Tranh luận: Dạy con yêu tiếng Việt?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi zetafashion, 24/3/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Giáo sư ơi, muốn yêu tiếng Việt thì trước hết phải yêu Việt Nam, yêu người Việt, văn hóa Việt... chứ? :)
     
    Đang tải...


  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Bài hát này thật ý nghĩa !!!

    [video=youtube;pnJkVSo7QU8]http://www.youtube.com/watch?v=pnJkVSo7QU8&feature=related[/video]
     
  3. muamaytinhcuhn

    muamaytinhcuhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/8/2011
    Bài viết:
    1,069
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    mình thấy các trò chơi cho bé bây giờ toàn bị "tây hóa" thôi.tìm đc một đồ chơi " made in Viêt Nam" thực sự thì khó lắm
     
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Nếu bố mẹ, ông bà vẫn quan tâm giữ gìn các trò chơi Việt Nam thì vẫn có cách truyền lại cho trẻ em và làm cho trẻ em thích các trò chơi này mà :)

    Ở nhà mình vẫn cho nhóc chơi nhiều trò và nhóc rất thích thú :)
     
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    [​IMG]
     
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    “Choáng” với thể loại sách “Sát thủ đầu mưng mủ”

    Dã man như con ngan, Đời rất dở nhưng cần phải niềm nở, Đẹp trai nhưng hai phai, Đã xấu lại còn xa - Đã sida lại còn đi hiến máu… Những “thành ngữ” trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đang gây sốt trên các diễn đàn trẻ.

    Bìa cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ"


    Cuốn sách có cái tựa khá sốc Sát thủ đầu mưng mủ (do Công ty Nhã nam & NXB Mỹ Thuật ấn hành) in những câu nói “độc chiêu quen thuộc” của giới trẻ cùng với phần tranh minh họa hài hước của họa sĩ Thành Phong.


    Trong sách có đầy những “thành ngữ” không có trong từ điển tiếng Việt nhưng khiến độc giả tuổi teen say mê, kiểu như: Buồn như con chuồn chuồn, Tào lao bí đao, Bó tay con gà quay, Đói như con chó sói, Điên đi trong công viên, Ngất ngây con gà tây, Xấu nhưng biết phấn đấu, Ăn chơi sợ gì mưa rơi…


    Trả lời trên một trang báo mạng, họa sĩ Thành Phong nói rằng cuốn sách chủ yếu là để vui thôi. Không phủ nhận rằng sách đã đạt được mục đích giải trí kiểu cười cho vui khi đã được các diễn đàn trẻ hưởng ứng nhiệt liệt.



    Tuy nhiên, cũng chính những thành ngữ không thể tìm thấy trong từ điển Việt ở Sát thủ đầu mưng mủ lại trở thành mối lo ngại phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Không ít câu nói ngỡ ngàng: Bộ đội phải chơi trội, Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ, Không mày đố thầy dạy ai, Hận đời cắt tóc đi tu, nghĩ đi nghĩ lại đi tù sướng hơn, Yêu nhau trong sáng - phang nhau trong tối…

    Nhiều bạn trẻ trên các diễn đàn tỏ ý bất bình với cuốn sách. Bạn đọc có nickname Nobitahut cho biết: "Văn hoá nhảm. Trêu đùa nhau còn được lại xuất bản chính thức nữa cơ à. Loạn...!". Longtada: "Xem thì cũng hài đấy nhưng cho phép xuất bản thì hơi bị lố. Không biết sao sách này được cấp phép xuất bản vậy ta? Khó hiểu"...

    Hình ảnh trong cuốn sách

    Lời mở đầu sách cũng bằng những câu kiểu giỡn chơi, dây cà ra dây muống: “Bạn lật cuốn sách trong tay với một vẻ tò mò, tự nhủ, không hiểu đây là loại sách gì. Sách gì mà rặt những thoải con gà mái với lại bét nhè con gà què với lại cướp trên giàn mướp với lại ngất trên cành quất câu cú cứ ngổ ngáo kỳ quặc chết lên được!... Ờ thì đại để nó là một cuốn cẩm nang thành ngữ có minh họa dành cho "dững người trẻ"...


    Thật sự không biết phải xếp Sát thủ đầu mưng mủ vào thể loại sách gì!



    Những câu nói vui dẫu quen thuộc chỉ “lưu hành truyền khẩu” trong một bộ phận giới trẻ nhưng một khi đã in thành sách thì hẳn nhiên sẽ có sức lan tỏa trong xã hội. Điều gì còn lại sau tiếng cười, chỉ là “vui cho qua” hay là sự độc hại của ngôn ngữ?



