Thông tin: Dị vật đường thở ở trẻ em

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Hải Phạm, 6/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Theo trung tâm phòng chống bệnh tật, nguyên nhân gây ngạt thở thường gặp nhất ở trẻ em là thức ăn, các loại hạt, xúc-xích, các mẩu hoa quả hoặc rau. Hầu hết những trường hợp tử vong do ngạt thở ở trẻ em dưới ba tuổi là do đồ chơi và các sản phẩm dùng cho trẻ em gây ra.

    Theo bản năng, cha mẹ thường sợ hãi và luống cuống khi đối mặt với trường hợp bé bị ngạt. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn đến ngạt thở ở trẻ em và bạn có thể làm gì để bảo vệ cho con bạn tránh mắc dị vật đường thở?

    Ngạt do thức ăn

    Nguy cơ ngạt thở do thức ăn thông thường bao gồm:

    * Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
    * Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt
    * Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen
    * Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô.

    Hãy làm theo lời khuyên về an toàn trong ăn uóng của Trung Tâm Phòng chống bệnh tật dưới đây để bảo vệ con bạn khỏi những nguy cơ ngạt thở do ăn uống gây ra.

    Cha mẹ cần:

    * Giám sát cẩn thận trẻ trong giờ ăn
    * Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.
    * Hướng dẫn trẻ cách ăn và nhai thích hợp
    * Học phương pháp sơ cứu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như phương pháp sơ cứu trẻ bị ngạt

    Trẻ em cần học cách:

    * Ngồi ghế khi ăn
    * Nhai thức ăn chậm và cẩn thận
    * Không nói chuyện hoặc cười đùa khi miệng đầy thức ăn.
    * Bỏ thức ăn vào miệng vừa đủ để có thể nhai dễ dàng

    Ngạt do đồ chơi/ đồ gia dụng

    Cha mẹ phải cảnh giác với các loại đồ chơi và đồ dùng trong nhà. Giám sát cẩn thận, nên hiểu biết và sắp xếp bố trí các loại đồ chơi, đồ dùng trong nhà phù hợp với những yếu tố an toàn bắt buộc để phòng ngừa những tai nạn thương tâm do ngạt thở gây ra. Cha mẹ nên học những lời khuyên quan trọng của trung tâm phòng chống bệnh tật:

    * Bất kỳ đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5cm đều không an toàn cho trẻ dưới 4 tuổi.
    * Cha mẹ cần luôn quan tâm đến phần hướng dẫn sử dụng theo lứa tuổi trên bao gói, vỏ hộp đồ chơi. Đừng bao giờ cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
    * Trong gia đình, phải dạy bảo trẻ lớn tuổi hơn có thói quen cất đồ chơi của chúng ngoài tầm với của trẻ nhỏ hơn sau khi chúng chơi xong.
    * Kiêm tra dưới gầm bàn, nệm ghế, giường và các vị trí khác để đảm bảo các chỗ đó không có những đồ vật nguy hiểm như đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi mà con bạn có thể với tới được.
    * Đừng bao giờ để con bạn chơi những quả bóng bay đã bị xẹp hoặc bị vỡ. Cũng không được bỏ mặc bé chơi một mình với một quả bóng bay cho dù nó còn nguyên vẹn bởi vì chính quả bóng đó có thể bị nổ và bỗng nhiên trở thành hiểm hoạ không lường trước được.
    * Một điều ngạc nhiên nữa là loại ghế bọc, trong có những túi hạt làm từ bọt biển lại có thể gây nguy hại nếu như túi đó bị rách và con bạn nuốt phải những viên bọt biển nhỏ đó. Đừng để cho con bạn chơi loại ghế này.

    Không bao giờ được để các đồ vật có nguy cơ gây nghẹt thở trong tầm với của trẻ như sau:

    * ĐỒng xu
    * Bi
    * Pin đồng hồ dạng tròn
    * Bút hoặc nắp bút
    * Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ
    * Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ
    * Cúc áo
    * Nắp chai nhựa
    Những thông tin này chỉ sử dụng với mục đích giáo dục. Chúng không thay thế cho những lời khuyên về chăm sóc sức khoẻ. Bạn không nên sử dụng thông tin này chẩn đoán hay chữa trị bất cứ một vấn đề sức khoẻ nào mà không thảo luận với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ những vấn đề hoặc những mối quan tâm của bạn.


    Nguồn: Trung Tâm Kiểm soát và phòng chống Bệnh tật (CDC - Centers for Disease Control and Prevention)
    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này