Thông tin: Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Hen Suyễn Ở Trẻ Em Các Mẹ Nên Biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thuytrangmebi, 9/5/2018.

  1. thuytrangmebi

    thuytrangmebi Thành viên mới

    Tham gia:
    25/11/2017
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Hen suyễn là một bệnh lý không chỉ xảy ra ở người lớn mà xuất hiện nhiều ở trẻ em. Để tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ em nguyên nhân do đâu và cách chữa bệnh như thế nào thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

    [​IMG]

    Biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em

    HEN SUYỄN Ở TRẺ EM LÀ BỆNH GÌ?
    Bệnh hen suyễn hay có tên gọi khác là bệnh hen phế quản. Đây là tình trạng bệnh gây co thắt phế quản và có gây ra tình trạng tiết dịch khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó thở, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học hành.

    NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ
    Mặc dù chưa xác định được các nguyên nhân chính xác nguyên nhân chính gây bệnh hen suyễn, nhưng các nguyên nhân dưới đây cũng là một trong các yếu tố tác động và gây kích hoạt đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ:

    [​IMG]

    • Nấm mốc: Nấm mốc thường phát triển ở những nơi ẩm thấp và xâm nhập trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Nấm mốc có thể xuất hiện nhiều trong nhà ở những nơi ẩm như nhà tắm, bếp và có thể phát tán theo chiều gió thổi.
    • Virus, vi khuẩn: Đây cũng là nguyên nhân tấn công sức khỏe của trẻ nhỏ và kích hoạt bệnh hen suyễn ở trẻ. Các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu là những loại vi khuẩn dễ dàng tấn công sức khỏe con người.
    • Di truyền: Một trong các yếu tố gây bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ còn do di truyền. Trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đều mắc bệnh hen suyễn thì trẻ khi sinh ra có nguy cơ và tỉ lệ cao mắc chứng bệnh này.
    • Môi trường: Trẻ nhỏ khi sống và học tập trong môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá hay các hóa chất độc hại cũng có thể gây tình trạng hen suyễn ở trẻ nhỏ.
    • Thời tiết: Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào mùa lạnh cũng khiến trẻ xuất hiện những cơn hen suyễn cấp.
    • Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị bệnh hen suyễn còn do nguyên nhân trẻ mắc phải những bệnh khác như là viêm xoang, viêm mũi họng…
    TRIỆU CHỨNG HEN SUYỄN Ở TRẺ EM
    Khi trẻ bị hen suyễn thường có những biểu hiện như sau:[​IMG]

    Ho nhiều, ho có xuất hiện đờm là một trong những dấu hiệu trẻ bị hen suyễn

    • Ho: Thường có biểu hiện là những cơn ho dai dẳng, ho nhiều, ho xuất hiện đờm đặc. Nhiều trường hợp trẻ bị hen suyễn nặng có thể ho ra máu.
    • Khó thở: Khi lên những cơn hen, trẻ thường cảm thấy khó chịu, khó thở do bị co thắt phế quản.
    • Thở khò khè. Đặc biệt khi nghe bằng ống nghe của bác sĩ sẽ thấy rõ những tiếng ran rít trong phổi của trẻ nhỏ.
    BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
    Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ cũng giống như người lớn là khó có khả năng chữa khỏi được. Do đây là bệnh mãn tính nên khi bị bệnh thường trẻ sẽ phải chung sống với những biểu hiện bệnh hen suyễn đến suốt đời.

    Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ nếu có phương pháp điều trị tích cực và phù hợp thì có thể bệnh sẽ không nặng thêm hoặc có thể giảm thiểu những biến chứng của bệnh hen suyễn. Ngược lại khi trẻ bị hen suyễn mà chủ quan và không tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh hen suyễn thì trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như là: Viêm phổi, tràn khí phổi… Nặng hơn có thể trẻ sẽ bị suy hô hấp.

    Do đây là bệnh lý có biến chứng nhanh chóng, chính vì vậy, khi trẻ có biểu hiện lên cơn hen cần điều trị kịp thời hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ cấp cứu.

    CÁCH CHỮA BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM
    Như đã nói, bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính nên không thể chữa khỏi được. Tuy nhiên vẫn phải tìm hiểu cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em để giảm những biến chứng ở trẻ nhỏ. Nguyên tắc trị hen suyễn ở trẻ em chủ yếu là cắt những cơn hen suyễn cấp và dự phòng những cơn hen.

    [​IMG]

    Phương pháp chữa hen suyễn ở trẻ em nào hiệu quả nhất?

    1. Điều trị bằng thuốc tây
    Thuốc cắt cơn: Khi trẻ có dấu hiệu bị hen suyễn có thể sử dụng các loại thuốc cắt cơn dạng xịt cho trẻ. Tuy nhiên, với các loại thuốc cắt cơn như vậy chỉ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ. Do đó, cần phải theo dõi tình trạng của trẻ để có những phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc cắt cơn hen cho trẻ phổ biến thường được dùng đó là Buto – Asm. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm những lời khuyên của bác sĩ để điều trị bệnh cho trẻ.

