Hà Nội: Địa chỉ khám chữa răng uy tín - khám, tư vấn răng miễn phí

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi nhich, 27/2/2014.

  1. nt062011

    nt062011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/4/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Mình có răng 48 mọc lệch về phía má, mọc gần hết rồi nhưng đợt này mọc đau quá v quyết định nhổ. Sáng nay vào bv đh y khám, bsi cho thuốc về uống. Mih muốn hỏi chi phí nhổ răng R48 ở chỗ bạn giớ thiệu là bao nhiêu? ( giờ mới seach đc toppic này.hi)
     
  2. bomeconMom

    bomeconMom 0934483215

    Tham gia:
    18/6/2010
    Bài viết:
    1,691
    Đã được thích:
    161
    Điểm thành tích:
    103
    Oánh dấu. Mình đang cần tu bổ 1 góc con người luôn đây
     
  3. nt062011

    nt062011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/4/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Xã nhà b nhổ răng chưa, chi phí hết bao nhiêu cho t biết với, t cug định đến đây nhổ, bên đại học y bảo 1,5 triệu cho cái răng của t.
     
  4. nt062011

    nt062011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/4/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn ơi, có phải hẹn trước ko hay cứ đến viện rồi làm thủ tục.
     
  5. chalo_trueglass

    chalo_trueglass Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/12/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Chúc bạn đắt hàng nhé :p
     
  6. keogung90

    keogung90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/3/2015
    Bài viết:
    1,727
    Đã được thích:
    236
    Điểm thành tích:
    153
    Bạn cho mình hỏi trường hợp của ck mình có 2 răng khôn hàm trên bị sâu, 2 răng khôn hàm dưới đã nhổ do mọc lệch. Mình khám ở việt nam cu ba thì bác sĩ bảo 2 răng khôn hàm trên k cần nhổ, còn khám phòng khám gần nhà thì họ cứ tư vấn là nên nhổ chứ không hàn vì 2 răng hàm dưới đã nhổ rồi, 2 răng hàm trên cũng k còn chức năng và sớm muộn cũng phải nhổ. Vậy mình phân vân không biêt nên làm gì với 2 răng khôn hàm trên bị sâu? Hàn hay nhổ? nếu hàn thì chi phí tầm bao nhiêu hả bạn
     
  7. nt062011

    nt062011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/4/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Hôm nay t đến khoa RHm của bv châm cứu tw, nhận xét của t là ko đúng hoàn toàn như lời chủ top giới thiệu. T hỏi e lễ tân " chị muốn nhổ răng có phải mua sổ ko e? E ấy bảo c cứ vào khám. T vào trong phòng có 3 người, 2 ng đang làm cho bệnh nhân, 1 e ngồi gần cửa ghi sổ sách, có 2 e trẻ cug đi khám. T bảo c đến khám v nhổ răng số 8, e ấy hỏi " sao c bít răng đấy cần nhổ, c đi khám chưa ah" - chị đi khám ở bv đại học y rồi, bsi bảo nên nhổ" , lúc đấy 1 trong 2 e đang chờ bảo " e cũng đêan nhổ răng số 8". E ngồi ghi sổ sách (Gss)bảo rằng " ở đây bọn e chưa nhổ đc răng số 8" 1 bạn nữ đang làm cho bệnh nhân nói " giới thiệu bs cường bên rhm tw, e Gss lại bảo hay chị đến rhm tw or bên đại học y cũng đc chị ah. Thế là t lại phóng xe sang đh y, 2 e t gặp ở pk cũng đi. Trong lúc chờ chụp xq ở đh y t gặp lại 2 bé đó, e ấy bảo e khám ở quê, bác sĩ bảo nhổ, seach trên webtretho thấy c ấy giới thiệu...., t cũng bảo c khám ở đh y, bsi bảo răng đấy nhổ 1,5 triệu, c đọc thấy trên dđ lamchame bạn ấy bảo vậy, giá lại rẻ hơn chứ, cug thấy một số mẹ phản hồi tích cực..
    T tóm lại mẹ nào muốn nhổ răng khôn số 8 thì ko nên đến đấy, còn các dịch vụ khác thì t ko biết. Giá niêm yết ở đấy cho răng khôn đắt nhất là 1trieuj ah ( ở đấy nhổ được thì giá rẻ hơn hẳn bên đại học y v rhm ở tràng thi).
    T chẳng có ý j đâu, chỉ chia sẻ cho mẹ nào muốn nhổ răng số 8 khỏi đến đấy mất thời gian thôi.
    T nhổ bên bv đh y răng 1-8: 1 triệu, răng 4-8: 1,5 triệu. Xót tiền nhưng đc cái 2 anh bác sĩ trẻ hôm nay làm cho t nhẹ nhàng v ân cần, các bs khac cũng vậy.
     
