3 tháng đầu: Dấu hiệu nguy hiểm 3 tháng đầu thai kỳ

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi chuoicabuong, 10/6/2013.

  1. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Mang thai là một trải nghiệm thú vị đặc biệt là khi bạn có đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và đôi khi nếu không đủ kiến thức cần thiết, bạn sẽ không biết khi nào thai kỳ đang gặp trục trặc.

    Thông tin tốt lành cho chị em là hầu hết những tháng đầu mang thai, mẹ bầu sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bạn sẽ gặp những bất trắc. Khi phát hiện thấy những dấu hiệu này, mẹ bầu cần gọi để tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhé!
    Chảy máu âm đạo
    Dấu hiệu: Mẹ bầu có thể phát hiện thấy một vài đốm máu nhỏ ở quần chíp, đó là hiện tượng bình thường trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, máu thường có màu đỏ tươi.
    “Nếu mẹ bầu bị chảy máu và đau bụng kèm hiện tượng chuột rút – đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Trong trường hợp chảy máu âm đạo kèm đau bụng dưới dữ dội có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Tất cả những trường hợp này đều vô cùng nguy hiểm”, bác sĩ khoa sản Manju Monga, đại học y khoa Texas, Houston cho biết.
    Phải làm gì? Khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ làm siêu âm, xét nghiệm để phát hiện nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp chỉ thấy xuất hiện đốm máu nhỏ thì không có vấn đề gì đáng ngại. Mẹ bầu chỉ cần quan tâm khi thấy hiện tượng này đi kèm chứng chuột rút, đau bụng.

    Nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. (ảnh minh họa)
    Buồn nôn, nôn ói quá nhiều
    Dấu hiệu: Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá quá. “Buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể”, bác sĩ Manju Monga cho biết.
    Phải làm gì? Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu phổ biến 3 tháng đầu mang thai. Thông trường, triệu chứng này sẽ biến mất vào quý thứ 2. Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.
    Sốt cao
    Dấu hiệu: Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng - ảnh hưởng xấu đến em bé.
    Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
    Phải làm gì? Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.

    Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được
    khám bệnh kịp thời. (ảnh minh họa)
    Ngứa “vùng kín”
    Dấu hiệu: Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.
    Phải làm gì? Mẹ bầu đừng e ngại mà hãy nói ngay với bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Điều trị bệnh nhiễm trùng vùng kín khi bầu bí càng sớm càng tốt các mẹ nhé!
    Đau buốt khi đi tiểu
    Dấu hiệu: Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.
    Phải làm gì? Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.

    Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu
    của bệnh viêm bàng quang. (ảnh minh họa)
    Đau đầu dữ dội, xuất hiện nhiều vết sưng
    Dấu hiệu: Nếu bạn thấy đầu mình đau nhẹ trong những tháng đầu mang bầu. Hoặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo. Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.
    Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
    Phải làm gì? Bạn nên yêu cầu bác sĩ thăm khám cẩn thận, đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm.
    Hoa mắt, chóng mặt
    Dấu hiệu: Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng.
    Phải làm gì? Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên mẹ bầu nhé!
    Thái Nam (Theo WMD, wish sưu tầm)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chuoicabuong
    Đang tải...


  2. pinkpig-lotus

    pinkpig-lotus Yến Sào NatureNest

    Tham gia:
    20/8/2012
    Bài viết:
    10,159
    Đã được thích:
    2,460
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dấu hiệu nguy hiểm 3 tháng đầu thai kỳ

    3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng các nàng nhé!
    Trong 9 tháng của thai kỳ, cần chú tâm nhất là 3 tháng đầu rồi đến 3 tháng cuối; Bất kỳ các triệu chứng nào bất thường như trên là đi khám ngay, chứ không sẽ hối hận đấy các nàng ah!
     
