Thông tin: Đào Tạo Trực Tuyến Và Xu Thế Truyền Thông Nội Bộ Thời 4.0

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Thaophuong411, 25/5/2020.

  1. Thaophuong411

    Thaophuong411 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/5/2020
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Công tác đào tạo nội bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản trị và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo đã có nhiều thay đổi tích cực để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của công tác đào tạo nội bộ, các hình thức đào tạo nhân sự và lựa chọn đào tạo tối ưu cho doanh nghiệp.

    Công tác đào tạo nội bộ có vai trò như thế nào với sự phát triển của doanh nghiệp

    Giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn. Công tác đào tạo trang bị thêm kiến thức cho nhân sự, giúp họ xử lý tốt hơn các yêu cầu của công việc. Đào tạo là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý và phát triển nhân sự. Thị trường việc làm ngày nay, người lao động trẻ tuổi ưu tiên việc tích lũy kinh nghiệm hơn là mức lương cao. Các bạn trẻ hướng tới tìm kiếm những nơi tạo điều kiện cho họ học kỹ năng mới, bổ sung kiến thức nghề nghiệp nhiều hơn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thu hút và giữ chân người tài nếu đầu tư và cung cấp các cơ hội phát triển hợp lý.

    [​IMG]

    Thúc đẩy sự hài lòng trong công việc. Và thông qua đào tạo, doanh nghiệp nuôi dưỡng và phát triển các kỹ năng của từng nhân sự - một chiến lược đầu tư khôn ngoan thúc đẩy nhân sự mang lại đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, triển khai công tác đào tạo hiệu quả sẽ giúp duy trì, củng cố lòng trung thành cho nhân sự. Những người lao động có ý chí cầu tiến sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài khi họ thấy rằng có cơ hội được học hỏi và phát triển. Bởi đối với những nhân sự cầu tiến, họ sẽ có xu hướng nghỉ việc khi đã thành thạo các công việc đang đảm nhận mà không có cơ hội được nâng cao và phát triển kỹ năng hơn cho công việc của mình.

    Thúc đẩy được tính linh hoạt của nhân sự trong công việc. Giả sử, việc đào tạo chéo giữa các nhân sự cũng đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhân viên phòng ban marketing có thể được đào tạo thêm về kỹ năng sales, chăm sóc khách hàng, cũng là một cách để hiểu hơn về khách hàng. Qua đó sẽ khiến họ hiểu hơn về doanh nghiệp, và thuận lợi cho việc bàn giao công việc khi nghỉ phép hoặc nghỉ việc. Đào tạo chéo còn thúc đẩy tinh thần đồng đội, nhân sự sẽ thấu hiểu hơn và đánh giá cao những thách thức mà đồng nghiệp phải đối mặt. Chuyển giao và chia sẻ kiến thức giữa các nhân sự rất quan trọng. Giả sử trong đội ngũ nhân sự chỉ có duy nhất một người có kỹ năng cho một vị trí, khi nhân sự đó rời công ty, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để tìm người thay thế và phải mất thời gian thực hiện đào tạo lại từ đầu. Việc chia sẻ, trao truyền kiến thức, kỹ năng trong nội bộ giống như đa dạng hóa các khoản đầu tư của doanh nghiệp..

    Giữ chân nhân sự. Nhân sự đang có ý định nhảy việc có thể sẽ từ bỏ ý định khi biết họ sẽ được đào tạo để có cơ hội phát triển thêm trong doanh nghiệp. Thay vì phải nỗ lực tuyển dụng nhân sự mới, hãy cho nhân sự này cơ hội học hỏi kỹ năng mới và phát huy kỹ năng của họ trong tương lai. Phát triển kỹ năng và kiến thức cho nhân sự giúp công việc thuận lợi và rõ ràng hơn. Hãy đào tạo nhân sự ngay từ những ngày đầu tiên, khi các kỹ năng của họ được phát triển nghĩa là họ đang mang lại giá trị nhiều hơn cho doanh nghiệp. Tất nhiên phải thừa nhận, có thể mất một thời gian để thấy lợi tức đầu tư cho việc đào tạo, nhưng sẽ tạo ra sự phát triển không ngừng cho doanh nghiệp. Đầu tư cho các chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp giữ được những nhân viên có trình độ và năng suất làm việc cao. Đó là một khoản đầu tư luôn mang lại lợi nhuận.

    [​IMG]

    Các hình thức đào tạo nhân sự

    1. Kèm cặp nhân viên

    Có thể nói quan hệ kèm cặp nhân viên giữa người quản lý và nhân viên dưới quyền là một cách thức mang lại kết quả có lợi cho tất cả các bên liên quan: nhân viên, người kèm cặp và doanh nghiệp.

    Kèm cặp là một hình thức đào tạo trong công việc hết sức thực tế và hiệu quả thông qua việc theo dõi, hướng dẫn và kịp thời hỗ trợ cho nhân viên của nhà quản lý – người kèm cặp để kịp thời truyền tải những kinh nghiệm quý báu, hoàn hiện các kỹ năng cốt lõi và nâng cao chuyên môn cho nhân viên phục vụ công việc hiện tại cũng như xây dựng nền tảng cho sự phát triển của nhân viên.

