Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi camellia2806, 5/3/2013.

  1. camellia2806

    camellia2806 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/11/2012
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Đây là một bài blog khá chi tiết hướng dẫn cách dạy trẻ nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ. Các mẹ tham khảo và chia sẻ thêm những kinh nghiệm nhé

    Để dạy con cách nói chuyện với người lạ và giúp con tránh gặp phải các nguy cơ tiềm tàng, chắc chắn bạn phải điềm tĩnh, trung thực và có cách nói chuyện phù hợp với lứa tuổi của con, làm sao cho con có thể hiểu và tin tưởng.

    Khi gặp những đứa trẻ tại các khu vui chơi, các trung tâm mua sắm…, nếu chúng ta nhìn chúng hay hỏi chúng bằng những câu hỏi không thân thiện, chúng sẽ rất rụt rè, e sợ, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là do cha mẹ những đứa trẻ đó đã dạy con tránh xa, dè chừng với người lạ và đó cũng là cách cha mẹ chúng muốn bảo vệ con mình.

    Mặc dù các vụ bắt cóc trẻ con hiếm khi xảy ra, tuy nhiên, theo lẽ tự nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con mình được an toàn, yên tâm và được chăm sóc, vì thế, có thể vô tình họ đã gieo rắc nỗi sợ hãi lên chúng.

    Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải tìm ra cách giáo dục con trẻ vừa có thể tránh các nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc với người lạ, vừa khuyến khích chúng tự tin, yên tâm khám phá thế giới của chúng.

    Trung tâm Quốc Gia về Trẻ em mất tích & bị bóc lột Hoa Kỳ xác nhận rằng sẽ tốt hơn nhiều cho trẻ nếu chúng ta giúp chúng xây dựng lòng tin và lòng tự trọng mà chúng cần để giữ sự an toàn của mình trong các tình huống nguy hiểm tiềm tàng mà chúng gặp phải, chứ không phải dạy chúng cảnh giác người lạ hay coi chừng – đề phòng đối với một loại người đặc biệt nào đó.

    Mặc dù việc nói về các nguy cơ tiềm tàng cho trẻ nhỏ không phải là điều dễ, nhưng nếu chúng ta nói chuyện, trao đổi một cách điềm tĩnh, theo cách nói chuyện thông thường, phù hợp với lứa tuổi của con trẻ, chắc chắn chúng ta sẽ giúp chúng tăng khả năng đối mặt với thế giới một cách tin tưởng và đầy tự tin.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi camellia2806
    Đang tải...


  2. camellia2806

    camellia2806 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/11/2012
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    Phương pháp nói chuyện:
    Trao đổi các vấn đề an toàn theo cách tích cực, cởi mở, mô hình hóa sự việc theo một cách điềm tĩnh nhưng thực tế. Tiếp cận vấn đề bằng thực tế sẽ làm cho con bạn ý thức được rằng chúng có khả năng đối phó với những thực tế của cuộc sống.Thậm chí, một đứa trẻ nhỏ nhất cũng được dạy những nguyên tắc đơn giản về an toàn cá nhân, chẳng hạn, họ tên đầy đủ, địa chỉ nhà, số điện thoại, tên của cha mẹ chúng, gọi ai trong trường hợp khẩn cấp và cách sử dụng điện thoại để gọi 911. Đây là một vài điểm cơ bản cần lưu ý:

    • Lứa tuổi chưa đến trường (từ 3 đến 5 tuổi): đây là lứa tuổi đang rất tò mò, nhưng chúng chỉ chú ý đến bản thân chúng. Khi chúng không dễ hòa đồng với người khác, chúng có thể rất dễ bị lừa gạt. Hãy dạy con trẻ của bạn những điều thực tế đơn giản nhất, chẳng hạn như tên của chúng, địa chỉ nhà. Chúng có thể tìm hiểu cách ứng xử sẽ xảy ra trong các tình huống khác nhau thông qua các trò chơi gây ấn tượng sâu sắc.
    • Trẻ em trong độ tuổi học tiểu học (từ 6 đến 9 tuổi): lứa tuổi này rất quan tâm đến các vấn đề đúng – sai và có thể học các nguyên tắc an toàn cơ bản. Chúng muốn hợp tác và làm hài lòng người lớn, cho nên chúng có thể bị lừa gạt bởi một tình huống có vẻ hấp dẫn. Ở độ tuổi này, trẻ em sẽ hiểu được một cách tốt nhất các vấn đề an toàn thông qua các ví dụ cụ thể, sự sắm vai và sự lặp lại của các quy tắc.
    • Trẻ em ở độ tuổi teen (từ 10 tuổi và trên 10 tuổi): là độ tuổi có khả năng đánh giá các hậu quả của một tình huống nguy hiểm tiềm tàng. Ở độ tuổi này, chúng không bị giám sát thường xuyên và chịu ảnh hưởng bởi những đứa trẻ ngang tuổi, và do đó, chúng có thể nghĩ chúng nên hành động thật “cool – bình tĩnh”. Con bạn vẫn cần những cuộc trao đổi về các nguy hiểm, rủi ro đang diễn ra, hãy sử dụng các tình huống thực tế từ cuộc sống làm ví dụ.
     