    Theo Hàn Đông

    Người Lao Động
    http://dantri.com.vn/c728/s728-529862/choang-voi-the-loai-sach-sat-thu-dau-mung-mu.htm
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Mất gốc từ cái tên



    Thúy Ái



    Lần đầu khi nghe cái tên Lý Nhã Kỳ rất nhiều người cứ tưởng đó là một người đẹp Trung Quốc, Hồng Kông hay Đài Loan gì đó, sau này mới biết đó là một cô gái “thuần Việt” với một cái tên khai sinh cũng rất Việt Nam khá dễ thương là “Trần Thị Thanh Nhàn” (Đang được đề cử làm Đại sứ du lịch Việt Nam và dư luận phản ứng vị trí này của cô). Nhưng đâu chỉ có nữ diễn viên trẻ đẹp này mà thời gian gần đây xuất hiện vô số những diễn viên và nhiều nhất là trong giới ca sĩ mang những nghệ danh nửa Tây nửa Việt hoặc nữa Tàu nửa ta và có khi là Tây hay Tàu hoàn toàn dù họ không dính dáng gì đến yếu tố nước ngoài về huyết thống lẫn quốc tịch. Có thể kể như Jenny H.Yến, Wanbi Tuấn Anh, Nhật Tinh Anh, Vương Kiến Hào, Khổng Tú Quỳnh, Lưu Chí Vĩ, Baby J. Lương Bích Hữu…vv và vv…

    Tên là chuyện riêng tư của mỗi người, thường do cha mẹ đặt, nó theo người ta suốt đời như một kỷ niệm thiêng liêng. Ai không thích tên mình thì có quyển thay đổi, những nghệ sĩ có quyền tìm cho mình một nghệ danh, bút danh thích hợp là chuyện hoàn toàn tự do. Chính cũng từ chuyện tự do đặt nên tên cũng nói lên rất nhiều về tính cách, nhận thức, văn hóa, về người đặt tên( hay nghệ danh, bút danh mà họ chọn ). Trước hết là cái tên giúp người khác phân biệt được giới tính, chủng tộc hay giòng tộc. Chẳng hạn tên đó là của người Mỹ hay người Nga, người Nhật, rồi Maria, Sophia, Natacha ...dứt khoát là phái nữ. Ở nước mình nghe những cái tên bình thường nhưng kèm họTôn Thất, Tôn Nữ , Hồ Đắc… người ta biết người đó thuộc những giòng họ lớn, danh gia vọng tộc.

    Nhưng dù thuộc đẳng cấp nào, người Việt Nam thì phải mang tên Việt Nam, đó không chỉ là cách tôn trọng cái tên cha mẹ cho mình, tôn trọng tiếng mẹ đẻ, một cách tự trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc, khi đi xa hay người nước ngoài nhìn tên có thể nhận ra mình là một người Việt. Nhiều người sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ tên Việt như nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa lớn, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tuy có quốc tịnh nước họ đang sống, nhưng cũng không vì cái tên Việt nguyên chất ấy mà làm sự thành đạt, sự ngưỡng mộ của cộng đồng dành cho họ kém đi.

    Thật là nông cạn khi nghĩ rằng cái tên hay nghệ danh có hơi hướng Tây đó làm cho họ “sang trọng” hơn, dễ “nổi tiếng” hơn, thành công hơn. Các bạn trẻ ấy quên rằng những nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay đều mang tên hoàn toàn Việt Nam như Thành Lộc, Ngọc Huyền, Ánh Tuyết, Quang Dũng, Hồng Ánh, Ngô Thanh Vân, Đức Tuấn, Thanh Lam, Mỹ Linh, Uyên Linh … Và cho đến nay, chẳng có ai nổi tiếng nhờ cái tên lai căng tự đặt ấy cả, chỉ khiến người nghe thấy phản cảm, nghi ngờ tài năng lẫn nhân cách đó. Thật ra sai lầm này cũng một phần do người lớn. Khi có một người con là ca sĩ, diễn viên chuyện đặt nghệ danh của con cần được cha mẹ định hướng, chỉnh sửa cho đúng với thẩm mỹ, bản sắc và văn hóa Việt. Và ngay những cơ quan chức năng cũng cần có quy định chỉ những người mang quốc tịch nước ngoài hoặc có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì mới được mang cái tên để thể hiện những yếu tố ngoại ấy mà thôi (chẳng hạn như ca sĩ Kasim Hoàng Vũ, hoa hậu Jenifer Phạm …là hợp lý). Nếu không sự đua đòi này sẽ lây lan ra ở những người bình thường, rồi những thế trẻ Việt Nam sẽ mang những cái tên “ba rọi” kiểu như Cindy Gái, Monny Tèo, Củng Lộc, Chương Tử Kinh, hay vô nghĩa như Kẹn, Jing …

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải bắt đầu bằng việc giữ được những chữ nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ trong cái của tên của mỗi người Việt!

    30-9-2011

    http://nguyenthuyai.com/web/read.php?135
     
  8. tuantuhl87

    tuantuhl87 Banned

    Tham gia:
    15/4/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    gửi đến các Mẹ chưonh trình đào tạo toàn diện cho các bé
    mời các mẹ vào Web : : http://thanhtai.edu.vn để tham khảo cho các bé nhé
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Trước đây thì ta có mốt lấy tên Tây để gắn vào tên ta - tạo ra một cái tên..lai và lấy làm hãnh diện - Còn bây giờ, thì nên noi gương Bà Đại sứ Du Lịch Việt Nam, mà chọn cho mình một cái họ và một cái tên có hơi hướm China - vì thử nhìn quanh một vòng sẽ thấy China là zách lầu - ngay cả việc thể hiện lòng yêu nước qua việc tụ tập hơn 2 người để phản đối những cái gọi là "tàu lạ" ( mà ai cũng biết là tàu gì trừ báo chí ) đã tấn công một cách dã man các ngư dân VN trên biển VN cũng không được phép - Có lẽ nhờ có cái tên hết sức "phù hợp với tình hình thực tế" nên từ một diễn viên cái gì cũng giỏi trừ diễn xuất, đã trở thành đại sứ quản bá cho ngành du lịch trong vòng ...một nốt nhạc!
    Vì thế chuyện giữ gìn bản sắc dân tộc thì cứ ...giữ ( mà giữ được hay không thì ...biết chết liền ) - riêng chuyện đặt tên hiệu ( nói văn hoa là nghệ danh ) để có thể "làm ăn" cho hợp mốt thì cứ theo gương bà chị này là bảo đảm an toàn !
     
