Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi suckhoe, 19/9/2009.

  1. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Hiện nay, dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu bùng phát thành dịch ở nhiều nơi. Tất cả mọi người, từ sơ sinh đến người lớn, đều có thể bị sốt xuất huyết vì bệnh xuất hiện quanh năm ở Việt Nam, đặc biệt gia tăng vào mùa mưa. Các chuyên gia y tế khuyến cáo các bà mẹ cần nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ để đưa con em đến ngay cơ sở y tế.




    Các bệnh nhi đang được điều trị bệnh sốt xuất huyết tại khoa sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM


    Các bà mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị sốt xuất huyết khi có triệu chứng:

    1. Sốt cao (39-41độ C), đột ngột và liên tục từ 2-7 ngày.

    2. Xuất huyết: Chấm huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, tiêu ra máu, vết bầm chỗ chích.

    3. Trẻ kêu đau bụng (do gan bị sưng).

    4. Truỵ mạch (sốc): Nếu trẻ đã hết sốt, nhưng còn ly bì, bứt rứt, lạnh tay chân, tím môi, tiểu ít sẽ rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    5. Ngay khi gặp các dấu hiệu trên, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt (paracetamol), lau mát bằng nước ấm.

    6. Cho uống nhiều nước hơn bình thường, dùng nước Oresol, nước cam vắt, nước chanh đường; hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi trẻ sốt cao. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn, nước uống có màu đen, đỏ, nâu (vì nếu trẻ ói mửa sẽ dễ nhầm lẫn là máu).

    7. Bộ Y tế cũng khuyến cáo tuyệt đối không cho trẻ uống Aspirin, không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không kiêng cữ ăn, không nhịn uống hoặc quấn trẻ bằng nhiều quần áo.


    BACSI.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi suckhoe
    Đang tải...


  2. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Cho bé uống thuốc

    Bé bị ốm và cha mẹ phải vượt qua thử thách không mấy dễ chịu: cho bé uống thuốc. Làm thế nào để cho bé uống thuốc và uống thế nào thì hiệu quả nhất?

    alt

    Phải cho bé uống đủ liều mà bác sĩ đã kê đơn

    Đừng ngại hỏi bác sĩ nhiều lần về sự tương tác của loại si-rô này với thuốc kia; hỏi rõ nên cho bé uống theo trình tự nào, trước hay sau khi ăn.

    Hãy giữ đúng khoảng cách thời gian cho bé uống thuốc. Một số loại thuốc phải uống đúng giờ nhất định. Có loại thuốc có thể dùng "linh hoạt" hơn, nhưng không nên quá du di. Cho uống thuốc đều và đúng giờ là điều kiện cho bé chóng khỏi bệnh và tránh được các phản ứng phụ.

    Hãy lên lịch uống từng loại thuốc và dán vào vị trí dễ nhìn nhất, ví dụ đính vào tủ lạnh. Hãy dùng đồng hồ hẹn giờ để nhắc bạn cho con uống thuốc.

    Phải cho bé uống đủ liều mà bác sĩ đã kê đơn

    Bạn bỏ qua 1 viên thuốc ư? Không nên vội vã uống bù. Nếu đã trôi qua 1 - 2 tiếng từ lúc bạn quên, có thể cho bé uống lại. Nếu lâu hơn - bé sẽ bị quá tải, và bạn phải đợi đến đợt uống tiếp theo.

    Không nên đánh thức bé dậy giữa đêm để uống thuốc. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt - tình trạng bệnh nặng cần có ngay thuốc để chữa trị.

    Phải cho bé uống đủ liều mà bác sĩ đã kê đơn. Kể cả trong trường hợp bé đã đỡ hơn, không nên ngừng thuốc: một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh chỉ phát huy tác dụng khi uống đủ liều. Ngừng thuốc giữa chừng có thể biến bệnh cấp thành bệnh mãn tính.

    Có thể cho trẻ uống thuốc của người lớn không?

    Nếu cửa hàng thuốc hết mất loại thuốc dành cho trẻ em, họ có thể đề nghị bạn mua thuốc người lớn rồi "giảm" số lượng cho phù hợp với trẻ. Bạn không được chấp nhận! Điều này rất nguy hiểm, vì kể cả nhà sản xuất cũng không đảm bảo được rằng một nửa hoặc một phần tư viên thuốc có chứa đủ chất hay không. Trong một phần viên thuốc có thể chẳng có tí hoạt chất nào, phần kia lại chứa gấp đôi.

    Có nên tán nhỏ thuốc ra không?