    bexinh_12 thích bài này.
  3. Nangthu9999

    Nangthu9999

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    11,781
    Đã được thích:
    1,808
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    Đánh dấu để học hỏi kinh nghiệm mai sau nuôi dậy con cái!
     
  4. camellia2806

    camellia2806 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/11/2012
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    Dạy trẻ cách nhận thức và sẵn sàng đối phó

    Trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào về các nguy hiểm tiềm tàng mà con bạn có thể đối mặt, điều quan trọng cần phải xem xét, đó là cá tính và tính khí của con bạn.

    Một vài đứa trẻ theo tính cách tự nhiên sẽ rất thận trọng trong những tình huống mới, một số khác có thể dễ dàng đáp ứng với những lời hứa và những lời đề nghị thân thiện, và do đó, chúng cần phải được hướng dẫn thêm. Một số cha mẹ có thể miễn cưỡng khi chỉ cho con cái mình những nguy hiểm tiềm tàng, nhưng để con trẻ mơ hồ về các vấn đề này thật không phải là một ý hay.Tác động của các phương tiện truyền thông hiện nay rất mạnh mẽ, những đứa trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể xem tivi, nghe các tin tức mới và lắng nghe các cuộc trò chuyện của người lớn.

    Con bạn cần phải biết rằng, cha mẹ, người chăm sóc, thầy cô của chúng hay những người lớn đáng tin cậy khác luôn ở bên cạnh để giúp đỡ nếu chúng có những nghi ngờ, những câu hỏi hay có những quan tâm tới sự an toàn của chúng. Khi có các sự kiện về trẻ em trên các tạp chí đang được dư luận quan tâm, hãy trao đổi với con bạn để đảm bảo rằng các cảm giác, ấn tượng của chúng là chính xác. Những điểm trao đổi này có thể giúp:

