Giúp trẻ tiếp cận với vấn đề vật chất thật không đơn giản, bởi chỉ một chút lệch lạc về nhận thức cũng có thể khiến trẻ gây ra những hành động sai lầm. Trước khi biết làm phép cộng, trừ, nhân, chia, trẻ đã biết thế nào là tiền. Một đứa bé 4 tuổi đã có thể hiểu được phần nào lý do cha mẹ đi làm mỗi ngày. Không nên nghĩ cho con tiếp xúc với tiền sớm thì chúng sẽ hư. Ngược lại, hãy nghĩ những đồng tiền này sẽ giúp con phát huy được tinh thần trách nhiệm và ý thức tiêu tiền của mình. Giúp trẻ nhận thức giá trị đồng tiền Chỉ cần thưởng cho trẻ một khoản tiền nho nhỏ khi trẻ được điểm cao hoặc đạt thành tích gì đấy, trẻ sẽ có cơ hội nhận thức được giá trị của đồng tiền và biết quý trọng hơn. Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ đừng vì sợ con tiêu tiền bừa bãi mà hạn chế không cho con tiếp xúc với tiền. Dạy trẻ nhận thức về giá trị đồng tiền, ngân hàng, thẻ tín dụng... sẽ giúp trẻ tự tin hơn, hiểu biết hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên cũng nên thận trọng quan sát con sử dụng đồng tiền như thế nào cho hợp lý, tránh trường hợp cho con thật nhiều tiền để chúng đua đòi. Nhiều bậc phụ huynh than vãn ngày nay trẻ con đòi hỏi nhiều quá. Chúng không biết quý trọng đồng tiền mà cha mẹ vất vả làm ra. Hãy nói cho con bạn về hoàn cảnh một số người rất khó khăn mới kiếm được cơm ăn áo mặc. Cho tiền tiêu vặt Hãy cho con một khoản tiền tiêu vặt, đó cũng là cách tập cho con chi tiêu. Thường xuyên theo dõi chi tiêu của con để hướng dẫn, giúp con chọn ra cách chi tiêu nào có lợi nhất. Khi con còn nhỏ, bạn cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt, con cũng không quan tâm lắm, nhưng khi con lên cấp 2 thì bắt đầu có so sánh hơn thua với bạn bè. Từ đó, trẻ dễ nảy sinh tâm lý đua đòi. Cần lưu ý, cho con tiền tiêu vặt không đồng nghĩa với việc để mặc trẻ muốn làm gì thì làm mà phải quản lý hoặc hướng dẫn trẻ chi tiêu hữu ích. Nuôi heo tiết kiệm Đây là một thói quen tốt mà bố mẹ nên khuyến khích trẻ. Nên giúp con bạn đặt mục tiêu cho tiền tiết kiệm. Ví dụ khi con muốn có một chiếc xe đạp hay một cái máy tính… thay vì đồng ý ngay, bạn có thể gợi ý con tiết kiệm tiền để mua. Khi nhận được thành quả từ nỗ lực của mình, trẻ sẽ rất tự hào và giữ gìn cẩn thận. Trong trường hợp trẻ muốn mua một món đồ có giá trị bằng số tiền trẻ vừa có được, thay vì cho phép trẻ sử dụng toàn bộ số tiền đó để mua ngay, tại sao bạn không khuyên trẻ nên chia tiền đó ra hai phần, một phần dành tiết kiệm, còn phần kia tích lũy dần để mua món đồ mà trẻ ao ước. Đây là dịp tốt để dạy trẻ biết kiềm chế sự ham muốn. Nếu phải chờ một thời gian sau mới mua được vật chúng ao ước, trẻ sẽ biết trân trọng hơn giá trị của món đồ đó. Trẻ cần được dạy bảo rằng mọi đòi hỏi của bản thân không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Tiền không thể thay thế cho sức khỏe của bạn, không thể làm bạn hài lòng với công việc hay thoải mái với mọi người. Hãy dạy cho trẻ rằng có