Thông tin: Điểm Danh Một Số Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em Và Các Cách Phòng Tránh Để Mẹ Tham Khảo

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi chinhvu1989, 25/8/2021.

  1. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Rất nhiều mẹ lo lắng khi thấy con mình bị mắc các bệnh ngoài da. Bởi khi mắc các bệnh ngoài da sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, nó không những ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế mẹ cần tìm hiểu các bệnh ngoài da của trẻ để có cách phòng tránh cho trẻ kịp thời.
    Dưới đây là một số bệnh ngoài da ở trẻ và các cách phòng tránh bệnh ngoài da cho trẻ mẹ có thể tham khảo:

    1. Điểm danh một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
    Làn da của trẻ vô cùng mỏng manh và dễ bị kích ứng. Vào những khi giao mùa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ gặp phải các bệnh ngoài da như:
    • Rôm sảy ở trẻ
    cach-tri-rom-say-cho-tre-nhung-dieu-can-luu-y-khi-cham-tre-rom-say-herokid-gold.jpg
    Rôm sảy ở trẻ

    Rôm sảy xuất hiện khi trên da trẻ bị mẩn đỏ, xuất hiện các đốm mụn nước. Trẻ sẽ cảm thấy rất ngứa và khó chịu. Khi trẻ gãi các đám mụn này có thể gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ. Những bộ phận trên cơ thể bé hay ra mồ hôi như cổ, nách, bẹn, lưng… là những nơi hay có rôm sảy nhất.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mồ hôi bị ứ đọng nhiều. Nếu cơ thể không được thường xuyên vệ sinh hay vệ sinh không kĩ sẽ gây bít tắc tuyến mồ hôi sinh ra rôm sảy. Mùa hè thời tiết nắng nóng, trẻ bị rôm sảy nhiều nhất.
    • Trẻ bị mụn nhọt
    Nhiều tác động khiến da trẻ bị nổi mụn nhọt như vi khuẩn, thời tiết oi bức, nóng trong người, vệ sinh không sạch sẽ… Lúc đầu, nhọt chỉ là nốt nhỏ trên da nhưng sau nó sẽ lớn dần, sưng tấy khiến trẻ đau nhức, khó chịu.

    Đối với trẻ có đề kháng yếu, vi khuẩn trong mụn nhọt có thể đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, nếu mụn nhọt không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể gây viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi…
    • Trẻ bị chốc lở
    Chốc lở là một dạng bệnh nhiễm trùng da. Biểu hiện của bệnh ngoài da này là gây rộp đỏ trên bề mặt da, nổi những bọng nước khi vỡ sẽ thành vết loét trên da. Bệnh hay xuất hiện ở các vị trí như tay, chân, mặt, thậm chí có thể lan chốc cả người.

    Tuy chỉ là bệnh ngoài da ở trẻ những nếu không có cách chữa trị kịp thời bênh có thể biến chứng thành nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, vảy nến thể giọt…
    • Trẻ phát ban đỏ do viêm da dị ứng
    Da trẻ phát ban, nổi mẩn ngứa, xuất hiện những mảng da đổi màu chính là hiện tượng viêm da do dị ứng. Bệnh dễ bị tái phát, thường đi kèm với hen suyễn hoặc sốt. Viêm da dị ứng ở trẻ hay gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt vào mùa lạnh.
    • Tay chân miệng
    Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Trên da trẻ sẽ xuất hiện những nốt phỏng nước tại lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Ngoài những biểu hiện trên da, trẻ còn có những triệu chứng đi kèm khác như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng.

    Căn bệnh nhiễm trùng da ở trẻ này phổ biến nhất vào mùa hè và đầu mùa thu. Bệnh đặc biệt dễ lây qua đường tiếp xúc như giao tiếp, ho, hắt hơi…

    Các bệnh ngoài da ở trẻ tuy khi mới xuất hiện có thể tình trạng bệnh đơn giản, chỉ là những sự thay đổi về làn da nhưng nếu không có cách chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh tật khác nặng nề hơn. Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời cho bé.

