Dạy bé đọc sớm bằng băng hình !

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi meocon84, 15/8/2008.

  1. meocon84

    meocon84 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Có cha mẹ nào biết cái vụ băng hình này không chỉ cho em với !Em cũng mới chỉ nghe qua web nhưng chưa có cơ hội nhìn tận mắt!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi meocon84
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Băng hình có lẽ cũng chỉ là một trong những phương tiện hiện đại ( dĩa CD - VCD, TV, và các phần mềm vi tính ) trong việc giáo dục - hay nói đúng hơn, là những phương tiện hỗ trợ giáo dục, nó giúp cho người dạy ( cha mẹ - giáo viên ) có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chuyển tải những kỹ năng cho trẻ ( kỹ năng vận động, phát âm, ghi nhớ, phát huy trí tưởng tượng... ) Nhưng cơ bản vẫn là 3 yếu tố cần thiết :
    - Người dạy phải có cái Tâm, có tấm lòng THỰC SỰ muốn giúp trẻ phát triển và có đủ khả năng để chuyển tải được các nội dung cần dạy.
    - Chương trình phải đúng tầm, không quá dễ, không quá khó so với mức phát triển mà các em có - chứ không phải là mức phát triển mà chúng ta muốn ( nhất là muốn áp đặt lên các em để hy vọng tạo ra những thần đồng)
    - Bầu khí học tập hay môi trường phải thân thiện, tự nhiên và giúp cho các em được sự tự do, thoải mái ( không nhất thiết là phải phòng kính máy lạnh trải thảm, nhưng cũng không quá đơn giản, tuềnh toàng ).
    Yếu tố quan trọng nhất trong việc dạy trẻ vẫn là con người, vì giáo dục trẻ em chính là giáo dục khả năng giao tiếp ( giữa người với người, người với công cụ và người với ý tưởng) chỉ khi nào các em có được khả năng giao tiếp tốt, thì mới có khả năng tiếp nhận những kiến thức từ bên ngoài và "tiêu hóa" nó để trở nên những kỹ năng, kiến thức của chính mình ( chứ không phải là sự nhồi nhét -thày đọc trò ghi - để sau đó khi vừa rời khỏii lớp thì chũ nghĩa lại trả cho thày ) - sự giao tiếp ở đây là giao tiếp 2 chiều: từ các em và từ người dạy.
    Vì vậy, băng hình hay bất cứ phương tiện nào khác đều có thể áp dụng cho các em nếu đó chỉ là các công cụ, chứ nó không thể thay thể cho người dạy.
     
  3. MeCop

    MeCop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/3/2006
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    321
    Điểm thành tích:
    123
    Vâng em cũng đồng ý với ý kiến bác Lê Khanh:).
    Theo em thì đến dạy nói mà còn phải có người dạy trẻ mới biết nói. (thế mà lại có những quan niệm là xem ti vi nhiều thì trẻ nhanh biết nói:confused::(). Nữa là biết đọc là mức khó hơn rồi. Em thì không tin vụ này lắm.
     
  4. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Em thấy đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu thiếu sự giao tiếp thì dù trẻ được chăm sóc đến đâu, được sống trong điều kiện tốt nhât cũng không thể phát triển được EQ và IQ.
     
  5. meocon84

    meocon84 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    'Trẻ có thể tập đọc ngay từ 9 tháng tuổi'
    Thứ hai, 04/08/2008




    Robert Titzer và con gái Aleka. Ảnh: yourbabycanread.com

    "Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ", tiến sĩ Robert C. Titzer, một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ, lập luận. Phương pháp dạy trẻ đọc sớm của ông đang được xem là một đột phá.

    Robert Titzer cho rằng, cũng như cách chúng ta hướng trẻ con theo ngôn ngữ nói, đọc có thể học được dễ dàng ngay từ giai đoạn đầu đời. Khi được trình bày một cách hài hước, tiếp cận theo nhiều giác quan, thì tập đọc là một hoạt động rất thú vị cho trẻ con và cả những bé mới biết đi.

    Nghiên cứu của ông cho thấy có một cửa sổ cơ hội học ngôn ngữ bắt đầu từ khi trẻ biết đi và đóng lại khi trẻ lên 4. Trong giai đoạn cửa sổ này, trẻ được dạy đọc thì kỹ năng sẽ tốt hơn hẳn so với bé được dạy ở lứa tuổi 5-6, dù có cùng chỉ số thông minh và địa vị xã hội.