  8. bunhbinh333

    bunhbinh333 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/10/2015
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Cái răng sâu đau quá, hôm nào phải đi khám mới được
     
  9. nhungnhung83

    nhungnhung83 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    5/9/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    18
    Sắp xếp thời gian đưa con tới khám răng. Răng chán quá.
     
  10. nguyenlethanhhoa

    nguyenlethanhhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/3/2016
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    28
    đánh dấu
     
  11. dacsanphanthiet01

    dacsanphanthiet01 TRAO GIÁ TRỊ TẶNG NIỀM TIN <3

    Tham gia:
    26/2/2016
    Bài viết:
    9,444
    Đã được thích:
    2,510
    Điểm thành tích:
    963
    đánh dấu mình cũng bị Sâu răng
     
  12. congtymayquynhthy

    congtymayquynhthy Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/8/2015
    Bài viết:
    1,428
    Đã được thích:
    271
    Điểm thành tích:
    173
    trc em đau mà không ăn nổi cơm mất gần 3 ngày trời,
     
  13. kumma

    kumma KÍNH F21 300K AU 100%-VỊT QUAY LS-ĐHỒ ĐỊNH VỊ 300K

    Tham gia:
    14/7/2010
    Bài viết:
    3,012
    Đã được thích:
    643
    Điểm thành tích:
    873
    Hôm nào 2mc đi khám răng mới đc
     
  14. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Nguyên nhân, cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất

    Khác với những căn bệnh khác, hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao. Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất đóng một vai trò rất quan trọng.

    Nguyên nhân, cách trị bệnh hôi miệng
    Nguyên nhân gây nên hôi miệng
    Bệnh nhân bị bệnh hôi miệng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
    1. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách:
      -
      Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng.
      - Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
      - Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các mẫu nhỏ thức ăn còn sót lại sẽ là nơi tập trung vi khuẩn tạo nên mùi hôi đồng thời dần dần nó sẽ tạo thành mảng bám quanh ra, kích thích đến lợi gây sâu răng nghiêm trọng.
      - Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
      - Đối với người dùng răng giả mà không vệ sinh sạch sẽ, lắp răng không khít cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
    2. Do thức ăn:
      -
      Khi ăn, một số mẫu thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
      - Ăn phải những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo.
    3. Bị khô miệng:
      -
      Lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch răng, các mô và giữ cân bằng các chất có trong miệng. Miệng khô dẫn đến việc tạo ta một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi.
      - Bạn uống nhiều dược phẩm, hít thở bằng đường miệng trong thời gian dài, hút thuốc lá và không uống đủ nước mỗi ngày là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng khô miệng dẫn đến hôi miệng.
    4. Bị mắc các căn bệnh gây nên hôi miệng:
      -
      Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
      - Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
      - Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
      - Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
      - Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.
    5. Một số phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng miệng cũng sẽ bị hôi nhẹ.
    Cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả
    Bệnh hôi miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạnh và sức khỏe con người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của người mắc phải, đo đó khi gặp phải chứng bệnh này, bạn cần có biện pháp chữa trị hiệu quả bằng cách:
    1. Khi phát hiện hơi thở có mùi:
      -
      Bạn cần kiểm tra lại nguyên nhân vì sao mình bị hôi miệng đồng thời đến Nha khoa để được bác sỹ tư vấn về cách chữa trị bệnh hôi miệng hiệu quả.
      - Tốt nhất là 3-5 tháng, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 1 lần để có những xử lý kịp thời đối với các vấn đề về răng miệng gây hôi miệng.
    2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách là biện pháp quan trọng để chữa trị hôi miệng:
      -
      Đánh răng đều đặn ngày 2 lần sáng và tối đồng thời sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau mỗi lần ăn xong để làm sạch các mảng bám quanh răng.
      - Làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn và mảng bá tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng.
      - Nên ăn một bữa sáng lành mạnh với các thức ăn thô, để làm sạch mặt sau của lưỡi đồng thời nhai kẹo cao su không đường nhằm làm sạch và tăng cường khả năng tiết nước bọt của miệng.
      - Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
      - Nếu bạn sử dụng răng giả hãy lắp răng thật khít và vệ sinh nó mỗi ngày nhé.
      - Ngậm nước muối, súc miệng bằng nước chè đặc mỗi ngày.
      - Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng có chứa nhiều flour làm chắc răng nhằm hạn chế sâu răng.
      - Sử dụng bàn chải đánh răng có lông tròn mềm để chải sạch răng và không gây tổn thương cho nướu và ít nhất 3 tháng phải thay bàn chải 1 lần nhé.
    3. Chế độ ăn uống hợp lý:
      -
      Uống nhiều nước mỗi ngày.
      - Hạn chế rượu, cà phê, tuyệt đối không hút thuốc lá.
      - Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng: Hành, tỏi, củ kiệu, các loại mắm (mắm cái, mắm nêm), cá khô,…
      - Trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh.
      - Kịp thời chữa trị các căn bệnh của cơ thể dẫn đến hôi miệng như viêm xoang, viêm phổi và các bệnh về phổi, các bệnh về dạ dày,…
    Trên đây là nguyên nhân, cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để bài trừ căn bệnh hôi miệng lây lại sự tự tin, năng động trong giao tiếp và hoạt động hàng ngày để từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Một nụ cười duyên dáng, một hàm răng chắc khỏe trắng bóng, một hơi thở thơm mát chính là những nét tạo nên sự quyến rũ, hấp dẫn của bạn đấy. Chúc bạn áp dụng thành công và luôn tự tin vào chính mình nhé.
     