    Tốt nhất là không nên phá vỡ hiện trạng của thuốc. Trường hợp ngoại lệ có thể đổ ruột của những thuốc dạng viên "con nhộng" trộn với thức ăn. Có thể tán những loại thuốc không bọc đường bên ngoài.

    Bạn có thể áp dụng cách điều trị này cho trẻ dưới 1 tuổi. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng viên nén, viên con nhộng, si-rô... nên khi bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc cho trẻ uống thuốc, hãy đề nghị bác sĩ điều trị thay thế dạng bào chế dễ uống hơn đối với trẻ.

    Uống thuốc vào lúc nào?

    Một số loại thuốc phải uống trước khi ăn, một số khác thì sau hoặc trong lúc ăn. Bác sĩ sẽ là người lên lịch cho bạn. Có một điểm chung là khi bụng đói, thuốc ngấm nhanh hơn (1 tiếng trước khi ăn hoặc 2 tiếng sau khi ăn).

    Có được dùng thìa cà phê để đo lượng thuốc không?

    Thông thường thì si-rô và các loại thuốc nước khác có sẵn thìa đo và nên dùng chính những loại thìa đó. Chỉ dùng thìa cà phê trong những trường hợp bất đắc dĩ. Và bạn phải luôn nhớ thìa cà phê chứa đựng 5ml chất. Bạn phải theo đúng chỉ dẫn, trong việc uống thuốc, nhiều không đồng nghĩa với tốt, bạn nhé.

    Uống thuốc với loại nước nào thì tốt nhất?

    Đa số các loại thuốc nên uống với nước lọc. Các loại nước ngọt, trà đường, sữa có thể vô hiệu hóa hoặc ngược lại, tăng tác dụng của thuốc. Trong mỗi trường hợp cụ thể, bạn cần hỏi bác sĩ cần dùng nước nào để uống thuốc. Sữa là một sự lựa chọn tốt, nên uống cùng các loại thuốc gây kích thích màng dạ dày.

    Ngược lại, sữa không phù hợp dể uống các loại thuốc bọc. Không nên dùng nước sôi hoặc nước quá lạnh để uống thuốc! Điều này cũng áp dụng cho trà thảo dược: nhiệt độ cần tương đương với nhiệt độ cơ thể, khi đó thuốc mới có tác dụng.

    Mẹ cần biết

    - Không được làm ngọt thuốc: Các bà mẹ thường có thói quen trộn những loại thuốc đắng với đường. Điều này có thể giảm hiệu quả của thuốc, hoặc ngược lại, làm thuốc ngấm nhanh hơn, nhưng tạo ra nguy cơ quá liều. Không nên trộn thuốc với thức ăn của trẻ. Khi ngửi thấy mùi thuốc, có thể bé sẽ từ chối cả thuốc lẫn món ăn yêu thích của mình.

    - Không nên uống thuốc hai lần: Bé có thể sẽ nhổ hoặc nôn thuốc ra. Đa số các loại thuốc sẽ ngấm vào dạ dày 30 phút sau khi uống. Bạn chỉ cần cho bé uống lại nếu ngay khi uống bé ọe ra, hoặc trong phạm vi 10 phút sau khi uống lần đầu. Nếu lâu hơn, không cần cho bé uống lại thuốc.

    - Nhờ người giúp: Hãy đặt bé ngồi lên đầu gối của bạn, tay kia bạn giữ chân bé. Ép sát người bé vào bạn rồi dùng tay đó giữ tay bé. Dùng tay rảnh để cho bé uống thuốc. Tốt nhất là nên nhờ thêm một người nữa giữ bé để bạn cho bé uống thuốc.

    - Không nên mắng trẻ: Để dỗ dành bé và bắt bé uống thuốc, bạn cần kiên nhẫn. Nụ cười dịu dàng và cách dỗ dành bé sẽ có hiệu quả hơn bất cứ sự la hét nào. Hãy chọn loại cốc hoặc vật dụng uống thuốc của bé thật sặc sỡ và đẹp. Có thể dùng cốc, thìa hoặc đĩa của búp bê.

    Cách cho bé uống thuốc

    Để bé mở miệng, cần ấn nhẹ ngón tay vào má và kéo cằm xuống. Có thể dùng thìa để bé lộ lợi ra. Hoặc cuối cùng thì cũng có thể bóp mũi bằng hai ngón tay, khi đó theo phản xạ bé sẽ mở miệng: bạn lập tức có thể đổ thìa thuốc vào miệng, và khi bé đã nuốt rồi bạn có thể thả mũi bé ra. Cần đưa thuốc vào vùng giữa má và cằm chứ không phải đổ vào họng. Thay vì thìa tốt nhất nên dùng loại kim tiêm một lần (không có kim) để bơm thuốc vào miệng bé.