    Theo Titzer, những bằng chứng khoa học cho thấy rằng trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng lớn. Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. Tiềm năng của não bộ trẻ là cơ sở của các chiến lược giáo dục sớm, trong đó có việc học ngôn ngữ sớm. Chính vì vậy tập đọc ngay từ thơ ấu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào khác.

    "Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ em có khả năng học ngôn ngữ tự nhiên ở mức độ cao hơn bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tôi đã phát triển phương pháp học đọc đa giác quan mới này để tận dụng cửa sổ cơ hội của trẻ để học ngôn ngữ", Titzer cho biết.

    Giải pháp của ông là: Để trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi tiếp xúc với ngôn ngữ đọc cũng như ngôn ngữ nói thông qua chương trình đa giác quan sinh động mà trẻ có thể vừa nhìn thấy từ vừa nghe chúng.

    Ví dụ, khi con bạn tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt nào đó, hãy giúp bé học đề tài đó bằng nhiều giác quan có thể. Nếu con bạn thích học về hoa - hãy để bé xem, ngửi, chạm vào, thậm chí là lắng nghe những âm thanh dịu dàng mà bông hoa phát ra mỗi khi chạm vào tai bé.

    Phương pháp học này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.

    Chương trình “Bé yêu biết đọc ” được Robert Titzer áp dụng thử trên chính con gái mình, Aleka, khi còn là một đứa trẻ. Ông biết não bộ của con ông đang ở thời kỳ phát triển nhanh hơn so với các giai đoạn còn lại trong đời một đứa trẻ. Kết quả đáng kinh ngạc. Lúc sinh nhật đầu tiên, bé đã có thể đọc hơn 100 từ. Khi 2 tuổi, Aleka có thể đọc 10 đến 20 cuốn sách một ngày và lên 4, nó có thể đọc đúng chính tả ở mức ngang tầm với một người 18 tuổi. Chương trình này cũng thực hiện thành công trên người con gái thứ 2, Keelin.

    PGS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng "Quan điểm của tiến sĩ Titzer là hoàn toàn có cơ sở thực hiện được. Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở thực hiện được cả nói và đọc".

    Tuy nhiên, tiến sĩ Khanh cũng cho rằng khi dạy trẻ đọc quá sớm, có thể trẻ sẽ rất ham đọc, hoặc ham đọc quá mức, nên cần phải dung hòa được với những hoạt động khác như giao tiếp hoặc vận động.

    "Ngay cả tại các nước tiên tiến như Mỹ, Singapore, quan điểm của tiến sĩ Titzer vẫn còn là rất mới, vì thế ta cũng nên tham khảo", ông Khanh nói. Ông cho biết Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thử nghiệm áp dụng trên một nhóm trẻ, nhưng chưa công bố kết quả.

    Robert C. Titzer, nhà nghiên cứu nhi, khi còn là giáo sư Đại học Southeastern Louisiana, bài nghiên cứu thú vị của ông về khả năng đọc đa giác quan trong thời kỳ lọt lòng và tập đi đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, phụ huynh và giới truyền thông. Công trình của ông đã được đăng trên các tờ báo khoa học, như Psychological Review. Ông từng giảng dạy tại 3 trường đại học khác: Penn State, ĐH Indiana và ĐH quốc gia California ở Fullerton.

    Em rất tò mò cái vụ này và không rõ lắm nên phải hỏi các mẹ cho chắc
     
  6. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Biết đọc sớm thì được gì nhi? Liệu có làm mất tuổi thơ của con không bạn. Chưa kể gần đây có 2 bài viết của báo Gia đình và Xã hội cho thấy những thần đồng ngày xưa giờ cũng chỉ là người bình thường nếu ko nói là có người có vấn đề về tâm thần.

