Đau dạ dày ở trẻ nhỏ: Dễ biến chứng thành ung thư

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi quynhanhv, 28/12/2011.

  1. quynhanhv

    quynhanhv Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/12/2011
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    83
    2 tuổi đã bị... đau dạ dày

    Chị Nguyễn Thị Thoa (P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội) vô cùng sửng sốt khi được bác sĩ cho biết con trai 2 tuổi của chị bị viêm dạ dày cấp độ nặng. Nghe bác sĩ nói vậy chị còn nghĩ là nhầm lẫn vì con chị còn quá nhỏ lại được chăm sóc cẩn thận, ăn uống rất khoa học.

    Chị cho biết, trước đó bé thường kêu đau bụng chị cứ ngỡ bé giả vờ do sợ ăn. Chị còn mua thuốc tẩy giun cho con vì nghĩ con bị giun, nhưng càng uống thuốc con càng đau bụng, da xanh xao. Đến BV Nhi TƯ khám, bác sĩ nội soi cho thấy bé có tới hàng chục ổ loét hành tá tràng, bờ ổ loét xơ chai. Những dấu hiệu này cho thấy ổ loét đã xuất hiện và tiến triển được vài tháng.

    Nhiều cha mẹ lầm tưởng con bị bệnh giun nên phát hiện bệnh viêm dạ dày muộn

    Một trường hợp khác là con chị Phạm Thị Lương ở Phú Xuyên, Hà Nội. Thấy con thường bị đau bụng, nôn, dẫn đến lười ăn, sụt cân, nhiều hôm con không thể đi học được vì đau bụng quá, chị Lương mới tá hỏa đưa con gái (6 tuổi) đến khám tại khoa tiêu hoá (BV Nhi TƯ).

    Các bác sĩ nhận định cháu bị viêm loét dạ dày. Vợ chồng chị không tin vì bản thân gia đình không ai mắc bệnh về dạ dày. Nội soi và mẫu xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy cháu bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori). Sau một đợt điều trị theo phác đồ, sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế axít dạ dày, những cơn đau bụng của cháu giảm hẳn.

    Theo TS.BS Nguyễn Văn Ngoan - Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi TƯ cho biết, lẽ ra đời sống càng tốt thì bệnh viêm dạ dày càng giảm đi nhưng thực tế trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều trẻ bị mắc bệnh này. Mỗi tháng khoa nội soi cho 1.000 - 1.200 trẻ, tháng ít cũng có tới 700 - 800, kết quả cho thấy chủ yếu trẻ bị viêm dạ dày, tá tràng.
    Tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai cũng thường xuyên tiếp nhận những em nhỏ bị đau dạ dày. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết, nhiều người cho rằng bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở đối tượng trẻ em, chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh tiêu hóa nói chung. Bệnh đau dạ dày phổ biến nhất ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 10-14.

    Tuy nhiên, khoa Nhi, BV Bạch Mai đã từng gặp trường hợp trẻ mới 2 - 3 tuổi đã bị đau dạ dày. Điều đáng lo ngại là đa phần trẻ nhập viện khi đã có biến chứng xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân vì họ thường nghĩ đau dạ dày là phải đau vùng thượng vị nhưng trẻ lại đau khắp bụng. Họ lầm tưởng trẻ đau bụng giun nên bỏ qua hoặc điều trị theo hướng khác.

    Ép con ăn cũng gây bệnh

    Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị nhiễm Hp ở những nước phát triển là 18% - 45%, ở các nước đang phát triển lên đến 40% - 80%. Nguy hiểm là ở những nước đang phát triển, các bé bị nhiễm từ rất sớm (có thể từ trước ba tháng tuổi và đạt tỷ lệ nhiễm cao nhất vào khoảng hai - sáu tuổi). Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ từ 6 tháng - 15 tuổi bị nhiễm Hp không triệu chứng là 34%, riêng trong các trại nuôi dưỡng tỷ lệ này lên đến 71,4%".
    TS. Ngoan cho biết, trẻ bị viêm dạ dày có thể do dị ứng sữa, thức ăn hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Vi khuẩn này thường phát tán trong môi trường, sau đó bằng nhiều cách xâm nhập vào thực phẩm rồi vào cơ thể con người gây bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, có tới 70% số trẻ bị bệnh do vi khuẩn Hp. Đồng thời chiếm trên 90% trường hợp gây loét dạ dày ở cả người lớn và trẻ con, đặc biệt là phụ nữ.

    Cũng theo TS. Ngoan, với viêm dạ dày cấp do dị ứng thức ăn thì phát hiện dễ dàng còn đối với viêm dạ dày do Hp hay loét dạ dày thì âm thầm nên hầu như phát hiện ra thì đã ở giai đoạn mãn tính. Viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, có khi gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị (cuống bao tử), trẻ ăn vào, thức ăn không xuống ruột được gây triệu chứng thường xuyên bị nôn ói. Ngoài ra có thể gây ung thư dạ dày về sau.

    Trẻ bị cha mẹ ép ăn nhiều thường xuyên bị trào ngược dạ dày, ợ chua, tâm lý căng thẳng... nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành nguyên nhân chính phát bệnh. Đặc biệt nhiều bậc cha mẹ đã áp dụng một cách máy móc chế độ ăn của con mình.

    Chẳng hạn, một ngày phải ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ, 2 lần ăn hoa quả, uống sinh tố và uống sữa. Lịch ăn kín mít khiến nhiều trẻ cứ đến bữa ăn là stress. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị ợ, axít trong dạ dày trào lên thực quản gây ợ nóng, trào lên họng sẽ gây ho. Nếu lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm loét dạ dày.

    Các bác sĩ khuyến cáo việc ăn uống nên vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế dùng chung chén đũa để tránh vi khẩn Hp. Trong nhà chỉ cần một người bị có thể lây sang người khác, nhất là từ mẹ sang con, bởi vậy khi trong nhà có người bị bệnh thì phải chữa trị dứt điểm. Nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh những nơi đông đúc, chật chội.

    Theo BS. Ngoan, bé cần ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, tránh các thức uống kích thích dạ dày như trà, cà phê, thức uống có cồn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi quynhanhv
    Đang tải...


Chia sẻ trang này