    BACSI.com (Theo Me&Be)
     
  3. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Để nhận biết trẻ mắc ADHD

    Thứ hai, 20 Tháng 7 2009 07:20
    PDF.
    In
    Email
    alt

    Ảnh minh họa
    Hội chứng ADHD (rối loạn giảm chú ý/tăng động) thường ảnh hưởng đến khả năng học hành cũng như tạo lập các mối quan hệ của trẻ.

    Để giúp các bậc cha mẹ kịp thời nhận biết hội chứng ADHD ở con trẻ, theo healthday.com, Thư viện về y học quốc gia Mỹ liệt kê một số triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc ADHD. Đó là: 1. Bất cẩn trong học tập cũng như tham gia các hoạt động ở trường; 2. Hay đánh mất các vật dụng cá nhân hoặc dụng cụ học tập; 3. Khó tập trung lâu; 4. Không chịu lắng nghe và thực hiện theo các chỉ dẫn của người lớn; 5. Hay quên và dễ bị xao lãng; 6. Khó ngồi yên một chỗ hoặc hành động nhẹ nhàng; 7. Nói nhiều và thường hay gây mất trật tự trong lớp học. Theo các chuyên gia, trẻ mắc hội chứng ADHD cần được cha mẹ, người thân chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ kiểm soát được hành vi của mình.

    BACSI.com (Theo TNO)
     
  4. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    [FONT=&quot]Xin góp thêm một số thông tin về trẻ có tình trạng ADHD
    [/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT] 1. Thế nào là trẻ hiếu động- kém chú ý: [FONT=&quot][/FONT]
    Việc một đứa trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hay lớp 1 không chịu ngồi yên, thường chỉ là một biểu hiện cho thấy những tiến triển về mặt vận động của bé, vì một đứa trẻ ù lì, chậm chạp thì đáng lo ngại hơn. Tuy nhiên nếu đây là một tình trạng lập đi lập lại nhiều lần và kéo dài thì có thể đó là sự khởi đầu cho một sự rối loạn tâm bệnh lý sau này.[FONT=&quot][/FONT]
    Nó không chịu ngồi yên, luôn luôn đứng lên, ngồi xuống quậy phá cả lớp…” đó là câu than phiền thường gặp của các giáo viên và phụ huynh “ …nó không tập trung chú ý vào việc gì cả, hình như nó nghĩ đâu đâu, không thể đòi hỏi ở nó một sự cố gắng kéo dài trong bất cứ việc gì, chỉ cần một con ruồi bay ngang là nó quên hết mọi sự “ Những câu than phiền như vậy nhằm mô tả một tình trạng thiếu ổn định về tâm trí, nhưng thường thì ít người lại nghĩ rằng tính đãng trí và tính hiếu động thường kết hợp với nhau.[FONT=&quot][/FONT]
    Những hành vi hiếu động quá mức, kèm theo tình trạng thiếu chú ý, tâm bệnh lý gọi là Hội chứng rối nhiễu hiếu động kém chú ý ( Gọi tắt là ADHD – Attention Deficiency Hyperactivity Disorder – hay còn có thể gọi là ADD – Hội chứng rối nhiễu thiếu khả năng chú ý ) Bởi vì khi trẻ không thể tập trung sự chú ý vào một vấn đề gì trong việc học tập hay trong các công việc thường ngày thì trẻ sẽ có phản ứng là gia tăng các hoạt động, hành vi một cách quá mức bình thường.[FONT=&quot][/FONT]
    Việc không có hay thiếu hụt khả năng tập trung khiến trẻ hầu như không thể học được mà ban đầu được xem là do những rối loạn chức năng nhẹ trong não bộ ( MBD : Minimal Brain Dysfunction ) nhưng về sau, người ta thường cho rằng đây là một dạng của bệnh Tâm thần hay có những tổn thương thực thể về thần kinh nên các nhà chuyên môn đã sử dụng danh từ rối nhiễu hiếu động kém chú ý để phân biệt với những triệu chứng tâm thần phân liệt nơi trẻ em.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot][/FONT]
    Các dấu hiệu cần lưu ý : [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Trẻ hầu như không thể ngồi yên một chỗ.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường rời bỏ chỗ ngồi khi được yêu cầu phải ngồi yên.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường chạy nhảy leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường khó tham gia những hoạt động hay trò chơi đòi hỏi sự im lặng[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường luôn di chuyển, hay hoạt động giống như đang “ lái xe gắn máy “.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường nói quá nhiều.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường buộc miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường khó chờ đợi đến lượt mình[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường làm gián đoạn, hay xen vào hoạt động hoặc trò chơi của người khác[FONT=&quot][/FONT]
    Đối với khả năng thiếu tập trung, kém chú ý thì trẻ có các biểu lộ sau đây : [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Không thể tập trung vào các chi tiết hay phạm phải những sai lầm do bất cẩn.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hay trò chơi.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường có thái độ lơ là khi nói chuyện với người khác[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường không tuân theo những hướng dẫn hay không thể hoàn tất bài vở trong lớp.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường khó khăn khi tổ chức các hoạt động [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường né tránh hay tỏ ra miễn cưỡng khi phải tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung, cố gắng liên tục trong một khoảng thời ian.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường để thất lạc những vật dụng cần thiết.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Dễ bị chia trí bởi môi trường bên ngoài[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Thường quên các công việc hàng ngày.[FONT=&quot][/FONT]
    Cũng như trên, nếu trẻ biểu lộ hơn 6 trạng thái trong 6 tháng liên tục, ta phải nghĩ đến tình trạng ADHD nơi trẻ .[FONT=&quot][/FONT]
    Các biểu hiện chính của trẻ có hội chứng ADHD là : [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT] Không thể tập trung lâu [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Hiếu động cao hơn [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Hăng hái, bốc đồng, nói dối, ăn cắp, phá hoại..[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Vụng về trong mọi công việc[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Không có trí nhớ tạm thời[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Dễ gây gỗ, sinh sự với các trẻ khác, tỏ ra thiếu tự tin hay có tình trạng hoang tưởng[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT] Có nhiều vấn đề khi ngủ[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]An uống không ổn định[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]Chậm nói, phát âm khó khăn hay nói lắp.[FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot] [/FONT] [FONT=&quot][/FONT]
    Trẻ được xem là có hội chứng ADHD nếu có hơn 6 triệu chứng kể trên và kéo dài trên 6 tháng, Hay có một số triệu chứng được bộc phát một cách quá mức bình thường.[FONT=&quot][/FONT]
    Việc chăm chữa không đơn giản vì đó là 1 chương trình can thiệp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - chuyên viên tâm lý - giáo viên đặc biệt và cả chuyên viên về tâm vận động ( nếu có)[FONT=&quot][/FONT]
     
