con sẽ không khác gì lắm với người Hàn Quốc”.

    Hiện nay ở Hàn Quốc, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như: “Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”, “Người già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”. Những quảng cáo này còn liệt kê chi tiết về ưu điểm của con gái Việt Nam là: “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “dáng người đẹp nhất trên thế giới”, “giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng”, “khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ Việt Nam có mùi cơ thể dễ chịu”, “vì đàn ông Việt Nam lười biếng nên ở nông thôn đi đâu cũng chỉ thấy phụ nữ làm việc, do vậy phụ nữ Việt Nam rất siêng năng, cần cù, không sợ lao động nặng nề ở vùng nông thôn Hàn Quốc”.

    Thậm chí người ta còn thấy lan tràn khắp nơi những biểu ngữ, ap phich, poster, băng rôn, tờ rơi kêu gọi kết hôn phụ nữ Việt Nam với lời lẽ mang tính sỉ nhục nặng nề hơn: “sống thử sáu tháng, không bằng lòng thì đổi đi”, “giữ nhà tốt”, “(phụ nữ) Việt Nam không bao giờ chạy trốn”.

    Theo luận án thạc sĩ (khoa quan hệ quốc tế Trường ĐH Quốc gia Seoul) của Hà Minh Thành với đề tài "Nghiên cứu về vấn đề kết hôn với người nước ngoài giữa Việt Nam và Hàn Quốc" thì lý do chính phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc là bởi “Korean dream” (giấc mơ Hàn Quốc), “lý do kinh tế” và “tác động của trào lưu văn hóa Hàn Quốc”. Cũng theo luận án, giữa vợ Việt và chồng Hàn, trường hợp chênh lệch hơn 10 tuổi chiếm đa số (85%), trong đó chênh lệch hơn 20 tuổi chiếm 15%, bất mãn lớn nhất đối với chồng Hàn là vấn đề bạo lực (35%).

    Hiện nay, các cuộc hôn nhân này chủ yếu được thực hiện thông qua công ty môi giới hôn nhân, tổ chức tôn giáo hoặc thông qua trung gian cá nhân. Xu thế đàn ông Hàn Quốc già lấy vợ Việt Nam trẻ (trên dưới 20 tuổi) ngày càng tăng lên, theo đó hàng loạt vấn đề xã hội đã nảy sinh: cưỡng ép con dâu phải theo lối sống nhà chồng, sự căng thẳng bởi bất đồng ngôn ngữ, đối xử như vật sở hữu, xem vợ như người phục vụ, người giúp việc không lương, bạo hành tình dục.

    Hầu hết phụ nữ Việt Nam sang Hàn Quốc đều gặp phải những khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội như bị kết hôn giả hay những cái nhìn phiến diện về gái mại dâm. Thậm chí gần đây, trong hợp đồng hôn nhân cũng có trường hợp ghi rõ các điều khoản đòi cha mẹ bồi thường khi cô dâu bỏ trốn.

    Trên thực tế, có trường hợp một người đàn ông Hàn Quốc 45 tuổi lấy vợ Việt Nam 19 tuổi, sau đó đã ly dị với lý do “vợ dậy muộn, không lo bữa sáng cho con trai đang học cấp III”, và gửi đơn khiếu nại đến Viện Bảo hộ người tiêu dùng để đòi lại những chi phí thủ tục kết hôn.

    “100% thanh toán sau” như một lời quảng cáo sản phẩm chính là “slogan” của các công ty môi giới hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam. Hầu hết công ty môi giới hôn nhân đều tự đề cao chất lượng “món hàng” và dịch vụ hậu mãi của mình: “Tuyển chọn khắt khe các tiêu chuẩn của cô dâu về sức khỏe và phẩm hạnh”, “Chỉ thanh toán sau khi đám cưới xong và trở về Hàn Quốc”, “Trong trường hợp ly dị mà lỗi thuộc về cô dâu thì công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm tái hôn miễn phí”.

