Địa chỉ khám sức khỏe Hà Nội

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi BookingCare, 7/7/2015.

  1. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    upload_2015-9-24_21-47-8.png
    Nghệ -Curcuma longa
    Theo tài liệu cổ, Nghệ vị cay, đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ, nghệ có tác dụng phá áp huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết. Nhưng nếu âm hư mà không ứ trệ cấm dùng; các bệnh sản hậu (sau khi đẻ) mà không phải nhiệt kết ứ cũng không nên dùng; đàn bà có thai không nên dùng.Nghệ thường được dùng bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng.

    Liều dùng hàng ngày 1-6g dưới hình thức bột hoặc thuốc sắc chia làm 2,3 lần uống trong ngày.

    Ngoài công dụng trên, nhân dân còn dùng nghệ bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo, nhuộm vàng bột cary, nhuộm len, nhuộm tơ, nhuộm da.

    Đơn thuốc có nghệ:

    1. Chữa thổ huyết máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g chiêu bằng nước

    2. Bài thuốc kinh nghiệm chữa điên cuồng: nghệ 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ, hòa nước cháo viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 viên. Uống hết hai đơn như trên thì khỏi (đã chữa khỏi một người phụ nữ do lo sợ quá đọ phát điên đã 10 năm).

    3. Đơn thuốc cao dán nhọt (kinh nghiệm của Ngô Tất Tố)

    - Củ ráy 80g (một củ)

    - Nghệ 60g (một củ)

    - Nhựa thông 40g

    - Sáp ong 40g

    - Dầu vừng 80g

    Củ ráy gọt sạch vỏ cùng giã với nghệ cho thật nhỏ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong.Lọc để nguội, phết lên giấy bản dán vào mụn nhọt.

    Theo GS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc VN)
     
    Đang tải...


  2. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Cây ích mẫu hay còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn. Có tên khoa học là Leonurus heterophyllus , thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

    Cây ích mẫu cung cấp cho chúng ta 2 vị thuốc :


    - Ích mẫu hay ích mẫu thảo là bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
    - Sung úy tử là quả chin sấy khô của cây ích mẫu

    upload_2015-9-25_21-9-21.png
    Cây ích mẫu - Leonurus heterophyllus

    Từ lâu ích mẫu được nhân dân chúng ta dùng chữa các bệnh phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh nở.
    Ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết( cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.
    Dùng chữa huyết áp cao, thuốc bộ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim,thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ, chữa lỵ.
    Quả ích mẫu dùng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống( glôcôm)
    Dùng thân và quả ích mẫu giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú,, chốc đầu, lở ngứa.
    Liều dung hằng ngày 6g đến 12 g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dung với liều 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
    Chý ý : Những người có đồng tử mở rộng không được dung các liều thuốc có thành phần ích mẫu


    Theo GS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc VN)
     
  3. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Thảo dược chữa bệnh trĩ có rất nhiều. Trong đó, thầu dầu tía rất được tin dùng để chữa khỏi bệnh trĩ.

    Thầu dầu tía còn gọi là cây đu đủ tía, tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu. Thầu dầu tía có cây nhỏ cao tới 4-5m, vỏ có màu sắc khác nhau tùy thứ, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có chùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa, cuống dài.

    upload_2015-9-26_21-36-18.png
    Cây thầu dầu tía- Ricinus communis L

    Công dụng và liều dùng:


    Hạt thầu dầu có vị ngọt, cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu của cây thầu dầu có tác dụng nhuận tràng thông tiện, tác dụng này khá nhanh không gây kích thích ống tiêu hóa.

    Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.

    Nếu bị bệnh trĩ, bạn có thể thử áp dụng một trong những phương pháp sau:

    - Thầu dầu tía 3,4 lá nhỏ hoặc 2 lá to, lá vông khoảng 3 lá.

    Giã nát cả 2 loại lá trên bọc vào miếng vải mỏng, đắp vào hậu môn ngồi lên đúng 5 phút. Không ngồi lâu hơn 5 phút.

    Làm liên tục ngày 1 lần trong vòng 1 tuần thì bệnh đỡ hẳn, sau 1 tháng thì khỏi bệnh.

    - 9 hạt hầu dầu tía, 9 học trò nước .