    bretymoon thích bài này.
  5. bretymoon

    bretymoon Banned

    Tham gia:
    14/9/2009
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Em cũng có đứa cháu mới vào lớp 1 có những biểu hiện kể trên. Xin hỏi các chuyên gia tư vấn hiện nay Bệnh viện nào đang điều trị căn bệnh này? Có thể chữa khỏi được không?
     
  6. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Đối với trẻ hiếu động/kém tập trung ( hay Tăng động/giảm chú ý ) thì các phòng khám, bệnh viện chỉ có thể chẩn đoán - phát hiện và đánh giá mức độ . Còn việc điều trị cần phải được tác động từ nhiều phía mà quan trọng nhất là trong gia đình.
    Nói cách khác,bệnh viện hay phòng khám là nơi thông qua các chẩn đoán mà y bác sĩ ( đã được đào tạo về tâm lý và tâm bệnh lý trẻ ) hay các chuyên viên tâm lý ( có chuyên môn trong vấn đề này) , đưa ra những biện pháp hướng dẫn cách chăm sóc, để cha mẹ mang về áp dụng tại gia đình. ( mỗi một trẻ là một số nguyên tắc chung, với những biện pháp riêng phù hợp với mức độ rối nhiễu của trẻ)
    Nếu cha mẹ không tích cực điều chỉnh các hành vi của trẻ tại nhà, mà chỉ nghĩ rằng đem đến bệnh viện điều trị một số buổi là đủ, thì đó là điều khiến cho tình trạng này kéo dài, không thay đổi bao nhiêu.
    Ngoài ra, nếu trẻ đang theo học tại các trường MG hay lớp 1, thì Giáo viên cũng cần có sự hiểu biết về tình trạng này ( có thể do tự học hay do gia đình cung cấp thông tin) , mà có những biện pháp ứng phó phù hợp với tình trạng kém tập trung của trẻ, không gây cho trẻ thêm những ức chế (vì bị phạt do cái tật hiếu động ).
    Như thế, hoạt động mà ta gọi là trị liệu, chủ yếu diễn ra tại gia đình (dưới sự theo dõi và hướng dẫn của 1 chuyên viên ) cùng với sự hợp tác của giáo viên tại nhà trường, thì tình trạng này sẽ có khả năng giảm bớt để có thể chấp nhận được, chứ rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.
     
