Dấu Hiệu Viêm Mao Mạch Dị Ứng Bố Mẹ Cần Cho Con Đi Bác Sĩ Ngay

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi mysims, 6/6/2019.

  1. mysims

    mysims Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/5/2019
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    1. Viêm mao mạch dị ứng là gì?

    Viêm mao mạch dị ứng (còn được biết với nhiều tên gọi khác như Hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ...) là một bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp.
    Viêm mao mạch dị ứng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em. Bệnh có thể để lại di chứng nghiêm trọng đến da, thận, ruột và xương khớp nếu không được điều trị kịp thời.

    Bệnh viêm mao mạch dị ứng chủ yếu diễn ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi với số liệu thống kê:

    - 50% các trường hợp xảy ra trước 5 tuổi.

    - 75% xảy ra trong độ tuổi 3 – 10.

    - 2% bệnh diễn ra ở độ tuổi từ 2 – 26.

    Người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt kèm các triệu chứng lâm sàng như:

    Triệu chứng trên da: 50% trường hợp bệnh nhân gặp phải triệu chứng đầu tiên trên da như xuất huyết tại mặt duỗi tay chân, quanh mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay… Các xuất huyết này không ngứa, dạng chấm, hoặc bầm máu thậm chí là ban hoại tử.

    Triệu chứng ở khớp: 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp phải các vấn đề ở khớp như ban xuất huyết ở cổ chân, gối, khuỷu đồng thời đau đớn tại các vị trí này, hạn chế vận động, phù quanh khớp, đau gân phối hợp, đi lại rất đau đớn.

    60290032_2421474211204649_8929360862355914752_n.jpg


    2. Biểu hiện viêm mao mạch dị ứng ?

    Triệu chứng trên da: 50% trường hợp bệnh nhân gặp phải triệu chứng đầu tiên trên da như xuất huyết tại mặt duỗi tay chân, quanh mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay… Các xuất huyết này không ngứa, dạng chấm, hoặc bầm máu thậm chí là ban hoại tử.

    Triệu chứng ở khớp: 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp phải các vấn đề ở khớp như ban xuất huyết ở cổ chân, gối, khuỷu đồng thời đau đớn tại các vị trí này, hạn chế vận động, phù quanh khớp, đau gân phối hợp, đi lại rất đau đớn

    3. Điều trị viêm mao mạch dị ứng?

    Tây y chưa có phác đồ trị đặc hiệu cho bệnh viêm mao mạch dị ứng, các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ và bảo tồn. Trong giai đoạn cấp, tất cả các bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, để cao chân, dùng vitamin C liều cao, uống nhiều nước và bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý.

    4. Biện pháp phòng tránh

    -Tránh các tác nhân gây dị ứng như môi trường ẩm ướt nhiều côn trùng, nhiệt độ cao, môi trường hóa chất.
    -Tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng như đồ hải sản, tôm, cua, cá,…và các thực phẩm cay nóng, các thực phẩm đóng gói, chế biễn sẵn. Nên ăn các thức ăn tự nấu.
    -Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như rau xanh, đậu nành có tính hàn giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Đồng thời nên uống nhiều nước trong ngày.

    5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein (viêm mao mạch dị ứng)?

    Có rất nhiều yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP), chẳng hạn như:

    · Tuổi tác. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh thiếu niên, đa số là ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi;

    · Giới tính. Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) phổ biến hơn ở các bé trai hơn bé gái;

    · Chủng tộc. Trẻ em da trắng và châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh hơn trẻ em da đen;

    · Thời gian trong năm. Ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP) xuất hiện chủ yếu vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân, nhưng hiếm khi vào mùa hè.
    6. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ban xuất huyết Henoch-Schonlein (viêm mao mạch dị ứng)?

    Bạn có thể dễ dàng được chẩn đoán bệnh khi xuất hiện tất cả các triệu chứng điển hình.

    6.1. Xét nghiệm

    Mặc dù không có xét nghiệm nào có thể một mình xác nhận được ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP), nhưng một số xét nghiệm có thể giúp loại trừ các bệnh khác. Chúng có thể bao gồm:

    · Xét nghiệm máu. Những người mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) thường có nồng độ kháng thể bất thường;

    · Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận.

    6.2. Sinh thiết

    Trong trường hợp các triệu chứng không rõ ràng, bác sĩ cần phải lấy mẫu sinh thiết da hoặc thận.

    6.3. Chẩn đoán hình ảnh

    Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi siêu âm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng và để kiểm tra các biến chứng có thể, chẳng hạn như tắc ruột.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mysims
    Đang tải...


  2. trangchery123

    trangchery123 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2018
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    cai này nguy hiểm lắm ý k đùa được đâu
     

Chia sẻ trang này