Dự án - Chia sẻ các bài dịch về giáo dục trẻ em.

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi meminhanh, 17/12/2009.

  1. mebecoi@yahoo.com

    mebecoi@yahoo.com Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    5/8/2009
    Bài viết:
    3,099
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    173
    topic này hay quá, dù là bài dịch hay bài sưu tầm, thì đều là những hướng dẫn và tư vấn rất tốt cho cha mẹ chúng ta trong quá trình nuôi dạy con cái,
    cảm ơn các mẹ nhé, cảm ơn chủ top đã có ý tưởng rất hay
    mình hi vọng sau này, mod sẽ xem xét để ra sách tổng hợp các bài dịch rất ý nghĩa này cho các mẹ cả nước cùng được tham khảo nhé
     
    Đang tải...


  2. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Cảm ơn Mebecoi đã động viên. Mod cũng có ý định tập hợp các bài trên này để ra sách, nhưng chắc cần thêm bài và thời gian.

    Tết đến g mình bận quá, cố gắng 1 - 2 tuần có 1 bài post lên mà chưa thục hiện được. Kêu gọi các mẹ cùng tham gia dịch/ sưu tầm bài nhé!

    Thanks các mẹ.:p:p:p
     
  3. duonglanchi

    duonglanchi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/8/2009
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    83
    Em cũng muốn tham gia lắm nhưng trình độ English kém quá chị ạ :(
     
    meminhanh thích bài này.
  4. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Mình gửi bài nữa, hy vọng có thể giúp các mẹ

    5 vấn đề lớn khi dạy dỗ con - Giải quyết như thế nào?
    Suzanne Schlosberg, Pareting

    Làm sao để bình tĩnh và kiểm soát tình thế khi trẻ thử thách sự chịu đựng của bạn bằng mọi cách?

    Có lẽ bạn từng cho rằng không có gì tồi tệ hơn là sự cáu kỉnh của một em bé trong cơn buồn ngủ hoặc bị mè nheo giữa chốn đông người. Nhưng bây giờ bạn mới nhận ra rằng: đó vẫn còn là dễ chịu. Ít nhất thì em bé 15 tháng tuổi của bạn cũng không thể hét lên với bạn rằng "Mẹ là người mẹ tồi nhất" khi bị từ chối mua cho một chiếc quần jean.

    Những năm tháng tiểu học mang lại niềm vui vô hạn cho trẻ, nhưng xen lẫn trong đó là sự thách thức ngày càng tăng. Tiến sĩ Alan Kazdin, Giám đốc của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ Yale và Phòng tư vấn tâm lý trẻ em nói: "Ở lứa tuổi này, trẻ có thể thách thức quyền lực của bạn bằng cách đẩy sự kiểm soát của bạn ra xa hiệu quả hơn trước kia". Cãi lại, nói mỉa, lôi kéo anh chị em về phía mình, lý do tinh vi để tránh việc nhà - những hành vi này đặt ra không thiếu những thử thách đối với sự kiên nhẫn và kỹ năng làm cha mẹ của bạn.

    Vậy một người cha, người mẹ đang bị thử thách nên làm gì?

    Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi đã yêu cầu một nhóm những người mẹ chia sẻ kịch bản về những tình huống bực mình nhất mà họ đã trải qua, rồi dùng phương pháp của Kazdin (Method for parenting the defiant child - Tạm dịch Phương pháp dạy dỗ trẻ bướng bỉnh) và các chuyên gia về hành vi của trẻ để xem xét những biện pháp đã được chứng minh là đúng đắn. Nhìn chung, các chuyên gia nói, trẻ ở độ tuổi đến trường cần các biện pháp dạy dỗ đa dạng hơn khi còn bé, và cách tán dương hành vi tích cực hữu ích hơn là trừng phạt khi trẻ ương bướng. Nhưng hãy ghi nhớ rằng, "không phải chỉ có một cách duy nhất để dạy dỗ", Betsy Brown Braun - chuyên gia về hành vi và sự phát triển của trẻ ở Los Angeles, tác giả cuốn "Just tell me what to say: Tips and Scripts for Perplexed Parents" (Tạm dịch "Hãy cho tôi biết nên nói gì: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh đang gặp rắc rối") – nói: "Những cách hiệu quả đối với trẻ này/tình huống này có thể không hiệu quả cho trẻ khác/tình huống khác. Bạn phải thử những biện pháp khác nhau, rồi trộn lẫn hoặc kết hợp chúng – nhưng cuối cùng bạn sẽ tìm thấy biện pháp phù hợp với mình".

    1. Hỏi: Con gái 7 tuổi của tôi trở nên rất châm biếm. Khi tôi bảo cháu xin lỗi chị, cháu kéo dài tiếng "Xin lỗi" một cách giả dối, có đến 10 lần tôi nghe cháu nói vậy. Hãy giúp tôi.

    Trả lời: Kim John Payne, thạc sĩ giáo dục, tác giả cuốn Simplicity Parenting (Tạm dịch: Làm cha mẹ dễ dàng) nói "Tôi tán thành các phụ huynh muốn con mình đối mặt với những hậu quả do chúng gây ra – đó là một ý định tốt và tích cực – nhưng yêu cầu một lời xin lỗi không hiệu quả ở lứa tuổi này". Lời giải thích được nhiều người ủng hộ là: Khi chưa đủ 8 hoặc 9 tuổi, trẻ chưa thể thật sự cảm thấy ăn năn.

    Một cách đối phó hiệu quả hơn là nói rõ bạn không tán thành hành động của con ("Chúng ta cố gắng nói chuyện một cách lễ phép trong gia đình nhé"), trong lúc đó cần tuyên dương những việc mà con gái bạn đã làm tốt. Ví dụ: "Thường thì con chăm sóc chị tốt lắm cơ mà!". Payne nói, "Khi sự không tán thành được nêu ra đúng lúc, đúng tình huống thì khả năng con bạn trở nên bướng bỉnh, suy sụp hoặc dỗi hờn ít xảy ra hơn."

    Mỗi lần giải quyết, hãy nói cho cả hai con gái của bạn rằng bạn sẽ đề cập đến tình huống này sau khi mọi người đã bình tĩnh lại. Hãy tách các cháu ra, có thể bằng cách bảo mỗi cháu làm một việc nhỏ, rồi đến bên từng cháu để có thể nghe chuyện từ cả hai phía. "Hãy lắng nghe, nhưng đừng bình luận", Payne khuyên, "Nếu bạn nói quá nhiều, thì dường như bạn đã thiên vị một bên nào đó".

    Cuối cùng, hãy bảo con gái 7 tuổi của bạn rằng cháu cần "làm lành" với chị, và hỏi ý kiến cháu thế nào. (Ví dụ: cháu có thể hỏi chị xem cháu có thể cùng dắt chó đi dạo với chị được không). Cụm từ "làm lành" hoặc "trở lại như cũ" sẽ hiệu quả đối với trẻ em hơn câu "Em xin lỗi", Payne nói, "Nó nằm trong các hành động cụ thể chứ không phải trong các cảm xúc trừu tượng"

    2. Hỏi: Tôi thật mất mặt khi bị con gái 6 tuổi làm ầm ĩ giữa chốn đông người. Tôi nên lờ đi? Hay kỷ luật cháu tại chỗ và đứng trước nguy cơ còn bị mất mặt hơn?

    Trả lời: "Mọi người đều cảm thấy bối rối khi không biết phải làm gì và dường như muốn thú nhận "Tôi không làm chủ được nữa rồi", nhưng đây là thời điểm bạn phải thể hiện vai trò làm mẹ và đừng quá lo lắng", Brown Braun nói.

    Thay vì giảng giải và trừng phạt con gái bạn ngay tại đó, hãy yên lặng để con bạn biết rằng bạn chờ đợi gì ở cháu và những gì sẽ xảy ra nếu cháu không tuân theo. Ví dụ, nếu bạn đang ở ngoài một nhà hàng, hãy nói rằng "Sẽ không tốt cho con nếu cư xử với mẹ như vậy. Nếu con thôi mè nheo, con có thể ngồi vào bàn. Nếu con cứ tiếp tục, chúng ta sẽ phải rời đi" (Brown Braun nói, các bậc phụ huynh luôn lo lắng rằng hậu quả này đúng với những gì mà trẻ mong muốn, nhưng thật sự, "cụm từ "phải rời đi" là một công cụ đầy sức mạnh" - đặc biệt nếu nó có nghĩa là đi về và không ăn tối, không xem ti vi, không nói chuyện).

    Brown Braun nói thêm "Hãy cố gắng tránh những lời đe dọa như "Nếu con lặp lại lần nữa, con sẽ không được đi công viên cuối tuần tới". Hậu quả cần phải tức thời và liên quan trực tiếp đến cách cư xử xấu. Dĩ nhiên phải rời đi mà không ăn uống gì cũng không dễ dàng với chính bạn, nhưng đó là cách tốt nhất để chặn đứng kiểu cư xử này ngay khi nó mới bắt đầu.

    Cuối cùng, hãy nhớ rằng phải dùng lời lẽ kiên quyết, tránh cầu xin kiểu như "Thôi nào, con yêu, đừng thế nữa". Brown Braun nói "Con bạn cần phải biết rằng bạn đang nói chuyện nghiêm túc".

    3. Hỏi: Tôi nên làm gì khi con gái 8 tuổi không chịu vệ sinh phòng của cháu?

    Trả lời: Hãy dừng lại khoảng 2 giây rồi nhẹ nhàng chỉ dẫn cho cháu làm một công việc khác nhỏ hơn một chút, chẳng hạn như lau chùi đồ vẽ, và bảo rằng bạn sẽ giúp. Hãy nói: "Mẹ cần nhặt mấy bức vẽ này, rồi mẹ sẽ giữ chiếc hộp giùm con". Các chuyên gia nói rằng, thường thì trẻ em từ chối nghe lời vì chúng đã bị "chuyển giao" cho một nhiệm vụ quá lớn.

    Hãy chắc rằng bạn đưa ra một chỉ thị chứ không phải là một thỉnh cầu. Payne nói "Chúng tôi nghĩ rằng câu "Chúng ta sẽ dọn dẹp chứ?" nghe rất nhã nhặn, nhưng thật sự thì hơi yếu một chút. Và đừng đàm phán. Nếu bạn đang dùng cụm từ "nếu… thì…" (ví dụ "nếu con chịu khó lau nhà, thì con sẽ được ăn kem") thì hãy sửa lại, bởi vì xét về bản chất, câu nói của bạn đã cho cháu cơ hội lựa chọn có thể làm hoặc không.

    Khi đối xử với trẻ đặc biệt cứng đầu, hãy thử phương pháp cho điểm, Yale's Kazdin - đồng tác giả cuốn The Kazdin Method for parenting the defiant child - gợi ý. Hãy cho con gái bạn 1 điểm khi cháu chịu dọn dẹp một phần căn phòng hoặc một đồ chơi. "Cháu có thể có được 5 điểm một ngày, và đạt một số điểm nào đó thì bạn tặng cháu một phần thưởng nhỏ", Kazdin giải thích.