  15. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sâu răng

    Sâu răng là một bệnh mạn tính xuất hiện từ rất lâu, nó chính là một trong các nguyên nhân chính gây mất răng ở người trẻ tuổi. Bệnh sâu răng rất dễ mắc phải nếu như chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng tốt, nhất là ở trẻ em, khi việc ham chơi ham ăn đồ ngọt lại chính là nguyên nhân khiến chúng bị sâu răng một cách dễ dàng. Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời dễ dàng dẫn tới tình trạng ăn mòn vào tủy gây đau nhức. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh sâu răng là gì?

    Nguyên nhân gây bệnh sâu răng
    • Do đường: Người ta đã chứng minh được rằng thức ăn có nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới sâu răng, những người ăn chủ yếu là mỡ và thịt lại rất ít bị sâu răng.
    • Do vi khuẩn: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng vi khuẩn trong miệng chính là nguyên nhân gây sâu răng:
      - Vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám răng hay cao răng, các mảng bám răng có tới 70% là trọng lượng vi khuẩn. Các mảng bám răng là các mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh sạch sau 24h sẽ liên kết với các vi khuẩn tạo thành, các mảng bám răng không được vệ sinh sau 14 ngày sẽ tạo thành cao răng.
      - Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy đường thành axit lactic gây tiêu canxi ở men răng, từ đó gây sâu răng.
    • Do răng: chất lượng men răng và ngà răng phụ thuộc vào hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ, trong đó đặc biệt là canxi, ngoài ra chất fluor có tác dụng bảo vệ men răng rất tốt, những người có chất lượng men răng và ngà răng tốt sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn những người khác.
    Triệu chứng bệnh sâu răng

    Triệu chứng bệnh sâu răng được chia ra làm 3 giai đoạn: sâu men S1, sâu ngà nông S2, sâu ngà sâu S3, trong đó mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:
    • Sâu men:
      - Giai đoạn này mới chớm sâu răng, nên hầu như không có cảm giác đau răng ê buốt răng khi bị ăn nóng lạnh, chua ngọt.
      - Trên bề mặt răng có điểm đổi màu men răng (trắng đục như nước vo gạo hoặc vàng nâu).
    • Sâu ngà nông:
      - Khi bị kích thích nóng lạnh chua ngọt thì cảm thấy ê buốt ở răng sâu, nhưng khi dừng kích thích này thì hết ê buốt ngay.
      - Tại lỗ răng sâu có ngà mủn, màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ sâu < 2mm.
    • Sâu ngà sâu:
      - Cảm thấy ê buốt khó chịu khi bị kích thích ăn nóng lạnh, chua ngọt, ê buốt kéo dài sau khi ngừng kích thích khoảng 30 giây – 1 phút.
      - Lỗ sâu sâu từ 2-4 mm, nạo lỗ sâu thấy ê buốt và có nhiều ngà mủn.
    Quá trình tiến triển của sâu răng
    • Vi khuẩn hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy và lên men chất đường thành axit, axit phá hủy men răng tạo thành màu trắng đục như nước vo gạo hoặc màu vàng nâu (đây là giai đoạn đầu sâu men).
    • Nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì axit tiếp tục phá hủy lớp ngà răng tạo thành lỗ sâu (sâu ngà nông), sau đó lỗ sâu ngày càng sâu và rộng ra (giai đoạn sâu ngà sâu).
    • Khi phá hủy qua lớp ngà, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, nếu tiếp tục không được điều trị dẫn tới tủy chết vi khuẩn lan tới cuống răng gây ra viêm quanh cuống răng.
    Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng bệnh sâu răng mà các bạn nên biết và nhanh chóng phát hiện sớm bệnh sâu răng để điều trị kịp thời, tránh các tiến triển nguy hiểm gây hại cho răng, và ảnh hưởng tới cơ thể bản thân. Hãy biết chăm sóc tốt cho răng và điều trị sâu răng sớm nhất. Chúc các bạn có hàm răng chắc khỏe.
     