    Hai thứ giã nát, xào với dấm thanh cho nóng, vạch tóc ra, đắp vào “nê hoàn cung” . Bệnh nhân phải coi chừng, nếu trĩ rút lên thì phải gỡ bỏ thuốc đi, để lâu có hại, vì sức thuốc quá mạnh.

    - Lá thầu dầu, lá và hoa dừa cạn.

    Các thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại.

    Đồng thời cho uống bài thuốc: Dừa cạn 20g, Đảng sâm 16g, Cỏ mực 20g, Sài hồ 10g, Đương quy 12g, Cam thảo 12g, Trần bì 10g, Hoàng kỳ 12g, Thăng ma 10g, Bạch truật 16g.

    Sắc 3 lần uống 3 lần, 1 thang/ngày, liên tiếp 10 ngày liền. Uống tiếp đợt 2 sau khi nghỉ 3-4 ngày.

    Nguồn: yhocphuongdong
     
    ♥Me Quan Tham♥ thích bài này.
  4. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    9 hạt hầu dầu tía, 9 học trò nước .
    Có mẹ nào biết Học trò nước là cái gì hem zị.
    Nhà Tham muốn cho bà ngoại làm thử.
     
  5. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    Ôi thần.linh ơi.
    Nếu quả thật Học trò nước là loại rắn Học trò thì chịu chết.. Có loại rắn tên Học trò í.
    Làm sao dám giả nát nó ra ( ọe oẹ ) ..
    Đã vậy còn rịt vào búi trĩ nữa...:(
     
  6. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn có biết công dụng kì diệu từ rau diếp cá?

    Cây diếp cá còn có tên là cây lá giấp,ngư tinh thảo. Diếp cá có tên khoa học là Houtuynia cordata Thunb, thuộc họ Lá giấp Saururaceae
    upload_2015-9-27_21-19-18.png

    Cây diếp cá- Houtuynia cordata Thunb

    Công dụng và liều dùng:

    Tính vị theo đông y: Cay, hơi lạnh,hơi có độc,vào phế kinh. Có tác dụng tạn nhiệt, tiêu ung thũng, trĩ, vết lở loét.

    Nhân dân dung cây diếp cá trong các trường hợp tụ máu như đau mắt(giã nhỏ lá ép vào 2 miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ, làm như vẩy hai ba lần) hoặc trong bệnh trĩ lòi đom(sắc nước uống với liều 6-12g đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa), nhiều người dùng thấy hiệu nghiệm.

    Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, chữa bệnh mụn nhọt, kinh nguyệt không đều Liều dùng 6-12 g trên một ngày sắc uống.

    Ngoài ra, cây diếp cá còn dùng để chữa sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa. Liều dùng:

    - Cây diếp cá khô 20g

    - Táo đỏ 10 quả

    - Nước 600ml

    Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày,

    Theo GS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc VN)
     
  7. lylystore

    lylystore Chuyên Túi F1 & Thời Trang Nữ Cao Cấp

    Tham gia:
    20/9/2015
    Bài viết:
    1,045
    Đã được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    103
    e dang rat can hoi ve viem bi viem xoang nay: cach lam va lieu luong dung nhu nao cac me...chi gai e bi nhin xot qua.Thaks cac me
     
  8. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103

    Nếu Viêm Xoang mũi dị ứng, Bạn dùng nước sắc đặc Cây cỏ cứt lợn trong vòng 2-3 tháng nhé.
     
  9. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Trước cây này mọc hoang nhiều, giờ nhìu người biết hay sao mà mình ko thấy mấy nữa
     
  10. thinhthikhuyen

    thinhthikhuyen

    Tham gia:
    12/12/2012
    Bài viết:
    16,656
    Đã được thích:
    2,476
    Điểm thành tích:
    913
    cây này chữa xoang tốt lắm đấy ah
     
  11. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Bài thuốc chữa bệnh phụ nữ từ cây bạch đồng nữ
    Cây bạch đồng nữ còn gọi là bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò trắng. Tên khoa học là Clerodendron fragrans Vent.Bạch đồng nữ thuốc họ cỏ roi ngựa.Bạch đồng nữ là tên dùng chỉ ít nhất 3 cây khác nhau, cần chú ý phân biệt.

    upload_2015-9-29_21-13-2.png
    Cây bạch đồng nữ - Clerodendron fragrans Vent

    Trong nhân dân,lá bạch đồng nữ hay mò trắng nói trên thường chỉ hay dùng ngoài; không kể liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hay chữa chốc đầu.