    Nếu như phim truyền hình Hàn Quốc đang là một “cơn sốt” ở Việt Nam thì con gái Việt đang trở thành “mốt” cho giới đàn ông Hàn Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

    Và nhật báo Chosun vừa chứng tỏ điều đó khi bình thản kể lại một câu chuyện bất thường mà như là bình thường.

    Bài báo trên tờ Chosun viết gì?

    Tác giả đã đến thăm văn phòng Công ty môi giới hôn nhân Cyclo tại TP.HCM và viết phóng sự về các cuộc hôn nhân. Với một giọng văn lạnh lùng và vô cảm, tác giả bài báo miêu tả quá trình kết hôn giữa chú rể Hàn Quốc và cô dâu Việt Nam như trong thời chiến: từ việc chọn một cô trong 150 cô gái “có mơ ước thoát khỏi cảnh đói nghèo” đến gặp mặt cô dâu, chào hỏi cha mẹ vợ, kiểm tra AIDS, đám cưới, chụp hình ngoại cảnh, tất cả chỉ diễn ra trong hai ngày.

    “Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông Hàn Quốc đang ngồi. 11 phụ nữ Việt Nam đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo. Người đàn ông Hàn Quốc nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi không chọn nữa và nói: “Ôi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ!”.

    Đó là ông Kim Chang Ho (tên giả), 35 tuổi, không nghề nghiệp, ở Incheon, có mẹ đang điều hành một quán ăn. Trước khi xem mắt trực tiếp 11 cô gái này, ông Kim đã xem qua ảnh của họ. Ông chuyển sang phòng bên cạnh, mở đĩa CD có thời gian một tiếng rưỡi, thời gian ghi hình là tháng 4-2006. Trên màn hình lần lượt xuất hiện 150 cô gái có mã số. Ống kính quay từ khuôn mặt rồi đến toàn thân. Chỉ được 20 phút, ông lại bỏ cuộc. Có vẻ như ông đã chọn được hai trong số 11 cô gái lúc nãy.

    Cô Sen là một trong hai người đó. Ông Kim hỏi Sen và một cô gái khác trạc 20 tuổi, có thân hình mảnh mai, rằng: “Tôi đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và bà đang kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không?”. Cả hai cô gái đều gật đầu. Cái trầm lặng cho cuộc nói chuyện giữa những người xa lạ với nhau càng trở nên dài hơn.

    Quê Sen là một vùng nông thôn nghèo khó, cách TP.HCM bốn giờ xe chạy. Từ một năm trước cô đã có ước mơ lấy chồng nước ngoài. Cô muốn thoát khỏi cảnh nghèo. Cô nói: “Con gái của dì em ba năm trước lấy chồng Đài Loan, nhờ đó mà đã xây được nhà tường”. Cô cũng đang mơ “giấc mơ Hàn Quốc” như thế. Cách đây mười hôm, Sen đăng ký với văn phòng môi giới hôn nhân và đã qua một cuộc phỏng vấn nhưng không được chọn.

    Vứt bỏ điếu thuốc, sau một hồi chần chừ, ông Kim cũng chọn Sen: “Mẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà”.

    Hai người thành đôi và lập tức đến bệnh viện để xét nghiệm HIV

    (Theo Tuổi Trẻ)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Một ý kiến rất hay của một độc giả trên VnExpress như sau:

    Cảm ơn nhà báo Seung Woo Chae

    Có lẽ chưa có một nhà báo Việt Nam nào đủ dũng cảm để viết lên sự thật ấy. Cái sự thật mà ai cũng muốn giấu nó đi và khi bị người ngoài biết đến thì cảm thấy nhục nhã, mất thanh danh.

    Người gửi: Suzuki kakita
    Gửi tới: Ban Thế giới
    Tiêu đề: Cảm ơn nhà báo Seung Woo Chae

    Ai là người đáng bị nên án? Ai là người đáng bị nguyền rủa? phải chăng là những cô gái đang muốn tự cứu lấy mình và gia đình mình bằng cách thức khả thi nhất, thậm trong nhiều trường hợp là phương cách bất khả kháng?