    Ông còn nói thêm rằng những phần thưởng tự nó không nhắc nhở trẻ thay đổi hành vi, nhưng nhắc cho cha mẹ nhớ nói lời khen ngợi và sự hài lòng với trẻ - và lời khen sẽ làm nên những thay đổi lớn lao.

    4. Hỏi: Khi tôi yêu cầu con gái 10 tuổi sửa soạn bàn ăn, cháu bảo không thể vì có "quaaaaaá nhiều bài tập". Nhưng cháu không bao giờ là quá bận đến nỗi không xem được các chương trình truyền hình yêu thích. Tôi phải làm gì đây?

    Trả lời: Larissa Niec - tiến sĩ triết học, Trưởng khoa Liệu pháp tương tác cha mẹ và con của trường Đại học Michigan – khuyên: Lúc nào cháu từ chối sửa soạn bàn ăn, bạn hãy cho cháu nhận lấy hậu quả một cách hợp lý và ôn hòa. Ví dụ, khi bữa tối đã xong, cháu sẽ không được xem TV mà thay vào đó là phải làm bài tập. Niec nói "Nếu lý do không hiệu quả, thì dĩ nhiên trẻ sẽ không sử dụng nó nữa".

    Sau đó, để tránh tình huống này lặp lại trong tương lai, hãy báo trước cho con bạn biết từ nay về sau việc của cháu là sửa soạn bàn ăn. Bạn có thể nói "Bây giờ con đã lớn hơn rồi, bố mẹ cần con giúp đỡ gia đình bằng cách soạn bàn ăn mỗi tối".

    Sau đó, hãy nhớ ngợi khen khi cháu vâng lời, Niec nói. "Thỉnh thoảng, chỉ cần bày tỏ sự chú ý đến những hành vi tích cực là đủ".

    5. Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ

    Hãy bình tĩnh và kiên định. Đó là những dấu hiệu của làm cha mẹ tốt, nhưng nói thì dễ hơn làm. May sao, cải thiện những điểm yếu trong kỹ năng làm cha mẹ của bạn không đòi hỏi phải có một tính cách hoàn toàn mới. Chỉ với những lời khuyên dưới đây, bạn có thể trải qua những giờ ăn yên tĩnh hơn.

    Nếu bạn là người ưa lớn tiếng:

    Trong khi một mình thư giãn, hãy nhắc đi nhắc lại các cụm từ cơ bản, như là "Sau khi ăn, mọi người đều phải giúp dọn dẹp", Crista Wetherington - Tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học về trẻ em ở Trung tâm Y khoa trẻ em Dallas - khuyên. Điều này giúp bạn rút nhanh khi bạn đang bực tức, nên bạn có thể tránh được khoảnh khắc mà cảm xúc vỡ oà.

    Nếu bạn là người nhu nhược:

    "Hãy chọn một hoặc hai hành vi mà bạn thật sự không thể tha thứ rồi nói với cháu bạn mong muốn điều gì", Wetherington nói. Ví dụ: "Tuần này, chúng ta bắt đầu thực hiện trong giờ ăn. Nếu con lớn tiếng, con sẽ bị đưa ra khỏi bàn ngay lập tức". Hãy kiên quyết tập trung vào từng vấn đề riêng biệt, và con bạn sẽ hiểu rằng bạn đang biểu lộ sức mạnh của mình"

    Nếu bạn là người hay do dự:

    "Chọn vấn đề và nghiêm túc nói ra với trẻ - rằng bạn sẽ không thay đổi ý định", chuyên gia Besty Brown Braun nói. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy do dự, hãy tự nhủ rằng con trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu cha mẹ tỏ ra kiên định.

    Nếu bạn quá khắt khe:

    Khi khiển trách con 1 lần, bạn hãy cố gắng để khen con 3 lần đối với những hành vi tốt khác. "Nếu liên tục la mắng trẻ, bạn sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng không bao giờ có thể làm hài lòng bạn", Wetherington nói. "Trẻ con cần hiểu rằng chúng có thể mắc lỗi và cũng có thể sửa chữa được". Vì vậy khi nhận thấy mình bắt đầu la mắng quá nhiều, bạn hãy dừng lại và tự hỏi rằng: Có thật sự cần thiết không?

    Nếu bạn và bạn đời có những lời lẽ trái ngược nhau:

    Brown Braun nói "Người nào bắt đầu cuộc tranh cãi thì hãy kết thúc nó, và không ai chiến thắng cả". Vợ chồng cần nhất trí những vấn đề lớn (ví dụ có cho phép trẻ xem TV các tối giữa tuần không), còn đối với những vấn đề nhỏ hơn thì vợ chồng có thể thoả thuận về sự bất đồng.
     
  5. huongxing

    huongxing Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    7/5/2009
    Bài viết:
    1,318
    Đã được thích:
    200
    Điểm thành tích:
    103
    E xin góp thêm đoạn nói về tác dụng của việc đọc sách

    Tại sao nên cùng con đọc sách:
    - Rất nhiều người trong chúng ta thích đọc và đó là việc chúng ta cần làm. Không nhắc tới việc đọc sách, báo, thì hàng ngày chúng ta vẫn thường đọc cả những tên nhãn mác, những biển báo, kí hiệu. Vì thế hãy để cho các con nhìn thấy chúng ta đọc nhiều thứ khác nhau như đọc thư, thẻ, công thức làm bánh…để tạo cho con sự thích thú và tích cực với việc đọc
    - Ngôn ngữ là phương tiện chúng ta giao tiếp với mọi người. Nhờ có ngôn ngữ, ta khám phá nhiều hơn về thế giới và về chính chúng ta. Đọc sẽ là một cách hữu hiệu để khám phá ngôn ngữ và thế giới.
    - Những đứa trẻ thích đọc thì có thể trở thành một người tự tin trong quá trình học tập
    - Đọc sách có thể trở thành một thú vui cho các con chứ không phải là một nhiệm vụ
    - Những câu chuyện và những mốc thời gian quan trọng trong chuyện có thể trở thành những thời điểm đặc biệt cho cả bố mẹ và các con. Nếu câu chuyện và những tình tiết là vui vẻ thì mối quan hệ giữa cha mẹ và các con cũng trở nên vui vẻ hơn.
    - Những câu chuyện còn giúp các con biết đối mặt với những khó khăn, những sợ hãi mà các con gặp phải trong cuộc sống hàng ngày
    Nếu như bạn là người không thích đọc thì bạn vẫn cần thể hiện cho các con thấy rằng việc đọc là rất quan trọng. Bạn có thể để sách ở nhiều nơi trong ngôi nhà của mình để các con nhìn thấy và hãy nói với con rằng mẹ ước sao khi còn nhỏ bạn cũng có những cơ hội để đọc sách như các con bây giờ

    Tác dụng của những cuốn sách và những câu chuyên
    - sách giúp con phát triển ngôn ngữ và tư duy
    - các con có thể tìm hiểu thế giới qua nhưng cuốn sách có tranh ảnh minh họa
    - nếu con bạn còn quá nhỏ, bạn vẫn có thể đưa ra những bức tranh đơn giản và gọi tên những sự vật có trong bức tranh ấy để dạy con gọi tên những đồ vật mà con nhìn thấy
    - các con còn học được nhiều thứ từ những cuốn sách như về hình khối, màu sắc, miêu tả sự vật trông như thế nào, con người và cuộc sống của con người
    + ví dụ, từ câu chuyện “3 con gấu”, các con biết đươc rằng có 3 con gấu, một gấu bố, một gấu mẹ, một gấu con, con nào to, con nào bé….Cứ như vậy, các con tự tìm hiểu, khám phá mà không cần dạy áp đặt. Các con biết được là do các con thích đọc đấy
    - Những câu chuyện còn giúp các con phát triển trí tưởng tượng

    Đọc sách giúp trẻ trải qua các cung bậc cảm xúc
    - Khi các con đọc hoặc nghe kể một câu chuyện cảm động, các con cũng sẽ có những cảm xúc của riêng mình và hiểu được phần nào cảm xúc của những người khác. Các con biết rằng không chi có mình con cảm thấy như vậy, mà cũng có nhiều người có tình cảm giống như con. Điều này giúp các con nhận thức được những cảm xúc của mình là tốt hay không tốt
    - Cha mẹ cũng sẽ hiểu hơn về cảm xúc của con qua những phản ứng của con với các tình tiết, cảm xúc trong câu chuyện. Nếu con thích câu chuyện đó thì có thể là vì nó có ý nghĩa đặc biệt với con, hoặc những nhân vật trong chuyện có cảm xúc giống như con
    - Khi cha mẹ đọc cho con nghe một câu chuyện, cha mẹ sẽ hiểu hơn về cảm xúc của con. Ví dụ như trong chuyện có một bạn nhỏ, hoặc một con vật rất sợ bóng tối, thì con mình cũng sẽ hiểu rằng hóa ra các bạn nhỏ đều rất sợ bóng tối.
    - Những câu chuyện, những cuốn sách sẽ giúp các con chống lại sự sợ hãi. Khi các con nghe hoặc đọc câu chuyện nhiều lần thì sự sợ hãi sẽ dần dần tan biến đi, vì các con đã quen hơn. Vì thế, có những câu chuyện bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần nếu các con muốn
    Đọc sách giúp các con tự tin hơn
    - Lòng tự trọng và tự tin của con người sẽ càng cao hơn khi người ta biết được mình đang ở đâu trong thế giới này. Những câu chuyện về gia đình do bà hoặc bố mẹ kể bao giờ cũng giúp trẻ xác đinh được rằng chúng là con, là cháu trong gia đình.
    - Những câu chuyện kể trước khi đi ngủ sẽ tạo sự thích thú cho con, khiến con gần gũi với bạn hơn, và muốn lên giường nghe bạn kể chuyện hơn
    - Những câu chuyện cũng giúp các con không còn sợ hãi thế giới xung quanh mình, và những câu chuyện ấy còn cuốn các con tới những thế giới tuyệt đẹp như trong những chuyện cổ tích
    - Thói quen đọc sách và kể chuyện cùng con sẽ tạo cho con niềm say mê đọc sách và cố gắng trở thành một đứa trẻ được mọi người yêu mến, giống như các bạn nhỏ trong truyện của con.

    Nguồn: Raising children network
    E tạm dịch thế này, tối về e dịch tiếp về các tips cho người kể chuyện ạ. Hi vọng các mẹ có thêm thông tin bổ ích ạ
     
  6. Duas' Mom

    Duas' Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Em chưa đăng ký dịch bài nhưng hôm nay có chút thời gian cũng xin góp một chân.


    Làm thế nào để chơi mà không cần phải trả tiền
    Theo Raising Children Network

    Với một chút khả năng tưởng tượng, rất nhiều những điều bình thường xung quanh nhà có thể được chuyển thành những ý tưởng chơi miễn phí và đầy tính sáng tạo.
    Những trò chơi và đồ chơi tự tạo là một cách tuyệt vời để làm cho con em mình được giải trí, và để giúp trẻ tìm hiểu và phát triển. Chúng không tốn một xu nào. Và chúng có thể đặt nền móng cho sự sáng tạo của trẻ nhỏ.