    2. Các cách phòng tránh các bệnh ngoài da cho trẻ
    • Mẹ cần thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ
    Đối với những bé còn sử dụng tã, bỉm thường xuyên thay tã, bỉm và vệ sinh da ở bộ phận mông, đùi cho bé là việc làm đầu tiên giúp bé tránh mẩn ngứa, mụn nhọt, hăm da.
    Mùa hè trẻ hay ra nhiều mồ hôi, nếu bề mặt da bị ứ đọng mồ hôi lâu sẽ khiến bít tắc lỗ chân lông gây phát ban, rôm sảy… Mẹ nên tắm cho bé hàng ngày giúp da bé sạch sẽ, thoáng mát, không có vi khuẩn trên da hạn chế gây nên các bệnh về da hay gặp.
    Mùa đông tuy nhiệt độ có thấp và lạnh hơn, nhưng các gia đình vẫn nên duy trì vệ sinh thân thể cho bé có thể giãn cách thời gian hơn so với mùa nóng. Tránh để trẻ gặp các tình trạng như viêm lỗ chân lông hay viêm da dị ứng.
    Sau khi tắm mẹ nên lau người cho bé bằng khăn mềm, lau kĩ những khu vực da có nhiều nếp gấp hoặc khó khô thoáng như bẹn, đùi, nách, cổ… Thời tiết khô lạnh mẹ có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho bé duy trì làn da mềm mại, không bị nứt nẻ.
    • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
    Để trẻ có làn da khỏe mạnh, giữ ẩm tốt mẹ nên cung cấp cho trẻ nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi, hạt lanh, dầu cá…
    Nhóm vitamin và khoáng chất cũng đóng góp quan trọng trong việc bé có làn da mềm mịn, ít mụn nhọt. Đặc biệt vitamin E và C có nhiều trong các loại quả như chuối, thanh long, bơ.. rất tốt cho làn da của bé.
    Bổ sung nước thường xuyên và đầy đủ là cách giúp cơ thể trẻ không bị thiếu ẩm, hao hụt lượng nước do thất thoát qua mồ hôi.
    • Lựa chọn chất liệu quần áo thân thiện với làn da trẻ
    Quần áo trẻ mặc tiếp xúc trực tiếp với làn da của trẻ. Vậy nên chọn lựa chất liệu quần áo phù hợp giúp cho bé ít mắc phải các bệnh về da.
    Mùa hè trẻ hay ra mồi hôi, chất liệu quần áo nên được ưu tiên là cotton hay lanh. Mẹ cho bé mặc những kiểu dáng rộng rãi, không bó sát nhằm hạn chế da trẻ bị kích ứng do cọ sát với vải.
    Vào mùa đông trẻ phải mặc nhiều đồ hơn để giữ ấm. Mẹ nên cho bé mặc áo bên trong cùng là chất thun cotton để vừa giữ ấm vừa giúp tránh ma sát, kích ứng da của trẻ.
    • Bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng đề kháng
    Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường xuất hiện khi giao mùa, thời tiết nóng ẩm, kèm với sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây nên các biến chứng khác từ bệnh ngoài da.

    Bên cạnh những cách phòng tránh các bệnh ngoài da cho trẻ như giữ vệ sinh thân thể, ăn uống lành mạnh, mẹ có thể bổ sung cho trẻ những sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ nhưng mẹ nên lựa chọn cho bé những sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo mộc như khúng khiếng, kế sữa… Đây là những thành phần có tính mát giúp cơ thể bé không còn tình trạng nóng trong, mát gan, cơ thể trẻ không ngứa ngáy khó chịu, bé sẽ ăn ngon và chơi vui hơn.

    Với các thông tin ở trên hi vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ.
    Chúc các bé luôn mạnh khỏe!
     

    Attached Files:


    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chinhvu1989
    Đang tải...


Chia sẻ trang này