Dạy con sử dụng từ ngữ để giải quyết vấn đề

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 10/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Khi Wendy McDonnell hỏi bạn bè cách mọi người đã kiềm chế bản thân khi con cái nổi giận, họ đã trả lời: "Hãy dạy bé sử dụng từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của bản thân."

    McDonnell đã thử lặp đi lặp lại những cụm từ để diễn đạt cảm xúc khi con gái cô, Sharah tranh giành một món đồ chơi, nhưng kết quả không được như mong đợi, cô nhìn con gái một cách ngạc nhiên trước khi cô phải gào lên: "Dừng lại ngay!"

    McDonell nói: "Tôi nhận thấy rằng cách sử dụng từ ngữ để giúp con mô tả cảm xúc sẽ trở nên vô dụng nếu như không được giúp đỡ nhiều. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 4 tuổi) cần cha mẹ giúp đỡ để biết sử dụng từ nào để nói hoặc biết cách thương lượng với bạn bè."

    Bé Sarah hiện nay đã 5 tuổi và đôi khi bé vẫn cãi nhau với em trai 3 tuổi, Malcolm. McDonnell không những chỉ hướng dẫn bọn trẻ thể hiện sự thất vọng, mà cô còn chia sẻ kinh nghiệm với các ông bố bà mẹ khác trong lớp học Làm cha mẹ mà cô giảng dạy.

    Barb Desmarais, một chuyên gia về lĩnh vực làm cha mẹ và cuộc sống, đã dành 15 năm để giúp đỡ các bậc phụ huynh dạy con trẻ cách sử dụng từ ngữ hiệu quả: "Tôi thường nhắc các bậc phụ huynh rằng bất cứ khi nào bạn muốn dạy con, bạn phải là một tấm gương đầu tiên để con cái noi theo."

    Nhưng như vậy vẫn chưa đủ đối với bé, McDonnell nói: "Bạn cần phải cung cấp cho trẻ những từ thể hiện cảm xúc. Bạn có thể nói ‘Con cảm thấy thất vọng'".

    Các bước tiến hành

    Nhận biết vấn đề. Ví dụ: Khi bọn trẻ tranh nhau đồ chơi, bạn có thể nói "Cả hai con đều muốn một món đồ chơi này đúng không?" Sau đó nhìn bọn trẻ để xác định xem điều bạn phỏng đoán có đúng không. McDonnell giải thích: "Đôi khi, một bé sẽ trả lời ‘Không, bạn ấy muốn chơi cùng con, nhưng con không muốn chơi cùng bạn ấy.'" Lúc đó bạn cần phải trình bày lại vấn đề.

    Khi bạn đã xác định vấn đề rõ ràng, bạn hãy hỏi bọn trẻ các hướng giải quyết mà không làm người khác bị đau. Bạn có thể gợi ý những gì đang xảy ra: "Bạn Rhys cầm món đồ chơi đó, con đánh bạn và giật món đồ chơi lại. Vậy có cách nào khác để con cho bạn ấy biết rằng con cũng muốn chơi món đồ chơi đó không?" Bạn hãy để cho bé một thời gian để tìm cách giải quyết.

    Nếu bọn trẻ không tìm ra cách, bạn có thể hỏi xem liệu chúng có thích cách của bạn không. McDonnell nói: "Bạn đừng cố gắng áp đặt cách giải quyết của bạn. Nếu bọn trẻ không tự đưa ra được cách giải quyết, chúng sẽ không thực sự học hỏi được các kỹ năng giải quyết vấn đề." Khi bạn đưa ra một số gợi ý, bạn hãy giúp trẻ đánh giá các gợi ý đó. "Các con có đồng ý để bạn Owen chơi chiếc tàu hoả này trong vòng 5 phút, sau đó sẽ đến lượt Annika chơi 5 phút không?" Bạn phải chỉ ra một số điều không công bằng trong những gợi ý mà bọn trẻ đưa ra: "Ý kiến của Owen là mẹ cần mua thêm một chiếc tàu hoả khác, nhưng mẹ không đủ tiền để mua. Vậy chúng ta cần các ý kiến khác."

    Nói chuyện về các cảm xúc. Desmarais gợi ý: "Nếu bọn trẻ không đưa ra được ý tưởng nào phù hợp, hoặc chỉ muốn nhảy vào nhau để giật món đồ chơi đó, bạn có thẻ nói ‘Các con cảm thấy thế nào khi người khác giật đồ chơi của mình? À, vậy bạn của con cũng cảm thấy như vậy. Thế các con làm thế nào để cảm thấy tốt hơn?"

    Desmarias nói thêm: bạn hãy biết cách diễn đạt cảm xúc của trẻ bằng lời, "Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất dễ bị kích động khi trẻ mệt, đói hoặc cảm thấy căng thẳng. Điều này sẽ khiến trẻ mất khả năng thể hiện cảm xúc bằng từ ngữ."

    Trong tình huống như vậy, tốt nhất là bạn nên đảm bảo an toàn cho các bé là mối quan tâm hàng đầu. Desmarais giải thích "Nếu một bé thực sự không muốn diễn đạt bằng lời nói, tôi sẽ bảo các bé còn lại sang một phòng khác hoặc tôi sẽ bế em bé đó cho đến khi em bé bình tĩnh lại."

    Quá trình xử lý nghe có vẻ rất dài dòng, nhưng dần dần, bọn trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn.

    Nguồn: Todaysparent.com

    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này