Kinh nghiệm: Điểm Nhanh 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Gout Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi KangKun91, 31/7/2017.

  1. KangKun91

    KangKun91 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/10/2016
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Hiện nay chứng bệnh gout đang là chứng bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của nhiều người. Làm sao để phòng tránh bệnh gout khi mà căn bệnh này ngày càng đang một gia tăng trong cộng đồng.

    Điểm nhanh một số nguyên nhân gây bệnh gout.

    Để phòng tránh được căn bệnh gout trước tiên chúng ta cần phải xác định được đâu là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Theo các chuyên gia về bệnh xương khớp của đại học y dược thì có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh gout chính mà người bệnh cần chú ý.

    1. Chế độ ăn uống.

    Việc ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purine và đạm cao. Dẫn đến việc dư thừa hàm lượng đạm và purine trong máu, lâu dần các chất này chuyển hóa thành acid uric tồn tại trong các tế bào lâu. Lâu dần các tinh thể thể này ngày càng tăng lên và bám vào các sụn khớp tạo thành các tinh thể muối nhọn. Khi di chuyển cọ vào các cơ và dây thần kinh gây đau.

    2. Do độ tuổi và thói quen lười tập thể thao.

    Tuổi càng cao cơ chế hoạt động và tự đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể ngày càng giảm đi. Khiến cho cơ thể không thể đào thải hết các chất dư thừa ra bên ngoài để ổn định sự hoạt động của cơ thể.
    [​IMG]

    Việc tập thể dục hằng ngày sẽ khiến máu huyết lưu thông, tuần hoàn của các cơ quan trong cơ thể được vận động. Qúa trình hấp thụ và bài tiết sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên hiện nay nhiều người có thói quen sống thụ động nên rất dễ bị gặp các chứng bệnh như béo phì, gout, tiểu đường…

    Làm sao để phòng tránh bệnh gout.

    Để phòng tránh bệnh gout trước tiên cần xác định rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh, khi đã xác định được nguyên nhân thì việc điều trị và phòng tránh bệnh sẽ dễ dàng hơn.

    6 cách phòng tránh bệnh gout không nên bỏ qua.

    1. Bổ sung hàm lượng nước vào cơ thể.

    Nước là yếu tố quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể, khi bổ sung nước vào cơ thể sẽ giúp loãng máu, thận sẽ bài tiết hàm lượng nước trong máu và đào thải ra bên ngoài. Các acid uric dư thừa trong máu cũng vì thế mà đi theo sau.


    2. Duy trì cân nặng hợp lý.

    Người bệnh có thể xác định được mức độ cân nặng hợp lý dựa vào tiêu chuẩn BMI để đánh giá cân nặng của mình. Việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và mỡ trong máu. Đồng thời nó còn giúp các xương khớp ít chịu đựng sức ép của cơ thể.


    3. Tăng cường nhiều thực phẩm chứa ít purine:

    Người bị mắc bệnh gout cần tuyệt đối kiêng những thực phẩm có chứa nhiều purine, đặc biệt là ở các thực phẩm có chứa nhiều màu đỏ như thịt bò, thịt trầu, các loại hải sản có nồng độ đạm cao.

    Đọc thêm: Top 10 thực phẩm người bệnh gout nên ăn http://www.camnangbenhgut.com/10-loai-thuc-pham-nguoi-benh-gut-nen-an.html


    Những loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp như ngũ cốc, các loại hạt, trái cây. Đặc biệt là quả mâm xôi và quả anh đào được các chuyên gia khuyên dùng.


    4. Tránh ăn quá nhiều đạm động vật.

    Các thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu, sò, trai,… Các loại thức ăn cay, nóng. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.

    5. Không uống rượu, hạn chế uống bia, đồ uống có ga.

    Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.


    6. Kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần, nếu thấy có dấu hiệu của bệnh gút hãy nhanh chóng khám và điều trị ngày còn sớm.

    Trên đó là nguyên nhân và 6 cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả từ dân gian, chúc bạn sức khỏe tốt.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi KangKun91
    Đang tải...


  2. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    Cảm ơn chủ top chia sẻ bí kíp hay :)
     
  3. sumhevidat

    sumhevidat Thành viên mới

    Tham gia:
    27/9/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh gout cấp tính:

    Gút cấp thường có liên quan nhất đến chế độ ăn uống, nhất là trong và sau Tết hoặc sau các bữa tiệc bệnh gút cấp có xu hướng gia tăng...

    Gút cấp thường có liên quan nhất đến chế độ ăn uống, nhất là trong và sau Tết hoặc sau các bữa tiệc bệnh gút cấp có xu hướng gia tăng, đặc biệt người đang mang sẵn bệnh gút trong mình. Vậy, nên xử trí và phòng ngừa như thế nào?

    Nguyên nhân của bệnh gút

    Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, làm tăng nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng natri urat trong khớp, thận và tổ chức dưới da, gây đau. Cơn gút cấp tính lần đầu thường xảy ra ở lứa tuổi 35-55, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới.

    Sự hình thành và đào thải acid uric: Acid uric là sản phẩm giáng hóa của nucleotid có bazơ là purin. Có 3 nguồn cung cấp acid uric, đó là hoặc do giáng hóa acid nucleic từ thức ăn đưa vào hoặc do giáng hóa acid nucleic từ các tế bào bị chết hoặc do tổng hợp nội sinh và chuyển hóa purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu hoặc do cả ba nguồn.

