Đầu Năm 2019 Nên Đi Lễ Chùa Ở Đâu?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hoatuongvi91, 12/12/2018.

  1. hoatuongvi91

    hoatuongvi91 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Đầu năm đi lễ chùa ở đâu?
    Đi lễ đầu năm ở đền, đình, chùa là phong tục truyền thống của người dân để cầu một năm làm ăn phát đạt, cầu mong sự bình an trong tâm hồn và sức khỏe.

    Dưới đây là những địa điểm tâm linh được nhiều viếng thăm dịp đi lễ đầu năm 2019 mới ở miền Bắc.
    Xem thêm: tour du lịch lễ hội đầu năm 2019

    Đền Bà Chúa Kho

    Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người làm ăn, các thương gia, các nhà doanh nghiệp thường tìm đến cửa Bà. Theo lời dân gian truyền miệng thì những người đến đây đầu năm để “vay” tiền làm ăn trong năm mới, để có được một năm đầy thuận lợi trong kinh doanh và kiếm được thật nhiều tiền.Nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi nhân dân khắp cả nước đổ xô đến mỗi khi dịp tết đến xuân về.

    Lý do đền có tên là Bà Chúa Kho bởi vì đây là nơi tưởng niệm người phụ nữ Việt Nam đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và sau đó đã mất trong một cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho và lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho. Để tỏ lòng thành kính năm nào người dân cũng đến tạ lễ Bà.

    Chùa Hương

    Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là địa điểm được nhiều Phật tử hay những người tin vào giáo lý đạo Phật hay viếng thăm nhất vào những ngày đầu năm mới. Lễ hội đươc bắt đầu bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

    Cùng với động Hương Tích thì Đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến, cách bến đò khoảng 500m, thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích, là ngôi đền được nhiều người làm ăn coi trọng hơn cả.

    Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương nhưng vô cùng linh thiêng. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu lộc, cầu may.

    Chùa Yên Tử

    Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Mỗi năm Yên Tử thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương vào mùa lễ hội. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.

    Khu di tích Yên Tử bao gồm hệ thống chùa, am, tháp cùng với rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí.

    Đối với nhiều doanh nhân đây chưa hẳn là một ngôi chùa nổi tiếng về cầu tài lộc làm ăn nhưng là một là nơi rất rất tốt để cầu an.

    Đền Chúa Thác Bờ

    Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, Hòa Nình. Đền thờ Chúa Thác Bờ hay còn gọi là đền Cô Bé Thác Bờ bao gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng nổi tiếng linh thiêng.

    Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về lễ tạ.

    Chùa Cao Linh

    Chùa Cao Linh là một trong những ngôi Chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn ở Hải Phòng được xây dựng từ năm 2001 với những công trình kiến trúc đẹp và đồ sộ. Chùa Cao Linh với diện tích 49.0002, nằm ở phía tây cửa ngõ của thành phố, giữa một vùng đất cao ráo rộng lớn, thuộc địa bàn trang Hà Liên, nay là thôn Bắc Hà xã Bắc Sơn – huyện An Dương – thành phố Hải Phòng.

    Với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật Giáo, trong tương lai chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố, là điểm tham quan du lịch của các du khách trong và ngoài nước, và cũng là điểm nhấn nổi bật trong toàn cảnh khu danh thắng du lịch nổi tiếng Núi Voi. 2. Chùa Dư Hàng Là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 1986, chùa Dư Hàng ở địa chỉ số 121 phố Dư Hàng (quận Lê Chân). Du khách tới đây tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa có nguồn gốc hàng nghìn năm với nhiều giá trị về kiến trúc và văn hóa gắn với truyền thống đạo Phật của người phương Đông.

    Chùa Bãi Đính

    Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

    Chùa Tây Thiên

    Hằng năm, lễ hội Tây Thiên được tổ chức nhằm tưởng nhớ bà Quốc Mẫu Tây Thiên, kéo dài trong 3 ngày 15, 16 và 17/2 âm lịch. Du lịch Tây Thiên dĩ nhiên bạn không nên bỏ qua một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc này. Phần lễ sẽ có lễ cáo; lễ rước kiệu, múa xênh tiền, hoạt cảnh chèo mô tả lại truyền thuyết về Quốc Mẫu Tây Thiên đánh đuổi giặc ngoại xâm thống nhất giang sơn; lễ dâng hương... Ngoài ra còn có những hoạt động vui hội như thi làm bánh chưng, bánh giầy, hội vật, hát chèo, hát văn...; các trò chơi dân gian: thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu cơm, thi Hú Đáo, làm bánh chưng, bánh dày và nhiều trò chơi kéo co, chọi gà, đu tiên, cờ người, vật cổ truyền.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoatuongvi91
    Đang tải...


Chia sẻ trang này