    Họ đáng bị lên án, họ đã gây ra tội lỗi vì họ là phụ nữ? Không, ngàn lần không! Cảm ơn nhà báo Seung Woo Chae.
     
  3. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Một ý kiến khác cũng trên VNExpress:

    Domi
    Bất nhất vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, kể cả bài báo mà mọi người đang chú ý. Tôi là một trong những người đi tìm hiểu thực tế cũng như bao nhà báo khác vì vậy xin hãy để những người trong cuộc tự đánh giá và khẳng định sự thật.

    Đừng vội kể tội bài báo đó ngay cả khi người viết bài cũng phải quay lưng lại với chính mình. Tôi và chúng ta hãy cùng nhau nghiền ngẫm về một vấn đề trong xã hội và có những động thái tích cực về vấn đề đó theo lương tâm và trách nhiệm của mình.
     
  4. QM

    QM Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    30/1/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Đọc bài báo qua tiếng Anh thấy rõ : Không có gì mà phải ầm ĩ :
    Độc giả tinh ý có lẽ cũng cám ơn BBT các báo đã làm "to" chuyện này . Nhưng rồi mọi chuyện cũng lại "nước chảy bèo trôi" mà thôi . Ai tham nhũng cứ việc đục khoét và lên giọng dạy xã hội; ai nghèo cứ việc bán mình...
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Việc phụ nữ Việt Nam bán thân nuôi gia đình - đã có từ lâu, từ phong trào lâý chồng Đài Loan cho đến Hàn Quốc , báo chí cũng đã lên tiếng nhiều và cũng có khá nhiều phóng sự xã hội mô tả khá kỹ từ những tay đầu nậu đi "thu gom" các cô gái miền Tây, cảnh những anh chàng ngớ ngẩn, khuyết tật, già khọm cùng với các cô gái xếp hàng trong bệnh viện Tâm thần để giám định, cho đến việc tập kết đông vui ở các công viên quận 8, quận 5 TP.HCM - Có những bài phóng sự rất chi tiết, kể những chuyện mua bán sang tay các cô gái Việt giữa các anh chàng Đài ... Nhưng không hề có một cơ quan chức năng nào, từ hội phụ nữ, Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em cho đến các cơ quan an ninh lên tiếng hay can thiệp một cách tích cực - Vậy thì ai là người vô cảm ? ai là kẻ làm nhục phụ nữ VN ? là người Việt, sống trên đất Việt mà còn bị mua bán sang tay trắng trợn như một món hàng ngay tại Tp lớn nhất nước, thì ra khỏi nước tránh làm sao khỏi sự coi thường - Nhưng rõ ràng báo Hàn Quốc chỉ mô tả một cách " vô cảm" không khen, không chê, không phê phán, không miệt thị - Vậy mà đã làm cho nhiều người nổi giận - một vài vị chức sắc thì ngủ không yên ? và Tất cả đều yêu cầu phải xin lỗi - Xin hãy nhìn laị chính mình, nhìn lại chính cách ứng xử vô cảm của các toà lãnh sự - đại sứ Vn ở Đài Loan, Sigapore và bây giờ là Hàn Quốc trước khi " nổi giận" trước những hình ảnh và con chữ vô cảm chỉ có giá trị thông tin kia - Tôi xin cám ơn tờ báo Hàn Quốc đã giơ đầu chịu báng, trở thành nạn nhân chỉ định cho chính sự vô cảm của những kẻ có thẩm quyền tại Việt Nam .
     
  6. QM

    QM Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    30/1/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Nỗi đau từ những lời xin lỗi
    TS. Nguyễn Ngọc Điện

    Chuyện các cô gái Việt Nam mơ lấy chồng Hàn Quốc, được mô tả trong một bài báo của phóng viên Che Sung Woo, đăng trên báo Chosun (Hàn Quốc) đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Việt Nam. Những phản ứng của phía Việt Nam đã có kết quả nhất định. Đã có lời xin lỗi chính thức của đại diện Sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và của tác giả bài báo; đã có lời đồng cảm sâu sắc từ một số tổ chức xã hội và người dân Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, trước những lời xin lỗi và đồng cảm ấy, tôi lại có cảm giác chua xót.

