Tôi không có cái nhìn khoa học và tổng quát như TS Quách Thu Nguyệt về việc dạy dỗ con cái. Tôi không chia theo tuổi mà dạy dỗ con cái mà chia theo thời kỳ (tùy theo khả năng của từng trẻ mà những thời kỳ ấy có thể có độ tuổi co giãn khác nhau). Thời kỳ đầu là "áp đặt vô điều kiện" Thời kỳ này, trẻ con không đủ nhận thức, ý thức, kiến thức, kinh nghiệm, tư duy, ... để hiểu được thế nào là đúng thế nào là sai. Nếu ta "bắt quả tang" chúng làm sai việc gì thì phải "chỉnh" ngay lúc đó chứ không thể đợi "tới bữa cơm" hoặc "lúc nào rảnh" mà dạy. Chúng rất khó "nhớ lại" những việc mà chúng làm sai sau 1 quãng thời gian. Chúng cũng không đủ mức độ tập trung để nghe ta "rao giảng" đạo đức. Việc dạy dỗ chúng đơn thuần chỉ là những nhận xét ngắn gọn, dễ hiểu và kết luận mang tính mệnh lệnh. Với những kỹ năng sống đơn giản, ta chỉ cần làm mẫu cho chúng bắt chước. Đối với chúng lúc này, kết quả là quan trọng chứ không phải cách làm. Thời kỳ tiếp theo là "áp đặt có điều kiện" Ở thời kỳ này, chúng đã bắt đầu có nhận thức và tư duy cá nhân. Chúng không còn "cam chịu" như trước nữa. Chúng sẽ hỏi những câu hỏi "tại sao" phải thế này mà không phải thế kia và ta phải tìm những ngôn từ dễ hiểu nhất để giải thích cho chúng hiểu sau đó mới áp đặt mệnh lệnh. Thời kỳ này rất quan trọng. Ta là người bạn lớn tuổi của chúng hay là "ông kẹ" của chúng phụ thuộc rất nhiều vào lúc này. Đối với các kỹ năng sống, ta chỉ cần hướng dẫn bằng lời nói và để chúng tự suy nghĩ xem phải làm thế nào. Có những kỹ năng tương đối phức tạp thì ta đưa chúng đến 1 trung tâm văn hóa nào đấy để đăng ký học. Học để biết là quan trọng nhất. Còn việc say mê, có đào sâu hay không hoàn toàn do ý thích của chúng. không bắt buộc. Thời kỳ cuối cùng là "tư duy tự do" Thời kỳ này, chúng gần như đã trưởng thành, được trang bị đầy đủ tư duy hệ thống, tư duy logic, phương pháp luận, ... cái chúng thiếu là kinh nghiệm sống. Ta chỉ "hướng dẫn" mang tính chất khuyên bảo, gợi ý chứ không thể áp đặt chúng được. Vấn đề cốt lõi là chúng phải chia sẻ suy nghĩ của chúng với ta, tranh luận thẳng thắn để từ đấy có hướng giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Vấn đề cốt lõi này hoàn toàn dựa trên nền tảng của thời kỳ trước. Nếu không có cái cốt lõi đó, khi gặp khó khăn (có thể những khó khăn đó ta đã từng trải qua ở tuổi của chúng), chúng không tin tưởng, không chia sẻ, không hỏi ý kiến ta mà tự làm theo cách mà chúng cho là đúng nhiều khi sẽ gặt hái những kết quả không mong muốn có thể ảnh hưởng không tốt đến nhân cách sống sau này. Đây là cách dạy con theo kinh nghiệm cá nhân của tôi. Có thể có bạn khác có cách hay hơn. Mời các bạn góp ý để ta cùng học hỏi lẫn nhau.
Ðề: dạy trẻ giống bố của con mình nói với mình quá nhỉ. Mà bố của con mình thì lại được nghe hoặc được đọc ở đâu đó cách dạy này.