  10. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Một hình ảnh nói lên rất nhiều điều - qua đấy chúng ta thấy rõ tinh thần yêu mến tiếng Việt và lòng tự hào dân tộc đã bị xem thường như thế nào ngay ở một lĩnh vực tiêu biểu cho những giá trị văn hóa - Vì thế khi trên thị trường xuất hiện những thứ " sát thủ đầu mưng mủ" được giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh thì cũng là chuyện ...bình thường !
     
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Con người ta thường thích cái mới, lạ mà :)
     
  12. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Yêu Nước Việt - yêu người Việt - yêu văn hóa Việt không cần thể hiện qua việc thúc nhau bầu cho Vịnh Hạ Long, vì Hạ Long chỉ là một cảnh đẹp trong nhiều cảnh đẹp của Việt Nam ( mà hiện nay, có rất nhiều cảnh đẹp đã bị tàn phá, bị ô nhiễm như Hà Tiên thập cảnh ) mà hãy quan tâm đến những điều cần thiết hơn và đúng đắn hơn. Có lẽ việc bầu chọn Hạ Long để lọt vào danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới (do một tổ chức tư nhân của nước ngoài khởi xướng ) chỉ nên xem là một hoạt động "thi đua" để đem lại "danh tiếng" cho Việt Nam trong lĩnh vực du lịch - Chúng ta dùng rất nhiều phương tiện và kinh phí để "mua danh" qua việc kêu gọi mọi người Việt Nam bầu cho Hạ Long (trong khi có thể những nước khác cũng có những thắng cảnh lọt vào danh sách các kỳ quan tiêu biểu chẳng cần làm như vậy ) điều này cũng tốt ! Nhưng thử nhìn lại, trước khi có cuộc bầu chọn này thì Hạ Long vẫn là một thắng cảnh ( nhưng lại có nhiều vấn đề đáng báo động ) và hiện nay, thì ngoài việc kêu gọi bỏ phiếu, chúng ta đã làm gì tốt hơn cho chính vịnh Hạ Long hay chưa? Hay nhờ việc bầu chọn này mà Hạ Long sẽ sạch hơn ? đi du lịch Hạ Long sẽ an toàn hơn ? Khách đến Hạ Long không còn bị "chặt chém" nữa?
    Các đảo trên vịnh Hạ Long sẽ được tu bổ bằng những kỹ thuật phù hợp với thiên nhiên chứ không phải bằng xi măng cốt sắt ?
    Nhưng điều quan trọng nhất là cái TINH THẦN NHẬP NHẰNG - Cứ nhân danh lòng yêu nước, nhân danh văn hóa, nhân danh bản sắc dân tộc để làm đủ trò mang tính phong trào mà nếu ai có chút liêm sỉ cũng phải đỏ mặt ! Sao lại phải thế ?
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Hiệu trưởng, giáo viên cũng nói ngọng

    Sau bài "Hà Nội sửa nói ngọng", VnExpress nhận được hàng nghìn phản hồi của độc giả ủng hộ đề án này, đồng thời đề xuất sửa nói ngọng triệt để cho đội ngũ giáo viên.

    Anh Nhật Minh (Hà Đông, Hà Nội) có con đang học tại trường mầm non của quận cho hay, từ khi con anh đi học gia đình phát hiện cháu thường xuyên nói ngọng. Mọi người tưởng cháu học các bạn trong lớp.

    "Mãi đến hôm khai giảng năm học tôi đến dự mới thấy cô hiệu trưởng phát biểu, nói ngọng từ đầu đến cuối. Tôi chợt nghĩ, đến cô hiệu trưởng còn nói ngọng như thế thì làm sao các cháu không bắt chước", anh Nhật viết.

    Độc giả Hoàng Bích chia sẻ, một số thầy cô dạy trường điểm ở trung tâm Hà Nội còn nói ngọng. "Con tôi đi học về kể các cô dùng giọng địa phương dạy. Cháu nói cứ đến giờ cô dạy thì cả lớp cười khúc khích vì lẫn lộn l, n", chị Bích kể. Theo chị, việc sửa nói ngọng cho các thầy cô giáo thực sự cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.

    "Nhà trường khi tuyển giáo viên nên có tiêu chí không nói ngọng bởi là người thầy thì cần có ngôn ngữ chuẩn, thế mới dạy đúng cho học sinh", chị kiến nghị.


    Trẻ nhỏ cần được giáo viên dạy phát âm đúng khi bắt đầu tập đọc. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.