    Thật dễ dàng để đến với những ý tưởng dành cho trẻ em khi chúng bắt đầu lớn lên một chút. Ngoài ra còn có rất nhiều đồ chơi và trò chơi mà bạn và con bạn có thể cùng nhau sáng tạo.

    Trẻ sơ sinh
    Bạn là đồ chơi mà trẻ sơ sinh của bạn thích nhất. Khi được bạn vuốt ve, khi nghe âm thanh của giọng nói của bạn, khi được đung đưa trong cánh tay bạn và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của bạn… là quá đủ sự vui chơi giải trí cho một em bé mới chào đời.

    Em bé sơ sinh của bạn cũng sẽ thích được ở bên ngoài trời trong thời tiết tốt, cảm nhận thấy gió, nghe các âm thanh của các loài chim, và tắm mình trong mùi hương của không khí mới. Dập dềnh trong dòng nước cạn hoặc trong bồn tắm cũng sẽ cung cấp cho bé rất nhiều niềm vui.

    Bế bé, hát cho bé nghe, nói chuyện với bé và nhìn vào mắt bé, đó là lúc bé đang học hỏi, đang chơi và đang tìm hiểu bạn.

    Bạn có thể chơi nhạc nhẹ nhàng cho bé thư giãn, hoặc cho bé tắm bằng nước ấm trong một bầu không khí yên bình, và sau đó dịu dàng xoa bóp cho bé.

    Với trẻ nhỏ
    Sau khi bé bắt đầu di chuyển được và trở nên mạnh mẽ hơn, việc chơi chủ động hơn sẽ áp đảo - và bạn vẫn là đồ chơi tốt nhất mà bé có!

    Em bé của bạn sẽ thích bò vòng quanh bạn, khám phá và thử nghiệm những kỹ năng chuyển động mới.

    Bạn có thể thổi vào rốn hay cù nhẹ vào những ngón chân nhỏ xíu của bé.

    Bạn có thể làm một cái xúc xắc đồ chơi bằng vỏ một chai nước trái cây hoặc sữa - rửa sạch, khô và cho vào đó gạo, mì, đậu Hà Lan, sấy khô, hoặc thậm chí cúc áo cũ ( phải bảo đảm nắp chai được an toàn để tránh nguy hiểm nghẹt thở).

    Hát những bài hát ru hay đọc sách là cách tuyệt vời để bạn chia sẻ thời gian với con mình. Hãy đến thư viện nơi bạn ở để được mượn những quyển sách hay và miễn phí.

    Cho vào một chiếc túi xách những thứ thú vị như giấy gói chẳng hạn.

    Bạn có thể làm một trống bằng cách kéo dài dải giấy ngâm trong keo (keo tự tạo của riêng bạn bằng bột mỳ và nước) trên mặt của một lon cũ (không có nắp). Sau khi đã khô, hãy cho con bạn một thìa gỗ để bé có thể đánh trống.

    Trẻ em
    Em bé của bạn có thể thích dán đồ vật - thường là vào mặt trước của máy ghi hình! Cho bé một hộp để dán riêng bằng cách cắt những khe hở ở mặt trước của một hộp các tông hay một hộp đựng kem cũ.

    Cho bé một vài cái nút và một hộp đựng nút, và bé sẽ vui vẻ cứ nhặt nút vào rồi lại bỏ nút ra khỏi hộp.

    Cắt mảnh bìa các tông thành những phong bì nhỏ và trang trí chúng.

    Tự làm một số đất nặn và nặn tháp, bánh kếp và cây hoặc bất cứ điều gì khác mà bọn trẻ muốn làm. Bạn có thể nặn hình khối và cắt thành hình khối. Bạn có thể thậm chí chỉ cần bóp nát đất nặn giữa các ngón tay của bạn.
    Hộp đựng kem có thể được làm thành những chiếc mũ rất thú vị. Trang trí lên đó và trẻ của bạn là một nhà du hành vũ trụ. Bạn cũng có thể dán vật liệu, hoa giả vào hộp để làm thành một chiếc mũ điệu đà.

    Với trẻ chuẩn bị đi học
    Cho con mình xem làm thế nào để dùng tất cũ với giấy hoặc vật liệu phế liệu để làm thành tất cả các loại sinh vật.

    Làm một con rối bằng tất cũ và khuy áo
    Gấp tờ báo làm thành chiếc mũ của ảo ảo thuật gia hoặc của một tên cướp biển và cho em bé của bạn dán các hình ảnh màu cắt từ các tạp chí lên.

    Hãy để con bạn biến những hộp các tông cũ thành đồ chơi - một chiếc xe, ngôi nhà, quầy bar sữa, nhà bếp hay bất cứ điều gì em bé nghĩ ra.

    Một chuyến thăm công viên địa phương, thăm ngôi nhà của một người bạn hoặc chỉ cần đi bộ trong khu phố … đều là các nguồn phiêu lưu và vui vẻ cho trẻ em.

    Tuổi đến trường

    Cả gia đình hãy thử làm một cuộc đạp xe hay cắm trại ở sân vườn.

    Mua vài hộp tủ lạnh cũ từ một số cửa hàng bán lẻ và xem những gì con mình có thể làm gì với chúng. Đây có thể là một chiếc lều tuyệt vời, tàu tên lửa, hay một chỗ ẩn náu..

    Con của bạn cũng sẽ rất thích được nấu ăn với sự hướng dẫn của bạn.

    Hay có một người bạn đến chơi và ở lại cả buổi chiều.

    Bạn có thể dùng báo cũ làm thành những cái lều nhỏ và tạo ra một chuyến đi dã ngoại thú vị dù ở trong nhà hay ngoài trời.
     
    Sửa lần cuối: 16/3/2010
  7. Duas' Mom

    Duas' Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Thêm một bài nữa đây ạ.

    Khuyến khích phát triển sáng tạo và nghệ thuật của trẻ
    Theo Raising Children Network

    Chơi một cách sáng tạo rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Khuyến khích trẻ em bằng cách cho phép chúng có nhiều thời gian chơi các hoạt động có tính sáng tạo. Việc cha mẹ luôn quan tâm tích cực và khen ngợi sự sáng tạo của trẻ cũng rất tốt.
    Làm thế nào để khuyến khích các trò chơi mang tính sáng tạo của trẻ
    Điều quan trọng là làm sao cho trẻ cảm thấy chúng có thể tự làm điều gì đó của riêng mình khi nói đến chơi sáng tạo. Ở tuổi này, không có đúng sai trong việc sáng tạo, xây dựng, ca hát, diễn xuất vv. Với trẻ em, quá trình sáng tạo là điều quan trọng nhất.
    Bạn có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách cho trẻ của bạn càng nhiều thời gian cần thiết cho hoạt động sáng tạo càng tốt. Trong một vài ngày, trẻ của bạn có thể chỉ muốn chơi năm phút. Ngày khác, chúng có thể sử dụng cả buổi sáng để chơi hết hoạt động nọ đến hoạt động kia.
    Dành cho con em mình đủ thời gian cho các hoạt động sáng tạo có nghĩa là con bạn có thể đến với rất nhiều ý tưởng và phản ứng trong khi chơi sáng tạo. Một số ý tưởng sẽ làm con bạn hài lòng còn một số khác thì không. Điều này không có vấn đề gì.
    Trong thực tế, khả năng học hỏi thông qua các thử nghiệm và sai sót như thế này là một kỹ năng sống quan trọng. Vì vậy, hãy cho con bạn nhiều lời khen ngợi và khuyến khích với bất kỳ kết quả nào. Việc một con voi trông giống như một con hươu cao cổ cũng không sao.Với con bạn, nó là một con voi.
    Các hoạt động dưới đây được thiết kế để giúp bạn khuyến khích phát triển sáng tạo và nghệ thuật cho trẻ em. Và các hoạt động đó cũng rất vui.
    Ý tưởng để làm đồ chơi
    Bạn không cần phải luôn luôn cho con bạn các vật liệu mới toanh để làm đồ chơi. Sử dụng các vật dụng hàng ngày là một cách tuyệt vời để khuyến khích phát triển sáng tạo.
    Giữ một “busy box” đựng các vật liệu hoặc các vật dụng hữu ích cho việc chơi sáng tạo. Một “busy box” có thể chứa những thứ như giấy màu, hộp đựng thức ăn rỗng và cốc nhựa.
    * Sử dụng lõi giấyvệ sinh hoặc chai nước ép trái cây nhỏ bằng nhựa để làm thành một gia đình. Vẽ mặt, dán giấy vào làm quần áo, dùng len làm tóc…Khi bạn đã hoàn tất việc sáng tạo ra các thành viên trong gia đình, con của bạn có thể sử dụng các đồ chơi mới này để tạo ra những câu chuyện kể.
    * Vào mùa thu, chúng ta có thể sưu tầm lá rụng để vẽ, dán vào giấy hoặc nhúng vào sơn…
    * Dùng các nắp nhựa nhỏ, các đồ làm bếp hay các đồ kim chỉ đinh ốc để làm đồ trang sức
    Nhà cho búp bê tự tạo
    * Dùng một hộp các tông rất lớn, bằng kích cỡ hộp đựng tivi hoặc máy tính
    * Cắt cửa sổ và cửa ra vào
    * Hãy để trẻ vẽ thành hình viên gạch, khung cửa sổ và cửa ra vào. Con bạn cũng có thể dính các đồ trang trí khác vào (nếu cần, bạn có thể giúp đỡ).
    Ống nhòm tự tạo
    * Dùng keo hoặc băng dính để dán hai lõi giấy vệ sinh vào với nhau
    * Đục một lỗ để buộc dây vào
    * Hướng ra công viên hoặc vườn để tìm chim (hoặc thứ gì đó khác đi)
    Vận động và khiêu vũ
    * Đầu tiên là khởi động
    * Bật bản nhạc có thể làm con bạn vận động. Không nhất thiết phải là âm nhạc đặc biệt dành cho trẻ em mặc dù nhạc jazz hiện đại có thể sẽ không phù hợp lắm.
    * Xuống đất cùng bọn trẻ và bắt đầu bò, trựơt ngồi và chơi cùng nhau. Hoạt động này liên quan đến toàn bộ cơ thể và hãy chuẩn bị cho con bạn (và bạn) cho một số trò chơi chuyển động và âm nhạc
    * Tham gia với lũ trẻ và nhảy, chạy, chạy nhanh và bỏ qua quanh phòng với nhau.
    * Chơi với tốc độ của con bạn
    * Trong khi bạn đang di chuyển, bạn có thể hát, hoặc đập vào một cái hộp với một thìa gỗ, chơi đồ chơi, …. bất cứ điều gì mà bọn trẻ thích.
    Chơi đồ hàng
    Trẻ em rất thích chơi đồ hàng. Chúng thường tận hưởng các trò chơi về những điều rất quen thuộc mà chúng xem như là một phần của cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy thử chơi với chúng các trò như ru em ngủ, thay đồ hay xách làn đi chợ…
    Trò chơi âm nhạc
    Âm nhạc, kịch và múa tất cả đều có thể được kết hợp trong trò chơi âm nhạc. Như với tất cả các hoạt động sáng tạo và nghệ thuật ở lứa tuổi này, quá trình rất đơn giản. Và quan trọng là phải làm cho mọi việc thật đơn giản.
    Bạn không cần phải dành nhiều thời gian đặc biệt trong ngày để chơi trò chơi âm nhạc. Bạn có thể làm cho nó thành một phần của công việc khác. Chẳng hạn bạn có thể hát những giai điệu đơn giản hay những bài hát tự sáng tạo ngộ nghĩnh trong khi bạn đang thay tã hoặc tắm cho con, khi đang cho con ăn sáng và vv.
    Dưới đây là một số ý tưởng để bạn bắt đầu.
    * Hãy để con bạn chơi, làm ồn và sáng tạo âm nhạc với các loại nhạc cụ do bạn mua hoặc tự chế tạo ra. Chọn các loại đồ chơi có tiếng kêu và chuông mà an toàn và thoải mái cho con của bạn chơi. Quá nhiều âm thanh có thể gây khó khăn cho trẻ.
    * Cố gắng để kết hợp với con khi bạn hát. Con bạn có thể sẽ không hát trong giai điệu - hoặc thời gian - với bạn, nhưng vẫn đựơc. Kỹ năng về giai điệu và âm nhạc thường phát triển chậm.
    * Đưa cho con bạn các loại đạo cụ đơn giản như chiếc khăn quàng ,khăn tay, nón, mũ, con rối và các nhạc cụ để sử dụng trong các hoạt động âm nhạc.
    * Giới thiệu cho con bạn các bài hát hài hước và đang phổ biến để trẻ tận hưởng, ví dụ các bài hát: ‘Heads and Shoulders, Knees and Toes’, ‘Dr Knickerbocker’ and ‘This Old Man’.
    * Một hoạt động có tính giai điệu, lặp đi lặp lại và đơn giản, chẳng hạn như vỗ tay, giẫm nhẹ, chỉ trỏ hoặc lắc người khuyến khích và hỗ trợ ca hát. Hoặc bạn có thể thử các bài hát có liên quan đến vỗ tay như ‘Pat-a-cake’ and ‘If You’re happy and You Know It’
    * Hát cho con bạn nghe những bài hát về các loài động vật, sự kiện, câu chuyện hoặc con người, chẳng hạn như các bài hát Five Little Ducks’, ‘Michael Finnegan’, ‘Train is a-Coming’.
    * Kể tên các loại nhạc cụ bạn đang sử dụng và nói về sự khác biệt trong âm thanh và cách chơi.
    * Khuyến khích trẻ em để lắng nghe giọng hát của bạn hay diễn biến của âm nhạc. Điều này giúp phát triển kỹ năng bắt chước tiếng nói và âm thanh (thú vật, chim, máy móc và vv).
    * Trẻ em không còn quá nhỏ để thử một số 'đánh giá cao nghệ thuật'. Cho dù đó là âm nhạc hay hình ảnh, bạn có thể động viên con nói về những gì chúng thích và đâu là phần yêu thích của chúng.
     
