Kinh nghiệm: Điều kỳ diệu từ SỮA MẸ - 9 thực phẩm có thể làm chết con

Thảo luận trong 'Sữa cho bé' bởi huongxu, 30/10/2013.

  1. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    9 thực phẩm có thể làm chết con


    Việc ăn uống đổi với trẻ sơ sinh tập ăn dặm chưa bao giờ là đơn giản. Từ trước đến nay, các bà mẹ mới chỉ tập trung vào việc cho con ăn gì thì đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tăng cân nhanh mà hiếm ai để ý tới một vấn đề vô cùng quan trong khác: Những thức ăn CẤM với trẻ tuổi ăn dặm. Có một số thực phẩm khi cho trẻ ăn vào giai đoan này, không đơn giản chỉ khiến bé bị dị ứng mà thậm chí, mẹ còn có thể mất con chỉ vì những lỗi không thể ngờ tới.

    Do đó, các bà mẹ, hãy cho con mình tránh xa những thực phẩm sau cho đến khi trẻ lớn:

    1. Sữa bò tươi

    [​IMG]
    Nguy cơ dị ứng sữa bò đối với trẻ dưới 1 tuổi là rất cao (ảnh minh họa)
    Dưới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi. Khi đó chúng không chỉ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (nhất là tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh này), trẻ còn dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema (chàm), hen…

    Vì vậy sữa tươi chỉ dùng được cho trẻ trên 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa và thận của trẻ tương đối hoàn chỉnh, não đã phát triển khá, trẻ có thể nhận được các nguồn sắt, kẽm, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ một chế độ ăn bổ sung đa dạng.

    2. Mật ong

    [​IMG]
    Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống mật ong (ảnh minh họa)
    Phần lớn các bà, các mẹ ngày xưa khi nuôi con đều cho rằng mật ong rất an toàn cho trẻ nhỏ và thường dùng nó cho trẻ bị tưa lưỡi hay húng hắng ho. Thực ra, mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum - thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.

    Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố.

    3. Lòng trắng trứng

    Lòng trắng trứng có chứa khá nhiều protein, khi trẻ dưới 6 tháng ăn vào rất dễ bị dị ứng với các phân tử protein này. Thường các trường hợp trẻ bị dị ứng lòng trắng trứng hay dẫn đến đau bụng hay nặng hơn là nổi mề đay, chàm.

    Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, trứng bị xóc có thể làm phá vỡ lớp màng bảo vệ, vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong gây có mùi lạ và có độc tố. Trẻ ăn phải loại trứng này sẽ không đảm bảo sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng

    Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Từ 1 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng.

    4. Thạch

    [​IMG]
    Hóc thạch là nguy hiểm nhất trong các trường hợp hóc dị vật ở trẻ nhỏ (ảnh minh họa)
    Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh nhưng thực ra lại chính là những “sát thủ ngọt ngào” đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.

    Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch

    5. Các loại hạt đậu, lạc

    Chưa nói đến chuyện trẻ nhỏ ăn hạt rất dễ bị dị ứng mà quan trọng hơn, các loại hạt cứng này rất nguy hiểm kể cả với trẻ 2,3 tuổi đã có răng bởi dễ gây hóc, nghẹt thở. Nếu muốn cho con ăn, mẹ nên xay nhuyễn nhỏ các loại hạt trên hoặc đợi đến khi bé đươc 4 tuổi mới cho ăn nguyên hạt.

    6. Gan động vật

    [​IMG]
    Mẹ cần ngâm gan để loại bỏ độc tố trước khi cho con ăn (ảnh minh họa)
    Gan động vật là một món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, lại có thể bổ sung thêm sắt, các mẹ thường luộc hoặc xào cho các bé ăn. Thực ra, gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố.

    Lời nhắc nhở: Các mẹ đi chợ mua gan nhất định phải chọn những lá gan của những động vật khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, đặc biệt không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. Trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch để loại bỏ bớt độc tố.

    Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan: Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.

    7. Cá thu, cá ngừ

    cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, á pecca vàng và cá ngừ lại không phải là những thực phẩm tốt.

    Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.

    8. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày

    Uống quá nhiều nước ép trái cây không hề “lành” như mẹ tưởng. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.

    9. Đậu cove

    [​IMG]
    Chất độc saponin trong đậu dễ dẫn đến hiện tượng sôi giả (ảnh minh họa)
    Khi mùa đậu cove đến, nhìn những quả đậu cove xanh tươi mơn mởn, mẹ nào cũng muốn mua về để làm cho con những món ăn thật ngon. Trong quả đỗ có rất nhiều vitamin như vitamin B, C, protein, rất tốt cho tiêu hóa, kiện tỳ, bổ thận… Nhưng cũng giống như các họ đậu khác, trong quả đỗ cũng tiềm ẩn độc tố “saponin”, chất này sẽ gây kích thích mạnh lên thành dạ dày, đồng thời làm phá hủy các tế bào, thậm chí gây ra bệnh viêm mạch máu…

    Thêm vào đó, độc tố gọi là “saponin”, làm cho đậu cove có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu đã sủi bọt), khiến cho các mẹ tưởng là đậu đã sôi và chín rồi, có thể nhấc nồi xuống và uống được rồi, nhưng thực tế lại không phải vậy.