  16. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Đánh răng đúng cách

    [​IMG]

    Ðánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh sâu răng và cơ lợi, một nguyên nhân chính làm răng rụng. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chất florua, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bợn răng và đồ ăn dính. Thay mới bàn chải sau mỗi ba tháng.

    Ðánh răng cả bề trong lẫn ngoài của hàm. Cầm bàn chải theo góc 45 độ và đánh theo biên độ bằng khoảng cách của nửa chiều ngang một chiếc răng và đánh dọc theo đường viền cơ lợi.

    [​IMG]

    những bề mặt tiếp xúc khi nhai, cầm bàn chải ngang và đánh qua lại.

    [​IMG]mặt trong của các răng phía trước, nghiêng bàn chải hơi đứng và dùng đầu bản chải đánh nhẹ lên xuống.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chà lưỡi từ trong ra ngoài bằng động tác quét để lấy ra các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi.
    Lưu ý khi dùng bàn chải
    – Không đánh răng quá mạnh: Đánh răng mạnh không những không làm sạch được răng mà còn làm bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết.
    – Khi đánh mặt ngoài răng cửa, không kéo ngang tới lui như kéo đàn. Làm như vậy răng dễ bị mòn, hư nướu và không sạch. Nên đánh răng lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng.
    Cần đánh răng ít nhất trong 3 phút.
    – Bàn chải đánh răng không thể đánh được tất cả các bề mặt của răng: Bề mặt trong gần lưỡi là phần khó đánh nhất và cũng hay bị bỏ quên nhất. Khi đánh mặt trong răng cửa, phải dựng thẳng bàn chải đánh răng lên mới đánh sạch được những răng này. Khi đánh bề mặt ngoài của răng hay mặt trong của răng hàm, phải nghiêng bàn chải 45o về phía nướu và đánh vào ranh giới của răng và nướu (đây là nơi mảng bám răng đóng nhiều nhất).
    – Đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ kết hợp dùng chỉ tơ nha khoa là cách giữ gìn răng miệng tốt nhất. Các biện pháp làm sạch răng khác chỉ là tạm thời, không giúp bộ răng luôn sạch và khoẻ.
     
  17. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Nên đến nha khoa khám định kì sau mỗi 6 tháng

    Tầm Quan Trọng Của việc khám răng thường Xuyên

    Ðể bảo đảm sức khoẻ răng miệng và ít tốn kém nhất, bạn nên đến khám răng theo định kỳ (thông thường sau mỗi 6 tháng). Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị viêm nướu – nha chu hay đang có dấu hiệu thì bạn nên khám thường xuyên hơn và còn tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn.


    Việc kiểm tra xem răng có bị sâu hay không chỉ là một phần nhỏ trong cuộc khám răng miệng. Trong khi khám, nha sĩ (hoặc chuyên viên làm vệ sinh răng) cũng sẽ: kiểm tra xem lợi có bị viêm hay không; kiểm tra các túi cùng và mức độ lung lay của răng; kiểm tra xem miệng có dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường hay bệnh thiếu vitamin hay không; và chú ý xem có điều gì bất thường về cơ cấu của mặt, nước bọt và khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh gọi tắt là TMJ). Nha sĩ hoặc chuyên viên sẽ làm sạch răng cho bạn và khuyến khích bạn giữ vệ sinh răng miệng.