    Mình thiết nghĩ trẻ con không nên biết đọc sớm, già trước tuổi, suy nghĩ nhiều ở tuổi ăn tuổi chơi thật chẳng tốt chút nào.
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trăng đến rằm - trăng tròn ! Đó là quy luật của thiên nhiên, con người với trí khôn của mình, rất thích chinh phục thiên nhiên bằng việc đi ngược hay đi nhanh hơn quy trình mà sự phát triển sinh học cho phép - và đã bị "gậy ông đập lưng ông" khá nhiều đòn thấm thía , nhưng vẫn chưa "ngộ" ra được vấn đề - vẫn thích những trò "mau hơn, sớm hơn, nhanh hơn" để làm gì ? để chứng tỏ mình hơn người khác !
    Từ lâu lắm rồi - trẻ em đã trở thành "vật thí nghiệm" của không biết bao nhiêu trò nhân danh khoa học, nhân danh sự tiến bộ, và nhân danh cả sự phát triển của các em, chúng ta đã lạm dụng cái quyền người lớn, quyền của kẻ mạnh, để cho trẻ em cái mà mình muốn, chứ không thích tặng trẻ em cái mà chúng cần !
    Quy luật của cuộc đời - hay của thiên nhiên, là không có gì hoàn hảo, không có cái gì có thể gọi là hơn, mà không có chỗ kém - Vì vậy, khi huấn luyện cho trẻ biết đọc sớm, hay biết bất cứ cái trò gì gọi là sớm, thì chúng ta nên tự hỏi, điều này sẽ giúp gì được cho trẻ ? liệu cái nhanh hơn đó có làm chúng vui hơn không? hay sẽ chỉ làm cho chúng nhanh già hơn ? và trẻ có thể chấp nhận cái mong muốn của chúng ta một cách ham thích hay miễn cưỡng ?
    Chúng ta đã "tước đoạt" của trẻ thơ bao nhiêu là niềm vui khi ấn vào tay chúng những món đồ chơi mà người lớn thích - chúng ta đã "đánh cắp" bao nhiêu là thời gian của trẻ thơ khi bắt chúng phải ngồi ê a những danh từ xa lạ của những loại ngôn ngữ thời thượng ngay từ khi chúng mới chập chững biết đi để tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mà không cần biết chúng có thực sự hài lòng vì điều đó hay không, hay chỉ để thỏa mãn cái lòng mong muốn của mình, là con mình phải "ngon" hơn con thiên hạ!

    Xin hãy cho trẻ thơ là trẻ thơ vì tuổi thơ qua rất nhanh và không bao giờ trở lại !
     
  8. meocon84

    meocon84 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Hì hì thế cứ để bé chơi thoải mái nhờ,học thì đằng nào chẳng phải học,nhưng em thấy họ hàng quanh em cho các cháu đi học sớm quá thấy ghê ghê,đi chơi nhà họ hàng có con bé 2,5 tuổi biết học chữ cái ,học số thấy con mình chưa được học người ta lại kêu phải áp dụng phương pháp cho học sớm nên em cứ hỏi các chị trên diễn đàn cho chắc,không thì sợ con mình lạc hậu mất!
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    theo sự phát triển chung thì trẻ đến 4 tuổi mới bắt đầu có khả năng nhận mặt chữ vì đến giai đoạn này trẻ mới có khả năng nhớ các ký hiệu trừu tượng ( chữ /số ) chúng ta phải phân biệt, trẻ có thể nhớ số, đọc vanh vách từ 1 - 10 hay 100, nhưng hỏi 3 trái cam nhiều hơn hay ít hơn 4 trái cam thì trẻ không biết, cũng vậy trẻ có thể đọc các chữ, các từ nhưng không có khả năng nhận ra các từ mới do các chữ đó ghép lại. Trẻ đọc và nhớ theo phản xạ, điều này không ích lợi gì cho sự phát triển của trẻ mà chỉ giúp cho bố mẹ có dịp khoe thành tích của con.
    Ngoài ra, sự phát triển của trẻ tuy có những tiêu chuẩn chung, nhưng đó là mức phát triển trung bình, trẻ có thể kém hơn ở lĩnh vực này nhưng lại giỏi ở lĩnh vực khác - chúng ta không nên so sánh với một trẻ có khả năng phát triển tốt, rồi dùng đó làm cái chuẩn để buộc con mình phải theo ( thậm chí phải giỏi hơn cho bố mẹ hãnh diện)
    Ở đây, cũng không phải là để cho trẻ chơi thoải mái suốt cả ngày, nhưng cũng có những lúc áp dụng những trò chơi mang tính giáo dục ( chơi như thế nào, chơi trò gì cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích và khả năng của trẻ thì bố mẹ cần "ngâm kíu" ) đó vẫn là trò chơi chứ không phải là giờ học ( ngồi vào bàn, mắt chữ A, miệng chữ O đọc nghêu ngao bờ a ba huyền bà ) vì chỉ khi vào lớp 1, mới nên gọi là đi học -
    Còn chuyện cho trẻ đi học đủ thứ trong lứa tuổi mẫu giáo ( 3-5 tuổi) nào là học đọc, học viết rồi học cả tiếng Anh ( trong khi tiếng em nói chưa xong!) rồi vi tính, rồi năng khiếu... tất cả điều đó trẻ vẫn có thể tiếp thu được, nhưng trẻ sẽ mất đi những niềm vui của tuổi thơ, già trước tuổi ( mà ta tuởng là khôn trước tuổi) hoặc có thể gặp phải những rối loạn tâm lý không đáng có.
    Vì vậy, việc cho trẻ học sớm có thể có được những cái lợi trước mắt, nhưng sẽ có những cái hại lâu dài - mong các bậc phụ huynh nên tỉnh táo trước những "quyến rũ" của các chương trình đào tạo "thần đồng" của các trường mầm non "cao cấp" !
     
