Dậy thì ở nữ giới thường được nhận biết nhanh qua sự phát triển của vòng 1, sự thay đổi về tính cách và cùng lúc đó là sự xuất hiện của chảy máu kinh nguyệt. Nhiều người thắc mắc vấn đề dậy thì bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường, bởi lẽ thực tế có không ít trường hợp nữ giới dậy thì 17 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt. Dậy thì mấy tuổi thì bắt đầu có kinh nguyệt? Thông thường nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt trong độ tuổi 11-15 tuổi, độ tuổi xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở mỗi nữ giới đều không giống nhau, có trường hợp có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn. Con gái khi bắt đầu dậy thì kinh nguyệt chảy máu kinh nguyệt không ổn định là hiện tượng bình thường, bạn có thể không cần quá lo lắng về vấn đề này. Kỳ hành kinh thường kéo dài 1 tuần lễ, trường hợp lượng máu kinh nguyệt chênh lệch hàng tháng có mối quan hệ mật thiết đến ảnh hưởng của môi trường sống hoặc chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, bé gái sống ở thành thị thường có kinh nguyệt sớm hơn so với bé gái sinh sống ở vùng nông thôn, sự chu cấp đầy đủ về thực phẩm, điều kiện y tế giúp cho sự phát triển của trẻ được diễn ra tốt hơn, từ đó đẩy tuổi hành kinh bé gái ngày càng sớm. Vì sao 16, 17 tuổi vẫn chưa có kinh? Có không ít bạn trẻ khi đang trong độ tuổi dậy thì 16, 17 tuổi những vẫn chưa có kinh đến thường cảm thấy mặc cảm và lo lắng. Theo các bác sĩ chia sẻ độ tuổi này mà vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt được xem là dậy thì muộn. Những nguyên nhân dậy thì muộn có thể bắt nguồn nhiều nguyên nhân khác nhau như: Sự bất thường ở tuyến sinh dục; Các hội chứng liên quan đến hormone ở tuyến giáp, buồng trứng Yếu tố di truyền; Thiếu nội tiết tăng trưởng; Tập thể dục quá mức; Suy dinh dưỡng; Bệnh mãn tính (bệnh tim, bệnh thận…) Ngoài ra nữ giới cần lưu ý một vài dấu hiệu nhận biết khác ở dậy thì muộn như là: nhũ hoa không đau, kích thước ngực chưa phát triển. Dậy thì mà chưa thấy kinh nguyệt phải làm sao? Như đã chia sẻ, 17 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì được xem là dấu hiệu của dậy thì muộn, khi nhận thấy sự hiện hữu biểu hiện này ở bé, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám chính xác và có sự can thiệp y tế phù hợp và an toàn. Để chẩn đoán dậy thì muộn ở bé, các bác sĩ cần thông qua các cuộc khám lâm sàng và tiến hành xét nghiệm: - Hỏi thăm tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé; -Khám tổng quát (đo chiều cao, cân nặng, khám cơ quan sinh dục, hệ thống lông…) -Làm xét nghiệm cận lâm sàng như : Xét nghiệm máu để đánh giá hormone tăng trưởng; Xét nghiệm nhiễm sắc thể sàng lọc rối loạn di truyền,; Chụp x-quang đánh giá tuổi xương; Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến yên; Siêu âm tử cung- buồng trứng. Hy vọng những thông tin vừa rồi, giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề dậy thì mấy tuổi thì có kinh nguyệt,có thể đồng hành với trẻ trên từng hành trình phát triển thể chất và tinh thần. Phòng khám đa khoa Đại Việt là chuyên khoa xét nghiệm, điều trị các bệnh lý phụ khoa ở TPHCM, được cấp phép hoạt động bởi sở Y Tế, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị tiên tiến giúp bệnh nhân được hồi phục sức khỏe tốt nhất. *** PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐẠI VIỆT Hotline: 028.3960.1666 Website: phongkhamdakhoadaiviet.vn Địa chỉ: 1505 đường 3/2, phường 16, quận 11, HCM.