  7. babyvn00

    babyvn00 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/9/2009
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3

    Thế thì thật là khó để cho bé uống thuốc
     
  8. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Trẻ phát bệnh vì bị ép ăn

    Chỉ cần nhìn thấy cơm hoặc cháo, bé Bống 4 tuổi nhà chị Hoa ở Mai Dịch, Hà Nội đã sợ đến nỗi mặt đỏ lên, người co rúm lại, tìm cách trốn để không phải ăn.

    Trước đây bé không ăn, cả nhà chị Hoa còn dỗ dành, bóp mồm bóp miệng ép được. Nhưng gần đây bé không chịu ăn, cố gắng đút được vào miệng là cháu lại cho ra hết. Nhiều lúc nhìn thấy mẹ bê bát thức ăn hoặc đĩa hoa quả là cháu đã chạy biến đi.

    "4 tuổi rồi nhưng bé chỉ uống sữa, nước cam và nước dưa hấu, ngoài ra không ăn bất cứ thứ gì khác. Sợ con ăn không đủ thì không lớn được tôi mới ép cháu, có ngờ đâu...", chị Hoa cho biết.

    Theo nhà tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, Phòng khám Tuna (Hà Nội), bé Bống bị rối loạn ăn uống, chán ăn do ở nhà bị ép quá. Bé không thích nhưng lại bị cha mẹ ép ăn bằng mọi giá, lần đầu bé có thể cố nhưng dần dần bé sẽ thấy sợ. Chính cảm giác sợ hãi đó dẫn đến phản ứng chống đối quyết liệt ở trẻ. Giờ chỉ cần nhìn thức ăn bé đã nôn, người rúm ró, trốn tránh, đút được vào miêng thì cũng phun hết vào mặt người khác.

    Hiện tượng chán ăn ở trẻ hiện nay khá phổ biến. Nhiều người cho rằng là do trẻ bị thiếu chất này, chất kia như: kẽm, canxi, vitamin... Nhưng đó không phải là tất cả mà phải kể đến yếu tố tâm lý, sau nhiều lần bị ép ăn thứ mà mình không thích trẻ dần hình thành tâm lý chán ăn, chị Tùng cho biết.

    Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con ăn thật nhiều vì như thế mới đủ chất, mới thông minh, phát triển toàn diện. Trẻ ăn một nửa bát cha mẹ vẫn thấy không đủ, phải hết một bát vì thế mới ép con bằng được. Có khi lại dong trẻ đi chơi, vừa đi vừa ăn, lợi dụng lúc trẻ mải chơi, nhìn ngáo ngơ thì đút ngay. Cha mẹ thương con, ép con ăn thật nhiều mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến con.

    "Cha mẹ không nên coi con như một thứ nạp năng lượng. Với người lớn, stress có thể do công việc, sự mất mát, chia tay... nhưng với trẻ việc bị ép ăn cũng đã gây stress", chị Tùng cho biết.

    Thực tế, người lớn cũng có những thứ không thích ăn, vì thế việc trẻ không thích một thứ gì đó là điều dễ hiểu. Ngoài ra, cũng theo chị, nếu khả năng hấp thụ, tiêu hóa của trẻ kém thì có ép ăn bao nhiêu cũng không vào cơ thể mà ngược lại gây hại.

    Nhiều cha mẹ lúc nào cũng sợ con ăn không đủ, bỏ một bữa là lo lắng, căng thẳng. Nhưng thực tế là trẻ không chỉ ăn 3 bữa chính mà kèm thêm nhiều bữa phụ khác, con vừa ăn xong bát cháo, lại đến sữa chua, rồi váng sữa, cho trẻ ăn liên tục. Trẻ không thể tiêu hóa hết được, không thấy đói nên không có cảm giác thèm ăn.

    Chuyên gia cũng cho biết, một điều dễ nhận thấy là trẻ chán ăn thường đi kèm bệnh tự kỷ, chậm nói. Trẻ không chịu ăn, không thích những thức ăn mới, vô hình chung sẽ ngại tiếp xúc với cái mới. Từ đó hình thành cơ chế tâm lý phòng vệ với tất cả mọi thứ mới. Bên cạnh đó, khi ăn trẻ không chịu nhai, không mở miệng nên chậm nói.

    Theo chị, lúc này cha mẹ nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn, làm các món đậm hơn một chút. Nếu biết bé sợ món gì thì cha mẹ có thể cho bé nhìn và ngửi trước để kích thích khứu giác, thị giác. Cho bé nếm thử dần dần, từng ít một, thậm chí cha mẹ có thể làm mẫu nếm thử trước cho bé.

