Ðề: Dạy con kiểu Tây Mình cũng rất đồng ý với ý kiến của mẹ cháu. Cách nuôi dạy con độc lập sẽ rất tốt, con sẽ cảm nhận được mọi thứ xung quanh một cách tự lập và cách thích nghi với chúng!
Ðề: Dạy con kiểu Tây Đúng vậy!Chứ bây h t thấy con cái ỷ lại vào cha mẹ nh` lắm.Có khi 19 với 20t vẫn dựa vào bố mẹ như bt.Đấy chính là tại phương pháp GD từ bé đã ảnh hưởng đến con cái sau này!
Ðề: Dạy con kiểu Tây Mình thấy mình nên học tập cách giáo dục của họ nhiều thứ. Mình thấy trẻ em PT rất tự lập còn trẻ con VN quá phụ thuộc vào bố mẹ.
Ðề: Dạy con kiểu Tây Bạn em bên Canada kể là " Hôm nọ tao thấy đứa trẻ con nhà hàng xóm mặc áo cộc tay ngồi chơi trước cửa, tao hỏi mẹ nó sao ko mặc áo khoác cho nó, mẹ nó bảo " nó lạnh nó sẽ khác biết lấy áo mặc", , trong TH này em đoán 100% các bà mẹ VN sẽ lấy áo cho con bắt con phải mặc vào ko sợ con sẽ ốm. ( em cũng ko ngoại trừ ) Em cũng đang cố gắng ko áp đặt con, để con phát huy tính tự lập nhưng phải cái ông bà nội lại quá chiều cháu, sai con dâu hầu bm, anh em chồng chưa đủ, lại còn sai mình làm cả người hầu cho con mình nữa. ( Em trai chồng em bây giờ đã 24t rồi mà vẫn cứ như bé lên ba, quần áo thay song vứt đầy giường bà lại khác phải vào thu gom, dọn dẹp, giặt giũ hộ, ngày xưa em còn giặt vỏ gối cho, bây giờ thì đừng mơ X-( )
Ðề: Dạy con kiểu Tây em cũng ủng hộ các chị dạy con tự lập......"cử thả con người ta vào rừng ắt sẽ tìm được đường sống "....có như thế mới phát huy hết tiềm năng của các con!
Ðề: Dạy con kiểu Tây Mình cho rằng muốn con cái thay đổi thì trước hết bố mẹ hãy thay đổi. Đối với trẻ, yêu thương thôi chưa đủ mà phải có phương pháp đúng đắn. Cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến thái độ và hành vi của con cái. Nếu con mình cư xử không tốt, trước hết mình phải đứng ra nhận trách nhiệm, xem xét mình có thể làm gì khác để có thể thay đổi điều đó chứ không phải là đổ hết lỗi lầm lên con cái, hay văn hóa, xã hội ... còn mình chỉ là nạn nhân. Việc cha mẹ chủ động thay đổi thái độ và phương pháp của mình, sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với hành vi của con cái
Ðề: Dạy con kiểu Tây cách nuôi dạy con như thế giúp trẻ tự lập không ỷ lại. Ở nhà mình còn nhiều bậc cha mẹ thương con không đúng cách, cái gì cũng chăm chăm làm hộ con, sợ con vất vả. Thế là sai lầm. Có một người quen của mình có con gái 14 tuổi rồi mà không phải động tay vào làm việc gì. Bố mẹ nó bảo chỉ cần nó học hành tốt là được, mọi việc trong nhà bố mẹ lo hết. Mình có góp ý là phải thi thoảng bảo con cái giúp đỡ việc nhà, cho nó có thói quen biết phục vụ bản thân và người khác, nhưng bố mẹ nó chả nghe... Thấy cũng lăn tăn, nhưng mà đấy là việc nhà người ta, chỉ góp ý được đến thế là thôi.
Ðề: Dạy con kiểu Tây Nói chung nên tiếp thu những cái tốt và những cái không hợp vs ta thì sửa để phù hợp với cuộc sống của mình hơn.