    Là nạn nhân trực tiếp của giáo viên nói ngọng, độc giả Nguyễn Tiến Dũng (Mê Linh, Hà Nội) bày tỏ, ở quê anh đa số người dân đều phát âm sai l - n. Anh nhớ, hồi nhỏ được các cô giáo tiểu học dạy là "nờ cao, nờ thấp" nên khi phát âm thì sai hết. Lúc đấy anh nghĩ điều này không quan trọng.

    "Nhưng khi đi làm, việc nói ngọng rất bất lợi. Tôi đang cố gắng để sửa nhưng quả thực không dễ. Thế nên tôi mong ngành giáo dục nên dạy trẻ phát âm đúng từ mẫu giáo, tiểu học bởi càng về sau càng khó sửa", anh Dũng đề xuất.

    Độc giả Hà Thành kể, anh được một giáo viên người Hà Nội gốc cho biết, trong nửa đầu thế kỷ 20, giáo viên tiểu học của Hà Nội (kể cả ngoại thành) không ai nói ngọng vì tiêu chuẩn giáo viên là không có dị tật, không nói ngọng. Học sinh nói không chuẩn được thầy cô sửa ngay từ khi bắt đầu đi học.

    "Cô kể rằng những người Hà Nội thời đó nếu nói ngọng được cho là thất học, thế nên tuyệt nhiên không ai phát âm sai. Vậy mà hiện nay một số giáo viên đại học, địa vị cao trong xã hội cũng nói ngọng. Tôi cho rằng ngành giáo dục Hà Nội đang làm một việc rất có ý nghĩa để khỏi biến thủ đô thân yêu của chúng ta thành "Hà Lội thanh nịch", Hà Thành viết.

    Nguyên Viện trưởng Viện lúa Nguyễn Văn Luật cũng đồng ý rằng nói ngọng là do thói quen chứ không phải tập quán địa phương. Ông kể, khi ông mới xin thành lập trường thuộc Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ở Ô Môn, TP Cần Thơ), Phòng Giáo dục được giao quản lý chuyên môn, còn Viện tự trả lương và được tuyển giáo viên.

    "Có cô giáo ở Hà Nội vào dạy lớp 1 nói ngọng. Tôi đã khoán là sau 3-6 tháng nếu không sửa được sẽ mời đi nơi khác. Thế là vài tháng sau cô ấy không còn ngọng nữa", ông Luật kể và cho hay để sửa phát âm cho giáo viên, ông đã từng soạn "giáo trình" bằng bốn câu thơ có n, l.

    Bản thân là thầy giáo, anh Văn Lập nhấn mạnh, đã là giáo viên thì phải nói chuẩn tiếng phổ thông. Thầy cô nói chuẩn thì học sinh sẽ học theo, từ đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. "Đã sửa thì không nên chỉ sửa các âm l-n mà nên sửa hết các âm sai như d-r-gi, x-s, tr-ch... Việc sửa cũng nên thực hiện ở tất cả địa phương có phát âm sai", anh Lập kiến nghị.

    Độc giả Nguyễn Hoàng Sơn tâm sự, chuyện nói ngọng l-n cứ tưởng là không bao giờ được nhắc đến, không ngờ lại có cả một cuộc cách mạng. Với ông, dù người đối diện có chức vụ gì, giỏi đến đâu mà khi nói chuyện, phát biểu nói ngọng ông cũng thấy mất thiện cảm.

    "Thường xuyên xem chương trình truyền hình, tôi để ý thấy có nhiều phát thanh viên, các vị lãnh đạo phát âm sai. Tôi nhớ những ngày đầu đi học được các thầy cô uốn nắn phát âm từng ly từng tý. Hy vọng, lãnh đạo ngành giáo dục quan tâm đến việc đào tạo giáo viên có kỹ năng chuyên môn tốt và phát âm chuẩn, đặc biệt chú trọng vào giáo viên mầm non và tiểu học", ông Sơn nói.

    Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường và ngành sư phạm không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp, bị dị tật…Tuy nhiên, Hiệu phó CĐ Sư phạm Hà Nội Vũ Ngọc Phương thừa nhận, hiện một số sinh viên của trường vẫn nói ngọng.

    "Đó là điều không thể tránh khỏi bởi khi thi tuyển chỉ có các ngành năng khiếu là có thể kiểm tra được phát âm của thí sinh, những ngành khác chỉ thi 3 môn văn hóa. Để khắc phục, chúng tôi phải vừa dạy, vừa sửa cho các em và quy định em nào nói ngọng sẽ không được đi thực tập", ông Phương cho hay.

    Hoàng Thùy
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2011/11/hieu-truong-giao-vien-cung-noi-ngong/
     
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Tự sự của người nói ngọng


    - Ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất cơ hội kiếm việc bởi nói ngọng “l, n” là thực tế đã và đang diễn ra đối với nhiều người ở nơi làm việc. Xung quanh câu chuyện Hà Nội chữa nói ngọng, VietNamNet đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi, tranh luận về việc có nên hay không nên sửa cách phát âm “l,n”. Nhiều trong số đó là chia sẻ của chính những người nói ngọng.