nhiều thứ còn quý giá hơn tiền, và giá trị của con người còn dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác chứ không chỉ ở sự giàu có. Chị Hồng Thắm, làm nghề uốn tóc ở Q.Gò Vấp, TP.HCM: Cháu đi học mình đều cho 2.000 đồng để ăn quà vặt. Ngoài ra, còn “treo” giải mỗi khi bé đạt điểm 10, sẽ được thưởng 5.000 đồng, số tiền này phải bỏ vào heo đất để dành mua áo quần, giày dép... Có lần con bé nói 2.000 đồng là quá ít, bởi hầu hết bạn nào cũng được bố mẹ cho từ 5.000 đồng trở lên, thậm chí có bạn còn được cho hẳn 50.000 đồng. Lúc đó, mình ôm con vào lòng thỏ thẻ: “Con biết không? Mỗi ngày mẹ phải vất vả từ sáng đến chiều mới đủ tiền mua thức ăn cho các con. Con đừng phân bì hơn thua với người khác. Con nhìn các bạn ở xóm trên mà xem, nhiều bạn còn không được đi học, ăn uống thi thoảng mới được bữa thịt, cá thì làm gì có tiền ăn vặt…”. Nghe xong, từ đó trở đi, con bé chẳng còn nhắc đến chuyện mẹ cho tiền ít nhiều nữa, thậm chí có hôm con bé đi học về, thấy vẫn còn nguyên tờ 2.000 đồng. Anh Phúc Tâm, kế toán một công ty tại Q.Tân Bình, TP.HCM: Nhiều lúc không muốn cho con tiền, vì sợ con mua mấy thứ linh tinh ăn vào chỉ thêm đau bụng, nhưng không cho thì cầm lòng không đặng bởi lần nào mình giả đò quên thì cu cậu cứ đứng thần ra chẳng chịu bước vào trường, ánh mắt thì như “nhắc nhở” hình như bố quên một điều gì đó vô cùng quan trọng. Thế là đành móc bóp dúi vào tay con vài đồng. Hạ Yên Nguồn: Thanh Niên
Ðề: Dạy con về tiền bạc "Trong trường hợp trẻ muốn mua một món đồ có giá trị bằng số tiền trẻ vừa có được, thay vì cho phép trẻ sử dụng toàn bộ số tiền đó để mua ngay, tại sao bạn không khuyên trẻ nên chia tiền đó ra hai phần, một phần dành tiết kiệm, còn phần kia tích lũy dần để mua món đồ mà trẻ ao ước. Đây là dịp tốt để dạy trẻ biết kiềm chế sự ham muốn. Nếu phải chờ một thời gian sau mới mua được vật chúng ao ước, trẻ sẽ biết trân trọng hơn giá trị của món đồ đó. Trẻ cần được dạy bảo rằng mọi đòi hỏi của bản thân không phải lúc nào cũng được đáp ứng." Đúng vậy, hôm vừa rồi mình cho con trai đi mua chuyện ở tràng tiền, con thích mua một quyển truyện tranh nhưng khi ra thanh toán mình nhìn thấy tiêu để chuyện nhố nhăng, nhăng nhít nên mình kiên quyết không cho cu cậu mua, và đã giải thích với con là nội dung của câu chuyện này không có ý nghĩa yêu cầu cu cậu đổi quyển truyện khác, nhưng cu câu nhất quyết không và vẫn cứ đòi mua quyển truyện đó. Mình không nhượng bộ bắt cu cậu đi về mặc dù cu cậu trên đường đi rất hậm hực. Mình nghĩ rằng không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của con trẻ nếu đòi hỏi đó mà bố mẹ thây không chính đáng để sau này trẻ có tiêu tiền vào việc gì thì trẻ cũng cân nhắc là việc đó có cần thiết hay không.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Đúng thế, em nhều lúc cũng bị cuốn theo những đòi hỏi của con, về nghĩ lại mới biết là sai chị ah.