  3. binhthuc

    binhthuc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/4/2013
    Bài viết:
    2,509
    Đã được thích:
    440
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Dấu hiệu nguy hiểm 3 tháng đầu thai kỳ

    Nói chung những dấu hiệu này các mẹ nên đi bác sỹ, em sinh bé xong mắt mờ lắm bây giờ phải uống thuốc bổ mắt suốt có khi phải đeo kính mất
     
  4. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Thêm một lý do để cấm dùng valproate cho phụ nữ mang thai

    Mới đây, FDA cảnh báo không dùng valproate cho phụ nữ khi mang thai bị đau nửa đầu vì có thể gây giảm chỉ số IQ ở trẻ em.
    Được biết, valproate đã được FDA phê chuẩn sử dụng phòng ngừa chứng đau nửa đầu, điều trị động kinh (co giật) và điều trị rối loạn hưng - trầm cảm.
    Thuốc có chứa valproate đã được cảnh báo nguy cơ gây dị tật cho thai nhi và những nghiên cứu gần đây còn cho thấy thêm bằng chứng về nguy cơ giảm chỉ số IQ của trẻ. Cảnh báo này của FDA được dựa trên kết quả cuối cùng của nghiên cứu NEAD, trong đó cho thấy trẻ em tiếp xúc với sản phẩm valproate trong thời gian bà mẹ mang thai đã giảm chỉ số IQ lúc 6 tuổi khi so sánh với những đứa trẻ tiếp xúc với thuốc chống động kinh khác. Sự khác biệt về chỉ số IQ trung bình giữa trẻ em tiếp xúc với valproate và trẻ em tiếp xúc với thuốc chống động kinh khác thay đổi từ 8 - 11 điểm tùy thuộc vào loại thuốc chống động kinh.
    Theo ông Russell Katz, Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá thuốc của FDA, không dùng valproate ở phụ nữ mang thai để phòng ngừa chứng đau nửa đầu vì các dữ liệu cho thấy rủi ro cho trẻ em là lớn hơn lợi ích điều trị cho đối tượng này.
    Hải Dương (Theo FDA, 5/2013)
    (Sức khoẻ và Đời sống, website: www.suckhoedoisong.vn-Wish sưu tầm)
    http://wish.vn/tin-tuc/doc-bao-cung...dung-valproate-cho-phu-nu-mang-thai-1667.html
     
  5. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Bệnh lý răng miệng ở phụ nữ mang thai: Chuyện nhỏ mà không nhỏ!

    Dân gian thường nói “mỗi đứa con một cái răng” - ý nói khi mang thai, răng của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Bài biết này nhằm tìm hiểu những bệnh răng miệng thông thường ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân cũng như những phương pháp có thể sử dụng để phòng và điều trị.
    Những bệnh lý răng miệng thường thấy
    Bệnh sâu răng: trong những tháng đầu tiên khi mang thai, bệnh răng miệng ở sản phụ chưa tăng đáng kể, nguyên nhân thường thấy có thể là do phụ nữ có thai hay nôn và buồn nôn (nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ và nhất là ở những phụ nữ mang thai lần đầu). Chính điều này làm thay đổi môi trường pH trong khoang miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến dễ phát sinh bệnh lý. Các thay đổi sinh lý khác bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn như thèm ăn một số loại thức ăn đặc biệt, và thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ gây sâu răng. Các thức ăn, thức uống dễ gây sâu răng là đồ ngọt và các nước uống có ga chứa carbonate. Các thức ăn này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn, tuy nhiên nguy cơ sâu răng rất cao.


    Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm

    Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng. Thêm nữa, ở tháng thứ 5 - 6 (thai nhi ở 24 - 25 tuần tuổi) là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Các nhà khoa học tin rằng những phụ nữ bị bệnh sâu răng có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. Họ cũng thống kê được rằng, 25% số những phụ nữ bị bệnh sâu răng được điều tra đẻ non trước tuần thứ 35.
    Mòn răng: bình thường răng được bảo vệ bởi lớp men răng. Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm. Quá trình mòn răng diễn ra chậm, làm thai phụ ít để ý tuy nhiên rất khó hồi phục, có nguy cơ cao phải nhổ răng. Trong trường hợp mòn đến lộ ngà, thai phụ sẽ cảm giác ê buốt, đặc biệt khi uống nước đá, hay tiếp xúc không khí. Tình trạng này điều trị phục hồi khá phức tạp.
    Viêm nướu và nha chu: phụ nữ có thai thường bị viêm nướu, khu trú hoặc toàn thể. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8. Nguyên do những thay đổi nội tiết và mao mạch, làm cho mảng bám vi khuẩn và bệnh nha chu dễ xuất hiện. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, sự tích lũy các loại hoóc-môn ở mô nướu ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở nướu, hệ thống miễn dịch tại chỗ và phản ứng của nó với vi khuẩn trong mảng bám răng. Những thay đổi về miễn dịch trong suốt thai kỳ có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm đáp ứng của lympho bào và làm giảm sinh kháng thể. Thai phụ có nguy cơ nhiễm trùng và có mối liên hệ giữa nhiễm trùng vùng miệng với nhiễm trùng toàn thân và ngược lại. Điều cần chú ý hơn cả, bệnh nha chu là một yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ của đẻ non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
    Những tình trạng khác:
    - U nướu thai nghén: một khối tăng sinh mềm, màu hồng ở nướu. Khối u thường phát triển nhanh trong 3 tháng giữa và nhỏ lại, mất hẳn sau khi sinh.
    - Răng lung lay do tình trạng viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có mất khoáng ở xương ổ. Răng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
    Điều trị và phòng ngừa?
    - Vệ sinh răng miệng đúng cách: mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng. Thai phụ nên chọn bàn chải răng mềm vì nướu răng trong thời gian này dễ tổn thương hơn bình thường. Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm acid trong miệng. Nếu chải răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.


    Ở tháng thứ 5 - 6, lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ

    - Khám răng định kỳ: khi mang thai, thai phụ nên khám răng định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tốt nhất mỗi 3 tháng. Nếu phát hiện có vôi răng, nha sĩ có thể lấy sạch vôi răng và mảng bám.
    - Trám răng và nhổ răng: nếu chỉ trám răng mà không dùng đến thuốc tê thì không ảnh hưởng nhiều. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thể và nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Tuy nhiên can thiệp nên nhẹ nhàng, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sự hình thành nhau bám vào tử cung vẫn chưa hoàn toàn chắc. Khi thai được 5 tháng thì có thể can thiệp bình thường. Tuy nhiên, thường trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối hạn chế đến mức thấp nhất chụp X-quang cho thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên hình thành cơ quan, bộ khung cho thai, vì có thể làm xáo trộn trong quá trình hình thành bào quan. Nếu phải dùng thuốc, không được tự ý dùng thuốc, phải theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo thuốc tương đối an toàn cho thai.
    Chế độ ăn uống: ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga.
    Thay lời kết
    Các nhà khoa học khẳng định, những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng. Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
    (Theo BS. Dương Minh Hùng, Sức khoẻ và Đời sống, website: www.suckhoedoisong.vn- Wish sưu tầm)
    http://wish.vn/tin-tuc/mang-thai---...-mang-thai--chuyen-nho-ma-khong-nho-1675.html
     
  6. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Thực hư chuyện mẹ nghén, con thông minh

    Việc ốm nghén hay không không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi.

    Nghén là triệu chứng phổ biến ở bà bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Trong thời kỳ bị nghén, nhiều người có cảm giác buồn nôn, không muốn ăn uống hoặc có thể bị nôn ói. Tuy nhiên, cũng có bà bầu may mắn không gặp phải triệu chứng này.
    Một số quan điểm cho rằng, trong quá trình ốm nghén cơ thể sẽ tiết ra loại hóc môn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm khả năng sảy thai và loại hóc môn đó còn ảnh hưởng đến sự thông minh của thai nhi. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ – Hiện công tác tại phòng khám Sản Phụ khoa Song Hà) về vấn đề này cũng như những kinh nghiệm giúp mẹ bầu vượt qua ốm nghén dễ dàng.

    Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ)
    Nghén không làm cho trẻ thông minh
    Hỏi: Thưa bác sĩ, ốm nghén là hiện tượng mà nhiều bà bầu gặp phải trong ba tháng đầu thai kỳ. Một số người cho rằng ốm nghén có ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố thông minh của trẻ, điều đó có đúng không ạ?
    Trả lời: Nghén là một hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và gặp ở hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai, nhưng mức độ nghén của từng người thì khác nhau. Thông thường mang thai con so nghén nặng hơn con dạ.
    Cho đến hiện tại chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này, nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể của bà mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, tôi muốn bạn hiểu rằng, việc ốm nghén hay không ốm nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như trí thông minh ở trẻ nhỏ hay bệnh lý tim mạch.
    Em bé tuy là con bạn, nhưng lại là một vật lạ đối với người mẹ nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi mà biểu hiện bằng những triệu chứng nghén. Tuy nhiên, vì thai nhi có một phần là của người mẹ cho nên dần dần cơ thể mẹ chấp nhận sự hiện diện của thai nhi và quen dần. Cũng có những trường hợp phản ứng rất mạnh mẽ, gây nên tình trạng nghén kéo dài trong suốt thai kỳ.

    Nghén là một hiện tương thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và gặp ở
    hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai. (ảnh minh họa)
    Bạn không bị nôn ói, điều này đáng lẽ bạn phải mừng nhiều hơn lo vì thế chất dinh dưỡng sẽ được bé hấp thụ nhiều hơn, bé sẽ phát triển tốt hơn, mẹ cũng cảm thấy không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe.
    Bạn không bị nôn ói, điều này đáng lẽ bạn phải mừng nhiều hơn lo vì thế chất dinh dưỡng sẽ được bé hấp thụ nhiều hơn, bé sẽ phát triển tốt hơn, mẹ cũng cảm thấy không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe.
    Hỏi: Vậy theo bác sĩ, bà mẹ nên lưu ý những yếu tố gì để bé sinh ra được khỏe mạnh, thông minh?
    Trả lời: Sự thông minh của 1 đứa trẻ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, di truyền và giáo dục của gia đình và xã hội, môi trường sống. Để hỗ trợ cho em bé phát triển toàn diện và thông minh bạn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn ngủ điều độ đúng giờ, tinh thần mẹ luôn thoải mái, tránh stress.
    Bà bầu nên làm gì khi bị ốm nghén?
    Hỏi: Vậy bác sĩ có lời khuyên như thế nào về chế độ ăn uống dành cho những bà bầu gặp hiện tượng nghén trong ba tháng đầu?
    Trả lời: Bạn có thể hạn chế hiện tượng nôn ói, buồn nôn, ốm nghén bằng những cách thông dụng sau:
    - Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày, ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu.
    - Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
    - Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng, hoặc ngậm những lát gừng tươi cũng giảm được chứng nôn ói.
    - Uống nhiều nước
    - Tránh thức ăn và mùi làm bạn tăng cảm giác buồn nôn. Tránh ngửi mùi làm bạn khó chịu.
    Hỏi: Một số trường hợp nghén nặng dẫn đến hiện tượng mệt mỏi hay ngất xỉu, bác sĩ có lời khuyên nên xử trí thế nào khi gặp tình huống này?
    Trả lời: Nếu bà bầu bị nôn nhiều, không ăn uống được sẽ không đủ chất cung cấp nuôi dưỡng cho cơ thể bạn và em bé. Ngoài ra, việc bị nôn nhiều, ăn ít, thậm chí không ăn được nên nếu kéo dài, cơ thể mẹ sẽ bị mất nước, thiếu chất dinh dưỡng, chất điện giải, dẫn đến suy kiệt, sút cân, ảnh hưởng tới cả thai nhi. Thường những trường hợp này cần bù lại nước, điện giải và bác sĩ có thể cho một số loại thuốc giảm nghén. Nếu tình trạng nghén quá nặng, không thể ăn, uống gì được mà nôn liên tục, bạn cần nhập viện để được các bác sĩ điều trị tích cực.