    Không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện của bài báo đó. Nhưng chắc chắn, đã từ lâu, việc lấy chồng “ngoại” là sự lựa chọn của nhiều cô gái Việt Nam mơ ước đổi đời. Trong đại đa số trường hợp, cuộc sống đói nghèo và bế tắc là nguyên nhân khách quan của sự lựa chọn đó.

    Hầu hết những cô gái Việt Nam ấy đều ít học, không có năng lực nghề nghiệp gì đặc biệt, xuất thân từ những gia đình nghèo khó ở các vùng nông thôn. Họ có các bậc cha mẹ vốn là những người không có hoài bão cao xa, bất lực trong việc thoát nghèo, vươn lên bằng cách đầu tư, động viên con cái nỗ lực trên con đường học vấn hoặc trau dồi kỹ năng lao động. Việc những cô gái ấy lấy chồng “ngoại” đi theo logic của những điều bình thường nhất.

    Họ tham gia vào các cuộc ứng tuyển cô dâu với suy nghĩ của một người tìm kiếm lối thoát cho cuộc sống bản thân và cho gia đình. Có thể có cô hiểu rằng làm như vậy là tự hạ thấp phẩm giá của mình. Có cô không nghĩ ra được như thế. Nhưng gần như chắc chắn, không cô nào ý thức được rằng khi vào vai ứng viên cô dâu, thì với tư cách một phụ nữ-công dân, họ đã làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Lý do rất đơn giản: họ không được giáo dục để có được ý thức đó. Họ ngay tình và, do đó, không có lỗi.

    Không thể phủ nhận rằng bài báo trên tờ Chosun mô tả một thực trạng, nêu những điều có thật về sự hình thành của đa số các cuộc hôn nhân Việt-Hàn. Có những cô gái bản xứ chấp nhận một cách tự nguyện để cho mình được trưng bày với hy vọng được lựa chọn, như một món hàng. Có thể, tác giả bài báo ấy hoàn toàn vô cảm khi thực hiện công việc của mình. Nhưng điều chắc chắn: họ không phải là những người đầu tiên đả động đến chủ đề này. Báo chí Việt Nam đã từng có nhiều bài vở về những vụ môi giới hôn nhân mang tính chất mua bán phụ nữ; về những bi kịch của các cô dâu sống ở xứ người. Thậm chí có bài viết đã được minh họa bằng những hình ảnh đau thương của những cô dâu bị tật nguyền do sự bạo hành của người chồng nước ngoài. Tóm lại, tất cả những chuyện nêu trong bài báo gây phẫn nộ đó đã được mọi người biết từ lâu. Nhưng, nói như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, dù ông đã nhiều lần gửi thư kêu cứu đến các cơ quan chức năng, các địa phương có liên quan,“cả hệ thống chính trị của Đảng từ Trung ương đến các địa phương không thấy có định hướng, tác động gì, cứ để mạnh ai nấy làm một cách tự phát”.

    Vả lại, cần phải thấy rằng sự xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam không chỉ đến từ những người nước ngoài. Có những phụ nữ đã phải chấp nhận làm trò vui cho những cuộc chơi sa đọa của chính những đồng bào có tiền, có quyền nhưng hư hỏng của mình, kiểu như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến. Loại “đồng bào” này không phải hiếm.

    Suy cho cùng, cho dù tác giả bài báo và Ban Biên tập báo Chosun có vô cảm trước những cuộc gả bán cô dâu Việt Nam, thì danh hiệu “người vô cảm đầu tiên” không thuộc về họ.