    Cha mẹ có thể vừa cho bé ăn vừa cho bé chơi trò yêu thích, hoặc cho xem ti vi tuy nhiên cần đưa việc này thành hành vi tốt, thay đổi thường xuyên, không định hình thành một thói quen. Chẳng hạn lần đầu bạn có thể cho bé xem tivi nhưng lần sau hãy thay bằng trò bé yêu thích hoặc dặn trẻ ăn xong thì sẽ được xem tivi.

    Cha mẹ cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, để trẻ chọn những món yêu thích. Nên để bé dùng riêng từng món thay vì trộn lẫn. Vì cho trẻ ăn nhiều bữa nên nếu bé không muốn ăn cha mẹ có thể để bé nghỉ một bữa.

    Chị Tùng cũng khuyến cáo, cha mẹ nên tôn trọng việc ăn uống của con kể cả khi trẻ từ chối, không nên quá chú trọng vào chế độ dinh dưỡng mà quên đi sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ. Khi thấy trẻ biếng ăn bất thường, cha mẹ nên đưa đi khám xem có gặp vấn đề gì về thể chất không hay là do tâm lý.

    BACSI.com
     
  9. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Bé gặp nạn phần lớn do cha mẹ

    Nguyên nhân tai nạn một phần do trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm xung quanh. Nhưng phần lỗi lớn nhất vẫn thuộc về sự bất cẩn của người lớn.

    Tai họa trong nhà

    Giường ngủ là nơi trẻ dễ gặp tai nạn. Vì vậy, giường của trẻ nên có vật chắn bao quanh, đề phòng trường hợp bị chấn thương do trong lúc ngủ hoặc trẻ lăn mình rơi xuống đất. Tuy nhiên, không nên chặn hoặc để nhiều chăn, gối xung quanh trẻ phòng ngừa trường hợp trẻ bị ngạt do gối đè.

    Các bao nilon đựng đồ dùng để gần chỗ trẻ nằm hoặc chơi cũng rất nguy hiểm vì trẻ có thể chui đầu vào bao và bị ngạt. Ngay cả đồ chơi với các chi tiết lắp ghép nhỏ và sắc cạnh cũng có thể là nguyên nhân gây mắc dị vật đường thở do trẻ đút vào miệng, mũi.



    Giường ngủ là nơi trẻ dễ gặp tai nạn

    BS Trương Ngọc Dương, bác sĩ chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103 cho hay, bếp cũng là một nơi có nguy cơ cao gây tai nạn thương tích cho trẻ. Vì các bà mẹ thường phải kết hợp việc trông con cùng với việc bếp núc.

    TS Nguyễn Viết Lượng, Viện Bỏng Quốc gia cũng cho rằng, phích nước sôi ngoài phòng khách, các đồ nóng, thuốc lá đang cháy, bật lửa hay các dụng cụ điện, các phích cắm điện... đều có thể là nguyên nhân gây bỏng cho trẻ.

    Các ổ cắm nên có nút bịt khi không sử dụng, với bật lửa và diêm quẹt cần để ngoài tầm với của trẻ. Nên dập lửa của điếu thuốc ngay khi đặt xuống gạt tàn, và tốt nhất là không hút thuốc khi nhà có trẻ nhỏ.

    Cần tránh cho trẻ các nguy cơ tiếp xúc với xoong nồi khi có chứa đồ ăn nóng, hay thậm chí là các đĩa bát thức ăn nóng đặt trên bàn ăn.

    Đặc biệt, không để gần trẻ những dụng cụ điện như máy sấy tóc, máy cạo râu, nếu có nước sẽ có khả năng bị điện giật.

    Bất cẩn do người lớn

    Giải thích nguyên nhân của các loại tai nạn trẻ em thường hay gặp trong nhà, BS Trương Ngọc Dương cho rằng, phần nhiều là do người lớn sơ xuất, thiếu thận trọng để những đồ vật nguy hiểm, độc hại... trong tầm tay của trẻ.

    Tuy nhiên, ngay cả khi tưởng đã khắc phục những điều kiện có thể gây nguy cơ, thì những người chăm sóc trẻ vẫn cần hết sức chú ý.

    BS Dương dẫn ra một ví dụ về trường hợp một cháu bé 9 tháng tuổi chết do ngạt nước. Vì chủ quan cho rằng cháu đã bám được nên khi đang tắm cho cháu, ông ngoại chạy vào nhà nghe điện thoại trong vài phút. Khi trở ra, cháu đã bị ngạt do ngã úp mặt xuống chậu nước tắm.