    Khám Răng Ðịnh Kỳ
    Vào mỗi buổi khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ kiểm tra răng, lợi, miệng và cổ họng của bạn. Một buổi khám răng thông thường có thể bao gồm những điều sau:


    KHÁM ÐẦU VÀ CỔ:

    • Kiểm tra xem có dấu hiệu nào của bệnh ung thư
    • Kiểm tra cơ cấu của mặt
    • Sờ nắn các cơ nhai
    • Sờ nắn các hạch bạch huyết
    • Khám khớp thái dương-hàm dưới (TMJ)

    KHÁM RĂNG:

    • Khám nha chu—kể cả lợi và các túi cùng của răng
    • Kiểm tra độ lung lay của răng
    • Khám niêm mạc
    • Kiểm tra nước bọt (hoặc thiếu nước bọt)
    • Kiểm tra khớp cắn
    • Xem răng có bị sâu hay không
    • Khám xem miếng trám có bị bể ra hay không
    • Kiểm tra độ mòn của bề mặt răng
    • Kiểm tra các thiết bị đặt trong miệng và có thể tháo ra được
    • Kiểm tra sự khớp răng

    LÀM SẠCH RĂNG (ÐIỀU TRỊ PHÒNG BỆNH RĂNG):

    • Kiểm tra độ sạch của miệng
    • Lấy cao răng
    • Ðánh bóng răng
    • Xỉa răng bằng dây
    • Hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng.

    Sau khi hoàn tất việc khám răng, nha sĩ sẽ vạch ra kế hoạch điều trị chi tiết, nếu cần, và cho biết khi nào bạn cần đến tái khám. Nếu ngăn ngừa bệnh răng lợi theo cách này cũng như làm theo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng răng tại nhà thì sẽ bảo đảm là răng miệng được khỏe mạnh.
     
  18. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Một số Loại Bệnh Răng Miệng Thường Gặp Nhất Hiện Nay

    Các loại bệnh răng miệng khác nhau được phân loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh và một số yếu tố khác. Bệnh răng miệng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
    Các bệnh lý răng miệng thường không chừa bất kỳ đối tượng nào và thường gặp ở hầu hết các độ tuổi. Chúng rất đa dạng như: hội chứng rối loạn thái dương hàm, sứt mẻ răng cho đến bệnh nướu răng hay hơi thở có mùi... Đây là những căn bệnh chuyên khoa nhưng ít được quan tâm nên dễ bị bỏ qua nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.


    1. Bệnh TMJ


    Bệnh TMJ haycòn gọi là hội chứng rối loạn thái dương hàm (temporomandibular joint syndrome). Đây là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không hoạt động đúng chức năng của nó.

    Khớp thái dương hàm là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể, đảm nhận chức năng vận động giúp hàm dưới chuyển động ra vào, tiến lùi nhịp nhàng. Bất cứ trục trặc nào đều gọi là rối loạn thái dương hàm, khi mắc bệnh người trong cuộc thường cảm thấy có tiếng kêu lốp cốp, hay tiếng lục cục, thậm chí còn bị kẹt khi vận động hàm. Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng này, tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất là do sai khớp cắn làm hàm không chuyển động đúng chu kỳ, lâu ngày dẫn đến xơ hóa một vùng nào đó trong phạm vị khớp.

    Bệnh TMJ thường phát sinh đau đầu, đau khi ngáp, khi há miệng hoặc khi nhai, hàm bị kẹt, bị đơ cứng hoặc đưa ra trước, suy yếu cơ hàm… Điều trị rất đa dạng như: Điều chỉnh khớp cắn cho đúng, nghỉ ngơi, dùng nhiệt ẩm hay dùng các thuốc như: thuốc giãn cơ, aspirin hoặc những chất giảm đau không cần kê toa, thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật.



    2. Bệnh sứt mẻ răng

    Sứt mẻ răng, mòn rạn men răng là căn bệnh khá phổ biến. Thủ phạm chính là do axít, nó thẩm thấu vào thành phần khoáng của răng, làm mềm men răng khiến men răng dễ bị mòn vẹt và rạn nứt, sâu răng và gây hiện tượng răng mẫn cảm thái quá với thức ăn nóng, lạnh. Để hạn chế, nên giảm bớt thực phẩm có chứa nhiều axít như: nước uống có ga, nước tăng lực, trà đặc… Nếu sứt mẻ răng kèm ngứa lợi thì có thể là triệu chứng của viêm lợi, nên đến gặp bác sĩ nha khoa khám và tư vấn và khắc phục kịp thời, nhằm hạn chế những tổn thương vĩnh viễn.