    Lời nhắc nhở: Khi xào hay nấu món đỗ, các mẹ hãy chú ý nấu cho chín, như vậy mới có thể chắc chắn rằng con yêu của mình sẽ an toàn khi ăn món này.



    Lượng sữa chuẩn trẻ cần ăn mỗi ngày

    Trẻ sơ sinh nên ăn bao nhiêu ml/cữ? Mách mẹ bảng gợi ý lượng sữa phù hợp.

    Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Liệu lượng sữa bé bú được mỗi cữ như vậy có là bình thường và hợp lý. Trên thực tế, không có đáp án duy nhất cho câu hỏi này. Nó tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng và việc bé dùng sữa ngoài hoàn toàn hay kết hợp bú bình với bú mẹ...

    Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK1 Vũ Thị Thành (Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Bộ Y Tế) cho biết: Theo lý thuyết bé bú trung bình từ 120ml-150ml x cân nặng của con (kg)/ngày. Tuy nhiên, cần nhớ là sự tính toán trên chỉ là công thức vì trên thực tế, sự thèm ăn của bé thay đổi theo mỗi cữ bú. Bé sẽ tự biết bú bao nhiêu thì là đủ. Vì thế, mẹ không nên ép buộc bé phải bú cạn bình.

    Đối với trẻ bú sữa mẹ:

    Dụa theo nghiên cứu và khảo sát trẻ bú sữa mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em kết luận rằng: Bé 03 tháng đầu tăng trưởng rất nhanh, bé cần năng lượng nhiều. 03 tháng sau bé tăng cân chậm lại nên nguồn dinh dưỡng nuôi bé tương tự như trong 03 tháng đầu cũng đủ để nuôi bé trong 03 tháng sau. Do đó bé bú mẹ thì các mẹ hãy luôn tin rằng sữa mẹ đủ cho bé.

    Đối với trẻ bú sữa công thức:

    Với bé bú sữa ngoài, hấp thu và dinh dưỡng chắc chắn là không bằng sữa mẹ, nên Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé uống theo liều lượng gợi ý của hãng sữa ghi trên vỏ hộp. Tuy nhiên, dù uống nhiều hay ít, trẻ dưới 06 tháng cũng không nên uống quá 150ml sữa/lần uống. Đây là lượng sữa thích hợp cho bé tiêu hóa/lần ăn. Bé qua 06 tháng nâng lên 180ml, dần dần đến 12 tháng bé uống được từ 200 – 250ml/lần. Ở giai đoạn này mẹ nên cho bé bú các loại sữa có vị nhạt giống sữa mẹ.

    Bé từ giai đoạn 9-12 tháng, có thể cho ăn dặm thêm nên nhiều món bé ăn, lượng 1000ml nước bé cần hàng ngày là hợp lý. Mẹ nên cho bé uống 700ml sữa + 300ml nước khác bao gồm nước lọc, nước hoa quả, trái cây, sữa chua, váng sữa, nước cháo... Lượng 1000ml là trung bình, có bé ăn ít nhưng hấp thụ tốt, có bé ăn nhiều nhưng hấp thụ kém.

    [​IMG]
    Bé sẽ tự biết bú bao nhiêu thì là đủ. Vì thế, mẹ không nên ép buộc bé phải bú cạn bình (ảnh minh họa)​


    Xin mách mẹ bảng gợi ý lượng sữa bé cần trong mỗi cữ, mỗi ngày tùy theo tháng tuổi​


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]




    Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con
    Chia sẻ trên website Afamily.vn


    Profile:
    Tên mẹ: Trần Ánh Tuyết
    Nghề nghiệp: Kinh doanh
    Tên bé: Nguyễn Hoàng Yến
    Ngày sinh: 9/7/2013
    Tên gọi ở nhà: Yenny

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo nhất dành cho trẻ. Không cần phải nói về lợi ích của sữa mẹ thì ai cũng biết tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bà mẹ bị mất sữa hoặc không có sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều cách để mẹ tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại. Mời các bạn hãy cùng chúng tôi gặp bà mẹ "siêu phàm" khi có một ngân hàng sữa cho con. Hàng ngày chị Ánh Tuyết ( TP HCM) có thể vắt được trung bình 1,5l sữa.

    Ánh Tuyết là một cô nàng cao ráo, xinh xắn, chị bảo quá trình mang bầu, sinh nở đã khiến chị gầy đi nhiều. Chị cao 1m70, trước khi mang bầu chị nặng 75 cân, sau khi sinh con xong chị sụt xuống còn 70 cân.

