Điều cha mẹ cần biết khi con đến tuổi dậy thì

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 13/12/2010.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Nếu con muốn nhuộm tóc, sơn móng tay, thì bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi từ chối. Sẽ tốt hơn nếu bạn để con làm việc gì đó vô hại. Bạn hãy dành sự phản đối cho những thứ như: thuốc lá, chất gây nghiện và rượu.

    Trưởng thành hơn, trẻ bắt đầu suy nghĩ độc lập, muốn thể hiện cái tôi của mình. Và cha mẹ thì thấy lo lắng khi con thay đổi đột ngột, bắt đầu đòi quyền lợi và nói lên ý kiến của mình, thậm chí là chống đối nếu bị kiểm soát quá chặt.

    Khi ấy bạn có thể tự hỏi lại bản thân mình, liệu bạn có cho trẻ đủ sự riêng tư cần thiết, bạn có phải là người cha (mẹ) độc đoán, bạn có thực sự lắng nghe con nói...

    Kidshealth đưa ra một số gợi ý giúp bạn vượt qua giai đoạn dậy thì của trẻ:

    - Trang bị kiến thức cho mình

    Bạn hãy đọc những sách viết về trẻ ở tuổi mới lớn, nghĩ về những năm tháng tuổi trẻ của mình, nhớ lại bạn đã lo lắng như thế nào khi mặt bị mụn trứng cá... Sẽ có một số sự thay đổi về tâm trí ở trẻ và bạn hãy sẵn sàng đối mặt với những tranh luận nhiều hơn khi trẻ phát triển cái tôi của mình. Càng biết nhiều, bạn càng có thể vượt qua giai đoạn này dễ dàng.

    - Tìm thời điểm thích hợp để nói với con về giới tính

    Bạn chỉ nói với con về việc có kinh hay những giấc mơ ướt khi những điều này xảy ra là đã muộn. Trước đó, bạn có thể trả lời những thắc mắc của con về cơ thể chẳng hạn: điểm khác nhau giữa con trai và con gái, trẻ con sinh ra từ đâu... Nhưng bạn không nên nói quá chi tiết, chỉ đơn giản là trả lời những câu hỏi.

    Bạn hãy chú ý đến con. Bạn có thể nghe thấy trẻ nói chuyện đùa về tình dục hoặc thích thú khi chú ý đến vẻ ngoài của người khác. Đây là thời điểm tốt để bạn nói chuyện với con. Có thể bắt đầu bằng câu hỏi của chính bạn: Con có để ý thấy sự thay đổi gì ở cơ thể mình không?, Con có thấy mình có một vài cảm xúc lạ không? hay Có khi nào con thấy buồn mà không biết tại sao không?

    Hoặc bạn có thể đưa con đi kiểm tra sức khỏe đầu năm học. Bác sĩ có thể nói cho bạn và trẻ về những điều có thể xảy ra trong một vài năm tới. Và từ đó, bạn có thể thảo luận sâu hơn với con.

    Điều quan trọng là, bạn càng sớm trò chuyện với con về những vấn đề này thì khi bước vào giai đoạn dậy thì, có khả năng trẻ vẫn sẽ cởi mở với bạn về những vấn đề của trẻ. Bạn hãy mua cho con những quyển sách về tuổi dậy thì, nói với con những chuyện của chính mình khi ở tuổi của trẻ.

    - Đặt mình vào vị trí của con

    Bạn hãy đặt mình vào vị trí của con để có thể cảm thông với những gì trẻ nghĩ và làm. Để từ đó có cách cư xử phù hợp. Bạn có thể nói với con rằng, điều đó là bình thường nếu thấy không tự nhiên hay ngượng ngùng khi đứng trước một bạn khác phái, hay việc thích cậu bé (cô bé) hàng xóm.

    - Chọn vấn đề tranh cãi

    Nếu con muốn nhuộm tóc, sơn móng tay màu đen hay ăn mặc hiện đại, thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi phản đối. Trẻ ở giai đoạn này muốn gây sốc với cha mẹ. Vì thế, sẽ tốt hơn nếu bạn để con làm việc gì đó có tính chất tạm thời hoặc vô hại. Bạn hãy dành phản đối cho những thứ như: thuốc lá, chất gây nghiện và rượu.

    - Kiên định với những trông đợi ở con

    Trẻ có thể sẽ thấy không vui với những kỳ vọng của cha mẹ đặt lên mình. Tuy nhiên, trẻ cần biết và hiểu cha mẹ hy vọng mình có được điểm số tốt, cách cư xử phù hợp và tuân thủ quy định trong nhà. Nếu cha mẹ có những kỳ vọng thực tế thì trẻ sẽ có thể cố gắng để đạt được.

    - Tôn trọng sự riêng tư của trẻ

    Một vài cha mẹ có thể thấy khó khăn với điều này. Họ cảm thấy bất cứ trẻ làm gì cũng là việc của họ. Nhưng để giúp trẻ lớn lên có tính độc lập, thì bạn cần cho trẻ một chút riêng tư. Nếu bạn nhận thấy có điều cần lo lắng thì có thể phá vỡ sự riêng tư này.

    Tuy nhiên, phòng và di động của trẻ thì nên riêng tư. Bạn cũng không thể mong đợi trẻ sẽ thổ lộ với bạn tất cả suy nghĩ và việc làm. Dĩ nhiên, vì vấn đề an toàn bạn cần biết con đi đâu, làm gì, ở với ai nhưng bạn không cần biết quá chi tiết.

    - Giám sát những gì trẻ xem và đọc

    Trẻ có hàng nghìn cách để có thông tin, những chương trình tivi, tạp chí, sách và internet. Bạn có thể đặt ra giới hạn lượng thời gian trẻ ngồi trước máy tính hoặc tivi.

    - Biết những dấu hiệu cảnh báo

    Một vài sự thay đổi có thể là bình thường khi trẻ đến tuổi trường thành nhưng có có một số biểu hiện ở trẻ bạn cần quan tâm như: tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh, vấn đề giấc ngủ, kết quả học giảm sút, nói hoặc kể chuyện về những vụ tự tử... Lúc này bạn cần quan tâm thực sự đến con và đưa con đến gặp bác sĩ.


    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này