Thông tin: Để bé vẫn khoẻ và vui sau khi chích ngừa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support8, 18/12/2013.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. support8

    support8 Administrator

    Tham gia:
    21/11/2011
    Bài viết:
    2,407
    Đã được thích:
    702
    Điểm thành tích:
    823

    Để bảo vệ con khỏi một số bệnh tật thông thường, các ông bố, bà mẹ thường chọn cách chích ngừa cho con từ khi mới lọt lòng. Đây cũng là một động thái rất quan trọng giúp bé có được sức đề kháng chống chọi bệnh tật, thỏa sức khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Nhưng, điều làm mẹ lo lắng nhất chính là làm sao để giúp con sau chích ngừa không bị sốt, bị đau.


    [​IMG]

    Bé Nai nhà chị Đ.Thụy (quận 12, TPHCM) được hơn 4 tháng cũng là ngần ấy thời gian chị mệt mỏi vì phải chăm con. Với chị, chuyện cho con ăn gì hay uống gì để giúp con có sức khỏe tốt nhất chị không sợ vì đã trang bị kiến thức từ sách vở và kinh nghiệm bạn bè. Nhưng điều khiến chị lo lắng nhất chính là việc chủng ngừa cho con liên tục trong những tháng đầu. Mỗi lần chích ngừa xong là con sốt và lừ đừ không bú hết 2,3 ngày làm cả nhà cứ rối cả lên. “Tuần rồi sau khi Nai chích ngừa về, ba bé phải nghỉ làm 3 ngày để ở nhà phụ mình chăm con bé. Nhìn con sốt mình xót lắm, 2 vợ chồng phải thay nhau cặp nhiệt, hạ sốt và ráng dụ cho bé bú để bé không bị sụt cân”. – Chị Đ.Thụy chia sẻ.

    Hiểu được tầm quan trọng của việc chích ngừa nên có mẹ còn xin lịch chủng ngừa các loại bệnh dán ngay trong phòng để không bị quên. Như chị N.H.M.Thúy (TPHCM) luôn theo dõi sát lịch chủng ngừa cho con, nhưng cứ đến gần ngày chích ngừa thì Cu Bin con chị lại bị bệnh nên phải chờ khi cu Bin khỏe hẳn chị mới dám đưa con đi tiêm vắc-xin. Cứ mỗi lần cu Bin bỏ 1 mũi chích ngừa là chị Thúy lại lo lắng không yên vì sợ con không đủ sức đề kháng sẽ bị nhiễm bệnh trước khi được chích bù.

    Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, đã có nhiều lựa chọn cho các mẹ trong việc chủng ngừa vắc-xin cho bé. Nếu biết cách chọn lựa vắc-xin phù hợp, sẽ vừa giúp cho hiệu quả tiêm ngừa cao, lại vừa giúp giảm bớt các tác dụng phụ cho bé.
    Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ khuyên rằng sau khi bé được tiêm ngừa, cha mẹ phải ngồi lại 30 phút để theo dõi xem bé có những biểu hiện phản ứng với thuốc không. Khi về nhà cần theo dõi thêm 24 đến 48 giờ. Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C, co giật, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, khò khè, khó thở, tím tái, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

    Nguồn: Thủy Anh-Hai Chấm Không
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support8
    Đang tải...


Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này