    • Nói chuyện cởi mở với người lạ: Đừng cho rằng con của bạn thực sự hiểu được từ “người lạ” có nghĩa là gì. Hãy chắc rằng chúng nhận thức được người lạ tức là người mà chúng chưa từng biết đến, chưa bao giờ gặp mặt hay nói chuyện. Hãy điềm tĩnh nhưng cứng rắn, hãy hướng dẫn cho chúng đừng bao giờ đi đến bất kỳ đâu, lên xe hơi, đặt câu hỏi hay chấp nhận bất cứ một điều gì đó từ người lạ – thậm chí, nếu người đó trông rất thân thiện. Nhấn mạnh rằng không nên nhờ người lạ giúp đỡ hoặc làm cho mình một điều gì đó. Tuy nhiên, nhắc nhở chúng rằng, đôi khi chúng có thể yêu cầu người lạ giúp đỡ cũng không sao. Trẻ em nên biết rằng một số người, mặc dù là người xa lạ nhưng cũng có thể giúp đỡ, chẳng hạn như cảnh sát, một bảo vệ ở khu mua sắm, nhân viên bán hàng ở cửa hàng hay một bà mẹ đi cùng với trẻ nhỏ.
    • Giúp con bạn xác định được mạng lưới an toàn nơi có những người lớn hay địa điểm đáng tin cậy: chẳng hạn như cửa hàng, trường học, thư viện, nhà thờ, giáo đường và nhà hàng xóm. Hãy thảo luận về những con đường an toàn mà chúng có thể đi từ nhà đến trường và đến các địa điểm khác cũng như những điểm cần tránh, chẳng hạn như khu vực bỏ hoang và bãi đỗ xe.
    • Hãy thảo luận với con bạn về những gì chúng nên làm nếu chúng bị lạc khỏi bạn, người chăm sóc hay giáo viên của chúng ở những nơi công cộng: Hãy giúp con bạn hiểu rằng trẻ nên đi tìm một nhân viên an ninh hay nhân viên bảo vệ và đừng rời khỏi địa điểm đó.
    • Hãy khuyến khích con bạn tin vào trực giác của mình và biết cách hành động khi chúng cảm thấy chúng đang rơi vào tình trạng nguy hiểm: Nói cho chúng hiểu rằng chúng không cần lo lắng về vấn đề lịch sự, hãy la thật to, chạy thật nhanh… Hãy dạy con hệ thống NO- GO – TELL. Con trẻ nên: 1) Nói KHÔNG nếu có ai đó đang cố đụng chạm vào chúng hoặc ai đó làm cho chúng cảm thấy sợ hãi hay khó chịu, 2) CHẠY thật nhanh nếu gặp tình huống như vậy, và 3) NÓI với một người lớn đáng tin cậy.
    • Khi con bạn đã đủ lớn để có thể ra ngoài một mình, hãy yêu cầu chúng nói với bạn 3 điều sau: Con đi với ai, con sẽ đến đâu, và khi nào con sẽ trở về nhà. Hãy chắc rằng con của bạn sẽ thông báo cho bạn bất cứ khi nào nếu kế hoạch của chúng được thay đổi.
    • Cảnh báo con bạn về những mánh khóe mà một số người thủ đoạn có thể sử dụng để thu hút chúng: Hãy cùng con tham gia trò chơi sắm vai khi đi trên một chuyến tàu, đến công viên, đến khu trung tâm mua sắm hay đến một nơi công cộng nào đó, chẳng hạn, bạn có thể đưa ra các giả thuyết, “giả sử có một người đang ngồi trong xe hơi ghé ra hỏi con đường đi, họ nói rằng họ không biết đường đến trường hay đến một sân chơi nào đó, họ muốn con đưa họ đi, hoặc một ai đó cần con giúp đỡ tìm giúp họ con vật nuôi bị lạc …” . Hãy thực hành những điều này và một số tình huống khác một cách thường xuyên để nhấn mạnh các khái niệm về sự an toàn cho con.
    • Đặt ra những quy tắc và số điện thoại an toàn ở nhà: Khi con của bạn đã đủ lớn để ở nhà một mình, hãy nhắc nhở chúng khóa cửa cẩn thận và đừng bao giờ trả lời câu hỏi của người lạ qua điện thoại hay trước cửa nhà mình.
    • Nhận biết các hoạt động trên internet của con trẻ: Những kẻ lợi dụng sẽ sử dụng phòng chát online và các nguồn internet khác để sắp xếp các cuộc gặp trực tiếp với trẻ em. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ internet đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những lựa chọn để kiểm soát và ngăn chặn một số tài liệu xuất hiện trên máy tính của con trẻ. Phần mềm lọc đặc biệt cũng là một lựa chọn tốt cho việc ngăn chặn các tài liệu chướng tai, gai mắt. Hãy sử dụng các công cụ này và quan tâm đến các hoạt động của con bạn.
     
    bexinh_12phuong1_0 thích.
  5. bexinh_12

    bexinh_12 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/7/2011
    Bài viết:
    3,495
    Đã được thích:
    637
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    E xin phép đánh dấu học hỏi. Cảm ơn mẹ nó đã chia sẻ những thông tin hữu ích
     
  6. daomanhhai7980

    daomanhhai7980 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/2/2013
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    Bài viết khá hay. Nhưng dài quá :D
    Đánh dấu lại đọc thêm
     
  7. IUNNA

    IUNNA Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    28/6/2012
    Bài viết:
    3,461
    Đã được thích:
    561
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    đánh dấu đọc tham khảo .
     
  8. Dam

    Dam Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/12/2012
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    Nghiên cứu kĩ để không mắc phải những lỗi sai khi dạy con mới được
     
  9. dragonfly76

    dragonfly76 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/3/2013
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    Dậy trẻ có tính cách tự tin thật không dễ chút nào? trẻ em nhà mình có tính hơi nhát và rất cận trọng với người lạ.
    Bài viết này hay mình đọc và lấy kinh nghiệm để áp dụng
     
  10. tepshop

    tepshop Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    3,131
    Đã được thích:
    527
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    em cũng oánh dấu cái để về nghiên cứu thêm! :)
     
  11. hanasusu

    hanasusu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/3/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    bé nhà em còn nhỏ nên em xin 1 slot để nghiên cứu dần
     
  12. MeTom84862011

    MeTom84862011 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/1/2013
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy trẻ cách nói chuyện và ứng phó khi gặp người lạ

    em cũng phải đánh dấu để nghiên cứu mới được.
     

Chia sẻ trang này