Hà Nội: Địa chỉ khám chữa răng uy tín - khám, tư vấn răng miễn phí

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi nhich, 27/2/2014.

  1. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173

    Chào bạn, chỉnh răng trong độ tuổi của bạn rất phù hợp vì xương hàm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Thời gian đeo mắc cài sẽ ngắn hơn so với chỉnh răng khi đã lớn tuổi.
    Chi phí niềng răng cho mắc cài kim loại từ 15-30 triệu VNĐ/2 hàm và được thanh toàn làm nhiều đợt.
    Bạn gọi cho bs Toàn theo số 0983751519 để được tư vấn và hẹn lịch khám trước nhé!
     
  2. Made in NewZealand

    Made in NewZealand Đồng hồ, giày, túi ví cao cấp

    Tham gia:
    7/10/2012
    Bài viết:
    1,358
    Đã được thích:
    356
    Điểm thành tích:
    173
    bên mình có dịch vụ đắp chân răng kh bạn, kiểu lợi bị tụt ấy
     
  3. Lananhkute

    Lananhkute Thành viên mới

    Tham gia:
    8/7/2017
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    đang bầu bị viêm lợi phù đại khổ quá, lại thêm cái răng khôn sâu nặng nữa. không biết làm thế nào?
     
  4. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào bạn, bạn tham khảo bài viết sau m đã tư vấn về bệnh tụt lợi nhé:

    Tụt lợi có nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý như viêm nha chu, viêm quanh chóp răng gây nên. Khi vi khuẩn tồn tại trên mảng bám cao răng quá nhiều mà không được làm sạch sẽ gây viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, khiến cho liên kết giữ lợi và răng trở nên lỏng lẻo dễ lung lay hơn.

    Tụt lợi sẽ khiến cho phần chân răng bị tổn thương, lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng, dẫn đến mất răng. Do đó, khi gặp hiện tượng tụt lợi bạn nên đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt.

    Tụt lợi còn có nguyên nhân do chải răng sai cách dẫn đến mòn lợi, mòn cổ răng. Chải răng sai kỹ thuật và quá mạnh, tác động nhiều đến chân răng sẽ làm tụt lợi. Mức độ tụt lợi còn phụ thuộc vào vị trí của răng trên cung hàm, góc của chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng.

    Tùy theo mức độ tụt lợi mà các bác sĩ có chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau, có thể là ngậm máng plastic có bôi gel fluorid khi ngủ hoặc hằng ngày để phục hồi dần dần lại phần xi măng gắn kết lợi và chân răng. Dùng laser kết hợp với fluorid hoặc trám mặt răng bằng vật liệu composit cũng là những biện pháp sẽ được tiến hành tùy theo tình trạng tụt nướu của bạn nặng hay nhẹ.
    Ngoài ra, bác sỹ có thể sẽ hàn đắp lại chỗ chân răng bị tụt quá mức.

    Để phòng bệnh tụt lợi thì khi chải răng bạn nên chú ý dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến nướu, gây chảy máu chân răng.

    Bạn đến khám để bs tư vấn cụ thể hơn cho trường hợp của bạn nhé!
     
  5. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173

    Chào bạn, mẹ bầu khi gặp vấn đề răng lợi thường sẽ khó khăn trong quá trình điều trị vì phải rất thận trọng khi dùng thuốc. Khi điều trị bs sẽ dùng các thuốc an toàn cho bà mẹ mang thai.
    Bạn đến khám để bs tư vấn cụ thể nhé!
     
  6. boboxiu

    boboxiu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    8/5/2010
    Bài viết:
    6,003
    Đã được thích:
    1,374
    Điểm thành tích:
    863
    Hi, mình muốn hỏi bển mình có niềng răng Trainer cho bé ko ah. Bé nhà mình 7,5 tuổi đã mọc 4 răng cửa + 2 răng cửa trên đang mọc, Chi phí thế nào ah ?!
     
  7. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173

    Chào chị, nếu răng của bé nhà chị bị mọc lệch hoặc khớp cắn lệch thì có thể chỉnh răng tháo lắp bằng hàm Trainer. Độ tuổi của bé đeo rất phù hợp, cung hàm và răng sẽ sớm về vị trí thích hợp (chị tham khảo thêm bài viết ở trang 1). Chị có thể cho bé đeo thường xuyên vào lúc bé rảnh rỗi hoặc có thể đeo cả đêm trong lúc ngủ. Chi phí hàm trainer 1,5tr/ hàm.
     
    boboxiu thích bài này.
  8. hoathgroup

    hoathgroup HD Mobile

    Tham gia:
    3/5/2017
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    B ơi, nhổ răng số 8 chi phí thế nào ạ? Răng của mình đã mọc lên và bị lệch ra ngoài má. Hôm có đi khám bác sỹ bảo phải nhổ cả 4 cái luôn. 2 trên 2 dưới. Bạn pm cho mình với nhé!
     