    Bà bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi bị nghén (Ảnh minh họa)
    Hỏi: Ngoài chế độ ăn thì bà bầu bị nghén cần chú ý những điều gì, thưa bác sĩ?
    Trả lời: Ngoài ăn uống thì khi bị nghén, bà bầu nên chú ý những điều sau đây:
    - Thường xuyên nghỉ ngơi và ngủ trưa trong ngày
    - Tránh những nơi ấm, nóng, đông đúc nhiều người như chợ búa, chợ hải sản, lễ hội…
    - Hít hương chanh hay gừng, uống nước chanh, hoặc ăn các loại trái cây, rau quả chứa nhiều nước (dưa hấu, cà chua, nho, dâu, bưởi, cam, chanh…) để giảm cảm giác buồn nôn.
    - Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn
    - Massage, tập yoga…
    Hỏi: Khi bị nghén, nhiều người thèm một loại đồ ăn nào đó nên ăn với số lượng rất nhiều, điều này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
    Trả lời: Bạn có thể ăn nhiều bất kỳ thức ăn mà bạn thèm nhưng nên chia nhiều lần trong ngày để tránh đầy bụng khó tiêu và phải lưu ý là thức ăn đó đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây nổi mề đay hay dị ứng, dễ tiêu và không gây rối loạn tiêu hóa…
    Cảm ơn bác sĩ!

    Anh Minh (Theo Khampha.vn)
    (Nguồn ********* - wish.vn sưu tầm)
     
  7. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Mang thai ở tuổi trung niên

    Thời hiện đại, nhiều phụ nữ sinh con muộn, khi đã vào lứa tuổi 40, hoặc hơn. Con cái là việc vui mừng, nhưng bà bầu ở độ tuổi này thường có rất nhiều băn khoăn về sức khỏe. Sau đây là lời tư vấn từ phía nhà chuyên môn:
    Từ 40 tuổi trở đi, vẫn có thể mang thai và sinh con, tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý. Đó là: về phía người mẹ, thường ở tuổi này có thể mắc một số bệnh nội khoa (hoặc bắt đầu có nguy cơ mắc bệnh tăng cao), ví dụ cao huyết áp, tiểu đường... Do đó cần kiểm tra sức khỏe trước khi dự định mang thai, để nếu như có bệnh thì cần điều trị cho bệnh ổn định, cũng như có chế độ dùng thuốc hay sinh hoạt cho phù hợp; khi mang thai vẫn phải tiếp tục dùng các thuốc trị bệnh này, nhưng loại thuốc hay liều lượng sẽ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ở tuổi này cũng cần lưu ý, có nhiều khả năng sức chịu đựng của bà mẹ kém hơn, nên những khó khăn hay rối loạn lúc mang thai có thể cho cảm giác nặng nề hơn.

    Tuổi tác càng cao, người mẹ càng đối diện nhiều vấn đề về sức khỏe
    (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: Shutterstock

    Về phía bé, khi tuổi mẹ càng cao, khả năng bất thường của thai, đặc biệt là khả năng bất thường về nhiễm sắc thể sẽ càng gia tăng. Bạn nên làm xét nghiệm về nhiễm sắc thể của thai nhi (lấy mẫu nước ối từ 17 tuần trở đi hay lấy mẫu gai nhau từ 11 tuần trở đi) để biết các trường hợp bất thường, nếu có. Nên dự trù tình huống xấu, bé có bất thường, lúc đó bạn sẽ đối diện với chuyện phải quyết định giữ hay bỏ thai.

    Thai kỳ của người mẹ lớn tuổi thường có nhiều nguy cơ; trong tình huống bạn không có bất kỳ bệnh lý nội khoa mãn tính nào, vẫn có thể xuất hiện các bệnh lý của thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ. Về khả năng sẩy thai, sinh non, ở người mẹ lớn tuổi cũng cao hơn các bà bầu trẻ.

    Bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh

    (Theo Thanh Niên- wish.vn sưu tầm
     
  8. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thực hư chuyện mẹ nghén, con thông minh

    Bác nào bảo càng ngén con càng thông minh là không đúng đâu ạ.
     
  9. tiotrang

    tiotrang Nguồn hàng Úc ngon-bổ-rẻ

    Tham gia:
    19/7/2011
    Bài viết:
    10,513
    Đã được thích:
    1,893
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Thực hư chuyện mẹ nghén, con thông minh

    khiếp đọc cái tiêu đề, hơi lạ, e nghĩ làm j có chuyện thế, mẹ chiu khó ăn uống tăng chất cho con là con phát triển ấy mà
     

Chia sẻ trang này