Ðề: dạy trẻ Ba thời kỳ dạy con nếu nhìn tổng quát thì không sai - nhưng vấn đề là sự hiểu biết, nhu cầu tiếp nhận và khả năng phát triển của trẻ có nhiều giai đoạn khác nhau - Tôi không biết là 3 thời kỳ này tương ứng với trẻ theo hướng nào ? 1/ 3 thời kỳ cho một độ tuổi ? 2/ 3 thời kỳ cho 3 độ tuổi ( thời kỳ 1 : tuổi mẫu giáo - thời kỳ 2: tuổi tiểu học và thời kỳ 3 : tuổi trung học ? ) Tôi nghĩ là 3 thời kỳ dành cho 3 độ tuổi thì hợp lý hơn. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy: - Thời kỳ 1: "áp đặt vô điều kiện" : Với trẻ mẫu giáo, đúng là trẻ chưa nhận thức đúng và đủ, tư duy còn rất duy cảm và hầu như chưa có kinh nghiệm gì ( ngoài kinh nghiệm nhõng nhẽo) thế nhưng không phải với cái gì ta cũng có thể áp đặt vô điều kiện ( thí dụ: chuyện ăn : nếu áp đặt, buộc trẻ ăn cái mà chúng ta muốn thì tới 90% trẻ sẽ biếng ăn, thậm chí có khi còn sợ ăn - còn 10% còn lại thì sẽ chỉ thích ăn và chỉ biết ăn những gì đã được tập, không có sự linh hoạt trong ăn uống, và liệu đó có phải là điều tốt ? ) Thế rồi với những kỹ năng sống đơn giản ( thực ra không có KNS nào đơn giản mà chỉ có cách giáo dục KNS từ đơn giản đến chi tiết hơn thôi ) Và với KNS "đơn giản" ( có thể cho biết vài KNS gọi là đơn giản ? ) thì việc làm mẫu để trẻ bắt chước là chưa đủ - ví dụ : Kỹ năng chọn lựa và ra quyết định - chúng ta làm mẫu thế nào ? mà chính là sự tôn trọng và làm gương mới giúp trẻ cảm nhận được để có thể áp dụng và từ đó "thấm" được cái KNS đó ! Vì thế, việc giáo dục trẻ trong giai đoạn này là việc cho phép trẻ chọn lựa trong cái khuôn khổ và trong một số lĩnh vực ( chọn lựa giữa 2 món ăn, giữa 2 bộ quần áo để mặc, giữa 2 địa điểm để đi chơi .vv.v. ) bên cạnh đó là cung cấp cho trẻ những khả năng nền ( sự khéo léo, thích nghi, dạn dĩ , vâng lời và biết tôn trọng người khác ) và với những khả năng "nền" này cũng không phải là sự áp đặt vô điều kiện mà là sự "hướng dẫn bằng khích lệ" vô điều kiện ! Còn chuyện làm gương thì giai đoạn nào trong tiến trình giáo dục trẻ đều phải có kể cả khi chúng đã lớn ! Giai đoạn 2 : "Áp đặt có điều kiện" Theo như nội dung thì đây là sự áp đặt có giải thích ( giải thích cho hiểu rõ nhưng vẫn buộc phải theo ! ) chứ áp đặt có điều kiện là có thể nghe theo hoặc không ! Nói về những khả năng thì đây đúng là giai đoạn tiểu học ( nhưng trẻ 5 tuổi cũng đã có những tư duy rất độc lập rồi ) và một điều quan trọng là đối với các KNS ( theo như trong bài này ) thì ta chỉ cần nói cho trẻ nghe và chúng phải hiểu và làm theo - Đó là một cách dạy KNS kiểu lý thuyết ( nghe những gì tôi nói - đừng làm theo những gì tôi làm ) hết sức sai lệch - vì KNS là những hoạt động thực hành chứ không phải là lý thuyết mà chỉ nói suông được ! Còn chuyện đối với các KNS phức tạp ? ( chắc là kNS "hoà bình hữu nghị " ? ) thì cho trẻ đến trung tâm văn hoá để học còn ở nhà bố mẹ không đủ "trình độ" để dạy ? Như đã nói, không có cái gọi là KNS đơn giản và phức tạp ( và nếu hiểu như một môn học có cái dễ và khó thì đó không phải là Kỹ năng sống mà đó là các kiến thức ) và không có một kỹ năng nào mà các bậc cha mẹ không thể dạy cho con - chỉ có là mình có muốn dạy hay không - Thực ra, gọi là dạy cũng không hẳn, mà cha mẹ thực hành và khuyến khích trẻ thực hành các hoạt động ( ví dụ biết ra quyết đinh, biết thương lượng, biết chọn lựa , biết từ chối) cũng như qua những ứng xử giúp trẻ biết giá trị bản thân, biết chia sẻ .v.v. chứ đâu có cái KNS nào mà vào lớp học, giáo viên chỉ lên bảng : đây là KNS A, kia là KNS B các con phải học thuộc đâu ! Học để biết là đúng - nhưng đó về mặt kiến thức văn hoá ( mà bây giờ là học để thi ) chứ nếu về KNS mà chỉ là học để biết chứ không phải học để làm ( tức là biết vận dụng ) thì có thuộc như cháo - biết rõ ràng ý nghĩa và giá trị của 12 KNS cơ bản cũng chỉ là mớ lý thuyết xuông, chẳng giúp ích gì cho sự phát triển về nhân cách của trẻ. Giai đoạn hay thời kỳ cuối cùng là "tu duy tự do" Tôi cũng không hiểu là nếu theo nội dung giáo dục của thời kỳ "tự do" này, thì có cái gì là tự do ? Chúng ta biết là trẻ đã được trang bị đầy đủ tư duy hệ thống, tư duy logic nhờ các phương pháp áp đặt vô điều kiện và có điều kiện của ta trong 2 thời kỳ trước ( Nếu xét cho cùng thì trong trẻ, toàn là thứ của chúng ta từ kiến thức đến KNS thì có gì gọi là tự do ? ) Và thế nào là tư duy tự do ? Nghĩa là muốn nghĩ gì thì nghĩ - nhưng khi làm thì ta vẫn phải có sự "hướng dẫn" khuyên bảo - ( chứ không áp đặt nữa ? ) và cái cốt lõi mà chúng có được cũng là cái "cốt lõi" của chúng ta chuyển giao ( trong 2 thời kỳ trước ) chứ trẻ cũng chẳng có gì là tự do, nói và làm theo ý muốn của mình. Ngoài ra, nếu chúng làm theo cách mà chúng cho là đúng thì chắc là sẽ gặt hái những kết quả không tốt - nhưng nếu chúng làm theo cách của chúng với "tư duy tự do" mà tốt thì sao ? Cuối cùng, đây là các kinh nghiệm mà bạn nhiduc đã trải qua và có lẽ đã có được những kết quả tốt ? ( áp dụng trên con của mình ? ) - Mong rằng bạn cũng không lấy làm phiền với các ý kiến mang tính phản biện - tôi chỉ muốn làm rõ hơn các kinh nghiệm của bạn, nhất là về việc dạy KNS đơn giản và KNS phức tạp. Qua đó, tôi cũng như các phụ huynh khác sẽ được học hỏi nhiều hơn.