  8. Duas' Mom

    Duas' Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Em nghĩ ý tưởng in thành sách rất hay, nhưng chúng ta cần phải lên kế hoạch rõ ràng:
    1. Vấn đề bản quyền để dịch và in sách
    2. Nội dung cụ thể: theo độ tuổi? theo chuyên mục nội dung?...
    3. Phân công người dịch và biên dịch một cách chi tiết và có hệ thống để đảm bảo không bị trùng và nội dung thống nhất, không bị tràn lan quá.
     
  9. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Các mẹ tham gia dịch trước đây sao im lặng lâu quá vậy? Có vấn đề gì không?
    Mình xin góp một bài nữa, mục tiêu trước mắt của mình là giúp các bố mẹ thôi, trong khả năng của mình...

    8 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi dạy dỗ con
    Những sai lầm lớn bạn có thể mắc phải (và cách sửa chữa)
    By Amanda May, Parenting

    Có lẽ bạn đã từng biết đến tình huống này: Bạn ra tối hậu thư cho trẻ - "Hãy mặc quần áo vào không thì chúng ta không đi nữa!" – và con bạn trả lời rất tự nhiên "Tốt thôi, chúng ta sẽ ở nhà!". Dường như làm cho bạn chưng hửng. Chúng ta nhận thấy đôi khi những nỗ lực dạy con của mình không mang lại kết quả như ý muốn (thật là mệt mỏi!), và dĩ nhiên còn có những cuộc đối đầu không cần thiết nữa. Nhưng đôi khi bạn cần thể hiện vai trò làm cha mẹ của mình. Hãy học để tránh và khắc phục những lỗ hổng trong kỹ năng làm cha mẹ của bạn.

    1. Hù dọa

    Gina Kane, người mẹ ở New Jersay kể "Con gái 2 tuổi của tôi, Chloe, không chịu đi đến nhà cô bảo mẫu các buổi sáng thứ hai. Một ngày, khi Chloe không chịu ra khỏi xe khi đến nơi, tôi chỉ vào căn nhà bên cạnh và bảo cháu đó là một nhà trẻ do những "ông ba bị" trông coi, làm cho cháu rất sợ hãi. Tôi cho cháu chọn lựa vào nhà cô bảo mẫu hoặc vào nhà trẻ của "ông ba bị". Nhiệm vụ đã hoàn thành: Chloe chạy ngay vào nhà cô bảo mẫu. Sau đó một tuần: Cô bảo mẫu tình cờ hỏi Kane rằng cô có biết gì về nhà trẻ bên cạnh không, bởi vì con gái cô nói hoài về nơi đó. Kane thú nhận "Tôi rất xấu hổ khi giải thích cho cô giáo, và đến bây giờ Chloe vẫn nghĩ rằng tất cả các nhà trẻ đều do "ông ba bị" trông coi. Tôi sẽ gặp khó khăn nếu muốn cho cháu đi nhà trẻ."

    Cách tốt hơn: Hù dọa là cách giải quyết hấp dẫn khi cần thiết. Đôi khi bạn có thể thành công khi sử dụng nó. Một người mẹ khác cũng gặp rắc rối khi cháu bé mới biết đi rất sợ một chú hề gọi là Macaroni. Bất cứ lúc nào cháu không hợp tác, bà chỉ cần nói "Có lẽ chúng ta nên đến gặp Macaroni" thì anh chàng lập tức mặc quần áo ngủ hoặc ăn nhanh món cà rốt. Nhưng cũng như Kane, chúng ta nhận thấy đôi khi mẹo hù dọa có thể quay trở lại làm hại chúng ta nên tốt nhất là thành thật, Bonnie Maslin - tác giả cuốn Picking your battles (Tạm dịch Lựa chọn cách đối đầu) – nói. Thay vì dọa dẫm, Kane có thể nói "Mẹ biết thỉnh thoảng con không muốn đi học. Mẹ cũng thể, thỉnh thoảng chẳng muốn đi làm đâu". Sự thông cảm có thể làm cho các buổi sáng thứ hai trở nên dễ dàng hơn.

    2. Không giữ lời

    Bạn có muốn làm cho con bạn chẳng bao giờ nghe lời bạn không? Hãy răn đe nhưng không thực hiện. Tôi và con gái Ella vừa rồi có đến một buổi playdate (các bà mẹ mang con đến nhà một người trong số họ - người này sẽ giữ trẻ suốt ngày, các bà mẹ luân phiên) tại nhà một người bạn tôi. Ở đó có một cháu gái nhỏ luôn giật lấy bất cứ đồ chơi nào mà Ella cầm lấy. Mẹ cô bé nói "Trả lại cho Ella không thì mẹ cất đấy", rồi quay lại nói chuyện tiếp với chúng tôi. Dĩ nhiên, khi Ella cầm lấy một đồ chơi khác, thì cháu nhỏ lại tiếp tục giật lấy.

    Cách tốt hơn: Tất nhiên không vui gì khi phải làm đứa trẻ hư, nhưng nếu trẻ cư xử xấu thì phải chịu hậu quả. Bridget Barnes - đồng tác giả cuốn Common Sense Parenting for Toddlers and Preschoolers (Tạm dịch Tâm lý chung của phụ huynh có con chưa đến tuổi đi học) – nói "Lặp đi lặp lại câu "Nếu con còn ném cát, mẹ sẽ đưa con ra khỏi sân chơi bây giờ" sẽ không thể làm ngừng hành vi đó. Những gì con bạn nghe được chỉ là "Mình có thể chơi thêm vài lần trước khi mẹ thật sự bắt phải dừng tay".

    Thay vào đó, cần cảnh báo trước, và sau đó nếu trẻ vẫn còn lặp lại, hãy cho trẻ nhận một hậu quả tức thì như bắt nghỉ một lúc. Nếu cháu vẫn tiếp tục thì lúc đó hãy rời đi. Lần tới, hãy nhắc cháu một cách nhẹ nhàng "Con có nhớ lần trước chúng ta phải về sớm khi con ném cát không? Mẹ hy vọng hôm nay chúng ta không phải về sớm như thế nữa".

    3. Vợ chồng có cách cư xử trái ngược nhau

    Khi Polly Lugosi và chồng, Jim, đưa hai con (Zoe – 5 tuổi và Miles – 2 tuổi) ra ngoài chơi, họ bảo lũ trẻ rằng chúng phải cư xử tốt không thì sẽ không được đi chơi. Polly nói "Thật không may, chồng tôi quá dễ dãi nên luôn đưa chúng đi chơi ngay cả khi chúng cư xử không tốt".

    Cách tốt hơn: Tất nhiên trong thâm tâm Jim không muốn phá hoại những nỗ lực của Polly, nhưng thực sự anh đang làm điều đó. Biểu lộ một thái độ thống nhất của cha mẹ sẽ làm cho trẻ cư xử tốt hơn, điều đó cũng giúp bạn tránh khỏi cảm giác thất bại thường xuyên. Nancy Schulman - đồng tác giả cuốn Practical Wisdom for Parent: Demystifying Preschool years (Tạm dịch Kiến thức thiết thực cho cha mẹ: Làm rõ khoảng thời gian trước tuổi đến trường) – nói "Nếu bạn và chồng thích những biện pháp trừng phạt khác nhau cũng được thôi, miễn là trẻ phải chịu hậu quả nào đấy nếu gây ra cùng một hành động". Khi không có mặt lũ trẻ, vợ chồng hãy liệt kê các luật lệ và thảo luận về các lựa chọn khác nhau.

    4. Mua chuộc thường xuyên

    Liz Samuel - người mẹ ở Montclair, NJ (USA) – nói "Con gái Isabelle hai tuổi của tôi rất kém ăn. Vì vậy tôi hứa thưởng cho cháu một miếng bánh sôcôla nếu cháu ăn hết phần của mình". Phần thưởng có tác dụng tích cực: Isabelle ăn hết phần thịt gà và khoai tây của cháu. Nhưng rồi cháu lại bắt đầu yêu sách ở bàn ăn. "Bây giờ, nếu tôi muốn cháu ăn, cháu đòi được sôcôla hoặc kẹo que", người mẹ phàn nàn. "Thêm vào đó, cháu chỉ ăn một chút thịt rồi ngồi đợi phần thưởng".