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Đối với con trẻ phải mềm nắn rắn buông. Nhiều khi cha mẹ chiều theo ý thích của chúng là lần sau chúng lại tiếp diễn và có nhưng đòi hỏi cao hơn. Có thươgnr, có phạt. Con mình cũng đã từng bị phạt nhịn ăn quà 1 tuần, hay không được chơi game (2 tiếng ngày cuối tuần) 2 tháng chỉ vì không làm đúng cam kết với mẹ. Nhưng khi con ngoan, chăm học mình lại có phần thưởng đoàng hoàng. Ngày còn nhỏ 2 mẹ con đi chơi nhiều khi cháu muốn mua đồ chơi lắm nhưng mẹ không cho là không dám vòi thêm, có khi nhìn đồ chơi mà mình đang có cũng muốn mua thêm nhưng con lại nói ""nhà mình có rồi mẹ nhỉ"" Mình cũng là người mẹ chiều con nhưng chiều về ăn mặc thôi chứ chiều theo sở thích của con thì mệt lắm.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Giúp trẻ nhận thức giá trị đồng tiền .Hãy dạy cho trẻ rằng có nhiều thứ còn quý giá hơn tiền, và giá trị của con người còn dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác chứ không chỉ ở sự giàu có.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Toàn những kinh nghiệm đáng học hỏi ........oánh dấu để lần sau đọc lại.........hiiiiiiiiiii......... Thank cả nhà
Ðề: Dạy con về tiền bạc Mẹ ơi, Thật ra bên nước ngoài người ta dạy con học cách tiêu tiền từ rất sớm ạ, từ khi bé mới khoảng 6 tuổi thôi. Mình có đọc một thông tin về dạy con chi tiêu như sau: Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ cách chi tiêu. Dù tin hay không, bạn và những người xung quanh đã góp phần dạy trẻ về ý nghĩa của đồng tiền trước khi trẻ làm ra nó. Tiến sĩ J.McNeal của Đại học Texas A&M đã thực hiện một khảo sát về Trẻ em dưới 12 tuổi học cách chi tiêu như thế nào. Khảo sát của ông cho thấy bằng cách nào trẻ em chi tiêu ít hơn số tiền mà chúng được nhận. Điều đó liên quan rất lớn đến thói quen chi tiêu của bố mẹ. “Đó là một mối quan hệ rất rõ ràng” theo ông McNeal, “nếu bố mẹ là những người tiêu dùng khôn ngoan, thì con họ cũng sẽ như vậy.” Một số cột mốc về độ tuổi trẻ nên học về Tài chính: a. Từ 3 tuổi: trẻ nhận biết được các loại tiền khác nhau. b. Từ 5 tuổi: trẻ nên biết được giá trị của từng loại tiền. c. Từ 9 tuổi: trẻ nên học cách xem bảng giá, cách chi tiêu mua hàng & thối lại tiền, cách tự làm ra tiền bằng cách tiết kiệm & bán giấy báo/ đồ chơi cũ … Trẻ cũng cần biết giá trị của việc tiết kiệm để mua được những vật có giá trị hơn hoặc dùng làm từ thiện. d. Từ 12 tuổi: trẻ nên học cách Lập kế hoạch xa hơn, chẳng hạn tiết kiệm tiền dành cho một chuyến đi chơi, đồng thời hiểu biết về các loại Tài khoản/ Tín dụng Ngân hàng. (Theo www.times.com) ** Lời khuyên: Từ 7 tuổi trở lên, hãy cho bé một khoản tiền chi tiêu mỗi tuần và tập cho bé phân bổ khoản tiền đó như sau: 60% để tiêu xài trong tuần, 30% để dành cho những mục đích dài hạn (như mua Sách/ Đồ chơi…) và 10% còn lại để dành làm từ thiện. I-Summer Super Combo 2012 bao gồm khóa học Tài chính cơ bản cho bé. Tùy theo độ tuổi, trẻ được học các bài học về Giá trị, Xác định mục tiêu, Tiết kiệm, Đầu tư … Môn học sẽ giúp bé biết trân trọng những giá trị đồng tiền, biết yêu thương cha mẹ và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân. Các mẹ xem thêm ở đây nhe http://www.ibi.com.vn/LEN-THOI-KHOA-BIEU-CHUONG-TRINH-HE-CHO-BE-newsd-1-136-vn