  9. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173

    M đã pm cho bạn rồi nhé!
     
    hoathgroup thích bài này.
  10. thuemayphotocopydanang

    thuemayphotocopydanang Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/9/2017
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    răng e bị lệch rất xấu chắc có tiền niền răng lại
     
  11. Hoacauvang

    Hoacauvang Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    28/3/2017
    Bài viết:
    3,789
    Đã được thích:
    395
    Điểm thành tích:
    223
    M muốn hỏi tư vấn thay răng cho cụ ông 80t, hiện chưa rụng hết, nhưng ăn uống khó khăn. Phiền b cho m xin ttin nhé
     
  12. ngohoangmiu

    ngohoangmiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    18/10/2012
    Bài viết:
    5,607
    Đã được thích:
    526
    Điểm thành tích:
    823
    cho e hỏi bên mình có điều trị cười hở lợi ko ạ? nếu có thì chi phí ra sao?
     
  13. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào bạn, với người lớn tuổi để đảm bảo chức năng ăn nhai thì dùng hàm tháo là phù hợp nhất do xương hàm người già đã tiêu nhiều không thể cấy ghép implant được hoặc làm răng sứ cố định. Hàm tháo lắp là hàm được kết cấu bằng khung nhựa (hoặc kim loại) gắn những đơn vị răng bị mất. Hàm tháo lắp ưu điểm là chi phí tương đối rẻ, tuy nhiên phải tháo ra hàng ngày làm vệ sinh.
     
  14. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173


    Chào bạn, cười hở lợi có thể điều trị bằng phẫu thuật lợi hoặc đẩy lùi hàm trên. Bạn có thể đến khám ở BV RHM TW hoặc các bệnh viện có khoa phẫu thuật thẩm mỹ có uy tín nhé!
     
    ngohoangmiu thích bài này.
  15. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Vệ sinh răng miệng bao gồm những gì và làm như thế nào là là đúng cách?

    Giữ vệ sinh răng miệng không chỉ mang lại cho bạn một hàm răng khỏe đẹp, sáng bóng, hơi thở thơm tho mà còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh răng miệng thường gặp và xa hơn là một số bệnh toàn thân. Sau đây, mình xin hướng dẫn mọi người các bước vệ sinh răng miệng đúng và hiệu quả nhất:

    1. Chải răng sau bữa ăn:

    Mảng bám răng, nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… hình thành trong vòng vài giờ sau khi thức ăn tồn tại trong miệng. Do vậy, chải răng sau mỗi bữa ăn là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Khi chải răng cần chú ý dùng bàn chải lông mềm, chải dọc theo chiều răng mọc hoặc xoay tròn, chải kỹ các mặt của răng. Thời gian chải răng cần đảm bảo tối thiểu 3 phút.

    2. Cạo lưỡi vào buổi sáng và trước khi đi ngủ:

    Đây là một thao tác hết sức quan trọng. Nếu ta chỉ đánh răng mà không cạo lưỡi thì vi khuẩn vẫn tồn tại trong khoang miệng. Mục đích của việc cạo lưỡi là nhằm loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tồn tại trên bề mặt lưỡi, từ đó hạn chế chứng hôi miệng do vi khuẩn gây ra.

    3. Dùng chỉ tơ nha khoa:

    Để làm sạch các kẽ răng, tốt nhất nên dùng chỉ tơ nha khoa sau khi chải răng. Dùng tăm không những không lấy hết được thức ăn bị giắt lại mà còn có thể gây ra chảy máu lợi, làm cho kẽ răng rộng ra tạo điều kiện cho thức ăn giắt nhiều hơn.


    4. Súc miệng:

    Sau khi đánh răng xong, súc miệng bằng nước súc miệng có chứa fluoride và clo sẽ giúp loại bỏ mảng bám răng, hốc miệng sạch vi khuẩn và hởi thở thơm tho.
     
  16. xemnhaquaweb

    xemnhaquaweb Tai Nghe Siêu Nhỏ Thi Cử 0967.563.747

    Tham gia:
    18/3/2011
    Bài viết:
    1,170
    Đã được thích:
    123
    Điểm thành tích:
    103
    Cho e hỏi nhổ răng khôn hết bao nhiu tiền ạ
     
  17. seokiller

    seokiller Website: chodichvu24h.com : có tất cả dịch vụ

    Tham gia:
    7/9/2017
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    3
    ở đây làm cũng khám cũng ok phết đấy.
     