    Bởi vậy, nếu cứ buộc người ta phải xin lỗi vì đã nói sự thật, chúng ta sẽ tiếp tục tự đánh lừa mình khi không chọn nhìn thẳng vào sự thật. Điều đáng nói là dù sao người Hàn Quốc cũng đã chính thức lên tiếng xin lỗi phụ nữ Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Không loại trừ khả năng họ xin lỗi chỉ theo phép lịch sự hoặc vì lý do ngoại giao; khi đó, lời xin lỗi chẳng khác một lời an ủi xuất phát từ lòng thương hại. Nhưng cũng có thể họ thực lòng xin lỗi; mà nếu đúng là họ đã xin lỗi một cách chân thành, thì bằng cách đó, họ và dân tộc họ tiếp tục hoàn thiện phẩm chất của mình.

    Còn chúng ta, trong vụ này, chúng ta nợ đến hai lời xin lỗi. Đáng lý ra, trước khi đi đòi nợ những người Hàn Quốc, chúng ta phải trả cho xong nợ của mình. Chúng ta phải xin lỗi đồng bào của mình, vì đã để cho một bộ phận phụ nữ, do cuộc sống quá khó khăn và không được hưởng sự giáo dục tốt, đã thực hiện những hành động làm hoen ố hình ảnh phụ nữ Việt Nam. Và chúng ta cũng phải thắp một nén hương tạ lỗi với tiền nhân vì đã chưa làm tròn nhiệm vụ bảo vệ danh dự, phẩm giá của giống nòi.
    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=50&Sobao=803&sott=22
     
  7. QM

    QM Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    30/1/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Không biết những cô dâu xứ người khổ hơn, nhục hơn hay là những cô gái này (trên khắp Việt nam)?Và đâu là nguyên nhân chính

    'Công nghệ' mại dâm ở Đồ Sơn
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/08/3B9D53CC/

    Từng nổi tiếng là một khu du lịch đẹp nhất nhì miền Bắc, Đồ Sơn (Hải Phòng) nay lại lừng lẫy trong giới ăn chơi như một địa chỉ có nhiều "em út" với giá rẻ và được tổ chức hết sức chặt chẽ, tinh vi...

    Ra Đồ Sơn vào một tối đẹp trời, T. - một công tử con nhà giàu - dông thẳng xe hơi vào dãy nhà nghỉ ở ven bờ biển - nơi mà người Hải Phòng thường gọi là khu "Hai chín nhăm". T. bảo nhà này chiều khách lắm, muốn chọn mười em lấy một cũng vui lòng.

    T. rồ ga tiến vào trong lúc một chiếc xe biển số xanh lùi ra. Dãy nhà nghỉ hai mặt đường, phía trước là lối của người đi nghỉ mát, cổng sau là nơi ra vào của bọn T. và... của những người ngồi trong chiếc xe biển số xanh kia. Hai trăm nghìn một phòng qua đêm. Nhưng T. là loại tay chơi sành điệu, hắn đòi phòng đôi. Ngoài cửa, ba bốn em đã thập thò, nhưng T. cho rằng đây là "đồ thừa" của chiếc xe hơi có biển số xanh vừa nãy, nên yêu cầu điều "hàng" khác.

    Em mà T. duyệt có làn da trắng, tóc dài, hơi mập nhưng thân hình cân đối và giọng nói dễ nghe. Cuộc mây mưa của hắn bắt đầu bằng "màn chào hỏi" khiến cô gái làng chơi phải la làng. T. dẫu đi "xế hộp" thật, song có đôi bàn tay ráp và khô như một tờ giấy nhám nên cô gái kia kêu than cũng là một lẽ đương nhiên thôi. Song cuối cùng thì những lời kêu than cũng dịu đi và một câu chuyện bắt đầu. Cô gái tên Nga, 23 tuổi, quê Phú Thọ, được điều động từ một nhà khác đến.

