Dị Ứng Đạm Bò Là Gì? Nguyên Tắc Xử Trí Khi Trẻ Dị Ứng Đạm Bò

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 14/5/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Theo một nghiên cứu đến từ Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Odense (Đan Mạch), trung bình từ 5% đến 15% trẻ sơ sinh có các triệu chứng của phản ứng bất lợi với sữa bò, trong đó tỷ lệ dị ứng protein sữa bò (CMPA) dao động từ 2% – 7,5%. Đây là một tình trạng với nhiều biểu hiện nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ nên nắm nguyên tắc xử trí khi trẻ dị ứng đạm bò.
    1. Dị ứng đạm bò là gì?
    Dị ứng đạm bò thường xảy ra với trẻ bú sữa ngoài. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể “nhận” protein sữa bò là có hại và gây ra phản ứng dị ứng. Nó thường được gây ra bởi protein alpha S1-casein trong sữa bò.

    Dị ứng đạm bò đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng bất dung nạp lactose vì chúng thường có chung các triệu chứng. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất khác nhau.

    • Bất dung nạp lactose xảy ra khi trẻ thiếu enzym (lactase) để chuyển hóa lactose – một loại đường có sữa.
    • Dị ứng đạm bò xảy ra khi cơ thể trẻ nhận diện sai lầm protein có mặt trong sữa bò là có hại. Khi đó kháng thể miễn dịch IgE tăng sinh tạo phản ứng miễn dịch với những protein này.
    ➤ Xem thêm: Phân biệt bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

    2. Những biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng đạm bò
    Thường trẻ bị dị ứng sữa sẽ có phản ứng chậm, ở một hoặc nhiều cơ quan cùng một lúc. Đồng nghĩa là các triệu chứng sẽ phát triển theo thời gian, từ vài giờ đến vài ngày sau đó.

    2.1. Các triệu chứng có thể diễn ra chậm như:
    • Co thắt đường ruột (bé hay đau quặn, cong người, nhăn mặt)
    • Phân lỏng (có thể chứa máu hoặc chất nhầy)
    • Tiêu chảy
    • Nổi ban đỏ
    • Ho từng cơn
    • Sổ mũi hoặc nhiễm trùng xoang mũi
    • Suy dinh dưỡng (chậm tăng cân hoặc chiều cao)
    2.2. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng (trong vài giây đến vài giờ) có thể có:

    • Khò khè, khó thở
    • Sưng phù mặt
    • Nôn mửa
    • Mề đay, nổi mẩn
    Tuy hiếm, nhưng một số trẻ bị dị ứng có thể gặp phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây phù, co thắt khí phế quản, hạ huyết áp và khó thở. Thậm chí, nó cũng có thể dẫn đến ngừng tim. Trong trường hợp sốc phản vệ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và được tiêm epinephrine (EpiPen).

    3. Phác đồ xử trí khi nghi ngờ trẻ dị ứng đạm bò
    3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ
    Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 4 tháng đầu là khuyến cáo đầu tiên và quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ dị ứng đạm bò trẻ bú mẹ thấp hơn so với trẻ bú ngoài hoặc hỗn hợp. Điều đó được lý giải nhờ sự có mặt của các chất điều hòa miễn dịch và các lợi khuẩn trong sữa mẹ.

    Các dạng dị ứng đạm bò nặng rất hiếm gặp ở trẻ bú mẹ hoàn toàn. Thường có thể gặp tình trạng viêm da dị ứng hoặc chậm phát triển. Các tình trạng hiếm gặp khác bao gồm thiếu máu do viêm đại tràng hoặc chảy máu trực tràng,…


    Khi gặp tình trạng này, sự có mặt đạm bò trong chế độ ăn của trẻ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Nếu có các triệu chứng báo động phải được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để xử trí kịp thời.

    ➤ Nguồn tham khảo: Guidelines for the diagnosis and management of cow’s milk protein allergy in infants

    3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ
    Ngoài khuyến khích trẻ bú mẹ, cần điều chỉnh chế độ ăn của mẹ, tránh các tác nhân dị ứng. [5] Có nhiều bằng chứng cho thấy protein thực phẩm từ sữa, trứng, đậu phộng và lúa mì được bài tiết qua sữa mẹ và có thể gây ra các phản ứng có hại với trẻ sơ sinh nhạy cảm và bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, do việc nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bác sĩ vẫn thường khuyên các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú và cần phải tránh các thực phẩm gây dị ứng trong chế độ ăn của mình.

    • Nếu trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng dị ứng:
    Các mẹ sẽ được khuyến cáo hạn chế thực phẩm có chứa protein bò và trứng gà, đậu phộng,… Khi quyết định dừng bổ sung loại thực phẩm nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Chế độ ăn này cần được duy trì ít nhất 2 tuần và tối đa 4 tuần nếu trẻ có dấu hiệu viêm da dị ứng hoặc viêm đại tràng dị ứng. Mẹ cần bổ sung canxi (1000mg/ngày chia thành nhiều liều) trong quá trình ăn kiêng này.

    • Nếu chế độ ăn kiêng loại trừ không cải thiện được các triệu chứng:
    Mẹ nên tiếp tục chế độ ăn bình thường và liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

    • Nếu các triệu chứng được cải thiện đáng kể hoặc biến mất trong chế độ ăn loại trừ:
    Mỗi loại thực phẩm có thể được đưa vào chế độ ăn của người mẹ từng tuần.

    Nếu các triệu chứng không tái phát khi đưa một loại thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn của mẹ, có thể tiếp tục sử dụng loại thực phẩm đó.

    Nếu các triệu chứng tái phát, nên loại bỏ thực phẩm đó khỏi chế độ ăn của người mẹ.
    Xem thêm: Dị ứng đạm bò là gì? Nguyên tắc xử trí khi trẻ dị ứng đạm bò - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này