    Hoặc trường hợp cháu bé 12 tháng tuổi bò lê dưới sàn, nhặt được mấy viên thuốc trông như hạt gạo màu hồng mà ở góc nhà, bé cho ngay vào miệng nhai, phải đi cấp cứu vì ngộ độc. Thực ra đó là thuốc mà bố mẹ dùng để bẫy chuột.

    Việc người lớn cất giấu các thứ ở trên cao như nóc tủ, nóc chạn cũng là nguy cơ khiến trẻ gặp tai nạn khi tìm cách trèo lên để lấy. Thương tích để lại có thể là gãy chân gãy tay, hay thậm chí là chấn thương sọ não...

    BACSI.com
     
  10. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Bồi dưỡng để con bị sỏi thận

    Mua cốm canxi cho con ăn hằng ngày, uống sữa với hàm lượng canxi cao là một trong những nguyên nhân gây táo bón, sỏi thận.

    Theo BS Tạ Diệu Yên, trưởng khoa Xương khớp Bệnh viện Đa khoa Tràng An, hiện nay, nhiều bà mẹ tự ý thường xuyên mua cốm canxi, các thuốc tăng cường canxi cho con ăn uống hằng ngày để mong muốn con mình sẽ cao hơn, thông minh hơn mà không biết đến mối nguy hại.

    Cao hơn, thông minh hơn và sỏi thận

    Nhiều trẻ coi cốm canxi như bánh kẹo, ăn thoải mái, thích lúc nào ăn lúc đó. Thực ra, các sản phẩm tăng cường canxi chỉ được chỉ định dùng vào buổi sáng để phối hợp với ánh sáng ban ngày, canxi được hấp thụ triệt để vào cơ thể.

    Nếu uống quá liều, uống vào buổi tối, lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, táo bón, tăng canxi trong máu.



    Uống sữa giàu canxi, cốm canxi...có thể khiến trẻ bị sỏi thận (Ảnh minh họa: giadinh.vcmedia.vn)



    Khi cơ thể hấp thu quá nhiều canxi, thận sẽ phải làm việc nhiều để thải lượng dư thừa, lâu ngày sẽ gây sỏi thận.

    Trẻ bị còi xương, chậm lớn, không chỉ do thiếu canxi. Có thể trẻ thiếu vitamin D, thiếu protit, gây hạn chế hấp thụ canxi ở ruột.

    Các bệnh nội tiết, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoide cũng có thể dẫn đến thấp lùn. Trong những trường hợp này, cơ thể sẽ kém hấp thụ canxi nên việc cung cấp thêm canxi là vô nghĩa.

    Cũng có thể trẻ thấp lùn do mắc một số bệnh như loạn sản sụn xương, bất thường về nhiễm sắc thể, bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, gan thận, huyết học, tiểu đường, suy tuyến giáp, thiếu hormon tăng trưởng...

    Vì vậy, cha mẹ không được tự ý mua canxi cho trẻ uống mà phải đi khám để phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời mới có thể cải thiện chiều cao.

    Chỉ vì sợ loãng xương

    Trong khi đó, theo bác sĩ Yên, do sợ bị loãng xương nên nhiều phụ nữ đã tự ý dùng các thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Việc dùng nhiều các chế phẩm giàu canxi có thể làm cơ thể thừa canxi.

    Tùy mức độ thừa canxi ít hay nhiều có thể gây các biến chứng từ nhẹ đến nặng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều).

    Lượng canxi thải qua đường tiểu cao sẽ kết hợp với phốt phát hoặc oxalat tạo thành sỏi thận. Do đó, nếu nghi ngờ loãng xương thì phải đến chuyên khoa xương khớp đo mật độ xương, tìm nguyên nhân cụ thể.

    Nếu loãng xương do thoái hóa, giảm quá trình phân hủy xương thì phải dùng thuốc đặc hiệu tăng quá trình tái tạo xương. Các sữa có hàm lượng canxi cao chỉ cung cấp canxi chứ không phòng chống được loãng xương.

    Vì vậy, tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống giàu canxi như tôm, tép, ốc, cua, trứng, và các loại rau, đậu... để cơ thể hấp thụ canxi tự nhiên một cách an toàn.

    BACSI.com
     
  11. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Phạt đòn làm trẻ kém thông minh

    Đòn roi có thể để lại nhiều hậu quả hơn là những vết bầm và nước mắt. Nó khiến chỉ số thông minh (IQ) của trẻ bị tụt giảm do tổn thương tâm lý. Giáo sư Murray Straus, một chuyên gia Mỹ với 40 năm nghiên cứu vấn đề này, đã lên tiếng cảnh báo sau khi quan sát hơn 800 trẻ 2-4 tuổi trong vòng bốn năm.



