Thông tin: Đái dầm ở trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Hải Phạm, 7/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Khoảng 15-20% trẻ em dưới 5 tuổi có đái dầm. Khi đã lớn hơn (con gái 5 tuổi, con trai 6 tuổi), nếu trẻ vẫn không kiểm soát được việc đi tiểu trong lúc ngủ thì đó là đái dầm bệnh lý.

    Trẻ tới 5 tuổi vẫn đái dầm liên miên, đó là đái dầm loại 1 (chiếm khoảng 15-20%). Trẻ 5-12 tuổi, có lúc đã khỏi được 6 tháng, rồi bị trở lại, là đái dầm loại 2 (khoảng 3-8%). Một số ít trẻ đã lớn, thậm chí ở tuổi vị thành niên vẫn còn đái dầm.

    Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì con cái có 40% nguy cơ cũng bị bệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh đái dầm thì nguy cơ lên tới 70-75%.

    Nguyên nhân đái dầm chưa rõ, có thể do: Khả năng phát triển bàng quang không tốt, bàng quang quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được hoạt động của bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh.

    Trẻ em bị những chứng bệnh sau đây có thể hay đái dầm:

    - Tâm lý căng thẳng.

    - Ngủ ngáy lớn vì bị adenoids hay có cục thịt dư lớn trong họng.

    - Đi tiểu thường xuyên vì nhiễm trùng đường tiểu.

    - Đi tiểu nhiều, giảm trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường, bệnh thận).

    - Đường tiểu yếu, đêm ngày đều tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).

    Đái dầm ảnh hưởng tới tâm tính trẻ em

    Đái dầm gây nhiều vấn đề tâm lý cho trẻ. Nếu trên 10 tuổi mà chưa khỏi, có thể trẻ đã có bệnh tâm lý vì không được săn sóc, bị chú ý quá mức, căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình.

    Có một số thuốc giúp trị đái dầm, nhưng cần sử dụng theo đơn và có bác sĩ theo dõi. Bố mẹ có thể áp dụng thêm một số biện pháp: Hạn chế cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đánh thức con dậy đi tiểu, giảm những thực phẩm như chocolate, sữa, nước cam, trà, coca cola. Nên để đèn đêm gần chỗ tiểu để trẻ không ngại trở dậy đi tiểu.

    Nên giúp đỡ con chứ không trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm, để nó làm được những gì cần phải tự làm. Nếu con thức giấc, nên khuyên trẻ cố gắng tự đi tiểu; đêm nào không đái dầm thì khen ngợi. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin lên và dễ khỏi bệnh.

    Tập luyện bàng quang cũng là giải pháp tốt: Lúc đang đi tiểu thì tự ngưng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước vào ban ngày.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


  2. pham thanh

    pham thanh Guest

    Ðề: Đái dầm ở trẻ em

    để hạn chế việc đái dầm ở trẻ em trước khi cho bé đi ngủ thì cần cho bé đi vệ sinh.
     
  3. nti

    nti 0942.986.010

    Tham gia:
    2/12/2010
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    345
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Đái dầm ở trẻ em

    Em thấy trước khi đi ngủ, cho bé đi vệ sinh, mà đừng chọc bé, nhiều khi người lớn trong nhà sai lầm, hay chọc bé "dấm đài" cũng khiến tâm lý trẻ phát triển không tốt.
     
  4. cualuoi

    cualuoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    1/11/2010
    Bài viết:
    2,875
    Đã được thích:
    423
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Đái dầm ở trẻ em

    uh!!!! Mình thấy trẻ nào cũng có thói quên "dấm đài" sau bé lớn sẽ khác thôi mẹ ạ
     

Chia sẻ trang này