  18. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Mình có đôi lời khuyên các mẹ chăm sóc răng miệng cho bé, tránh bé bị mọc lệch nhé, sâu răng, xỉn màu. Các mẹ có kinh nghiệm giúp mình bổ sung thêm để chúng mình cùng chăm sóc hàm răng các con nha:

    1. Nguyên nhân răng mọc lệch:

    Răng mọc lệch lạc thường do các nguyên nhân sau:
    - Do di truyền: cái này là nhìu nhất, chiếm đại đa số nha các mẹ
    - Do thói quen ngậm mút ngón tay, núm vú cao su,
    - Do con hay thở bằng miệng
    - Do con bị viêm amidan hay viêm VA,
    - Do con bị bệnh về răng
    - Do con thay răng mà ko chăm sóc đúng cách
    ...

    2. Cách chăm sóc răng cho con


    Mình thấy là rất nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ khi răng mọc đủ rồi thì mới đưa đi bác sĩ nắn và chỉnh răng. Như vậy là ko đúng nha các mẹ. Các mẹ nên có kế hoạch nắn răng cho con từ lúc còn răng sữa ấy. Như thế, các mẹ có thể giúp con giữ chỗ và kiểm tra mầm răng cho con - cái này là rất quan trọng đấy ạ. Mình thấy thông thường các con khi nhỏ răng đều đặn thì lớn lên răng lại mọc lệch lạc nhiều, con nào có răng sữa thưa thì sau răng trưởng thành lại đẹp hơn. Bởi thế, theo mình thì các mẹ nên chỉnh nha cho con càng sớm càng tốt.
    Tốt nhất là khi các con được 7 tuổi, các mẹ đưa tới nha sỹ để thăm khám tổng quát và tư vấn cụ thể về hàm răng của con nhé. Từ đó có kế hoạch chăm sóc răng miệng (nêu có) như niềng răng, bọc sứ, ... Các bác sỹ sẽ đưa ra các vấn đề về răng nếu có và cho ta lời khuyên cũng như kế hoạch chữa trị.

    3. Một số lưu ý với các mẹ


    Khi các con có những dấu hiệu hay thói quen sau, các mẹ cũng nên dẫn con tới bác sĩ chuyên khoa để tư vấn nhé:

    - Thay răng sớm hay muộn hơn so với độ phát triển thông thường
    - Gặp khó khăn khi nhai hay cắn. Mình thấy các bé ở nhà ta ít bé được dạy nhai đúng cách. Tầm con 5, 6 tháng có mầm răng là dạy con nhai rồi mới đúng, thì sau này con ăn ko lâu và nhai nhanh, tránh như các bé ở Việt Nam, thấy lớn rồi vẫn ăn cháo và nuốt chửng khi ăn cơm hay phải có canh ăn kèm. Con 5, 6 tháng cho tập nhai bằng ruột bánh mì nấu mềm, khoai lang nấu mềm, bí đỏ nấu mềm, ... rồi dần dà là cà rốt luộc, súp lơ luộc, ... thái hạt lựu, rồi xoài, chuối thái hạt lựu,...
    - Thở bằng miệng
    - Mút ngón tay
    - Răng mọc chen chúc, mọc không đúng chỗ hay không mọc được
    - Nghiến răng
    - Răng cắn vào má hay vào môi
    - Răng trông không bình thường hoặc không có răng
    - Hàm răng và các răng không cân xứng với khuôn mặt

    4. Làm thế nào để bé có một bộ răng đẹp:


    Các mẹ chăm sóc cho con như sau nhé:
    - Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
    - Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.
    - Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai của người mẹ.
    - Hạn chế dùng thuốc tối đa, đặc biệt là kháng sinh như Tetracyclin. Bởi nó dẫn tới vàng răng, xỉn răng vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng cả bộ xương của trẻ, giòn, dễ gãy và còi cọc. Nên dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như thảo dược hay nước muối sinh lý. Một số thuốc kháng sinh hiện nay có ghi rõ sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và răng của trẻ. Các mẹ cần lưu ý nhé.
    - Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường.
    - Nếu con chưa có hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ ra, bố mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau khi ăn. Ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, lợi cho bé, chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.
    - Khi con đã biết nhổ ra, không nuốt kem đánh răng nữa (thường là lúc 3 tuổi), bắt đầu tập cho bé đánh răng, sử dụng kem đánh răng cho trẻ nhỏ. Chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của bé.