    Phạt đòn có những tác động tiêu cực lên trẻ em - Ảnh: Daily Telegraph

    Theo ông, những trẻ bị phạt roi thường xuyên khoảng 3 lần/tuần có chỉ số IQ thấp hơn trung bình 2,8 điểm so với những trẻ khác. Giáo sư Straus lý giải hình phạt này khiến trẻ luôn sợ hãi dẫn đến căng thẳng và cuối cùng là sa sút trong học tập. “Tất cả phụ huynh đều muốn con em mình thông minh. Nghiên cứu cho thấy việc tránh đánh đập mà uốn nắn trẻ bằng những cách khác có thể giúp được điều đó”.

    Tuy nhiên, trước phương pháp dạy dỗ “truyền thống” này, không ít bậc cha mẹ lại cho rằng ảnh hưởng của nó không đến nỗi nghiêm trọng như thế. Theo một nhà tâm lý Úc, dù bạo lực không được khuyến khích song thỉnh thoảng một vài cú đét đít cũng hiệu quả để khép con vào kỷ luật.

    BACSI.com
     
  12. suckhoe

    suckhoe Banned

    Tham gia:
    27/8/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Làm gì khi bé bị co giật?

    Co giật là hội chứng rối loạn thần kinh hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân của hội chứng này thường khó xác định. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ biểu hiện và xử trí đúng cách để giúp bé thoát cơn nguy hiểm.

    Cách xử trí


    Nguyên nhân gây co giật thường gặp do sốt cao (Ảnh minh họa)

    Nguyên nhân gây co giật rất nhiều nhưng thường gặp do sốt cao và gia đình có tiền sử về căn bệnh này. Khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, dùng khăn ẩm lau mát cho bé. Nhanh chóng lấy khăn quấn một chiếc muỗng, đặt giữa hai hàm răng để bé không cắn trúng lưỡi.

    Trong dân gian thường lan truyền tác dụng thần diệu của chanh, sả. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn tuyệt đối không nhỏ bất kỳ dung dịch nào vào miệng bé vì dễ gây sặc, có thể dẫn đến tử vong do ngạt đường thở. Hơn nữa, khi dứt cơn co giật, bé thường hít mạnh, lúc đó chất lạ dễ bị cuốn theo. Khi vào phổi, chúng sẽ gây áp xe phổi. Đây là một bệnh nặng, điều trị tốn kém, dễ để lại di chứng cho lồng ngực.

    Bạn cần để ý triệu chứng co giật một hay hai bên, sau khi giật tỉnh hay mê, co giật chỉ ở một tay hay một chân hay toàn thân, chảy mủ tai... để báo lại cho bác sĩ. Nhờ các thông tin đó, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và điều trị chính xác.

    Co giật có thể là triệu chứng khởi đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não... Vì vậy, dù trẻ đã cắt cơn co giật nhưng cha mẹ vẫn nên đưa con vào bệnh viện để tiếp tục theo dõi. Nếu bé vẫn sốt, bạn nên quấn bé trong một chiếc khăn ướt, không nên mặc quần áo.

    Cách phòng ngừa

    Khi bé có dấu hiệu sốt cao, trên 38oC, bạn nên dùng khăn ẩm lau mát cho trẻ. Thường xuyên thay khăn để việc giải nhiệt được nhanh hơn. Bạn tuyệt đối không dùng nước đá vì sẽ gây co mạch, làm chậm quá trình giải nhiệt. Nếu sốt quá cao, bạn có thể cho bé uống thêm các loại thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (10-15mg/kg cân nặng/lần)...

    BACSI.com
     
  13. bechipxinh

    bechipxinh Banned

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Xin cám ơn Bác sĩ rất nhiều. Cháu nhà em cũng trong tình trạng này. Không biết khắc phục thế nào .
     
  14. bechipxinh

    bechipxinh Banned

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    CÁM ƠN BÁC SĨ RẤT NHIỀU, Qua đây em cũng biết cách cho con uống thế nào là đúng cách.
     
  15. Me Minh_tommy

    Me Minh_tommy Đam mê ăn uống

    Tham gia:
    15/5/2009
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Tóm lại vẫn là mỗi người 1 quan điểm, cái gì vừa phải cũng tốt, còn quá thì ko tốt
     
  16. gacon2006

    gacon2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    1,259
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    103
    Em đọc bài báo này xong, mỗi lần giơ roi lên đánh con lại bị ám ảnh. Nên chỉ mắng là chủ yếu thôi.Nhưng nhiều lúc con ăn chậm cứ phải quát mắng phát điên lên.
     

Chia sẻ trang này