Ðề: dạy trẻ Các bố mẹ ơi, con em mới đc 1 tuổi, bây giờ thì em fải nghĩ đến chuyện dạy con rồi chứ k chỉ là nuôi nữa. Cháu 1 tuổi nhg nghịch cái gì được 1 lúc là quăng rất mạnh, ví dụ như điện thoại, remote...Mà lấy lại là cháu khóc ầm lên, nhg lúc thích chí quá, bé còn hét to và thỉnh thoảng còn đánh vào mặt bố mẹ, nghiêm mặt chỉ tay thì bé há miệng cắn cả vào tay. Cháu là con gái, các bố mẹ cho em kinh nghiệm dạy con lứa tuổi này với ạ!
Ðề: dạy trẻ Bạn Bông Ú ơi thì bạn cứ "áp đặt vô điều kiện" với con thử xem ! Nếu nó nằm lăn ra ăn vạ hay cắn bố mẹ thì lại " áp đặt có điều kiện" còn cuối cùng nếu không xong thì "tư duy tự do" trẻ muốn nghĩ gì, làm gì cũng được ! Nói chơi vậy thôi, chứ trẻ 1 tuổi còn chưa biết ta là ai, bố mẹ là ai - có cái gì cầm trong tay môt là đưa lên miệng cắn ( thử mà ! vì thế mới gọi là giai đoạn môi miệng ) hai là ném đi ( cũng thử luôn - xem nó còn hay mất ! ) vì vậy, vui lòng đừng Cấm bé cắn cũng như cấm ném, mà hay chọn thứ để cho bé cắn ( như cái ti nhựa, hay các món đồ chơi bằng nhựa mềm đã rửa thật sạch ) cũng như chọn thứ để cho bé ném ( các chai lọ, hộp nhựa, con thú bằng bông hay bằng nhựa ) vì có như thế bé mới có kinh nghiệm về các vật dụng xung quanh. Còn để tránh việc đánh vào mặt bố mẹ thì cũng chọn thứ để cho bé đánh ( các đồ chơi tạo tiếng động, cái trống, cái xylophone để gõ ..v.v ) hay khi bé dánh thì đưa cái gối vào đỡ ... và nếu bé đánh vào gối thì khen, nếu cố tình đánh vào mặt mẹ thì nắm lấy tay bé đẩy ra và cho bé ngồi chơi một mình ! Nói chung là với bé hiếu động và thích khám phá, ta nên hướng "năng lực" của bé vào các vật chung quanh, tạo điều kiện cho bé hoạt động, kích thích giác quan - còn nếu bé nhõng nhẽo, nằm lăn ra ăn vạ hay đòi bế, và khi bế thì lại cho bố mẹ ăn tát, thì phải xem lại cách chăm sóc là có chiều bé quá không. Sau đó là áp dụng phương pháp "làm lơ vô điều kiện" cho bé nằm chơi 1 mình tha hồ khóc, khóc chán thì nín thôi ! Điều quan trọng là khi bé khóc thì KHÔNG AI ĐƯỢC DỖ CHO ĐẾN KHI BÉ NÍN - Đó cũng có thể gọi là 1 cách áp đặt vô điều kiện đó !
Ðề: dạy trẻ Con cảm ơn chú Le Khanh, quả thật bây giờ một bộ phận lớp trẻ chán quá chú ạ, nên từ những buớc chân đầu tiên, con muốn dạy con sao cho bé có nhân cách tốt. Có thể con hơi lo xa nhg rồi cứ sợ tình yêu thương thể hiện bằng sự chiều chuộng sẽ làm hư con mất. Có j con lại hỏi chú và các mẹ nha! Con chúc chú và mọi người nghỉ lễ vui vẻ!
Ðề: dạy trẻ Làm toán sai thì dễ - làm toán đúng thì khó ! Nhưng với việc dạy trẻ thì nếu dạy đúng : Đúng hướng, đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ thì lại dễ và giúp trẻ phát triển tốt, còn dạy sai vì chiều con, vì theo ý mình thì lại khó để uốn nắn sau này !