    Cách đánh răng đúng:
    Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rung nhẹ để lông chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài theo chiều lên và xuống. Với mặt trong răng, làm giống như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống. Với mặt nhai, để lông bàn chải thẳng đứng, chải ngang từng đoạn ngắn.
    - Sau khi răng đã hình thành, trẻ rất cần fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor như cá (đặc biệt là cá biển), trứng, sữa tươi, gan... Tuy nhiên ko nên dùng thuốc đánh răng của người lớn vì có quá nhiều Fluor, nếu hàm lượng Fluor cao quá sẽ dẫn tới thiếu Iot và nhiều bé bị bướu cổ và suy giảm hệ miễn dịch.
    Ngoài ra, một số vùng có nguồn nước nhiễm Flour, dẫn đến nhiều người ăn uống phải trong một thời gian dài răng sẽ bị ố vàng.
    - Khi bé uống sữa đêm vẫn phải cho bé uống nước; nếu không, bé sẽ bị sâu răng toàn bộ vì qua một đêm, lượng bột - đường trong miệng sẽ lên men và làm hỏng men răng.
    - Không nên cho bé mút tay và ngậm vú giả vì lúc này, các xương hàm có thể chưa ráp nối xong, còn hở ở đường giữa. Thói quen kể trên sẽ đẩy các xương hàm chưa liền ra phía trước, gây vẩu đấy, lớn lên xấu lắm đó .
    - Khi con 5 tuổi kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần xin tư vấn từ các bác sĩ nha khoa đấy các mẹ.
     
  19. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Răng sâu có nguy hiểm không? Biểu hiện của răng sâu là gì?

    1/ Sâu răng là gì?

    Sâu răng đã trở thành một bệnh lý răng miệng phổ biến, chiếm đa số trong tất cả các bệnh lý răng miệng khác hiện nay. Vậy sâu răng là gì, hiểu như thế nào cho đúng?

    Sâu răng là một quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Nếu bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào thân răng, thậm chí là ăn tới tủy, làm viêm tủy, hoại tủy, và có thể làm mất răng vĩnh viễn.

    [​IMG]

    Sâu răng là gì và có nguy hiểm không?

    Bệnh sâu răng không chỉ xảy ra ở lứa tuổi trẻ em mà rất nhiều người trưởng thành cũng mắc phải bệnh lý này. Các loại sâu răng gồm:

    + Sâu mặt răng: là dạng sâu răng phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn, sâu mặt răng thường thấy ở những mặt nhai hoặc ở giữa kẽ răng.

    + Sâu chân răng: khi chúng ta có tuổi, nướu sẽ tụt, để lộ những phần chân răng. Do phần chân răng không có lớp men răng bảo vệ, những phần bị lộ ra sẽ dễ bị sâu.

    + Sâu răng tái phát: sâu răng có thể hình thành xung quanh quanh vùng trám và mão răng.

    2/ Nguyên nhân gây sâu răng

    Sâu răng là do sự kết hợp từ các yếu tố như: thức ăn- chủ yếu là chất đường, vi khuẩn cùng với thời gian tích tụ lâu ngày, cấu tạo của răng mà hình thành nên.

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây sâu răng phổ biến nhất

    Sau khi ăn xong, các thức ăn sẽ hình thành các mảng bám, nếu không được làm sạch thì các mảng bám này sẽ bám vào các bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn sẽ biến đường thành axit, làm ăn mòn các thành phần vô cơ của răng, tạo ra các lỗ sâu răng.

    3/ Điều trị sâu răng như thế nào?
    Khi đã hiểu về sâu răng là gì và những nguyên nhân gây ra tình trạng này, bạn cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ nha khoa.

    Thông thường, khi mới chớm sâu răng, thường các bệnh nhân thường chủ quan và bỏ qua, chỉ đến khi có những dấu hiệu đau nhức, khó chịu dữ dội và thường xuyên hơn, các bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ nha khoa, lúc đó bệnh sâu răng cũng đã tiến triển nặng hơn. Việc điều trị tất nhiên sẽ tốn kém hơn về mặt thời gian và chi phí.

    Nên đến thăm khám và điều trị tại Nha khoa để tìm ra cách chữa sâu răng tốt nhất

    Sau răng giai đoạn đầu thường được khắc phục bằng cách hàn trám hoặc bọc sứ. Phương pháp khắc phục này khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao, chi phí lại tương đối hợp lý.

    Tuy nhiên, nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn, bạn thậm chí cần phải nhổ bỏ răng để tránh lây nhiễm sang những răng khác. Sau đó, trồng lại răng mới để đảm bảo việc ăn nhai và tránh tình trạng tiêu xương hàm. Chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với phương pháp hàn trám ban đầu khi sâu răng chưa tiến triển nặng.

    Nếu sâu răng nặng hơn, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng

    Những thông tin trên hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sâu răng là gì và những cách khắc phục. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!
     
  20. panorama

    panorama Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/4/2009
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    153
    Mình muốn nhổ 2 răng số 8 (trên, dưới) bị sâu, mình đến đâu nhổ và giá cả ntn bạn ơi và mình muốn bọc 2 răng cửa nữa cho mình giá luôn nhé, tks.
     

Chia sẻ trang này