Dạy con gái 29 tháng tuổi?

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi mauhau, 5/4/2006.

  1. mauhau

    mauhau Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Các mẹ ơi, con gái em 29 tháng tuổi, rất hiếu động và bướng bỉnh. Hình như nó không biết sợ bố mẹ thì phải. Nó nghịch phá, em quát nó thì nó đuổi mẹ: "đi đi", em phát vào mông nó thì nó vừa khóc ầm ĩ, vừa giơ tay đánh lại mẹ. Em chịu thôi, không biết làm cách nào để "rèn luyện" cho nó vào "khuôn khổ" cả. Em nghe nói là trẻ con tuổi từ 2-3 rất là khó bảo, nhưng chẳng lẽ không có cách nào để tập cho nó thói quen nghe lời hay sao? Em rối quá! Các mẹ ơi, giúp em với! KHẨN CẤP!!!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mauhau
    Đang tải...


  2. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹ mauhau ơi, qua mô tả của chị thì em thấy bé đang bắt chước chị đấy:

    Chị quát bé, bé đuổi lại mẹ.
    Mẹ đánh bé, bé đánh lại mẹ.

    Vì vậy, có lẽ vấn đề ở đây là chị có thể làm cách nào để không phải quát, mắng hay đánh bé không?

    Mẹ con chị hay chiến tranh với nhau vào những lúc nào? giờ ăn, giờ đi ngủ, bé hay phá đồ của chị? Bé hay phá hỏng đồ đạc, bé không cất dọn đồ chơi? Có như vậy mọi người mới có thể giúp chị giải quyết vấn đề được.
     
  3. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Bạn tham khảo thêm ở những chỗ này xem có giúp gì được cho bạn không ?

    http://www.lamchame.com/forum/viewtopic.php?t=4278

    Con mình không bướng bỉnh, nhưng không nói "lớn tiếng" được, chỉ cần lớn giọng là khóc dỗ mãi không chịu nín. Do đó, mọi chuyện phải dùng lời giải thích nhẹ nhàng. Hay là mauhau thử dùng lời giải thích xem sao. Nhiều lúc cũng nóng lắm, nhưng phải kiên nhẫn thôi.
     
  4. BiBo

    BiBo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/1/2005
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Đang định chỉ thì Mami đã chỉ rùi 8) :lol:
     
  5. mauhau

    mauhau Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Khổ ghê. Nghe các mẹ phân tích em mới thấy đúng là cái sai bắt đầu từ em. Em cũng đã rất kiên nhẫn, phân tích cho con, nhưng hình như nó không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) thì phải. Bất cứ lúc nào, nếu bị mẹ mắng thì con phản ứng liền. Tối hôm qua, em thử cách khác, nghiêm mặt lại, mặc kệ cho gào khóc, lúc nào chán thì tự nín. Nhưng mà nếu cứ để cháu khóc lâu, khóc dai thì có ảnh hưởng đến tâm lý của cháu không? Em cảm ơn các mẹ đã chỉ cho em cái link đọc bài phân tích tâm lý trẻ ở tuổi này. Cháu nhà em chậm nói quá, đến giờ nói vẫn chưa sõi. Liệu rằng điều đó có ảnh hưởng đến việc cháu tiếp thu những điều dạy bảo của bố mẹ không? Các mẹ ơi, giúp em với!!! Em cảm ơn nhiều!
     
  6. mauhau

    mauhau Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Khổ ghê. Nghe các mẹ phân tích em mới thấy đúng là cái sai bắt đầu từ em. Em cũng đã rất kiên nhẫn, phân tích cho con, nhưng hình như nó không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) thì phải. Bất cứ lúc nào, nếu bị mẹ mắng thì con phản ứng liền. Tối hôm qua, em thử cách khác, nghiêm mặt lại, mặc kệ cho gào khóc, lúc nào chán thì tự nín. Nhưng mà nếu cứ để cháu khóc lâu, khóc dai thì có ảnh hưởng đến tâm lý của cháu không? Em cảm ơn các mẹ đã chỉ cho em cái link đọc bài phân tích tâm lý trẻ ở tuổi này. Cháu nhà em chậm nói quá, đến giờ nói vẫn chưa sõi. Liệu rằng điều đó có ảnh hưởng đến việc cháu tiếp thu những điều dạy bảo của bố mẹ không? Các mẹ ơi, giúp em với!!! Em cảm ơn nhiều!
     
  7. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Về vấn đề trẻ chậm nói, chị có thể tham khảo ý kiến của anh Lê Khanh (anh ấy nghiên cứu về vấn đề trẻ em chậm nói).

    Theo em nghĩ, nếu cháu phát triển bình thường về trí tuệ, thì việc chậm nói không ảnh hưởng đến việc tiếp thu ý kiến của cha mẹ. Bởi vì các em bé sơ sinh, dẫu chưa biết nói nhưng vẫn hiểu hết được thái độ của cha mẹ thể hiện qua giọng nói cơ mà. Mà việc chậm nói sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự diễn đạt của cháu, đây cũng là một lý do khiến các cháu chưa biết nói dễ cáu. Bởi các cháu muốn thể hiện nhưng không thể thể hiện được.

    Theo kinh nghiệm cá nhân em, con em cũng đã không ít lần phải khóc và tự nín. Đối với một số bé chưa quen việc này, bé có thể sẽ giật mình và khóc vào ban đêm. Trong trường hợp như vậy, ban ngày chị có thể hướng cháu chú ý tới những việc khác. Còn nếu cháu không bị căng thẳng thì em nghĩ cũng không làm sao cả, cháu sẽ dần dần tự hiểu rằng khóc lóc không giải quyết được việc gì cả.