    Người nghe khó lọt tai

    “Tôi cũng là người sinh ra và lớn lên thuộc miền Bắc. Hiện giờ tôi đang sống và làm việc tại miền Nam. Tôi đã học xong đại học và cảm thấy thực sự nhục nhã khi mình nói ngọng. Điều này làm nghề nghiệp của tôi bị ảnh hưởng trầm trọng” – bạn đọc Hà Thị Tình tâm sự.

    Chia sẻ về điều này, bạn đọc Trần Trung cho rằng: “Tôi đã thấy nhiều người sửa được lỗi "l,n" này, và khi sửa được thì giao tiếp sẽ tốt hơn. Khác với các trường hợp ngọng khác, trường hợp ngọng "l,n" này thường làm người nghe cảm thấy hơi sốc và khó lọt tai. Vì vậy, nếu sửa được thì sẽ rất tốt.

    Tôi cũng ủng hộ rằng cần phải có chuẩn mực chung, như thế sẽ thuận tiên hơn cho việc giao tiếp. Tóm lại, lỗi nói ngọng này nhất thiết phải sửa, hãy hành động ngay hôm nay, để 10, 20 năm nữa khi các em nhỏ lớn lên và đi giao tiếp trong xã hội thì các em không phải mặc cảm tự ti vì các phản ứng của xã hội”.

    Ứng viên dễ bị mất điểm khi đi phỏng vấn tuyển dụng với phát âm lẫn lộn "l, n" và khó khăn khi học ngôn ngữ nước ngoài. Ảnh có tính chất minh họa. Lê Anh Dũng


    Bị tẩy chay

    Trong dòng cảm xúc gửi về tòa soạn, bạn đọc Hà Thị Tình không khỏi băn khoăn: “Các thầy nghĩ sao khi nói chào người nước ngoài "Henno"? Hay nói về “Hà Lội” lại nói ngọng. Người ta sẽ chẳng biết bạn nói gì?

    Người miền Nam rất ghét người miền Bắc về cái tật này và người ta không chịu và muốn tẩy chay, coi thường người nói ngọng. Điều này hoàn toàn đúng: Nếu Việt Nam muốn hội nhập với thế giới mà nói người ta chẳng hiểu gì thì làm sao hội nhập nổi”.

    Bạn đọc Nguyễn Tử phân tích: “Ngôn ngữ nào cũng có phương ngữ và phát âm khác nhau; đó là điều tự nhiên và còn làm phong phú tiếng nói của một dân tộc. Nhưng khi cả cộng đồng thấy rằng với cùng một từ mà nói và viết của một vùng khác với đại đa số đến mức gây trở ngại cho việc thông tin chung thì cần phải sửa.

    Những người "bị lẫn" khi học ngoại ngữ hay ra nước ngoài đều biết đã phải sửa sai khổ sở như thế nào. Không chỉ ở ta mà các nước láng giềng cũng gặp khó như vậy. Ngoài l/n, còn nhiều cặp như r/l, đ/t, p/ph... cũng bị lẫn lộn, nhưng ở ta cặp l/n đáng phải sửa hơn cả. Kiên trì thì chắc chắn sẽ có kết quả”.

    Nói “không” với nói ngọng

    Trao đổi với báo giới, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói mình không bao giờ nhận giáo viên nói ngọng. Khi nhận một giáo viên về trường, ông sẽ xem hồ sơ và phỏng vấn.

    "Trong quá trình phỏng vấn ai nói ngọng là tôi biết ngay, và dù giáo viên ấy chuyên môn có tốt đến đâu tôi cũng nhất định không nhận.

    Với học sinh, nhất là học sinh lớp lớn, khi nghe thầy cô nói ngọng các em cũng dễ phản cảm và khó tiếp thu. Với những học sinh cấp 1 thì điều này còn nguy hiểm hơn nhiều”.

    PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ, ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn Hà Nội phân tích: “Khi xác định đây là lỗi phát âm thì cần phải sửa ngay. Việc nói ngọng sẽ gây ức chế trong quá trình tiếp nhận thông tin. Nặng hơn là hiểu sai vì nghĩa của từ thay đổi,…Còn ảnh hưởng về học ngoại ngữ thì đấy, chỉ đơn giản những từ như “hello, listen” mà anh nói là “henno, nisten” thì thật buồn cười”.

    Trong câu chuyện của mình, PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn lấy ví dụ: “Trước đây mình có cậu học trò hay lẫn lộn cách phát âm “l,n”, khó khăn khi xin việc. Sau đó qua hướng dẫn và bản thân tích cực sửa nên giờ anh đang làm ở một công ty truyền thông, lương khá tốt.

    Hay chẳng đâu xa, năm 1993 khi PGS Cổn đi công tác nước ngoài, con gái nhỏ ở nhà có người giúp việc. Lúc về thăm, thấy con có dấu hiệu lẫn lộn “l,n” do ảnh hưởng từ cách phát âm sai của người giúp việc, ông cho cháu sang với tôi 1 tháng. Sau thì cháu sửa được”.