    Cách tốt hơn: Tất cả chúng ta đều cần một sự động viên để hoàn thành công việc gì đó. Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng cách tốt hơn là nên củng cố những hành vi tích cực. Maslin khuyên "Thay vì nói "Hôm nay nếu con cư xử tốt ở nhà bà ngoại, mẹ sẽ mua đồ chơi cho con" thì hãy thử nói "Mẹ thật sự tự hào vì con đã rất ngoan trong bữa ăn tối ở nhà bà ngoại". Và đừng coi thường sức mạnh của việc biểu lộ sự thất vọng. Maslin nói "Khi nói rằng "Mẹ thật rất buồn khi con làm hỏng món quà bố tặng mẹ" bạn sẽ làm trẻ cảm thấy hối tiếc vì hành động của mình. Khi nói vậy bạn có thể cảm thấy mình thật tệ, nhưng bạn sẽ thật sự giúp trẻ có được lương tâm".

    5. Không tuân thủ các quy tắc do mình đặt ra

    Khi con trai 2 tuổi của Anne Wear có những hành vi không nên – như là giấu chìa khoá xe của mẹ, kéo sách ra khỏi giá - người mẹ sẽ đập vào tay con và nói "Không được" bằng giọng gay gắt. Cô ấy nói "Nó có hiệu quả tốt, cho đến một ngày thầy của cháu bắt gặp cháu đánh vào tay bạn khi bạn lấy đồ chơi hoặc chắn ngang đường cháu". Wear nhận ra rằng cô ấy không thể nói với Brandon rằng hành động đó là sai vì cô ấy và chồng vẫn làm thế với cháu. Wear nói "Chúng tôi phải chuyển sang hình thức phạt cô lập trong phòng khác".

    Cách tốt hơn: Trẻ không chỉ bắt chước những hành vi xấu của cha mẹ, mà còn có thể chất vấn cha mẹ về điều đó. Suzi Dougherty đã nhận ra như vậy. Con trai 2 tuổi của cô ấy biết rằng ném đồ chơi trong nhà là hành động không chấp nhận được. "Nhưng một ngày kia chồng tôi, Chris, ném một con chó đồ chơi sang phòng bên cạnh để cho nó khỏi bị giẫm lên", người mẹ kể. "Will lập tức yêu cầu chồng tôi vào phòng khác. Kể từ đó, chúng tôi cố gắng cẩn thận hơn và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đặt ra. Cô ấy nói thêm "Nhưng về một mặt nào đó, ít nhất điều này cũng cho thấy quy tắc "không ném đồ chơi" đã bắt đầu được thấm nhuần".

    6. Mất bình tĩnh

    Chăm sóc trẻ mới biết đi đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Nhưng đã nhiều lần Gabrielle Howe ở Staten Island, NY (USA) cảm thấy mất hết kiên nhẫn khi dạy con gái 2 tuổi Thea. "Một ngày nọ tôi đã mất hết bình tĩnh và hét lên với Thea", người mẹ thú nhận. "Sau đó cháu cố gắng đẩy tôi vào phòng mình".

    Cách tốt hơn: Hình thức "đi nơi khác để bình tĩnh lại" không chỉ giành cho trẻ, nó cũng hữu ích cho cả người lớn. Schulman nói "Hãy bỏ đi, thở thật sâu, đếm đến 10, và rồi sẽ hiệu quả hơn khi bạn kỷ luật trẻ". Hãy bỏ đi sang phòng khác nếu con bạn được an toàn trong giường hoặc phòng giành cho trẻ. "Nếu bạn không thể để con lại một mình thì cả hai mẹ con nên đi sang phòng khác". Cô ấy nói thêm "Thường sự thay đổi cảnh vật sẽ làm cả hai mẹ con bình tĩnh lại". Nếu có chồng hoặc bạn bè bên cạnh, hãy yêu cầu "Em cần yên tĩnh một lát, anh có thể trông con được không?" Schulman gợi ý. Và hãy nhớ rằng, trẻ con là chuyên gia trong việc chọc giận bạn, nhưng nếu bạn có thể tránh để tình huống càng thêm tồi tệ bằng cách cảnh báo trước đi liền với hậu quả sau, thì có thể giúp cả hai mẹ con bình tĩnh hơn.

    7. Để quá lâu

    Vừa rồi tôi bị kẹt xe cùng với con gái 2 tuổi Ella, con tôi bắt đầu cựa quậy và mở khoá dây an toàn. Bực mình vì đường về quá chậm cộng với điệp khúc lặp đi lặp lại của bài hát "Row, row, row your boat", tôi bảo cháu rằng nếu cháu không cài lại dây an toàn thì tối đó tôi sẽ không đọc truyện cho cháu nghe trước khi ngủ - một công cụ rất hiệu quả khi con gái tôi trì hoãn việc thay đồ ngủ hoặc đánh răng buổi tối. Tuy nhiên, lần này giờ đi ngủ còn rất xa – và lời đe dọa hầu như ít tác dụng. Ella không ngừng nghịch khoá dây an toàn, và nếu nhắc lại việc này vào buổi tối thì thật là vô nghĩa.

    Cách tốt hơn: "Sự thật là sau một giờ, trẻ con đã không còn nhớ những gì chúng đã làm sai trước đó nữa, chứ đừng nói gì đến ngày hôm sau", Barnes nói "Nếu con bạn dùng xe đồ chơi để đánh bạn khác thì đừng huỷ buổi playdate ngày hôm sau mà chỉ cần cất xe đi ngay lập tức"

    8. Nói quá dài

    Chồng tôi, Patrick, lại định bắt đầu một bài giải thích dài dòng cho Ella về việc ngủ tốt cho sức khoẻ như thế nào vì cháu vừa trải qua một ngày bận rộn ở nhà bà ngoại. Nếu cố gắng giải thích chi tiết cho một đứa trẻ, đôi khi bạn cảm thấy bất lực về từ ngữ.

    Cách tốt hơn: Barner nói "Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ. Những lời giải thích hoặc hướng dẫn dài dòng có thể không đọng lại trong đầu trẻ. Nói "Không ăn bánh trước buổi tối nhé" là đủ để trình bày vấn đề, không cần phải giảng giải rằng đồ ngọt sẽ làm bữa ăn sau đó kém ngon miệng như thế nào. Và cũng phải nói những từ ngữ thích hợp với lứa tuổi cháu. Tôi biết một vị phụ huynh đã hết hơi khi bảo con trai không được "rên rỉ" nữa. Rồi một ngày đột nhiên đứa trẻ hỏi lại "Rên rỉ là gì hả mẹ?". Sử dụng những từ như "rên rỉ" cũng được miễn là bạn phải giải thích ý nghĩa của nó "Mẹ không hiểu làm sao con cứ rên rỉ thế. Con trai hãy nói rõ ràng ra mẹ nghe nào."

    Tự sửa mình

    Bạn cảnh báo trẻ, rồi không thực hiện. Hoặc bạn lớn tiếng với trẻ - và với chính bạn. Làm thế nào để điều chỉnh hành vi của mình? Dưới đây là gợi ý của Nancy Schulman - đồng tác giả cuốn Kiến thức thiết thực cho cha mẹ.

    Khắc phục những sai lầm: Thậm chí khi bạn nhận thấy cần xem xét lại toàn bộ các công cụ dạy con của mình, thì cũng chỉ nên chọn ra hai vấn đề lớn để bắt đầu thực hiện. Đừng áp đảo trẻ với một lúc 20 quy tắc mới. "Hãy ngồi xuống khi con bạn đang thư thái và phân tích từng quy tắc để trẻ hiểu được những gì cần làm", Schulman nói.

    Tránh đối đầu: Chúng ta hãy nói về những trẻ hay cáu giận với những món ăn sáng. Hãy cho cháu lựa chọn – ngũ cốc hay trứng – hơn là cố đánh vật khi ăn sáng, như thế cháu sẽ có cảm giác được tự chủ hơn.

    Cần có thời gian: Schulman lưu ý "Sẽ mất thời gian để sửa chữa một hành vi xấu. Nếu bạn bắt đầu với sự kiên định thì trẻ sẽ hiểu được. Có thể mất mười hoặc hai mươi lần, nhưng cuối cùng trẻ sẽ làm được thôi".
     
  10. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Các mẹ tham gia dịch trước đây sao im lặng lâu quá vậy? Có vấn đề gì không?
    Mình xin góp một bài nữa, mục tiêu trước mắt của mình là giúp các bố mẹ thôi, trong khả năng của mình...


    Cảm ơn MeHu. Ko có vấn đề gì đâu, chắc chỉ là do các mẹ bận thôi, tớ cũng thế!

    Các mẹ tiếp tục post bài nhé! Thanks!
     
    webmaster thích bài này.
  11. huongxing

    huongxing Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    7/5/2009
    Bài viết:
    1,318
    Đã được thích:
    200
    Điểm thành tích:
    103
    E xin góp tiếp đoạn cho đoạn trên, hôm trước e dịch chưa xong ạ

    Lời khuyên dành cho người kể chuyện
    - Nếu bạn muốn con biết đến những câu chuyện hay, bạn có thể đọc hoặc kể cho con nghe. Có những phụ huynh không thích đọc, có những phụ huynh lại không thích kể, vì vậy hãy chọn cách nào phù hợp nhất cho con và bạn. Tốt nhất là nên kết hợp cả 2 kiểu.

    - Bạn có thể chọn một cuốn truyện tranh không quá nhiều từ, và có thể kể lại câu chuyện theo tranh.
    - Khi bạn kể hoặc đoc truyện cho con, tức là con là người nghe, vì vậy bạn có thể đọc lại nhiều lần đoạn con thích, đọc lướt đoạn nào con muốn, và khi con không muốn nghe nữa thì bạn nên dừng lại.
    - Mặc dù là đọc theo những sở thích của con, nhưng cần cố gắng làm phong phú loại sách mà con nên khám phá. Phụ huynh có thể xem danh mục các loại sách phù hợp cho trẻ em trong thư viện địa phương, của trường, hoặc trong hiệu sách với rất nhiều chủng loại khác nhau. Nếu bạn chưa từng tới thư viện, thì lần đầu tiên bạn sẽ thấy lạ lẫm. Nhưng hãy cố gắng tới thư viện hoặc hiệu sách vào hàng tuần, vào lúc không quá đông và nhờ người quản lý chỉ cho bạn khu vực sách dành cho trẻ em. Tại đó có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn.
    - Mỗi lần đến thư viện, bạn nên mượn 1 vài cuốn sách. Nếu như con bạn rất thích một cuốn sách nào đó, và cứ muốn đọc đi đọc lại thì bạn nên mua cho con một cuốn.
    - Bạn cũng nên lướt qua hiệu sách và cửa hàng sách cũ, vì bạn cũng sẽ thấy nhiều cuốn sách bìa mềm rất hay dành cho con, mà giá lại không quá đắt.
    - Thỉnh thoảng bạn nên đưa con tới những nhà hát có những vở diễn dành cho trẻ em để con xem những câu chuyện con biết được dựng diễn như thế nào, và cũng là cho con đi chơi.
    - Nên tặng con sách vào những dịp như sinh nhật, lễ giáng sinh hoặc dùng làm phần thưởng cho con. Sách là món quà đặc biệt ý nghĩa


    Khi con bạn mới là một em bé:
    - Trước hết con sẽ rất thích giọng kể ấm áp, những âm thanh, nhịp điệu bạn diễn tả, sau đó con mới có thể hiểu được các từ, ngữ trong truyện
    - Bạn có thể khiến cho con yêu thích sách bằng cách cho con xem những bức tranh có màu, và gọi tên đồ vật, hoặc đọc bức tranh với những tiếng có vần với nhau. Từ đó, con sẽ rất thích làm những việc như vậy với bạn, và dần hiểu được nghĩa của các từ, ngữ ngay cả khi con chưa biết nói. Lúc này, những cuốn sách dành cho con là những quyển sách có giấy cứng hoặc ép nhựa vì nếu con có làm rơi hay vấy bẩn lên sách thì sau đó vẫn có thể lau đi và đọc lại được
    - Như một thói quen, con sẽ rất thích xem những hình mà bạn chỉ cho con trong sách.