Ðề: Dạy con về tiền bạc Bé nhà em mới 3 tuổi rưỡi nhưng đã biết tiền nào tiền nào rồi nên e cũng đang ngâm cứu cách hướng dẫn sử dụng đồng tiền. Một đứa trẻ nhu cầu rất lớn mà mình không thể đáp ứng hết được mọi đòi hỏi của nó, chỉ có thể dạy cho nó cách để có thể đạt được những điều đó thôi.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Con nhà mình cũng hơn 3 tuổi nhưng chỉ biết tiền polyme, tờ tiền 2k thôi vì tờ 2k có con voi nên bé để ý chứ các tờ khác bé ko để ý nói xong lại quên. Bé nhà mình trộm vía cũng thông minh mỗi cái tội thiếu tập trung lắm, cái gì ko thích thì ko tập trung nghe đâu
Ðề: Dạy con về tiền bạc Cảm ơn mẹ nó vì thông tin trên, mình xin phép được copy về blog của gia đình nhé.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Mình thấy hầu hết các mẹ xung quanh mình chỉ dạy bé "giữ tiền" kiểu như ai cho thì giữ khư khư ấy chứ rất ít mẹ dạy con chi tiêu như thế nào cho hợp lý. Nói thật thỉnh thoảng tết về quê mình thấy có nhiều mẹ chuẩn bị cho bé 1 cái túi đeo trước ngực rồi ai nhìn thấy cũng rút tiền ra mừng tuổi mình thấy không đẹp mắt. Có nhiều em bé bây giờ cứ nhìn thấy ai cầm tiền là đòi cho bằng được.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Cách đây vài hôm có nghe chị hàng xóm bảo: chỉ mới cho con đi học khóa Quản lý tài chính dành cho các bé tiểu học, hình như 1 buổi mà mất mấy trăm, nhưng chỉ nói là con chỉ học được nhiều điều á các mẹ, các mẹ search kiếm thử, em không nhớ chính xác khóa đó tên gì, nhưng bến WTT hình như các mẹ cũng có nói về vụ này
Ðề: Dạy con về tiền bạc Thế mà mình không dạy con cách tiêu tiền, con mình gần 5 tuổi mà mẹ chưa cho tiền để mua bán gì cả, thích gì bảo mẹ, nếu mẹ đồng ý thì mẹ mua. Ai cho tiền mà mẹ không đồng ý thì cũng không dám lấy, mà cầm rồi thì cũng đưa mẹ hết.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Chị em có 1 cách cho con ý thức về tiền bạc như thế này: ngay từ lớp 3, cứ mỗi điểm 10 là cho vài chục hay 100k, tuy nhiên, bố mẹ giữ hộ, có ghi chú số tiền đã tích cóp rõ ràng. Sau 2 năm, đã đem đi gửi NH đc khoảng 50tr, và còn 1 ít nữa mua bảo hiểm cho chính cháu và em cháu. Việc này thực sự đã giúp con bé có 1 suy nghĩ rất tích cực rằng, nó đã bỏ công sức để có đc 1 khoản tiền, và ngay từ khi còn bé đã như thế thì sau này chính cháu sẽ nhận thức đc rằng: điều j mình có đc cũng chính là do công sức mình bỏ ra mà có, ko dưng ai đem đến cho. Cũng chính vì thế mà phải biết tiết kiệm, chứ bố mẹ ko cho bừa bãi.
Ðề: Dạy con về tiền bạc Kinh nghiệm hay hiện nay mình thấy nhiều gia đình cho con va chạm đồng tiền sớm quá ..sau này các cháu lại hư...mình sẽ share cho các mẹ gần khu nhà mình biết hihih thank chủ topic nhé