    Quy trình trở thành "nhân viên" ở đây cực kỳ gọn nhẹ: nhan sắc tối thiểu, giấy chứng minh và sự tự nguyện. Một chủ nhà nghỉ nào đó sẽ tiếp nhận, nuôi ăn, không trả lương. "Anh đừng tưởng, không phải đứa nào cũng được như em đâu. Chúng nó trông chán lắm, nói năng thì vụng về. Nhưng cũng vì thế mà em vất vả, có ngày em phải đi mười bốn lượt đấy, rã rời. Chỉ lên xuống cầu thang đã nhọc rồi, chưa nói đến việc đạp xe theo yêu cầu điều động", Nga nói với T. khi trời đã gần sáng

    Trong khu "xây dựng", hàng loạt nhà nghỉ, nhà hàng nối nhau trùng điệp, trời chiều đang còn nắng nên chưa có khách nhưng các em nhân viên đã ăn mặc chỉnh tề. Ghé vào nhà nghỉ H., cậu nhân viên bắc ghế ngồi ngoài cửa (cách đón khách tốt nhất là kê ghế và ngồi ở cửa). "Dựng xe xuống đây đi. Chín mươi nghìn một suất, ngoài ra anh cho em nó bao nhiêu tùy tâm, không thì thôi", cậu nhân viên nói.

    Tại căn phòng khá xịn trên tầng 2, ngay tức khắc, một cô gái đã lấp ló trước cửa. Các em được gọi và tự gọi mình bằng một danh từ lịch sự là "nhân viên". Tất cả “nhân viên” đến Đồ Sơn đều tự nguyện, không bị ai ép buộc. Trước đây "giá làng" 70 nghìn đã được duy trì trong nhiều năm. Nga nói: "70 nghìn thì em được hai mươi thôi, còn lại chủ thu tiền nuôi ăn, tiền phòng. Nhưng các anh bo bao nhiêu, chúng em được bấy nhiêu".

    Các em nhân viên rất kín đáo, không bao giờ vồn vã mời chào, không đi xe ôm để chạy sô mà dùng xe đạp, không ăn mặc quá khêu gợi, không mắt la mày lém mặc dù rất lành nghề trên... giường. Tất cả như đã được tập huấn và nếu ai không tinh ý thì không thể nhận ra đó là những “nhân viên đặc biệt” của đất Đồ Sơn. Chính vì thế, một cán bộ lãnh đạo của Công an thị xã đã nói rằng đấu tranh với loại tội phạm này không dễ chút nào. Thực tế là vài năm nay Công an TP Hải Phòng chưa bắt được vụ mại dâm nào đáng kể.

    Mùa du lịch 2004, khi chỉ số giá cả tăng lên thì "thị trường" Đồ Sơn mới tăng giá lên 90 nghìn. Mỗi lần đi khách, các em được 25 đến 30 nghìn, cái giá quá "mùn củi" - như cách nói của người Hải Phòng. Chấp nhận lợi nhuận thấp nhưng doanh số cao, không trông đến tiền chia mà nhìn vào tiền thưởng. Có lẽ quá hiểu điều ấy nên các em rất "nhiệt tình".

    Để giữ gìn cái "thương hiệu" cho đất Đồ Sơn nên sau khi "hoàn thành nhiệm vụ", các em bao giờ cũng chào khách rất lễ phép và lặng lẽ đi ra không một lời đòi hỏi dù không được cho thêm tiền. Các cơ sở lưu trú tư nhân hầu như đều có nhân viên và thực hiện việc luân chuyển, trao đổi một cách nhuần nhuyễn. Không tranh giành, không bảo kê, không chặt chém, lừa gạt, tất cả đều một giá 90 nghìn thu tại lễ tân cho một giờ nhập phòng.

    Những nơi tập trung nhiều gái mại dâm ở Đồ Sơn nhất là "khu 295" trên đường vào khu 1, khu "xây dựng" ven bờ biển khu 2, khu vực bến Nghiêng cũng ở khu 2. Theo thống kê trước đây của Chi cục Phòng chống tệ nạn TP Hải Phòng thì có 250 gái mại dâm đang hành nghề ở Đồ Sơn. Nhưng năm nay, con số chưa thể cập nhật được.
     

Chia sẻ trang này