    Theo vị chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ: “Những mối nguy hại của việc nói ngọng đã rõ. Các cơ quan Nhà nước hay các trường học,…cần đặt vấn đề này để sửa. Riêng chuyện không nhận một giáo viên dù anh chuyên môn giỏi nhưng nói ngọng tôi thấy hơi cứng nhắc. Anh có thể vẫn ký hợp đồng nhưng cho họ thời gian, hạn định để yêu cầu họ sửa. Như vậy hợp lý hơn”.


    Họ tên: GS Nguyễn Tử Siêm
    Tiêu đề: Nên sửa

    Ngôn ngữ nào cũng có phương ngữ và phát âm khác nhau; đó là điều tự nhiên và còn làm phong phú tiếng nói của một dân tộc. Nhưng khi cả cộng đồng thấy rằng với cùng một từ mà nói và viết của một vùng khác với đại đa số đến mức gây trở ngại cho việc thông tin chung thì cần phải sửa. Nhưng người "bị lẫn" khi học ngoại ngữ hay ra nước ngoài đều biết đã phải sửa sai khổ sở như thế nào. Không chỉ ở ta mà các nước láng giềng cũng gặp khó như vậy. Ngoài l/n, còn nhiều cặp như r/l, đ/t, p/ph... cũng bị lẫn lộn, nhưng ở ta cặp l/n đáng phải sửa hơn cả. Kiên trì thì chắc chắn sẽ có kết quả.

    Họ tên: Phương Nhi
    Tiêu đề: Nói ngọng

    Là người Hải Phòng, tôi thấy giờ đây ai cũng biết nói ngọng là không nên và cũng không muốn nói ngọng. Vì thế, giờ chỉ còn những người già thuộc tầng lớp cũ là nói ngọng thôi. Còn thế hệ trẻ bọn tôi cũng biết và cũng cố gắng để sửa rồi.


    Văn Chung

    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/49437/tu-su-cua-nguoi-noi-ngong.html
     
  16. lmh03101987

    lmh03101987 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Mình cũng ủng hộ ý kiến của mẹ chủ top. Do giao lưu văn hóa và ngôn ngữ ngày càng mở rộng hơn, việc gìn giữ sự giáu đẹp và trong sáng của tiếng Việt là điều cần thiết.

    Xu thế toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, đòi hỏi con người thế hệ mới phải năng động trong sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh để thích ứng, nhưng bên cạnh đó cũng cần nói tốt, dùng tốt tiếng mẹ đẻ, vì đó là những gì thuộc về bản chất của con người Việt Nam mình.
     
    zetafashion thích bài này.
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Cảm ơn mẹ. Có lẽ ngày nay một quốc gia hùng mạnh, được tôn trọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc quốc gia đó có giữ gìn được ngôn ngữ của riêng mình? :)
     
  18. meKienCuong

    meKienCuong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/11/2011
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Đúng thế! Mình thấy thương cho tiếng việt của mình quá, thời buổi thông tin, học trò nhắn tin cho cô giáo mà toàn dùng ký hiệu "nóng": "pon em", "hju baj"...
     
  19. luoncogang

    luoncogang Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/11/2011
    Bài viết:
    3,487
    Đã được thích:
    735
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    tiếng việt là ngôn ngữ giao tiếp và thể hiên thuần phong mỹ tục của người việt mình ma. các mẹ muốn dạy các bé nói tiếng việt thì bản thân các mẹ phải luôn sử dụng tiến việt khi nói với các bé và nói với mọi người, kể chuyện cổ tích cho các bé nghe, ru các be ngủ... nhiều lam các mẹ ah
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Giữ trong sáng của tiếng Việt nhìn từ Pháp


    - Pháp quy định từ mới nào của tiếng Anh được chấp nhận, từ nào không. Nếu ai sai sẽ bị xử phạt rất nặng, bị báo chí lên tiếng không có tinh thần yêu nước.

    PGS ngôn ngữ Phạm Văn Tình cho biết thêm như vậy nhân câu chuyện phiên âm tiếng nước ngoài đang tồn tại nhiều cách sử dụng, trong cuộc trao đổi với VietNamNet. Ông Phạm Văn Tình là Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.


    3 xu hướng và sự lựa chọn hợp thời đại

    PV: Thưa ông, vừa rồi cư dân đang xôn xao về cách phiên âm tên riêng của một số báo. Có những tên riêng nước ngoài khi phiên âm ra tiếng Việt đã tạo ra những cụm từ có ý nghĩa không được đẹp (bản tin đón Chủ tịch Thái Lan ghi là Sổm - sặc Kiệt - sụ na - rôn). Mới đây nữa, một câu chuyện tưởng như rất nhỏ là Bảo tàng Hồ Chí Minh đề xuất sách giáo khoa sửa phiên âm tên của vị luật sư bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc. Theo ông, nên để nguyên tên của người nước ngoài, để tên theo phiên âm quốc tế, hay phiên âm ra tiếng Việt?

    PGS.TS Phạm Văn Tình: Hiện nay đang tồn tại 3 cách xử lí vấn đề này. Một là phiên âm cách đọc: Paris thì viết là Pa-ri, Washington thì viết là Oa-shing-tơn. Cách thứ 2 là dịch nghĩa, tức là tên riêng đó có nghĩa, chẳng hạn như Quảng trường đỏ, Nhân đạo (tên tờ báo ở Pháp),…. Nhưng xu hướng này không nhiều.