    Acid uric được đào thải qua nước tiểu khoảng từ 450-500mg/ngày và trong phân 200mg/ngày. Khi qua thận, urat được cầu thận lọc hoàn toàn, rồi tái hấp thu gần hoàn toàn ở ống lượn gần cuối cùng được ống lượn xa bài tiết. Trong phân, acid uric được các vi khuẩn phân hủy.

    Nồng độ acid uric trong máu người bình thường từ 208-327μmol/l. Khi nồng độ trên 416,5μmol/l, được gọi là tăng acid uric máu.Gút cấp gây sưng nóng đỏ, đau dữ dội tại khớp.

    Gút cấp gây sưng nóng đỏ, đau dữ dội tại khớp.

    Các nguyên nhân làm tăng acid uric máu

    Do dùng nhiều thức ăn có chứa nhiều purin, tăng giáng hóa nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh; hoặc do giảm đào thải acid uric qua đường nước tiểu bởi vì giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận; và có thể do giảm phân hủy acid uric trong phân do vi khuẩn.

    Biểu hiện của bệnh gút cấp

    Cơn viêm cấp của bệnh gút xuất hiện sau khi uống nhiều rượu, bia, ăn nhiều thịt (nhất là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, trâu), phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lòng), hải sản (tôm) hoặc bệnh xuất hiện sau lao động nặng, sang chấn tinh thần, sau nhiễm khuẩn cấp, sau dùng một số thuốc,... Đặc biệt trong và sau Tết do ăn uống không kiêng khem, nhất là người đã mang trong mình bệnh gút, rất dễ xuất hiện gút cấp.

    Đa số gút cấp biểu hiện rõ nhất là khớp sưng to, đặc biệt là khớp ngón chân cái, cổ chân, khớp gối hoặc khớp ngón tay, bàn tay (thường một bên). Khớp đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và tăng dần, chỉ cần va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi mọi tư thế đều không dịu đi. Bệnh gút cấp thường xảy ra về đêm nhiều hơn, người bệnh đang ngủ phải tỉnh giấc vì khớp rất đau (nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân), thậm chí đau dữ dội ngày càng tăng (chạm vào cũng đau). Thông thường một cơn gút cấp tính gây sưng, đau nhất trong vòng 12 - 24 giờ đầu tiên. Bệnh có thể tái phát ít nhất vài ba lần hoặc hơn thế trong một năm. Để chẩn đoán bệnh gút chủ yếu dựa vào tính chất lâm sàng, tiền sử bệnh, xét nghiệm acid uric máu, chụp Xquang khớp đau.

    Xử trí bệnh gút cấp như thế nào?

    Mục tiêu của điều trị cơn gút cấp tính là để loại bỏ cơn đau và sưng cấp ở các khớp bị ảnh hưởng. Vì vậy, có thể dùng ngay thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như indomethacin, mobic, meloxicam, felden... hoặc paracetamol... Nếu không đáp ứng các loại thuốc không steroid sẽ được thay thế bằng colchicine. Mặc dù colchicine không phải là một thuốc giảm đau, nhưng được phân loại như một loại thuốc chống bệnh gút. Colchicine thường được sử dụng với liều lượng nhỏ hơn để điều trị bệnh gút mạn tính nhưng có thể được sử dụng trong một liều cao hơn để đối phó với gút cấp tính (chỉ ngày đầu được dùng hai viên, các ngày sau đó chỉ dùng một viên). Thuốc có tác dụng hiệu quả nhất nếu được sử dụng trong vòng 12 giờ đầu tiên khi các triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, thuốc có các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy hoặc nếu dùng liều cao sẽ gây ngộ độc, vì vậy việc dùng thuốc và liều dùng phải do thầy thuốc chỉ định. Thuốc có chứa corticosteroid như prednisone, dexamethason, solumedrol có thể được dùng để điều trị cơn gút cấp tính khi bệnh nhân không thể sử dụng thuốc không steroid và colchicine. Corticosteroid giúp giảm đau và viêm khá nhanh. Thuốc có ở dạng uống hoặc tiêm. Ở dạng uống, điều trị corticosteroid được sử dụng với liều lượng giảm dần trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày dưới sự giám sát của bác sĩ và chống chỉ định với người viêm loét dạ dày tá tràng.

    Cần lưu ý, dù là thuốc nào dùng để điều trị bệnh gút cấp đều phải có chỉ định của bác sĩ, bởi vì, tất cả các thuốc điều trị gút nói chung và bệnh gút cấp nói riêng đều có tác dụng không mong muốn.

    Bên cạnh thuốc điều trị, cần thực hiện chế độ ăn, uống kiêng (không uống rượu, bia, không ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản). Người bị gút cần khám bệnh định kỳ để được kiểm tra acid uric máu, nếu chỉ số acid này tăng cao phải được điều trị đề phòng bệnh gút tái phát.
    Tìn hiểu thêm về bệnh gout mãn tính và những biến chứng: http://hoangtiendan.com.vn/benh-gout-man-tinh-va-nhung-bien-chung-kinh-hoang
     

Chia sẻ trang này