  10. yenhoangminh

    yenhoangminh Banned

    Tham gia:
    5/11/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà em được 2,5 tuổi, bé cũng đã thuộc hết bảng chữ cái thông qua quá trình xem một đĩa hình mà em được 1 người bạn giới thiệu .Em thấy bé rất thích thú với các chữ cái chứ em cũng không hề ép buộc bé phải học thuộc. Một lần tình cờ trong lúc dọn mâm cơm thấy bé cứ loay hoay với mấy chiếc đũa, một lúc sau thì bé thích thú reo lên và níu tay mẹ chỉ cho xem là bé đã xếp được chữ T với sự thích thú thật sự . Khi chơi xếp hình bé cũng rất hay xếp thành các chữ mà bé thích và dễ xếp ví như dấu +, chữ U, V, H....
    Tất cả các trò bé chơi bé cũng rất hay liên tưởng rất ngộ nghĩnh, trong khi ngồi ăn cơm bé gác 1 chân lên chân ông, chân kia thì gác lên chân bà và bảo đó là chữ V, bé cũng thường lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ khoanh lại thành hình tròn và bảo là " mẹ ơi O tròn như quả trứng gà...".
    Em thấy việc dạy sớm cho trẻ cũng tốt nhưng nên biết khai thác các mặt tích cực của quá trình dạy dỗ. Nhưng có một điều mà em cũng thấy rất băn khoăn vì thường các em bé biết sớm hơn các bạn khác khi đi học thì dễ sinh tính chủ quan, lơ là chểnh mảng mất đi sự hứng thú trong học tập, em chưa được trải nghiệm điều này với em bé nhà em nên cũng chưa có kinh nghiệm .
     
  11. coi_cua_me

    coi_cua_me Thành viên mới

    Tham gia:
    5/8/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    em thấy phương pháp này giúp trẻ tiếp xúc sớm với chữ cũng hay đấy chứ, nhất là lúc trẻ mới 3-4 tuổi.Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. bộ não của trẻ sẽ phát huy hết khả năng. Vì vậy mà tập đọc ngay từ thơ ấu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào khác.Em ủng hộ , nhưng tóm lại tự mình dạy là hay nhất mọi người nhỉ.
     
  12. me tuyetnhung

    me tuyetnhung Trang phục lót Sense

    Tham gia:
    20/7/2008
    Bài viết:
    5,511
    Đã được thích:
    1,561
    Điểm thành tích:
    863
    Theo mình những người thân nên chú ý giải thích cho con học vd : Trái chuối : hình dáng ? màu sắc? ăn ntn ? ... là gần giủi trong cuộc sống nhất chứ ko nhất thiết phải bắt cho con học ABC sớm con sẽ thông minh hơn.
     
  13. yenhoangminh

    yenhoangminh Banned

    Tham gia:
    5/11/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
     
  14. Mộc Miên

    Mộc Miên Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/4/2008
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
     
  15. Mộc Miên

    Mộc Miên Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/4/2008
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ối! KHông xem lại nên sai chính tả tùm lum!!!
    Hứng thú với chuyện nhà bác lắm. Bác chia sẻ tài nguyên nhé !
     