    Cách thứ 3 là để nguyên dạng, tên họ như thế nào thì để như vậy vì hiện nay đa số các tài liệu mình đọc bằng tiếng Anh, hoặc tên của nước ngoài ở các mẫu chữ khác như tiếng Nga, Ấn Độ, Trung Quốc.. vẫn có thể chuyển sang mẫu tự La-tinh để gần gũi với các kí tự ta đang dùng.

    Có quan điểm rằng cần phải phiên âm ra để mang tính quần chúng, phổ cập để mọi người đọc. Nhưng phiên âm có bất lợi là không ai biết chắc chắn là đọc như thế nào, tức là giữa cách viết và cách đọc khác nhau mặc dù tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác trên thế giới giữa chữ viết và âm đọc khá gần nhau.

    Nhưng nói chung nhiều tên giữa chính tả và chính âm khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh, ví dụ như chữ “y” có thể đọc là “i” hoặc là “ai”, chính vì thế mà có người đọc là Lôdơbi hoặc Lôdơbai. Từ đó dẫn tới việc cách mình suy luận, đọc không trùng với cách đọc của người bản ngữ.

    Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng cùng một tên nhưng chính người trong một nước cũng có những cách đọc khác nhau. Ví dụ tên tổng thống Ronal Reagan, có người đọc âm “ea “là “I”, người lại đọc là “ê”. Người Việt mình cũng vậy, ví dụ Việt Nam có nơi đọc là “Ziệt Nam”,…

    Như vậy chuẩn âm của mỗi vùng miền, chưa nói đến mỗi quốc gia đã có những khác biệt. Nếu lại phiên âm thì thậm chí anh chỉ đúng tên người này đối với một vùng này, còn nơi khác lại khác.

    Ví dụ tên cầu thủ bóng đá Michael Ballack có người đọc theo tiếng Anh là “Mai-cơn”, nhưng tiếng Đức là “Mi-xen”, đội bóng Bayer Munich có người đọc âm thứ hai là “Muy-nich” nhưng tiếng Đức là “Mu-khèn”.

    Chuyện phiên âm để hi vọng đạt tới một cách đọc là không tưởng. Và anh dựa vào cách đọc nước nào để phiên âm? Quan trọng hơn cả là khi giao tiếp bằng chữ viết ta lấy mặt chữ làm quan trọng.

    Tên gọi của một người được ghi danh một cách cụ thể, bằng văn tự. Wayne Rooney thì dứt khoát phải có hai chữ “o”. Nếu thiếu một chữ “o” là không được. Sai một chút sẽ định danh sang người khác.

    Đa số người đọc ví dụ báo chí chỉ nhìn con chữ, không mấy ai đọc thành lời cả. Dù khi bắt đọc họ có thể đọc na ná giống nhưng không mấy ai chê trách và về con chữ họ vẫn nhìn để nhận ra một ai đó. Trừ một số bình luận viên thì họ phải chọn một cách chính xác hơn cả. Nếu đọc không đúng thì tất cả người xem đều cảm thấy phản cảm.

    Cũng với cái tên đó (chưa được phiên âm) ta có thể dễ dàng tìm được ở các văn bản khác đặc biệt với xu hướng ngôn ngữ hòa đồng ngôn ngữ trên thế giới như hiện nay và không gây trở ngại gì.

    Cuộc sống là thước đo, đánh giá những giải pháp. Xưa ta còn viết gạch nối rồi không viết hoa ở giữa ví dụ Nguyễn Văn Trỗi thì viết Nguyễn-văn-Trỗi nhưng bây giờ đã không còn nữa.

    Mỗi giải pháp đều có lý do. Nhưng giải pháp để nguyên dạng ngày càng được chấp nhận do thuận lợi, không gây trở ngại, hợp với xu hướng thời đại.

    Lựa chọn “quần chúng” có được chấp nhận?

    Theo dõi tình hình báo chí, các phương tiện truyền thông, ông có thấy xu hướng này?

    Nhiều báo trước đây (nhất là ở miền Bắc) đều dùng cách phiên âm. Nhưng hiện nay hầu hết đều đã tự động chuyển sang việc giữ nguyên dạng để phù hợp với thời đại. Không phải họ bảo thủ hay muốn làm ra cái gì riêng biệt mà họ thấy điều đó tiện lợi, được chấp nhận hơn.

    Đấy là chưa nói đến chuyện nhiều từ phiên âm sang tiếng Việt sẽ rất buồn cười, thậm chí phản cảm ví dụ Upradit và ví dụ bạn vừa nêu,…Xu hướng chung không chỉ các văn bản khoa học mà sách, vở, báo chí, phương tiện truyền thông đã tôn trọng cách giữ nguyên dạng tên riêng nước ngoài.

    Nói phiên âm ra để dễ đọc, để gần quần chúng nhưng liệu quần chúng liệu họ có cần đến thế không? Họ có nhu cầu không? Rồi hiện chúng ta hiện có hơn 20 học sinh mà đều dạy như thế thì như thế nào?

    Sự chưa thống nhất như vậy có gây khó khăn gì cho việc quản lí?