    2. Định kỳ tổ chức đào tạo nội bộ tổng thể

    Đào tạo nội bộ tổng thể là hình thức đào tạo tập trung cho toàn bộ nhân viên doanh nghiệp trong một thời gian ngắn có thể với sự tham gia của các tác nhân bên ngoài (các chuyên gia tư vấn, dịch vụ đào tạo hay đối tác của bạn) để xây dựng các mối quan hệ phối hợp làm việc cũng như các nhóm làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp của bạn.

    Về cơ bản, doanh nghiệp luôn có nhiều bộ phận, và việc phối hợp trong công việc là điều bắt buộc, với hình thức đào tạo này, doanh nghiệp đang xây dựng các mối liên hệ gắn bó, các cách thức phối hợp cho nhân viên hay đơn giản hơn là phát hiện những vấn đề nội tại cản trở sự phát triển của tập thể.

    Việc đào tạo theo hình thức này là tương đối phức tạp và cần những chuyên gia có kinh nghiệm cũng như kỹ năng phù hợp, nếu trong doanh nghiệp không có nhân sự đủ khả năng đảm nhiệm công việc này, hãy tìm kiếm các chuyên gia từ bên ngoài.



    3. Xây dựng một văn hóa đọc tại nơi làm việc

    Nhà quản trị có thể xây dựng văn hóa đọc bằng việc tìm kiếm một nhóm nhân viên tình nguyện bắt đầu đọc các đầu sách liên quan đến công việc mà họ muốn đọc, để họ cùng nhau đọc, tóm tắt lại nội dung, thuyết trình trước lãnh đạo và đồng nghiệp hay thậm chí viết thành các bài báo nội bộ, phát triển dần đến khi nó trở thành một nét văn hóa của doanh nghiệp. Dần dần sẽ hình thành cho nhân sự thói quen đọc và trao đổi. Nhờ đó, kiến thức của họ tăng lên, và hơn thế kinh nghiệm, kỹ năng sẽ được học nhanh hơn phụ trợ đắc lực cho công việc.

    4. Biến người được đào tạo thành người đi đào tạo

    Hãy cử một nhân viên giỏi nhất, có khả năng tiếp thu và truyền đạt tốt tham gia các khóa học năng cao trình độ được cung cấp bởi bên thứ 3, hay chỉ đơn giản là tham dự event, workshop… về lĩnh vực.

    Sau đó lại tận dụng chính những nhân sự này trở thành những giảng viên, truyền đạt lại những gì họ đã được học cho đồng nghiệp hay thậm chí cả lãnh đạo.

    Đó cũng là một cách hiệu quả tiết kiệm chi phí đào tạo. Chẳng hạn như thay vì phải cấp 50 “học bổng” để đào tạo đội ngũ nhân viên, bạn chỉ phải bỏ ra 1 mà vẫn thu lại được hiệu quả cho 50 người, thêm vào đó thời gian làm việc bị mất đi không hề lớn về tổng thể.

    Tuy nhiên hình thức đào tạo này yêu cầu người được cử đi đào tạo cần là người có tố chất, khả năng để có thể tiếp thu những tinh hoa từ các kiến thức mới. Việc cử đi đào tạo chính là cơ hội để bạn phát triển một nhân viên về kiến thức, kỹ năng và cũng là cách bạn tạo ra một chuyên gia đào tạo mới cho doanh nghiệp của bạn.

    5. Đề bạt, thăng chức

    Nâng cao vị trí của một nhân viên thông qua đề bạt, thăng chức có thể coi là một hình thức đào tạo. Vì thăng chức chính là động lực để nhân viên phát triển bản thân, để được thăng chức, nhân viên sẽ có động lực để học hỏi nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn để đảm nhận trọng trách cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải thiết kế thêm các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho nhân sự.

    6. Luân chuyển

    Luân chuyển là một hình thức đào tạo thông qua việc thay đổi tính chất công việc và môi trường làm việc cho nhân viên, giúp họ có được các trải nghiệm khác nhau trong việc xác định con đường sự nghiệp sau này. Việc luân chuyển mang lại cho một nhân viên cũ các kinh nghiệm mới, trải nghiệm mới tại chính nơi làm việc để họ có cơ hội tự học hỏi, hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu sót.

    Việc luân chuyển sẽ giúp cho nhân viên có được các cái nhìn mới hơn về tổng thể trong doanh nghiệp, mở rộng các mối quan hệ đồng nghiệp, có được những kinh nghiệm sâu sắc hơn và phát triển các tố chất tiềm ẩn. Đây là hình thức được rất nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới áp dụng thường xuyên để tìm ra những nhân tài thực sự cho các vị trí quản lý trong tương lai.

    Đào tạo trực tuyến - lựa chọn tối ưu kỷ nguyên 4.0

    Với một doanh nghiệp hàng nghìn nhân sự, mỗi nhân sự lại cần bổ sung một vài kỹ năng, kiến thức riêng biệt. Nếu không có một bên cung ứng dịch vụ đào tạo với hàng nghìn khóa học, chỉ tính mỗi việc cho nhân viên học gì, ở đâu đã là bài toán khó cho bất kỳ vị lãnh đạo doanh nghiệp nào.