  16. yenhoangminh

    yenhoangminh Banned

    Tham gia:
    5/11/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng chẳng có đĩa gốc cơ, nó là đĩa "so smart letter" chị bạn mình mua tại colorful. Nó có 2 địa chỉ ở 36 thái hà và số 5 hàng mành
     
  17. Golden

    Golden GV dạy trang điểm

    Tham gia:
    15/4/2006
    Bài viết:
    6,484
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    863
    Định kô tham gia vì đa phần ý kiến là kô nên để bé biết đọc sớm, nhưng cũng kô phải là đọc sớm là kô tốt nếu bé thích thú thực sự và tự bé có khả năng đó chứ kô phải bố mẹ ép bé.
    Mình thấy con nhà mình từ khi biết đọc, bố mẹ "đỡ" được nhiều thứ lắm, buổi tối khi các bố mẹ khác phải đọc truyện cho con nghe thì con nhà mình tự chọn truyện, tự đọc, cười khanh khách rồi bàn tán rôm rả với bố mẹ. Có lần Y tế phường vào phát thông báo về Tiêu chảy cấp, bố mẹ chưa kịp đọc thì con lấy ra đọc vanh vách, hôm sau đi chợ với mẹ còn biết nhắc mẹ là đừng mua nem chạo :D.
    Chỉ có điều là khi bé biết đọc rồi thì bố mẹ lại phải kiểm soát những gì bé đang đọc và bé có hiểu những gì đang đọc hay kô thôi, bé nhà mình hay sang hàng xóm chơi nên hiện tại đang thích đọc DOREMON, thỉnh thoảng dùng vài từ trong truyện kiểu như: hix hix, ặc ặc khi bị mẹ sai vặt, hay bảo bố là hậu đậu giống Nobita, mẹ thì béo ục ịch giống Chaien, lúc nào cũng ví con là Xuka (cái này thì cũng kô sao, từ khi nhận mình Xuka thì ưa sạch sẽ hơn, thích đi tắm hơn).
     
  18. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Các mẹ ơi, tớ chẳng biết như thế nào, nhưng các mẹ hãy dạy trẻ biết yêu thương bạn bè, biết chia sẻ đồ dùng, .... cho người thân và các bé xung quanh, biết chào hỏi ( thì hầu như bé nào cũng biết vì cô giáo daỵ) nhưng biết cám ơn, xin lỗi hay đòi quà ông bà bố mẹ thì càng ngày tớ càng thấy nhiều, nhiều lắm.
    Trước khi dạy chữ, hãy dạy trẻ làm người, con người phải biết yêu thương, tớ thấy điều đó là quan trọng lắm lắm. Mình yêu thương con mình nhưng hãy dạy con mình cách yêu thương và chia sẻ với những ngươời khác. đó là ý kiến riêng của tớ.
     
  19. mecunbongyeudau

    mecunbongyeudau Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/8/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Ý kiến quá hay ạ! Đó là điều quan trọng nhất. Còn về dạy bé biết sớm cũng có cái hay của nó chỉ cần mình không ép trẻ quá.Làm sao để trẻ ham thích thì mới là điều tốt nhất.Mình rất muốn con mình có ý thức tự học, tự khám phá và thích đọc sách. Có mẹ nào có kinh nghiệm chia sẻ với mình với.
     
  20. TCT family

    TCT family Thành viên hội Cún

    Tham gia:
    15/12/2008
    Bài viết:
    6,651
    Đã được thích:
    1,102
    Điểm thành tích:
    773
    E cũng đang cho ku con xem đĩa dậy đọc sớm đây ạ. Nhg ko phải ép bé mà 2 mẹ con cùng xem cùng chơi. Nếu ku con thích thì e cho xem tiếp, còn ko thì thôi mà. E ko mong muốn là cho con xem cái đó để bé biết đọc từ rất sớm nhg thông qua nó giúp con tiếp cận và nhận thức nhanh nhẹn hơn.
    E công nhận cái gì cũng phải tự nhiên nhg ko có nghĩa là cứ để kệ nó. Như ku con nhà e í, 14 tháng đã đi vững đâu. E ko sốt ruột nhg cũng ko để kệ con khi nào nó đi được thì đi mà mình thường xuyên dắt con đi chơi, khuyến khích bé mạnh dạn tự đi. Thế bé sẽ nhanh biết đi hơn đúng ko ạ.
     

Chia sẻ trang này