    Hiện vẫn có lựa chọn giải pháp phiên âm (số ít) khi đối với việc dạy cho trẻ hoặc lớp phổ cập văn hóa. Khi này các đối tượng này còn chưa nhận diện con chữ thì giải pháp tạm thời là phiên âm nhưng vẫn mở ngoặc để nguyên dạng chữ viết bên cạnh.

    Về bất cập thì chuyện đọc là Lôdơbi, Lôdơbai là một ví dụ. Đấy là khi ta chấp nhận cách đọc mà chính gia đình người thân không chấp nhận. Một số bật cập khác quan trọng như khó khăn trong tra cứu tài liệu, việc dễ nhầm tên ai đó,…đã đề cập ở trên.

    Vậy về trường hợp cụ thể là Lôdơbai hay Lôdơbi này, ông chọn cách đọc nào?

    Tôi chọn theo cách của gia đình. Đấy cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với gia đình luật sư.

    Cần một bộ luật về ngôn ngữ

    Từ trước tới nay ta đã có quy chuẩn nào trong việc sử dụng phiên âm chưa, thưa ông?

    Tôi nhớ đã có cuốn từ điển phiên âm tên riêng nước ngoài do Nguyễn Như Ý chủ biên. Trong sách này các tên riêng được căn cứ vào cách đọc, cách nói của các ngôn ngữ đó để phiên âm và đưa ra lựa chọn cách đọc một cách khả dĩ nhất cho người dùng. Nhưng cuốn này chỉ là một giải pháp, không bắt buộc phải theo.

    Chuyện làm từ điển nên quy về một mối và cần kiểm định nghiêm ngặt. Hiện nay nhiều nơi còn làm ăn theo kiểu chụp giật, dễ dãi, NXB nào cũng có thể xuất bản, rất nguy hiểm.

    Và ta cũng chưa có một quy định nào về việc phiên âm tên riêng nước ngoài để mọi người làm theo phải không, thưa ông?

    Chưa có, nhưng trong một số cơ quan trong phạm vi nội bộ đã có.

    Vậy có nên cần một văn bản quy phạm để mọi người làm theo không?

    Nên có một bộ luật ngôn ngữ, theo đó sẽ là các văn bản dưới luật hướng dẫn mọi người thực hiện những việc như viết hoa các tên tổ chức, cơ quan, xử lí tên riêng, cách viết i, y.

    Đó là nhu cầu cần thiết để tiến tới một sự chuẩn hóa. Một vài năm trước đã có ý kiến trong Quốc hội cần phải có bộ luật này nhưng hình như nó chưa đến độ chín muồi và chưa tạo ra hiệu ứng xã hội.

    Và điều quan trọng nữa là các nội dung, chế tài xử lí như thế nào? Vi phạm ngôn ngữ cũng giống như vi phạm giao thông nếu không có chuẩn thì khó bắt lỗi, muốn bắt được thì mới phạt được.

    Cần có sự đầu tư nhất định trong việc điều tra cách thể hiện ngôn ngữ nói chung, những xu hướng, từ đó hệ thống các biểu hiện về ngôn ngữ bằng lời nói và chữ viết trên cơ sở đó đưa ra được một bộ quy chuẩn để làm luật.

    Yêu cầu này đã đến độ bức thiết chưa, thưa ông?

    Nó không phải không có không được nhưng đã đến lúc bắt tay vào làm rồi và không muộn. Dẫu vậy vẫn không thể phủ nhận so với các nước phát triển trên thế giới ta chậm mà ngay như ở Đông Nam Á so với Malaysia, Indonesia ta đã chậm hơn họ.

    Giữ giữ sự trong sáng của tiếng Việt nhìn từ nước Pháp

    Trên thế giới có thể lấy ra đây ví dụ nước nào đã đi tiên phong trong việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ, thưa ông?

    Có thể kể ra đây nước Pháp. Ví dụ họ có quy định từ mới nào của tiếng Anh được chấp nhận ở tiếng Pháp, từ nào không. Họ căn cứ vào tần số sử dụng và nhu cầu, nếu giả sử tiếng Pháp chưa đủ thể hiện bằng tiếng Anh thì họ sẵn sàng chấp nhận và ngược lại.

    Nếu ai sai sẽ bị xử phạt rất nặng, bị báo chí lên tiếng không có tinh thần yêu nước. Từ lâu đây cũng là tiêu chí người Pháp đánh giá thái độ của người nói với tiếng Pháp. Mỗi một năm Viện Hàn lâm Khoa học Pháp còn đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng tiếng nước họ như thế nào cho phù hợp.

    Bộ từ điển do Viện Hàn lâm Khoa học của Pháp xuất bản được xem là chuẩn mực được làm rất công phu không chỉ về từ ngữ mà là cả cách ứng xử như thế nào, cách quy tắc ngữ pháp, chính tả.

    Còn ở ta thì sao?

    Có thời gian có những lộn xộn, không ai bảo ai, rồi bài vở của các nhà ngôn ngữ khi gửi tới các báo bị cắt xén không phù hợp,..Tuy nhiên dần dần nó cũng lắng lại, trừ một số trường hợp cá biệt.

    Cảm ơn ông!

    Văn Chung (thực hiện)
    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/51718/giu-trong-sang-cua-tieng-viet-nhin-tu-phap.html
     

Chia sẻ trang này