    Dùng lá bạch đồng nữ sắc uống chữa bệnh khí hư,bạch đới với liều 15-20g lá khô, thêm nước vào đun sôi, gữ sôi trong nửa giờ rồi lấy ra uống. Thường dung phối hợp với ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với tỉ lệ các vị bằng nhau.

    Ngoài nhưng công dụng kể trên, mới đây rể bạch đồng nữ và xích đồng nam (cây mò đỏ- giống cây bạch đồng nữ nhưng có hoa màu đỏ) chữa bệnh vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thâm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên.

    Sắc: Rễ bạch đồng nữ 10g, nước 400ml, sắc còn một bát (200ml) chia 2 lần uống trong ngày.
    Theo GS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc VN)
     
  12. dautram-ngoctuyet

    dautram-ngoctuyet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/9/2015
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    hjhj giờ em mới biết cây cứt lợn căm ơn cacsmn nhé
     
  13. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    cây này nhiều tác dụng ghê :)
     
  14. lylystore

    lylystore Chuyên Túi F1 & Thời Trang Nữ Cao Cấp

    Tham gia:
    20/9/2015
    Bài viết:
    1,045
    Đã được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    103
    các mẹ chỉ cho e chữa xoang bằng hoa này vs a... E cần thực tế chú search chưa được cụ thể lắm. E cảm ơn ạ
     
  15. vaytinchap1

    vaytinchap1 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    các mn có biết loại cây nào chữa dạ dày không ạ?
     
  16. hahuytuantb

    hahuytuantb Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/8/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Cây chữa dạ dày là cây Khôi, cây nghệ. Nhưng phải xác định cho đúng bệnh dạ dày à do nhiệt hay do bị lạnh dạ dày mà dùng
     
  17. nguyễn thị yến vp

    nguyễn thị yến vp Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/8/2014
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    cây mò này nghịch không cẩn thận con mò ở hoa nó chui vào rốn thì thôi rồi
     
    BookingCare thích bài này.
  18. Limitit

    Limitit TO BUSY FOR LOVE

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    1,394
    Đã được thích:
    296
    Điểm thành tích:
    173
    gớm thế bác. em chưa thấy cái cây này bao giờ
     
    BookingCare thích bài này.
  19. nguyễn thị yến vp

    nguyễn thị yến vp Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/8/2014
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ngày xưa còn bé tý mình hay trốn bố mẹ đi chơi cùng bọn bạn chăn bò (mỗi lần đi về bị đánh lằn mông, nhưng đâu lại vào đấy), bọn nó hay nghịch hoa này về sưng hết rốn và có đứa bị cả ở...(mình không tiện nói), giờ vẫn có nhưng mà ít thấy hơn, không ngờ hoa này lại có công dụng như vậy, quê mình gọi là hoa tò mò
     
    BookingCare thích bài này.
  20. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Cây hồng hoa và công dụng đối với phụ nữ

    Cây hồng hoa còn có tên là cây rum.Tên khoa học Carthamus tincorrius L, thuộc họ Cúc Asterraceae. Người ta thường dùng hồng hoa là hoa phơi hay sây khô của cây hồng hoa.

    Công dụng và liêu dùng
    :


    Tính vịtheo đông y: Vị cay, ấm, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hầu ứ huyết, thai chết trong bụng. Còn có tác dụng giải nhiệt ra mồ hôi.Phàm không ứ trệ không được dùng.

    1. Trong đông y hồng hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh(amenorrhea), bệnh khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra thai chết lưu trong bụng.

    Còn dùng trong bệnh viêm phổi và viêm dạ dày.

    Liều dùng trung bình mỗi ngày 3-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu

    2. Gia vị, thuốc nhuộm màu vàng đỏ,dùng làm nguyên liệu chế màu vàng đỏ để làm thuốc nhuộm hay nhuộm thức ăn.

    Theo GS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc VN)
     
    Sửa lần cuối: 3/10/2015

Chia sẻ trang này