    3. Bệnh nướu răng


    Bênh nướu răng là một trong những bệnh răng lợi phổ biến và nguy hiểm gây suy yếu sức khỏe răng và gây rụng răng. Nguyên nhân gây bệnh nướu răng thường do vi khuẩn tích tụ bám quanh đường viền nướu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng. Các triệu chứng bao gồm: sưng tấy đỏ, và chảy máu chân răng, lung lay răng, hôi miệng... Vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện cạo vôi răng định kỳ có thể giúp ngăn ngừa bệnh nha chu. Không nên hút thuốc lá, ăn uống đủ chất, giảm stress và tránh vật cay nóng. Khi mắc bệnh nên đi khám, điều trị càng sớm càng tốt.



    4. Viêm nha chu

    Giai đoạn tiếp theo của bệnh nướu răng là viêm nha chu, hoặc nhiễm trùng nướu. Viêm nướu răng thường gây tụt lợi, tạo thành túi rỗng giữa răng và nướu. Các túi rỗng này tích tụ cao răng, mảng bựa răng và thực phẩm dư thừa dẫn đến nhiễm trùng và áp-xe. Bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến răng và là nguyên nhân hàng đầu gây rụng răng ở người lớn. Nha chu nhẹ co thể điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng nếu nặng hơn có thể phải nạo nang, làm sach vùng viêm và điều trị phục hồi.


    5. Sâu răng, áp-xe, răng biến màu


    Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Viêm tủy lâu ngày biến chứng gây nên áp-xe, răng bị bệnh lý không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các răng khác. Dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày, đi khám nha khoa thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề như: sâu răng, áp-xe, và răng màu răng. Khi mắc các loại bệnh này không nên xem thường bởi nhiễm trùng răng miệng có thể lây lan vào mặt, xương sọ, và thậm chí vào máu.



    6. Chứng hôi miệng


    Chứng hôi miệng là căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người, và do nhiều nguyên nhân như thức ăn dư thừa tích tụ bám vào các kẽ chân răng, do răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm nha chu, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, khô miệng, sức khỏe yếu, do vệ sinh răng miệng kém… Cần phân biệt mùi hôi trong khoang miệng, khi thở ra bằng mũi vẫn có mùi hôi. Để khắc phục, nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ chất, tránh dùng thực phẩm dễ gây mùi. Nếu đi khám và điều trị theo nguyên nhân cụ thể và dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

    7. Bệnh “da gà” trên mặt lưỡi


    Bệnh “da gà” trên mặt lưỡi là cách gọi theo dân gian để nói về những nốt phồng vô hại nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây đau, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây căn bệnh đến nay y học vẫn chưa biết hết, có thể do phản ứng đối với thực phẩm hoặc chấn thương lưỡi, cắn vào lưỡi. Đôi khi bệnh tự khỏi sau vài ngày, nếu cần có thể dùng thuốc giảm đau. Trường hợp nếu lâu ngày không khỏi nên khám và điều trị ngay

     
  19. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Bệnh Viêm Nướu

    Viêm nướu (viêm lợi) là một căn bệnh phổ biến và là hiện tượng nhẹ của bệnh nha chu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nướu:

    Bệnh viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh (nha chu), mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng. Bởi vì bệnh viêm lợi có thể rất nhẹ, có thể không ý thức được rằng có điều kiện. Nhưng điều quan trọng để tránh có viêm nướu nặng và điều trị kịp thời. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng hơn nhiều (nha chu) và cuối cùng mất răng.

    Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém, khuyến khích các mảng bám hình thành. Mảng bám răng là một phim dính vô hình bao gồm chủ yếu của vi khuẩn. Mảng bám hình thức trên răng khi tinh bột và đường trong thức ăn tương tác với vi khuẩn thường thấy trong miệng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa răng mỗi ngày loại bỏ mảng bám. Mảng bám răng cần loại bỏ hàng ngày bởi vì nó lại hình thành nhanh chóng, thường trong vòng 24 giờ.

    Mảng bám răng vẫn trên răng dài hơn hai hoặc ba ngày có thể làm cứng dưới đường nướu răng thành cao răng (calculus). Làm cho mảng bám cao răng khó khăn hơn để loại bỏ và tạo ra một lá chắn bảo vệ cho vi khuẩn. Thường không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa, cần một chuyên gia nha khoa làm sạch để loại bỏ nó. Các mảng bám và cao răng ở lại trên răng, càng kích thích lợi, một phần của mảng bám xung quanh các cơ sở của răng. Theo thời gian, nướu răng trở nên sưng và chảy máu một cách dễ dàng.

    Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác:

    - Do vệ sinh răng miệng kém.

    - Do thói quen hút thuốc.

    - Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh…

    - Do hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS, bệnh ung thư…

    - Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai trò làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

    Dấu hiệu của bệnh viêm nướu răng:

    Bệnh nướu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường là ở người lớn. Nếu được phát hiện ở những giai đoạn sớm, bệnh nướu có thể được hồi phục. Vì vậy nên tới nha sĩ khám khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

    • Nướu đỏ, sưng, phồng, hoặc kích ứng.

    • Chảy máu nướu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

    • Thân răng trông dài hơn do nướu của bạn bị tụt.

    • Nướu tách rời khỏi thân răng, hình thành nên túi ở chân răng.

    • Thay đổi sự ăn khớp giữa các răng khi cắn.

    • Chảy mủ giữa nướu và răng.

    • Hơi thở hôi hay vị khó chịu một cách thường xuyên trong miệng.

    Giai đoạn phát triển của viêm nướu:

    Viêm nướu: đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh nướu, là tình trạng viêm của nướu, gây ra bởi mảng bám hình thành trên đường viền nướu. Nếu việc chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày không loại bỏ được mảng bám, độc tố từ mảng bám này sẽ gây kích thích mô nướu, là nguyên nhân gây ra viêm nướu. Bạn có thể sẽ thấy chảy máu trong khi chải răng và dùng chỉ nha khoa.Ở giai đoạn sớm này, tổn thương có thể được hồi phục vì xương và mô liên kết nâng đỡ răng chưa bị ảnh hưởng.

    Viêm nha chu: ở giai đoạn này, phần xương và dây chằng nâng đỡ răng đã bị tổn thương không thể hồi phục. Nướu của bạn có thể bắt đầu hình thành túi bên dưới đường viền nuớu, túi này là nơi ứ đọng thức ăn và mảng bám. Điều trị nha khoa đúng cách và cải thiện chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà giúp tránh khỏi những tổn thương trầm trọng hơn.

    Viêm nha chu tiến triển: đây là giai đoạn cuối của Bệnh Nướu, dây chằng và xương nâng đỡ răng bị phá hủy làm cho răng của bạn bị trồi lên hay lung lay, hoặc có thể bị di chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự ăn nhai, và có thể sẽ phải nhổ răng nếu các biện pháp điều trị không cứu giữ được răng.
    Cách điều trị bệnh viêm nướu:

    Bệnh viêm nướu là tình trạng thường gặp đối với các bệnh về răng miệng. Người bị bệnh viêm nướu thì nướu răng có hiện tượng sưng tấy do viêm nhiễm vùng nướu răng gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Bệnh viêm nướu nếu kéo dài sẽ tiến triển thành bệnh nha chu.

    Các giai đoạn sớm của bệnh nướu thường có thể hồi phục bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Sức khỏe răng miệng tốt giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám.

    Cách duy nhất để loại bỏ những mảng bám hình thành và đã cứng lại thành vôi răng là đến bác sĩ nha khoa để làm sạch răng. Bác sĩ sẽ cạo vôi răng để làm sạch mảng bám trên nướu và dưới nướu cho bạn. Nếu tình trạng bệnh của bạn nghiêm trọng, nha sĩ có thể phải làm thủ thuật xử lý mặt chân răng cho bạn. Xử lý mặt chân răng giúp loại bỏ những gì bám trên bề mặt chân răng giúp cho mảng bám khó lưu giữ hơn.

    Khám răng định kỳ giúp điều trị bệnh nướu ở giai đoạn đầu trước khi nó tiến triển sang tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đã ở giai đoạn nặng, bạn cần phải đến bác sĩ nha khoa để được điều trị.
     
  20. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Bệnh Nha Chu

    Hiện nay, bệnh nha chu ngày càng phổ biến nhưng khó phát hiện do những triệu chứng thường dễ bị người bệnh bỏ qua. Nha chu không được điều trị có thể mất răng và viêm rộng vào xương.

    Bệnh nha chu là gì?

    Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một chiếc răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt. Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm các bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu. Nha chu là nguyên nhân gây tình trạng mất răng.

    Tại sao ta lại bị bệnh nha chu?

    Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo theo cổ răng, khe răng tạo nên một màng kết dính gần như trong suốt bám vào răng mỗi ngày. Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám này sẽ sinh ra độc tố gây viêm nướu răng. Theo thời gian mảng bám bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng (còn gọi là cao răng). Khi ấy, nướu bị viêm nặng hơn và sẽ phá hủy các mô nướu và làm cho chúng không bám dính với răng, giai đoạn này được gọi là viêm nha chu. Một khi tình trạng viêm tấy và mô nướu bị tổn thương, thì có nhiều yếu tố khác có thể góp phần làm cho bệnh nha chu nặng hơn và bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn nhủ là:

    • Hút thuôc hoặc nhai thuốc

    • Vệ sinh răng miệng không tốt

    • Kiềng răng không tốt

    • Răng không khít

    • Trám răng lồi lõm

    • Thức ăn vướng vào kẻ răng

    • Nghiến răng

    • Chế độ dinh dưỡng kém

    • Có thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai đường uống

    • Mắc bệnh liên quan hệ thống miễn dịch như bệnh tiểu đường hoặc AIDS

    • Đang sử dụng một số dược phẩm nhất định

    Các dấu hiệu của nha chu

    Trong khi những triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu chỉ có nha sĩ mới phát hiện ra được, thì cũng có những dấu hiệu khác cho thấy bệnh đang bắt đầu tiến triển. Các triệu chứng như:

    - Nướu bị chảy máu khi chảy răng.

    - Nướu bị sung đỏ, dễ chảy máu.

    - Vôi răng đóng ở cổ răng.

    - Hơi thở có mùi hôi.

    - Khi ấn vào nướu sẽ có mủ chảy ra.

    - Khi nhai có cảm giác không bình thường.

    - Răng bị lung lay

    - Răng duy chuyển và thưa ra.

    [​IMG]

    Bệnh nha chu diễn biến qua những giai đoạn nào?

    Bệnh tiến triển rất thầm lặng nên người bệnh thường ít chú ý. Các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh lầm tưởng là bệnh tự lành. Cứ thế, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

    [​IMG]

    Tác hại của bệnh nha chu

    Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ xung quanh răng, làm tiêu xương ổ răng, làm lung lay răng, bệnh nha chu còn gây ra tình trạng hôi miệng làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống, gây ra chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.

    Điều trị và chữa bệnh nha chu

    Nếu bệnh nha chu được chẩn đoán đang trong giai đoạn đầu của viêm nướu răng, thì bệnh có thể được điều trị bằng thủ thuật làm sạch răng.

    Nếu bệnh đã tiến triển qua giai đoạn viêm nướu răng đến giai đoạn viêm nướu răng nặng, thì việc điều trị sẽ liên quan đến quy trình gọi là “làm sạch đáy” hay “nạo chân răng,” thủ thuật này liên quan đến việc làm sạch mảng bám và làm láng mặt gốc răng để cạo sạch cao răng và loại sạch những lớp mảng bám có vi khuẩn phía dưới viền nướu để nướu xung quanh làm lành thương. Thủ thuật này có thể phải được thực hiện nhiều lần, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nha chu của bạn.

    Trường hợp bệnh nha chu đã ở giai đoạn nặng, khi các túi mủ nha chu đã ăn sâu giữa răng và nướu, thì cần phải giải phẫu để nha sĩ làm sạch hoàn toàn chân răng và loại bỏ các túi mủ nha chu. Khi thiếu nướu, thì sẽ tiến hành thủ thuật ghép nướu.

    Trong một số trường hợp của bệnh nha chu, khi nướu và ổ xương răng đã bị hư hoại một phần, thì sẽ sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật nhất định để hỗ trợ việc tái tạo những mô này. Các tiến bộ về sử dụng dược phẩm để điều trị bệnh nha chu cũng được sử dụng. Các loại dược phẩm kháng sinh hoặc kháng thể ở địa phương, cũng như những loại dược phẩm kiểm soát kháng tố của cơ thể với vi khuẩn gây bệnh, có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi bị sưng nướu bệnh nhân càng phải chú ý giữ vệ sinh răng miệng kỹ hơn (bằng các loại bàn chải mềm với kem chải răng nha chu) để làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng, và đến khám tại các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời và đúng đắn.

    Cách phòng bệnh nha chu

    Bệnh nha chu có thể phòng ngừa được dễ dàng bằng những biện pháp tại nhà hằng ngày:

    1. Tránh hút thuốc lá

    2. Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

    - Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.

    - Luôn dùng bàn chải mềm, khi chải răng ta chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.

    - Bờ viền răng là nơi mảng bám hình thành đầu tiên, do đó phải đặc biệt chú ý đến nơi này.

    2. Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu. Cần cẩn thận khi dùng tăm xỉa răng.

    3. Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

    Bệnh nha chu được phát hiện sớm sẽ điều trị được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, kết quả ít khả quan.
     

Chia sẻ trang này