    Thuốc dự phòng: Thuốc dự phòng thường được điều trị là các loại thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm…Các loại thuốc này sẽ có tác dụng giảm triệu chứng co thắt suyễn và hỗ trợ và cải thiện chức năng phổi. Với trẻ nhỏ, việc phác đồ điều trị rất quan trọng để có hướng đi đúng đắn điều trị cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây điều trị trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ do đó cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

    2. Điều trị bằng các bài thuốc đông y
    Thuốc đông y vẫn được đánh giá là một trong những bài thuốc chữa hen suyễn có tác dụng cao. Đặc biệt thuốc còn không gây tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ.

    Tuy nhiên, có những bài thuốc đông y chỉ dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở nên. Do vậy, các bậc phụ huynh cần bỏ thời gian để tìm hiểu kĩ các bài thuốc cho con em mình.

    3. Mẹo chữa bệnh hen suyễn ở trẻ
    Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì những mẹo chữa hen suyễn cho trẻ cũng được các bậc phụ huynh sử dụng rộng rãi. Một số mẹo chữa như sau:

    • Mẹo chữa hen suyễn bằng chanh: Chanh có tác dụng chữa hen suyễn khá hiệu quả. Mỗi ngày mẹ có thể pha một cốc nước chanh ấm cho trẻ. Nếu tránh để dạ dày của bé bị ảnh hưởng thì các mẹ có thể cho thêm một vài giọt mật ong sẽ giảm ngay các triệu chứng ho rát cổ họng ở trẻ.
    • Mẹo với tỏi: Tỏi được biết đến với tính kháng viêm và chống khuẩn cực kì hiệu quả. Mỗi ngày bóc khoảng 3 nhánh tỏi và đem xay nhuyễn sau đó đun với sữa cho trẻ uống.
    • Chữa hen suyễn với dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng chữa hen suyễn ở trẻ nhỏ khá tốt. Cách thực hiện đó là nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp vào thau nước nhỏ và xông hơi.
    Ngoài việc điều trị và chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng thuốc thì cách tốt nhất cần phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh hen suyễn cho trẻ.
    TRẺ BỊ HEN SUYỄN NÊN ĂN GÌ?
    [​IMG]

    Những thực phẩm cần thiết cho trẻ bị hen suyễn

    Đối với những bé bị hen suyễn, chế độ dinh dưỡng hết sức quan trọng. Phải kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng đối với trẻ nhỏ, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cùng tham khảo xem trẻ bị hen suyễn nên ăn gì:

    • Thực phẩm giàu magie: Magie có tác dụng làm giãn và làm sjch ở khí phế quản. Do đó, nếu trẻ nhà bạn bị hen suyễn cần đảm bảo các thực phẩm nhiều magie cho trẻ. Ví dụ như magie có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc, sữa đậu…
    • Omega 3: Bổ sung nhiều omega cho trẻ có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt omega còn tăng cường chức năng hô hấp cho trẻ. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung nhiều omega 3 có trong các thực phẩm như cá thu, cá hồi…
    • Vitamin C: Vitamin C rất cần thiết cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Các loại vitamin có nhiều trong hoa quả tươi sẽ có tác dụng giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp cho trẻ.
    • Mật ong: Mật ong cũng là một thực phẩm lành tính rất tốt cho trẻ bị hen suyễn. Hằng ngày, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ uống mật ong với nước ấm, vừa có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và vừa giảm triệu chứng ho rát cổ họng ở trẻ nhỏ.
    Bên cạnh những thực phẩm nên ăn dành cho trẻ bị hen suyễn thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý những thực phẩm bé bị hen suyễn không nên ăn.

    TRẺ EM BỊ HEN SUYỄN KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
    Bệnh hen suyễn ở trẻ cần phải tránh những món ăn mà trẻ bị dị ứng và kích ứng. Ví dụ như nếu trẻ bị dị ứng với tôm, cua thì tuyệt đối các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này. Thay vào đó tìm hiểu những thực phẩm khác có chất dinh dưỡng bổ sung cho trẻ.

    [​IMG]

    Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị hen suyễn.

    Ngoài ra, bệnh hen suyễn ở trẻ cũng cần phải kiêng một số thực phẩm như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga…Đây hầu như là những thực phẩm không có lợi cho hệ hô hấp của trẻ nhỏ.

    Bên cạnh đó những đồ ăn quá nhiều gia vị cũng là những thực phẩm mà trẻ nhỏ cần ăn kiêng.

    PHÒNG TRÁNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM
    Để phòng tránh hen suyễn ở trẻ em, cần lưu ý những điều sau:

    • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, hạn chế ẩm mốc, bụi bẩn trong nhà ở.
    • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với lông vật nuôi trong nhà, nước hoa và hóa chất.
    • Không hút thuốc khi gần trẻ.
    • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
    • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
    • Kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ để kiểm soát tình trạng bệnh.
    Với những tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ em trên đây, hi vọng người đọc có những thông tin hữu ích về cách chữa bệnh hen suyễn cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ.
    nguồn: https://chuyenkhoahohap.net/benh-hen-suyen-o-tre-em.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuytrangmebi
    Đang tải...


  2. quynhanhle205

    quynhanhle205 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/4/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    con nhà minh nhiêu hôm thay đổi thời tiết đêm toan kêu khó thở thôi mà mình cho con uống nhiều thuốc rồi mà cứ những lúc gió mùa đông bắc về là lại bị
     

Chia sẻ trang này