'đau Lòng' Xem List Từ Khóa Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất Trong Năm 2015 Giữa Người Sing & Việt

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi ♥Me Quan Tham♥, 25/12/2015.

  1. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    'Đau lòng' xem danh sách từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2015 giữa người Sing và người Việt

    [​IMG]

    Singapor tìm kiếm những cái gắn liền với xã hội, quyền lợi, những nhân vật, sự kiện có ảnh hưởng đến đất nước của họ..
    Trong khi ở Việt Nam thì hiển thị tên những bài hát nhạc thị trường, với nội dung hời hợt ...như Không phải dạng vừa đâu, chàng trai năm ấy....

    'Đau lòng' xem danh sách từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2015 giữa người Sing và người Việt

    10 từ khóa của Singapore:

    1. PSI Singapore: Là chỉ số ô nhiễm không khí được đo đạc và công bố từng giờ bởi Cục quản lý môi trường Singapore. Dân Sing rất quan tâm cái này vì ... sợ chết. Đến mùa cháy rừng ở nước láng giềng Indonesia, khói do cháy rừng bay qua làm cả nước chìm trong sương mù. Cả nước giục nhau đeo khẩu trang và chỉ nói về PSI.

    2. Lee Kuan Yew: Nhà lập quốc của Singapore. 50 năm trước, ông Lý và đảng chính trị của mình bắt đầu lãnh đạo quốc gia Singapore độc lập, đưa nước này từ một nước nghèo đói thành một trong những quốc gia phát triển xuất sắc trên thế giới. Năm 2015 là kỷ niệm 50 lập quốc, cũng là năm ông Lý bị ốm nặng và sau đó qua đời vào tháng Ba. Cả nước Sing dõi theo từng cập nhật về tình hình sức khỏe của ông và để tang ông trong một tuần.

    3. SEA Games: SEA Games 28 được tổ chức tại Singapore. Một trong những điều làm mình ấn tượng là việc cho in hình khổ lớn giới thiệu về các vận động viên Singapore như sinh năm bao nhiêu, nhà ở quận nào, đang giữ thành tích gì ... (ở tất cả các môn thi đấu) tại các nơi công cộng, đặc biệt là trong toa xe điện ngầm. SEA Games cũng được dân Sing quan tâm vì tỉ lệ vận động viên nhập tịch của Sing tham gia thi đấu rất cao và dân Sing không thoải mái với điều đó.

    4. WhatsApp Web: Giống như ở nhiều nước phát triển khác, WhatsApp là công cụ nhắn tin phổ biến nhất ở Sing. Tỉ lệ dân số Singapore làm các công việc văn phòng và dùng máy tính 8 - 12 giờ / ngày khá cao; nên có rất nhiều người mong chờ bản WhatsApp trên nền web (để có thể chat bằng bàn phím máy tính). Ban đầu WhatsApp Web chỉ hỗ trợ các khách hàng dùng Android, lại càng khiến cho người dùng iOS ngóng trông nó.

    5. iPhone 6s: Giá thành một chiếc iPhone mới đi kèm hợp đồng nhà mạng ở Sing chỉ khoảng 400 USD, trong khi thu nhập bình quân đầu người nằm trong top đầu thế giới (khoảng 4500 USD/ tháng), nên ai cũng có thể mua iPhone. Vì thế có rất nhiều người tìm kiếm thông tin về iPhone mỗi khi sắp có phiên bản mới được ra lò.

    6. Amos Yee: Cậu bé này sinh năm 1998, có khả năng diễn thuyết khá cuốn hút người nghe và bắt đầu nổi tiếng sau khi ông Lý Quang Diệu qua đời. Cậu tung ra một vlog chỉ trích thậm tệ ông Lý và tỏ ý "ăn mừng" khi ông qua đời, sau đó bị cảnh sát bắt và phải ra tòa. Cách đây vài hôm cậu lại tiếp tục bị cảnh sát "hỏi thăm" khi viết blog xúc phạm người Hồi giáo. Việc cảnh sát quyết định bắt Amos Yee làm dấy lên tranh cãi giữa một phe (đông hơn) đòi trừng trị thích đáng vì đã dám xúc phạm ông Lý và một phe khác cho rằng đó là quyền bày tỏ ý kiến, dù ý kiến đó chưa được đúng đắn. Amos Yee nổi tiếng đến nỗi dân Hồng Kông đã tổ chức biểu tình trước cửa LSQ Singapore ở Hồng Kông đòi thả cậu.