    Khi con đã biết đi:
    - Hãy kể một câu chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ
    - Những câu chuyện bạn kể cần ngắn và dễ hiểu vì các em bé mới biết đi không thể chăm chú nghe một câu chuyện quá dài
    - Các con vẫn thích những sách có tranh nhiều màu sắc, vần điệu dễ nghe và có những câu chuyện mà các con biết
    - Các con bắt đầu hình thành sở thích với những câu chuyện mà các con thích đọc đi đọc lại nhiều lần. Điều này là một dấu quan trọng cho quá trình con lớn lên và đi học sau này.
    - Những đứa trẻ mới 2 tuổi thôi cũng có thể vặn vẹo bạn khi bạn chót bỏ quên một từ không kể/ đọc và sẽ rất thích nói một số từ trong câu chuyện mà con thích.

    Khi con sắp đến tuổi đi học:
    - Hãy để con tự chọn sách/ truyện
    - Bạn và con có thể diễn lại câu chuyện bằng cách đóng vai
    - Để con vẽ những bức tranh dựa trên nôi dung câu chuyện hoặc tự nghĩ ra một câu chuyện giống như vậy
    - Có thể bảo con kể lại một câu chuyện và lắng nghe con kể
    - Không nên kể những câu chuyện quá dài và có kết thúc bất ngờ
    - Có thể đưa con tới thư viện/ hiệu sách để con chọn những sách mà con thích đọc

    Khi con đến tuổi đi học:
    - Không nên biến thời gian bạn kể chuyện cho con thành bài học đọc mà hãy coi đó là lúc cho cả bạn và con thư giãn, chia sẻ và vui vẻ
    - Không nên hi vọng quá nhiều và quá sớm vào khả năng đọc của con khi con đang học đọc. Con cần khá nhiều thời gian kể từ khi con biết đọc cho tới khi con có thể đọc thành thạo và thấy thực sự thích câu chuyện mà con đang đọc. Sau khi con tự đọc được, con cũng cần bạn đọc lại cho con nghe. Và dù bạn ở lứa tuổi nào đi nữa thì bạn vẫn có những câu chuyện để đọc cho con nghe.
    - Hãy cho phép con được chọn những loại sách con thích, dù cho bạn không thích lắm
    - Cần giúp con lựa chọn những loại sách mà con yêu thích, ví dụ nếu con yêu quý những con khủng long, những con chó hoặc các con vật khác thì bạn nên giúp con tìm những loại sách về chủ đề ấy.
    - Vì các con mới biết đoc nên hãy để cho các con đọc những sách có từ ngữ đơn giản, như vậy các con sẽ thấy mình đọc được và thấy thích thú. Nếu sách có nhiều từ khó quá thì sẽ làm các con nản ngay.
    - Mỗi đứa trẻ sẽ có những niềm yêu thích khác nhau. Một đứa trẻ có thể không thích những loại sách mà các anh chị nó vẫn thích khi bằng tuổi nó, cũng như mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng đọc khác nhau.
    - Bạn cũng đừng lo lắng quá nếu như con bạn vẫn thích truyện tranh khi con đã lớn hơn – đó là một giai đoạn khi con tập đọc. Khi con đọc tốt hơn, tự tin hơn, con sẽ muốn chuyển sang đọc những loại khác.
    - Có rất nhiều đứa trẻ (ngay cả người lớn cũng vậy) rất thích đọc lại những câu chuyện mà trước kia chúng từng thích. Nhất là khi chúng thấy buồn hoặc thấy khó chịu, những câu chuyện cũ quen thuốc ấy khiến chúng lấy lại cảm giác dễ chịu, yên ổn.

    Bạn nên chọn những loại sách nào?
    Sau đây là một vài góp ý để bạn có thể chọn cho con những cuốn sách phù hợp.
    Hãy chọn:
    - Những cuốn sách với những nhân vật và tình tiết khác nhau, ví dụ như có lúc thì hoàng tử cứu công chúa nhưng ở tình tiết khác, công chúa lại cứu hoàng tử.
    - Những cuốn sách mà nhân vật không phải lúc nào cũng hành động theo đúng một kiểu, ví dụ như không phải lúc nào bố cũng là người phải rửa xe, mẹ lúc nào cũng phải làm nội trợ, những nhân vật có quyền lực không phải lúc nào cũng là người xấu.
    - Những câu chuyện mà mạch truyện phù hợp với phần kết của truyện, nghĩa là trẻ em thường thích đọc những truyện mà kết cục của nó đúng như chúng nghĩ dựa trên diễn biến câu chuyện, chứ chúng không thích những kết thúc bất ngờ.
    - Những câu chuyện pha lẫn một vài thủ đoạn xảo quyệt, một chút hài hước, lời lẽ xáo động một chút, nhân vật cũng gặp những rắc rối…vì bọn trẻ đôi khi thích cảm giác sợ hãi hoặc thích những trò tinh quái
    - Những câu chuyện có những miêu tả chi tiết ví dụ như đồng hồ điểm mấy giờ, chiếc bàn chải đánh răng trông như thế nào…
    - Những câu chuyện nói về chính những mong muốn của con, ví dụ như cuốn sách nói về một bạn nhỏ trong ngày đầu tiên đi học, hoặc trong dịp sinh nhật.
    - Những câu chuyện nói về những thứ mà các con biết, ví dụ như truyện về các bạn nhỏ cùng lứa tuổi với con.
    - Những cuốn sách mà diễn tả cảm xúc vui, buồn, cáu giận…ví dụ như một câu chuyện kể về gia đình một bạn nhỏ chuyển đến nhà mới, bạn ấy chắc sẽ hơi lo lắng và sợ sệt vì tới một nơi lạ lẫm, nhưng cũng khá háo hức vì không biết nhà mới sẽ thế nào.
    - Những câu chuyện có kết thúc tốt đẹp
    - Những câu chuyện cổ tích và những câu chuyện dân gian luôn là những thứ gắn bó với các con. Những câu chuyện ấy không làm các con sợ vì nó từ “ngày xửa ngày xưa”, và nó đưa ra tình tiết quan trọng trong đời sống con người, ví dụ như một bạn nhỏ phải xa nhà và xa gia đình, ai đó bị chết…Sau mỗi chi tiết hơi sợ một chút, bạn có thể dừng lại và hãy để con trình bày những suy nghĩ của mình. Đừng đọc/kể những câu chuyện mà con không thích.

    Trẻ em khi đã biết đọc có thể muốn đọc nhiều thứ chúng thích nếu bạn cho phép, thậm chí những cuốn sách ấy được viết không trau chuốt hoặc nội dung không tốt. Vì vậy hãy đọc cho con những cuốn sách có giá trị về mặt ngôn từ cũng như nội dung để khi con lớn lên, muốn đoc nhiều thể loại khác nhau thì con vẫn chọn được những cuốn sách hay và có giá trị.


    Dịch từ Raising children network
     
  12. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Cảm ơn em Huongxinh, bài dịch rất nhiều thông tin bổ ích.

    Hẹn gặp em nhé!
     
  13. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Oánh dấu topic hay để ngâm cứu nào!
     
    meminhanh thích bài này.
  14. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Lâu rùi em chẳng có bài nào cả. Híc. Công việc lu bu quá.

    Sáu điều các bậc cha mẹ thường quên khiến trẻ gặp nguy hiểm
    Theo Mike Zimmerman, childrenhealthmag.com

    1. Sàn nhà
    "Hãy đi một vòng quanh nhà bằng cách bò bằng hai tay và đầu gối là cách duy nhất bạn biết được con bạn thế nào’’, Hãy kiểm tra những cái kẹp giấy ở chân tường, những sợi chỉ quanh cổ áo, những mảnh gỗ vụn, những ổ cắm điện và những mẩu thức ăn còn vương trên thảm. Tuy nhỏ nhưng có ai dám chắc nó không gây nguy hiểm cho con bạn?

    2. Chặn cửa trẻ em
    Đừng bao giờ dùng cửa đẩy ở đầu cầu thang. Cửa này sẽ ngăn chặn đường bò của bé nhưng lại hữu ích nếu bé nhà bạn đang chập chững biết đi. Một cái chặn cửa cầu thang gắn vào tường lại thực sự cần thiết.

    3. Lò sưởi
    Các bậc phu huynh nhớ là không chỉ tắt lò sưởi mà cần khóa lại, Lòng lò sưởi rất nóng còn nguy hiểm hơn rất nhiều đặc biệt với trẻ đang tập bò. Chúng có thể khám phá và bò vào trong lòng lò bất kể lúc nào bạn không để ý. Do vậy một chiếc cổng để ngăn bọn trẻ không chui được vào trong lò là thật sự cần thiết.

    4. TV
    Theo Trung tâm nghiên cứu chấn thương và chính sách, mỗi năm có hơn 15,000 trẻ bị thương do rơi đồ đạc. Và điều đặc biệt là phần lớn những tai nạn này là do làm rơi TV. Để giúp con bạn an toàn, nên chọn kệ TV có mặt phẳng đủ rộng, hoặc dùng những kệ có thể gắn lên tường để con bạn không thể với tay lên được

    5. Mèo
    Một con mèo hiếu động hay chạy nhảy lung tung có thể giẫm lên con bạn khi chúng đang ngủ. Chẳng may con mèo đó bị bọ hoặc có bọ thì càng nguy hiểm hơn. Lông mèo cũng rất nguy hiểm tới phế/khí quản của bé. Do vậy nếu bạn có một con mèo, nên cho chúng cách xa thiên thần của bạn.