    Nhiều năm qua, phần lớn các tập đoàn toàn cầu sử dụng hình thức đào tạo nhân viên online (e-Learning) như một hình thức đào tạo hiệu quả. Một cuộc nghiên cứu của The e-Learning Guild cho thấy 73% thành viên của họ tham gia các khóa học online và có đến 95% số người cho biết họ áp dụng hiệu quả những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc hàng ngày.

    Đối với những người làm công tác quản lý, đào tạo trực tuyến e-learning ngày càng thể hiện ưu thế của mình, giúp giảm đến hơn 50% thời gian cho các khóa huấn luyện, điều này đồng nghĩa với việc nhân viên có nhiều thời gian làm việc tại công ty hơn. Nhân viên các công ty cũng rất thích học online vì họ có thể học mọi lúc, mọi nơi.

    Sự thuận tiện và lợi thế về chi phí sẽ kéo dài tuổi thọ của e-Learning. Những nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng phát triển của e-Learning trong tương lai như sau:

    1. Sẽ có sự kết hợp giữa e-Learning và những phần mềm khác trong công ty như Human Resource Information System, Recruitment Tracking System, Enterprise Management System và những cơ sở dữ liệu, hệ thống báo cáo trong nội bộ công ty. Xu hướng hiện nay là e-Learning được mở rộng trong toàn bộ công ty.

    Có thể lấy một ví dụ như sau: một buổi hội thảo trên website về việc phát triển sản phẩm mới với mục đích ban đầu như một bài tập tình huống để huấn luyện cho nhân viên, nhưng khi có sự tham gia đóng góp ý kiến của các phòng ban để phân loại khách hàng hoặc được sử dụng bởi những nhà quản trị cấp cao, nó đã biến thành một cơ hội phát triển sản phẩm thật sự. Kết quả của sự kết hợp này là các công ty tìm kiếm những hệ thống học online thích ứng với nhiều phần mềm khác nhau và họ chỉ cần mua những hệ thống, phần mềm phụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ.

    2. E-Learning ngày nay được sử dụng cả trong những khóa học truyền thống lẫn hiện đại. Điều này cho thấy những phương pháp học truyền thống và hiện đại có thể kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả cao hơn trong những buổi huấn luyện của công ty. Những buổi học truyền thống có thể sử dụng trước hoặc sau những buổi học online. E-Learning cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ nhân viên bổ sung kiến thức dưới hình thức newsletters trong thời gian làm việc. Hình thức học này sẽ ngày càng được phổ biến trong thời gian sắp tới và sẽ trở thành một phần trong công việc hàng ngày của nhân viên, xóa mờ ranh giới giữa việc làm và học tập bổ sung kiến thức.

    3. Ngày càng có nhiều công ty nhỏ sử dụng e-Learning trong quá trình đào tạo của họ. Cách đây không lâu, chỉ có những công ty lớn mới có đủ nhân viên và tài chính để mua và sử dụng e-Learning. Tuy nhiên, do chi phí ngày càng giảm nên Learning Management System đã được sử dụng rộng rãi trong các công ty trong năm năm nay. Các công ty nhỏ ngày nay đã có thể sử dụng e-Learning trong chương trình huấn luyện của mình. Trong tương lai, Learning Management System ngày càng dễ sử dụng hơn.

    4. Việc gia nhập một công ty nào đó đồng nghĩa với việc phải thu thập kiến thức và kinh nghiệm thông qua những bài học được cung cấp trên mạng nội bộ hoặc trên Internet. Những nhân viên thuộc thế hệ mới đã quá quen với việc sử dụng Internet và dễ dàng chấp nhận e-Learning như một phương pháp huấn luyện trong công ty.

    [​IMG]

    5. Giám đốc phụ trách đào tạo sẽ thiết lập những khóa học online phù hợp với nhu cầu của từng nhân viên và chính nhân viên công ty là người quản lý hệ thống e-Learning. Do các công cụ đó được đơn giản hóa, việc quản lý và sử dụng chúng cũng giống như sử dụng Word hoặc Excel nên nhân viên không cần phải tham dự bất kỳ khóa huấn luyện đặc biệt nào. Hơn nữa, Learning Management System được viết trên nền website có giao diện thân thiện với người học nên sẽ khiến nhân viên tích cực tham gia các khóa học mà không cần phải áp dụng bất kỳ biện pháp khuyến khích nào khác.

    E-Learning ngày càng chứng tỏ được vai trò trong hệ thống đào tạo của các công ty. Câu hỏi đặt ra đối với nhiều công ty không phải là khi nào sử dụng e-Learning, mà sử dụng e-Learning như thế nào, dưới hình thức ra sao.


    Tìm hiểu về khóa học chuyển giao giám đốc nhân sự của Học Viện CEO Việt Nam tại đây
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thaophuong411
    Đang tải...


Chia sẻ trang này