Ðề: Dạy con kiểu Tây các mẹ nói nhìu đến dạy con kiểu Tây, em xin gửi một bài dạy con kiểu Nhật các mẹ tham khảo nha: Các mẹ vẫn luôn hỏi vì sao trẻ con Nhật thông minh? Hãy xem cách họ dạy con ngay từ khi còn nhỏ nhé! Thị giác Để kích thích thị giác của bé sơ sinh, các mẹ nên treo các bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc cạnh nơi bé nằm. Từ khi bé được 1 tháng tuổi, mỗi ngày cha mẹ nên cho bé nhìn hình kẻ caro ô đen trắng để tăng khả năng tập trung của bé. Màu sắc các em bé sơ sinh thích không phải xanh hay đỏ, mà chính là hai màu cơ bản trắng và đen. Nhưng các mẹ nên nhớ, chỉ cho con nhìn trong khoảng 3 phút thôi nhé. Làm như vậy liên tục trong 1 tuần, khả năng tập trung của bé từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây đấy. Khả năng tập trung cao sẽ rất có lợi cho việc học tập sau này của trẻ. Vì vậy các mẹ đừng bỏ qua cơ hội này nhé! Khi nào bé không còn hứng thú với việc nhìn ô kẻ caro thì các mẹ nên dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian. Khi bé hơn 2 tháng tuổi, mẹ hãy dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú. Mẹ nên bế em bé tới gần bảng chữ cái mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2-3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái có màu sắc nổi bật đó. Thính giác Các mẹ vẫn được nghe lời khuyên nên cho bé nghe nhạc từ trong bụng. Tuy nhiên, những tháng đầu tiên của cuộc đời, âm nhạc cũng có tác dụng vô cùng to lớn. Hàng ngày nên cho bé nghe những bản nhạc có chọn lọc, mỗi lần chỉ nghe từ 15-30 phút thôi. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Khi cho con nghe nhạc, hãy để bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ trước ra sau theo nhịp của nhạc nhé. Các mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ nghe băng hay đĩa CD trong một thời gian dài vì điều này sẽ khiến bé quen và thích với tiếng băng đĩa hơn và không có cảm xúc với tiếng nói của mẹ. Điều quan trọng là các mẹ phải chăm nói chuyện với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho con... hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận được về độ cao thấp của âm nhạc, các giai điệu quen thuộc, các bài hát và tiếng nói của cha mẹ với tiếng nói của người khác. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trẻ có thể cảm nhận một bài hát của cha, mẹ hát tốt hơn so với những ca khúc trên đĩa CD. Hãy đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho bé xem tivi khi bé chưa tròn 3 tuổi. Xúc giác Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ vào bộ nhớ của mình. Những gì bé nhìn thấy, nghe thấy... hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ. Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Khi quan sát kĩ một em bé bú mẹ, ta sẽ thấy thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay cằm, khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đặt đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song dần dần tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh. Mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên - dưới, phải -trái. Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, chiếc khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ. Bé sẽ biết được sự khác nhau giữa sự đụng chạm tiếp xúc của cha mẹ, và sẽ có khuynh hướng phản xạ một cách thích thú với trò chơi khi bạn chạm vào ngón chân hoặc ngón tay của bé. Vị giác Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị mặn, chua... từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt. Trong 6 tháng đầu, em bé của bạn sẽ cần chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa thường rồi mới đến đồ ăn cứng. Do trẻ thích vị ngọt, nên sẽ dễ hơn nếu cho trẻ bắt đầu với rau củ ngọt như cà rốt hay khoai tây. Khi em bé lớn hơn, bạn hãy cho tiếp xúc với những hương vị khác nhau để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng. Khứu giác Mọi người đều công nhận rằng những em bé mới sinh đều có thể ngửi được bởi chúng đã cảm nhận được thức ăn. Hãy cho bé ngửi hương thơm của hoa, bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt. Read more: http://afamily.vn/nuoi-day-con/2011...sieu-thong-minh-theo-kieu-Nhat/#ixzz1PslEjMz4
Ðề: Dạy con kiểu Tây đúng là không dễ tí nào đâu ạ, ở Việt Nam mình thường là có em bé thì cả nhà cưng lắm, cả nhà, rồi có khi cả hàng xóm láng giếng thay nhau mà yêu chiều bồng bế...