    6. Bản thân cha mẹ "Trẻ em rất thích bắt chước," Đừng để con bạn thấy bạn đóng/ mở cái chặn cửa nếu không chúng sẽ bắt chước ngay. Tương tự nếu con bạn thấy bạn bước qua cái chặn cửa, chúng cũng sẽ tìm cách leo trèo. Trên tất cả cha mẹ hãy nhớ rằng “Một ngôi nhà có trẻ hay quậy phá không phải là một vú em. Sự giám sát nghiêm khắc của người lớn mới là cách tốt nhất để tránh cho trẻ bị thương ”
     
  15. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CON MỌI THỨ
    Theo Mike Zimmerman; hiệu chỉnh bởi by Laura Roberson, childrenhealthmag.com

    Cha mẹ đóng rất nhiều vai trò: là nhà bảo trợ, người bảo vệ, người nuôi dưỡng, người nâng đỡ, người quản gia... và trên tất cả cha mẹ chính là những nhà giáo của con em mình. Nếu chúng ta không thể truyển thụ những nguyên tắc nền tảng trong cuộc sống giống như những kỹ năng sống cho con em mình, chúng ta sẽ phá vỡ và đi ngược lại những quy chuẩn của xã hội loài người. Và đó là tội ác nghiêm trọng

    Bí mật của sự giảng dạy là gì? Kề vai sát cánh đối mặt với những vấn đề của con trẻ thay vì bỏ qua nó. Nếu chúng ta tiếp tục giảng giải và chỉ bảo, chúng ta sẽ tìm cách tháo gỡ được. Đối mặt để tìm ra giải pháp chứ không phải đối mặt để nghênh chiến

    Đây là 22 kỹ năng sống khởi đầu. Chúng tôi đã hỏi ý kiến các chuyên gia về sự phát triển của trẻ nhỏ khắp cả nước cho chiến lược này để phá bỏ sự thờ ơ và lúng túng ngăn cản sự nỗ lực của bạn. Theo cách này bạn sẽ có thêm các mối quan hệ tốt đẹp hơn với con mình và điều này có nghĩa con bạn đang tiếp cận tốt hơn với sự khôn ngoan hữu ích cho cuộc sống sau này.

    Tuổi 2-5

    Bỏ ti giả
    Trước khi bạn nghĩ làm thế nào để giật núm ti giả khỏi miệng con, bạn nên tự hỏi xem con đã sẵn sàng làm việc này hay chưa. Tiến sĩ Joshua Sparrow, tại trường Harvard tác giả cuốn Touchpoints nhận định :"Nếu con bạn không có cách nào nữa để kiểm soát được cảm xúc của mình, tình thế sẽ đi ngược lại. Do vậy đừng để tay con bạn không có gì. Chúng ta cần những cử chỉ âu yếm suốt cả cuộc đời. Con trẻ sẽ bỏ ti giả trừ khi bạn tìm cho con một thứ khác để thay thế. Mọi đứa trẻ sẽ tự tìm cách khám phá thế giới xung quanh chúng và công việc của bạn là hãy theo sát con mình

    Hãy âu yếm con sau cơn giận.
    Đưa cho con chiếc kẹo và bạn cất đi những chiếc chìa khóa. Thay vì nổi giận, hãy bình tĩnh và nhận định rằng “Khi một đứa trẻ nổi đóa ở nơi công cộng, bạn rất giận dữ, con kêu khóc như dầu đổ vào lửa”. Và nếu bạn giả vờ như không có gì xảy ra, sự việc sẽ rất tệ. Tuy nhiên nếu bạn bình tĩnh bạn sẽ giống như Tiger Woods. Sau sự suy đoán nhầm lẫn, anh ta đã chậm lại: tốc độ trân đấu, tỷ lệ chạy bước, nhịp thở. Điều đáng ngạc nhiên là “Những dấu hiệu bình tĩnh đó khiến bạn không vội vàng và sự nóng giận sẽ không đem lại kết quả”. Với con hãy luôn âu yếm !

    Giải thích từ ngữ của con trẻ
    Các nhà nghiên cứu khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng nhiều từ vựng với trẻ nhưng điều này không có nghĩa là bạn lặp đi lặp lai từ đó mà dùng các từ cùng nghĩa thay thế nhau. Trong các trò chơi cùng con như đóng kịch, hãy đóng nhiều vai và chỉ dẫn cho con nhập vai. Đừng ngại khi sử dụng các từ không quen- con trẻ hiểu ngôn ngữ rất nhanh từ những văn bản, Đây cũng là công việc lớn lao giành cho các ông bố: Trong mỗi gia đình, người cha có ảnh hưởng với lũ trẻ lớn hơn mẹ về mặt phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi từ 2-3.

    Giới thiệu bản thân và bắt tay
    Bắt đầu bằng cách làm cho trẻ muốn được giới thiệu bản thân mình. Làm thế nào? Hãy nói với chúng rằng người lớn sẽ đánh giá chúng rất nhiều khi chúng biết cách giới thiệu về mình. Sheryl Eberly, tác giả cuốn 365 Manners Kids Should Know nói “để dạy chúng cách chào hỏi mọi người cha mẹ nên áp dụng quy tắc 3S’s và 3R’s” 3S là: Mỉm cười, đứng và nói đủ lớn để mọi người nghe rõ. 3R là nhớ tên mình, lặp lại và tiến tới bắt tay “Giúp con làm quen với việc dùng tên trong hội thoại và chào từ biệtj vì đó là dấu hiệu của sự tự tin sẽ theo con lớn khôn từng ngày

    Khi đi lạc hãy yêu cầu được giúp đỡ
    Khi trẻ lên 3, trẻ đã biết đầy đủ tên của mình và tên cha mẹ. Dorothy Drago, M.P.H., tác giả cuốn The essential child safety guide cho biết. Vấn đề là cha mẹ cần dạy cho con có thể nói được câu “Con bị lạc” và giải thích cho con biết ai là người giúp con tìm được cha mẹ: Đó chính là công an và những người phụ nữ có con nhỏ đi kèm. Đôi khi ở nhà cũng nên chơi trò “tìm trẻ lạc” với con, nói đi nói lại câu”con bị lạc” và nhắc tên con như bài học thực hành “Bây giờ nhé, con ở trong nhà kho, con không tìm thấy mẹ. Con nên làm gì?” Bạn càng thực hành nhiều với con thì con bạn sẽ càng ít lo sợ khi tình huống thực tế xảy ra

    Daỵ con tính ngăn nắp gọn gàng
    Đừng nghĩ rằng con bạn còn quá nhỏ để học được điều này. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất" Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng kiểm soát mọi thứ xung quanh có lien hệ mật thiết đến tính cách ngăn nắp của bạn sau này” Ngoài ra, nếu không có những thói quen, mọi thứ sẽ rối tung. Trước tiên, hãy nuôi dưỡng những kỹ năng có tổ chức cho con bằng cách đưa con con vật gì đó trước khi con đến lớp và sau khi con đi học về sẽ hỏi lại con vật đó. Liệu con bạn có thói quen để gọn thú bông trước khi đi ngủ không? Cha mẹ có thể hỏi con “Con có vui khi sáng nào cũng phải lục tung đồ để tìm sách vở hay không” và rồi khi không tìm thấy con lại cáu gắt và xị mặt? Như vậy đúng hay sai? Bằng những bài học như vậy dần dần con bạn sẽ hiểu rằng cần học tính ngăn nắp và có tổ chức.

    Thứ hai, hãy tập cho con thói quen dọn dẹp lại đồ chơi "Nào, mẹ con mình cùng xem xem ai là người nhặt được nhiều đồ chơi và để vào đúng chỗ nhé'" Con trẻ vẫn tin rằng đồ chơi cũng cần đi ngủ và sự khuyến khích như một cuộc thi luôn là động lực để con làm

    Lau chùi sau khi đi vệ sinh
    Bước thứ nhất: Con bạn đã 3 tuổi, hãy dừng ngay việc lau chùi cho con sau khi con đi vệ sinh. “Con có thấy phiền không nếu ai đó chùi đít cho con hàng ngày?” Con bạn đã lớn hơn, nhận thức được nhiều hơn và quan trọng là tập cho con tính tự lập
    Bước thứ 2: Hãy hướng dẫn cho con “Con gấp giấy thế này nhé, rồi cầm giấy thế này này. Con làm cho mẹ xem đi, con sẽ làm được”
    Bước cuối: Cho con thực hành dù vài lần đầu sẽ rất vất vả và không như bạn vẫn kỳ vọng nhưng hãy cho con cơ hội. Dần dần con bạn sẽ học được sự khéo léo và sẽ làm được thôi.

    Rửa tay thường xuyên.
    Hãy tạo việc làm này thành thói quen đến khi con bạn tự giác biết rửa những ngón tay bẩn. “Bạn không cần phải ép con mà hãy coi việc làm này là một cách vui vẻ với con như chơi một trò chơi vậy”

    1. ..Cách chọn xà bông. Hãy chọn cho con những cục xà bông nhiều màu sắc và có mùi chúng thích

    2. ..Trong khi rửa tay hãy hát một bài hát ở lứa tuổi của con hoặc bài hát vui nhộn. Đảm bảo con bạn sẽ rất thích thú.

    3. ...Hãy thực hiện việc này hàng ngày: Rửa tay trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Đừng phá vỡ thói quen nhỏ này nhé vì khi trẻ đã quen, rất khó có thể bỏ.
    Buộc dây giầy
    Buộc dây giẩy không chỉ đơn giản là việc làm cho nó chặt để giữ chân con mà còn là cách tập cho con thao tác ngón tay và trí óc một cách linh hoạt và sáng tạo. Sparrow nhận định. Hãy tập thao tác này cho trẻ khi con có thể lắp ráp các hình khối, dùng bút chì hoặc các mảnh ghép Legos. Sau đó hãy xem xem con bạn đã thực hiện việc đó như thế nào. Vài trẻ nghĩ và học từ hãy hướng dẫn chúng kiểu như “Con kéo dây lên, vắt chéo lại và rút còn một nửa giống như hình con bướm”. Vài trẻ khác lại học theo hiểu nhìn, quan sát cha mẹ hãy làm mẫu cho con, làm đi làm lại để con có thể bắt chước. Một lần chưa thành công và có thể đến lần thứ 10 vẫn chưa thành công đừng có cáu giận. Hãy cố gắng vì ngón tay của con chưa thể linh hoạt và làm theo chỉ định của não bộ như ngón tay của bạn được.


    (Còn típ)
     
  16. huongxing

    huongxing Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    7/5/2009
    Bài viết:
    1,318
    Đã được thích:
    200
    Điểm thành tích:
    103
    hic bác xubean chịu kho thế. E cứ bảo tối về dịch mà bận lại thêm lười nữa
     
    mexubeanmeminhanh thích.
  17. huongxing

    huongxing Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    7/5/2009
    Bài viết:
    1,318
    Đã được thích:
    200
    Điểm thành tích:
    103
    E gửi bài này vì thấy nó cũng khá quan trọng khi dạy con, cả nhà đọc rùi góp y nhé

    Bài tập về nhà
    Bạn không nên để con làm bài tập về nhà như là một sự chống đối. Nếu bạn hướng dẫn con nhẹ nhàng, không áp đặt, thúc giục, thì những bài tập ấy sẽ dạy cho con rất nhiều giá trị của việc học hành chăm chỉ, và bạn cũng sẽ hiểu con hơn. Tuy nhiên, để kèm được con học tốt, bạn cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, bạn cần hiểu được quan điểm của giáo viên khi giao bài tập về nhà cho các con.

    Tại sao giáo viên lại giao bài tập về nhà?

    Giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh vì 3 lí do cơ bản sau đây:
    - Khiến trẻ thực hành những kĩ năng, học lại những kiến thức mà chúng đã học trên lớp ( ví dụ như để trẻ luyện tập thêm những công thức toán)
    - Giúp trẻ có thêm kiến thức nền cho bài học sau ( có thể như đọc một chương trong sách ở nhà để tới lớp thảo luận)
    - Cho trẻ làm quen với việc làm việc theo các chủ đề lớn, cần nhiều thời gian và cần tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài ( như thông tin trên thư viện, trên mạng điện tử, hoặc thông tin từ chính các vị phụ huynh)
    Trước hết tác dụng chính của bài tập về nhà là nhằm giúp trẻ có thói quen học tập ngoài giờ, cũng như giúp trẻ hình thành ban đầu kĩ năng sắp xếp phân bố, sắp xếp thời gian. Khi trẻ học tiểu học, nhất là khi học phổ thông, những học sinh chịu khó làm nhiều bài tập thường dành được điểm cao hơn các bạn khác trong những bài kiểm tra kiến thức định kỳ. Đó cũng là lí do vì sao mà giáo viên luôn đặt yêu cầu cao cho việc học, muốn trẻ làm nhiều bài tập, học nhiều hơn.

    Bao nhiêu bài tập về nhà là đủ?
    Mặc dù không có nguyên tắc cố định nào cho số lượng bài tập giao cho học sinh, nhưng chính phủ nước Anh thì cho rằng đối với trẻ từ khi đi học mẫu giáo cho tới lớp 4 mỗi ngày không nên giao bài tập làm mất hơn 30 phút, không giao bài về nhà vào cuối tuần hoặc vào những kỳ nghỉ.

    Có một số trường thường bắt học sinh làm nhiều bài tập hơn các trường khác, nhưng điều này không có nghĩa là học sinh trường đó đạt kết quả cao hơn, nhất là ở trường tiểu học. Nhiều bài tập quá không chỉ khiến cho các con cảm thấy quá tải, mà còn làm ảnh hưởng những hoạt động bổ ích khác như chơi thể thao, chơi nhạc, và giải trí. Cái gì nhiều quá đều không tốt.

    Phối hợp với giáo viên
    Bạn nên có liên hệ thường xuyên với giáo viên của con. Nếu con gặp khó khăn khi học trên lớp, thì tất nhiên bạn muốn giáo viên thông báo cho bạn tình hình sớm nhất có thể. Ngược lại, nếu bạn có lo lắng về những bài tập về nhà của con, thì bạn cũng thảo luận luôn với giáo viên của con, chứ đừng đợi tới khi tình hình tồi tệ hơn mới có sự trao đổi.

    Một vài vấn đề phụ huynh cần liên hệ với giáo viên:
    1. Làm bài về nhà mất quá nhiều thời gian: Nếu con bạn dành nhiều hơn lượng thời gian gợi ý ở trên để làm bài về nhà thì bạn nên trao đổi với giáo viên, để tìm hiểu xem có phải con mình mất nhiều thời gian làm bài tập hơn các bạn khác hay là vì lượng bài tập được giao cần nhiều thời gian hơn cô giáo định. Nếu đó là vấn đề của một mình con bạn, thì đây cũng là dấu hiệu đáng lo về khả năng học tập của con. Có một số học sinh vì nhận thức và tiếp thu hạn chế đã cố dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành các bài trên lớp. Điều này cũng đáng khen và tôn trọng nhưng có thể là không cần thiết. Nó có thể khiến trẻ thấy mệt mỏi. Hơn nữa, nếu vấn đề được nhận ra sớm, sẽ có nhiều phương pháp hiệu quả để khắc phục. Vì vậy, nếu con bạn gặp khó khăn hơn các bạn khác khi làm bài tập, cần cho con kiểm tra lại sự hạn chế khả năng học. Và nếu như đúng là con có biểu hiện đó, thì bạn cũng cần phải chắc chắn là cô giáo có lưu ý tới khả năng hạn chế của con và giao cho con lượng bài tập phù hợp.

    2. Trẻ không hiểu bài tập về nhà: Hầu hết ở mọi cấp, học sinh thường được học lý thuyết ở lớp rồi thực hành, luyện tập thêm ở nhà. Nếu như con có vẻ không hiểu hết bài tập về nhà, thì có thể vì con đã quên nhưng ý học trên lớp, hoặc vì cô đang giao bài về nhà có khái niệm, công thức mới. Nếu bài tập không hợp với con, thì bạn có thể nghĩ răng con học sẽ không hiệu quả, và tất nhiên cô giáo cũng cần nhận được những phản hồi về vấn đề này.
    3. Trẻ không thể tập trung: đây cũng là một biểu hiện để bạn xem liệu có vấn đề gì với bài tập về nhà của con ( cũng có thể là do con quá mệt) hay con cũng mất tập trung cả khi trên lớp
    4. Trẻ mất quá nhiều thời gian với bài tập của một môn cụ thể: Bạn cần phải trao đổi với giáo viên về điều này. Có thể cách học của con không hợp với cách giảng bài của cô, nên con khó hiểu, và mất nhiều thời gian để làm bài tập. Bạn có thể giúp con bằng giảng giải với những cách khác nhau, ví dụ như có thể dùng cây kẹo khi nói về phép cộng, phép trừ, hoặc chia chiếc Piza thành lát nhỏ khi dạy về phép chia. Bạn cũng có thể bảo cô giảng thêm cho con ngoài giờ và cô có thể nhận ra vấn đề rõ hơn để phối hợp với gia đình tốt hơn.
    (còn nữa)
    Nguồn: Raising children network
     
    Golden, meminhanhmexubean thích.
  18. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Mẹ Huongxing mới thật chịu khó đó vì vừa đi làm, vừa bán hàng lại dịch được nhiều bài nữa., Đang ngắm nghía cái giá để nồi của mẹ nó hi hi
     
    huongxingmeminhanh thích.
  19. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CON MỌI THỨ
    Theo Mike Zimmerman; hiệu chỉnh bởi by Laura Roberson, childrenhealthmag.com
    Phần 2

    Tuổi từ 6-9

    Sử lý tình huống cấp bách
    Chắc bạn đã nói cho con yêu của mình về dịch vụ 911 về những nơi đặt bình cứu hỏa và kế hoạch thoát hiểm khỏi đám cháy nữa đúng không? Đó là công việc hết sức dễ dàng. Runkel cho rằng việc chính không phải khiến con bạn sợ đám cháy mà là dạy cho con bạn sự khôn lanh và bình tĩnh “Trong đám đông, con hãy tìm người con có thể tin cậy, bình tĩnh và khôn ngoan là điều tối quan trọng, hãy theo sự chỉ dẫn của những người lính cứu hỏa, tránh sợ hãi, hoảng loạn, la hét” Cũng theo ông, thời gian tốt nhất để nói với con về cứu hỏa là thời gian ăn cơm, hãy hỏi con bằng giọng nghiêm túc nhưng không cau có để tạo cho con cảm giác con đã lớn hơn và thể hiện mong ước của cha mẹ rằng con sẽ tìm được cách giải quyết thong minh nhất

    Chấp nhận và hành động theo lời chỉ trích phê bình
    Trẻ nhỏ phải đối mặt với những lời chỉ trích từ rất nhiều phía: bạn bè, thày cô giáo, họ hàng và chính cha mẹ chúng, “Hãy để con cảm nhận được cảm giác đó” “Đừng nói với con- con không cần lo lắng về điều đó”. Bài học ở đây chính là những lời chỉ trích đó có sức mạnh nếu chúng ta biết cách nhận biết và khắc phục nó. Cần cho con biết rằng những lời chỉ trích sẽ làm con bị tổn thương và hãy hỏi con: điều đó có đúng không? Nếu đúng, con rút ra bài học gì? Tuy nhiên cũng cần cho con thời gian để xử lý việc này. Nếu cha mẹ nói “Nếu con hành động theo cách đó con sẽ không ngoan nữa” có thể không phải là cách đúng để khuyến khích trẻ nhưng chúng sẽ suy nghĩ về lời nói đó

    Chơi bóng
    Chắc chắn rằng việc trèo lên đỉnh Everest cực kỳ khó khăn nhưng nếu bạn thực sự muốn chinh phục thử thách, hãy cố gắng dạy con của bạn đánh một quả bong tròn bằng một cái gậy tròn. Caí khó trong việc này là làm thế nào để chuyển một tay đập bónh nghiệp dư thành một tay đấu chuyên nghiệp? Bạn và con bạn cần có thời gian, cần luyện tập và luyện tập

    Đánh bóng bằng mắt
    "Lời khuyên tốt nhất bạn có thể giành cho con đó là hãy nhìn vào quả bóng'" Julio Franco, Cựu vô địch môn bóng ném tại giải Major League nhận định " nói thì có vẻ đơn giản nhưng đó là bài học đầu tiên nếu muốn chơi môn này;Hãy nhắc đi nhắc lại cho con nhớ là cần nhìn vào bóng, đập trúng bóng và cố gắng nhìn cái gậy khi đã đập được quả bóng

    Dạy con với trí tưởng tượng.
    "Các trang thiết bị tốt nhất đều có hình ảnh minh họa, Nếu bạn muốn con mình mường tượng ra cách giữ chân song song, hãy chỉ cho con tưởng tượng ra cách đứng trên đường ray tàu hỏa. Khi bạn muốn dạy con cách đi bóng hãy nói thử tưởng tượng con bước chân xuống hồ nước, hãy cho chân trước xuống trước và thay vì nói rút chân về hãy tấn công "

    Bình tĩnh
    "Hãy nói với trẻ không cần ôm cái gậy bóng quá chặt "Mọi đứa trẻ đều muốn ôm nó thật chặt nhưng đó không phải là cách hay để đánh bóng và cái chính là con phải biết kiểm sóat được mức độ đánh bóng. Lũ trẻ thường đánh móc từ dưới lên với nỗ lực là đánh trúng đích và đây thực sự là thói quen xấu. Hãy bình tĩnh nhận định lại tình thế và ra quyết định đúng đắn đó mới là cách khôn ngoan

    Giải quyết những mâu thuấn với anh em trong nhà và bạn bè
    Khi một trong những đứa trẻ của bạn đang vắt vẻo bên cửa sổ với đứa trẻ khác, đừng có nói từ nào cả. Bạn sẽ không chỉ nghe một tai và bạn cũng sẽ không hành động như một người hòa giải “Ngay khi bạn bị lôi kéo vào vụ việc, chúng sẽ không tìm cách giải quyết sự việc đó, chúng chỉ tìm cách lôi kéo bạn về phe chúng mà thôi” Nếu chúng vẫn làm phiền, mè nheo, hãy cho chúng biết rằng nếu bạn tham gia vào, sẽ là vấn đề cho cả hai phía. Hãy kiên định vai trò trung lập và lũ trẻ sẽ biết rằng sự nài nỉ của chúng sẽ là vô nghĩa. Quan trọng hơn, chúng sẽ học được cách dàn xếp nhanh chóng. Tất nhiên bạn là người quan sát và phải là người trọng tài “cầm cân nẩy mực” để con bạn có hướng đi đúng đắn.


    Còn típ
     
  20. tholinhtinh

    tholinhtinh Banned

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    ồ, topic này thật bổ ích!..................................
     
    me_soul, mexubeanmeminhanh thích.

Chia sẻ trang này