    7. MERS: Singapore có 40% dân số là người nước ngoài và có sân bay Changi là trạm trung chuyển lớn của khu vực, phục vụ khoảng 140.000 lượt khách mỗi ngày. Ngoài ra, việc đa số dân cư sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (bus, tàu điện ngầm) vốn rất đông đúc vào giờ cao điểm cũng làm cho nỗi sợ hãi về các dịch lây qua đường hô hấp tăng cao.

    8. QZ8501: Chuyến bay từ Surabaya, Indonesia đến Singapore, gặp tai nạn thảm khốc, không một ai sống sót.

    9. Lee Wei Ling: Con gái của nhà lập quốc Lý Quang Diệu. Bà là một bác sĩ chuyên ngành khoa học thần kinh, và tự nhận mình là người lập dị. Bà sống độc thân, ngoại hình rất xấu, và là người con duy nhất của ông Lý không tham gia chính trị; vì thế bà được dân Sing coi như "đại diện của gia đình" ông Lý Quang Diệu và được rất nhiều người viết thư chia buồn, an ủi sau khi ông Lý qua đời.

    10. Lee Hsien Loong: Đương nhiệm thủ tướng, con cả của ông Lý Quang Diệu. Ông Lý Hiển Long là một người rất thích dùng Instagram và Facebook, với 1-2 status/ ảnh do chính tay ông update mỗi ngày, kể cả khi đang đi du lịch trong kỳ nghỉ phép. Ông mong muốn xây dụng Singapore thành một "Smart Nation" mà ở đó mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sống được chú trọng triệt để. Thi thoảng ông và vợ (bà Ho Ching) được quan tâm giống như những ngôi sao của cộng đồng mạng, khi họ thi nhau chia sẻ ảnh ông đứng xếp hàng mua cánh gà rán ở một khu bán đồ ăn bình dân, hoặc ảnh (tự chụp, rất xì-tin) và thơ bà Ho Ching làm khi hai vợ chồng đi du lịch ở Hàn Quốc.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ♥Me Quan Tham♥
    Đang tải...


  2. Kimo

    Kimo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/1/2014
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Thế còn người Việt thì sao không thấy phân tích nhỉ? Mà không phân tích thì nói đắng hay không đắng lòng cũng là quá chủ quan.
     
  3. ngocty

    ngocty Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/12/2013
    Bài viết:
    1,096
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    103
    Thực ra là vì chủ yếu người trẻ ở VN mới dùng mạng , Các loạt thanh thiếu niên nhiều hơn nên ...
     
  4. Kimo

    Kimo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/1/2014
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Cũng không phải hẳn là như thế. Mình nghĩ dĩ nhiên Việt Nam có nhiều cái kém nước ngoài, đặc biệt là Singapore tuy nhiên để hô là "đau lòng" thì chắc chắn là không chuẩn vì vậy mình hy vọng có phần phân tích về từ khóa của Việt Nam để mà tìm hiểu xem có đúng là đau lòng không hay chỉ là kiểu giật title câu view của các phóng viên ngày nay. Nếu nói sâu xa, việc người dân tìm kiếm từ khóa gì phần nhiều đến từ văn hóa trong cuộc sống hằng ngày: chương trình TV, báo chí, quảng cáo, tuyên truyền... từ đó họ mới có những thắc mắc cần tìm hiểu. Mà những sản phẩm ấy từ đâu ra? Đều do báo chí cung cấp. Dĩ nhiên khi một nền báo chí dáng "đau lòng" thì người dân mới có những tìm kiếm "đau lòng" như thế. Cái đó thì anh phóng viên kia đã không nhìn thấy để mà viết. Thậm chí nội trong cái bài viết của anh ta khi so sánh giữa Việt và Singapore thì thiếu hẳn nửa về Việt Nam. Thực không còn gì để mà nói.
     
  5. bo-cap

    bo-cap Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/10/2013
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Đất nước họ đi trước chúng ta hàng chục năm cơ mà, nên không có gì là ngạc nhiên...
     
    ♥Me Quan Tham♥ thích bài này.

Chia sẻ trang này