Ðề: Dạy con kiểu Tây Sẽ cố gắng dạy con như vậy, nhưng không biết có thực hiện được không, điều kiện ở VN khác mà
Ðề: Dạy con kiểu Tây Nên làm như điều bạn đã viết. Nhưng không phải dễ thực hiện. Nếu làm được thì mình nghĩ sẽ rất hiệu quả đấy. Mình đã biết những điều bạn nói nhưng khi làm phải thực sự nghiêm khắc với con nít nhưng có lẽ mình chiều con quá nên không mấy hiệu quả. Đọc xong bài viết này của bạn mình thấy phải nghiêm khắc với con hơn nữa. Cám ơn bạn nhiều
Ðề: Dạy con kiểu Tây Đúng là không dễ thực hiện, nhất là những cặp vợ chồng sống cùng gia đình nhà chồng, hay nhà vợ!
Ðề: Dạy con kiểu Tây Mình đánh dấu để học hỏi ở một số điểm, chắc là mình sẽ không áp dụng được 100% cách bạn nêu nhưng sẽ lựa chọn để áp dụng cho phù hợp hoàn cảnh thôi. cảm ơn bạn.
Ðề: Dạy con kiểu Tây điều kiện khác nhau và cũng tùy thuộc đứa trẻ dễ hay khó nữa. Nếu đứa trẻ hay khóc và quấy thì chỉ còn cách bồng lên dỗ dành chứ làm sao để nằm hoài được.
Ðề: Dạy con kiểu Tây Ngủ riêng Việc đầu tiên là phải cho con ngủ riêng ngay từ ngày đầu về nhà, nếu không có phòng riêng cho con thì cũng phải có giường (cũi) riêng cho con. Nhiều người vẫn còn quan niệm rằng "cho con ngủ chung mới tình cảm". Nhưng ngủ riêng cũng là tạo một không gian riêng êm ái cho con, con không bị thức giấc bởi tiếng ho của bố, hay cái trở mình của mẹ. Đồng thời bố mẹ cũng được ngủ ngon khi không có con cựa mình. Trẻ con là vậy, cho dù nó không ngủ được nó sẽ phải học cách tự ru ngủ. Cha mẹ chỉ cần tạo điều kiện cho con" khi con đi ngủ, phòng ngủ phải tối đen, không có chút ánh sáng nào, cũng không có âm thanh của TV hay radio. Có thể nửa đêm con sẽ dậy nhưng khi thấy xung quanh tối om và yên ắng nó sẽ tự quay lại giấc ngủ. Nếu ngủ với cha mẹ thì thường cha mẹ cố dỗ con ngủ, trẻ sẽ nhõng nhẽo và đòi được ôm ấp. Cứ thế con sẽ hình thành thói quen xấu là nửa đêm dậy chỉ được nhõng nhẽo và vô tình cha mẹ tạo điều kiện cho con có thói quen xấu đó. Tôi đã chán nghe các bậc cha mẹ than phiền con mình khó ngủ, hay thức dậy lúc nửa đêm. Giải pháp rất đơn giản là : "Cho trẻ ngủ riêng ngay từ ngày đầu về nhà". ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mình thấy bài viết có nhiều ý hay nhưng có nhiều cái không phù hợp ở VN. Chuyện cho bé ngủ riêng ở 1 nước có khí hậu như VN thực sự là "không an toàn" cho bé. Con mình đã 3,5 tuổi nhưng ban đêm ngủ rất hay ra mồ hôi trộm, mà mùa đông còn ra nhiều hơn mùa hè mới sợ chứ. Mình cũng cho con uống thuốc, lót khăn xô vào lưng, làm mọi cách tham khảo trên diễn đàn nhưng đều không có kết quả. Và cuối cùng thì hàng đêm mình phải thức dậy trong khoảng nào đó như là bản năng vậy, để sờ và lau mồ hôi lưng cho con. Con đã 3,5 tuổi nhưng nhiều đêm mình không có 1 giấc ngủ ngon lành. Nhất là mùa đông, khi mình trót ngủ quên ư? Con mình sẽ ốm mất thôi. Thứ hai nữa là mình tận dụng triệt để mọi cơ hội để dạy dỗ con, nhưng sống cùng ông bà thì đâu có dễ. "Chiến tranh âm ỉ" chỉ vì dậy con. Stress!!!