    Tuy nhiên, em nhận thấy rằng nếu bé khóc chỉ đơn giản là do bé đòi hỏi mà cha mẹ không đáp ứng thì ít khi dẫn đến tình trạng cháu bị căng thẳng. Nhưng nếu cha mẹ không nhạy cảm, khiến con cảm thấy mình bị hắt hủi thì thế nào cũng gặp phải vấn đề. Nhạy cảm ở đây có nghĩa là khi nào thì biết nên can thiệp vào cơn khóc của con. Hôm em đi hội thảo ở trường Koala HOuse thì thấy cô Amanda có nói rằng: Nếu con khóc gào, mình có thể nói với con: Khi nào con nín thì mẹ sẽ nói chuyện với con. Nếu lúc đó, bé đang khóc gào thảm thiết mà kìm lại ngay được và thổn thức thì cha mẹ có thể đến cạnh bé, khen ngợi "thành tích" đó của bé. Hoặc trong lúc bé khóc, chúng ta quát nạt, chì chiết bé, bé cũng dễ bị căng thẳng.

    Nhưng nói tóm lại, con khóc thì mẹ dễ xì trét lắm, tốt nhất lúc con khóc mẹ nên đi chỗ khác :twisted:
     
  8. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Không phải lúc nào giải thích cũng hiệu quả đâu, có khi bé chẳng hiểu nổi cái "lý sự" của bố mẹ. Đôi khi phải dùng chiến thuật "chiêu dụ" để hướng sự quan tâm của trẻ vào việc khác mà quên cái đang đòi hỏi. Nếu cần giải thích thì cũng nên nói ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, dùng ngôn ngữ của trẻ.
     
  9. MeMi

    MeMi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/8/2005
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    mauhau cũng có bé cùng tuổi Mi mọt nhà mình à.
    Mi dạo này cũng ương lắm, nhưng hắn càng ương mình càng phải nhẹ nhàng, nịnh nọt :D
    Lúc nào cáu hắn cũng chuối lắm, lúc đấy lại phải giả vờ đùa hắn, hoặc nếu hắn cấu mọi người thì mình lại phải nhắc nhở hắn là "Mi làm thế dì đau" rồi lấy dầu và suýt xoa bôi cho dì, hắn có vẻ hiểu ra và lại xán lại nịnh bợ :D

    Thôi thì đủ trò, nhưng hết cái tuổi ương là thôi ý mà.
    Quan trọng là đừng dùng "bạo lực" để nói chuyện với " bạo lực", lúc nào cũng tình cảm nhẹ nhàng và thủ thỉ...
    Mẹ Mi nói chuyện với hắn mà bà cứ bảo, mẹ mày nói chuyện như là nó lớn lắm ý...
    Mẹ Mi lúc nào cũng tôn trọng ý kiến của Mi :D Coi hắn ngang như mình để nói chuyện, phân tích... Hắn cũng hiểu đấy...
    Phải nhẹ nhàng, dịu dàng và hết sức bình tĩnh với mấy "tên" đó...
    he he
    Chúc mauhau thành công để uốn nắn "hắn"
    Có gì cùng trao đổi nhé... bé nhà mau hau hơn Mi nhà mình 1-2 tháng thôi mà... cùng hợp tác nhỉ :wink:
     
  10. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Đúng là trong lứa tuổi 2- 3 trẻ rất là dễ ghét, nhưng cũng rất là dễ thương vì trẻ đã biết làm nhiều trò - có trò làm cho cha mẹ điên lên, nhưng cũng có lúc tạo ra cho cha mẹ những niềm vui bất ngờ . Vì thế, việc " đối phó" với lứa tuổi này cũng phải cực kỳ linh động - không phải lúc nào cũng nghiêm khắc - và cũng không phải lúc nào cũng mềm mại, nhẹ nhàng - lắng nghe mọi lúc mọi nơi - Có những lúc trẻ tỏ ra rất bám mẹ - và cũng có những khi trẻ lại muốn chơi một mình - vì vậy, một bậc cha mẹ " tài năng" là phải biết tuỳ cơ ứng biến " mềm nắn , rắn buông " .
    Chúng ta không bao giờ nên đối phó trực diện với những phản ứng, nhu cầu của trẻ - vì đó là những nhu cầu bất tận . Việc giải thích , phân tích, phê bình, chỉ bảo nên chủ yếu bằng hành động cụ thể, ngắn gọn - Chúng ta có thể khen thưởng cho trẻ chỉ bằng một nụ cười, một cái ôm hôn và cũng có thể phạt trẻ bằng thái độ phớt lờ hay một ánh mắt nghiêm khắc - Trẻ hiểu những ngôn ngữ của cơ thể nhiều hơn ngôn ngữ lời nói .
    Trẻ chậm nói thường do một hay cả ba nguyên nhân chính :
    - Khả năng phát triển chậm nên tiếp thu vốn từ ít
    - Môi trường quá vắng vẻ hay quá ồn ào
    - Quan hệ mẹ con có vấn đề , trẻ không thích giao tiếp .
    Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân phụ của từng trường hợp cá biệt mà phải có những thăm khám cụ thể mới đánh giá đươc. Mỗi trường hợp cũng cần phải có một phương pháp giáo dục khác nhau .
     

Chia sẻ trang này