    [​IMG]
    Gia đình nhỏ ấm áp của chị Ánh Tuyết.​

    Chào Ánh Tuyết, bạn có thể bật mí cho độc giả được biết bí quyết giúp bạn có thể “sản xuất” 1,5 lít sữa/ ngày không?

    Theo mình nghĩ, bà mẹ nào cũng có đủ sữa cho con, và cơ địa chỉ là 1 phần nào đó mà thôi. Có thể do các bà mẹ chưa được hướng dẫn cho con bú đúng cách hay kích thích gọi sữa về.

    Bản thân mình sinh mổ, những ngày đầu sữa về rất chậm, thậm chí không có sữa, bé phải bú thêm sữa ngoài. Tâm lý của mình lúc đó căng thẳng, lo lắng vô cùng. Nhưng sau 1 thời gian kiên trì hút sữa đều đặn hàng ngày thì bây giờ mình đã có đủ sữa cho con và có thể tặng thêm cho 1 số bé khác.

    [​IMG]
    Tủ sữa đáng ghen tị của bé Yenny.​

    Mình rút ra một kinh nghiệm là tinh thần của bà mẹ thật sự quan trọng, tinh thần càng thoải mái bao nhiêu thì sữa sẽ về nhanh, đúng giờ và dồi dào bấy nhiêu. Các mẹ cần phải có niềm tin là mình đủ sữa cho con bú, không nên quá lo âu mà ảnh hưởng đến tinh thần. Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú. Nếu các mẹ căng thẳng, stress, chắc chắn mẹ sẽ mất sữa hoặc sữa về rất ít.

    Nếu thấy bé bú mẹ không hiệu quả, các mẹ có thể đầu tư máy hút sữa về để hút, tốt nhất là máy đôi. Các mẹ hãy hút sữa đều đặn hàng ngày. Lúc đầu thì 2 – 3 giờ vắt 1 lần, từ từ giãn ra 3 – 4 giờ vắt 1 lần. Hiện nay 4 giờ mình mới vắt 1 lần, tổng lượng sữa cả ngày dao động trên dưới 1,5 lít.

    [​IMG]
    Chị Tuyết cho rằng nhiều mẹ thấy ngực mềm, nghĩ là không có sữa nên không vắt, quan niệm đó là sai lầm! Khi đến giờ, dù ngực mềm các mẹ vẫn phải vắt, như thế sữa mới xuống, và tạo thói quen cho sữa về đúng giờ.

    Ngoài việc vắt sữa đều đặn, bạn còn bí quyết gì nữa không?

    Chắc chắn để nguồn sữa dồi dào thì mình không thể thiếu được một thực đơn ăn uống hoàn hảo. Hoàn hảo không có nghĩa là gì cũng ăn, ăn cho hai người. Hoàn hảo ở đây đó là đủ chất, không kiêng khem, vậy mới đảm bảo sức khỏe bản thân và chất lượng sữa được.

    Thêm vào đó, trước khi vắt sữa các mẹ có thể uống 1 ly nước hoặc 1 ly sữa ấm, tắm nước nóng dưới vòi hoa sen để sữa nhanh về hơn, trong khi vắt sữa, các mẹ đừng tập trung vào bình sữa mà hãy thư giãn với một bản nhạc nhẹ yêu thích hoặc xem một chương trình tivi vui nhộn.

    [​IMG]
    Tuyết chia sẻ với chị em rằng nên hút sữa thường xuyên thì sữa mới về đúng giờ.​

    Nhiều mẹ thấy ngực mềm, nghĩ là không có sữa nên không vắt, quan niệm đó là sai lầm! Khi đến giờ, dù ngực mềm các mẹ vẫn phải vắt, như thế sữa mới xuống, và tạo thói quen cho sữa về đúng giờ. Đồng thời các mẹ không nên để ngực căng tức quá lâu, gây nên áp xe và dễ dẫn đến mất sữa dần.

    Mẹ nên ở gần và bế bé nhiều hơn để có thể cho bé bú ít nhất 10 lần trong ngày và cho bú bất kỳ khi nào bé muốn. Bí quyết quan trọng nhất để có nhiều sữa là cho bé ngậm ti mẹ càng nhiều càng tốt. Mẹ cần đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi ngực, hết sữa ở bên này mới chuyển sang bên kia.

    [​IMG]
    Bé Yenny bụ bẫm khi 2 tháng tuổi nhờ sữa mẹ. ​

    3 tháng, bé được 7kg. Đây là kết quả của việc chịu ti mẹ hay sự ép bé ăn của mẹ vậy?

    Mình chưa bao giờ ép con ăn và chắc chắn tương lai mình cũng sẽ cố gắng không ép con trong chuyện này. Mình chỉ cho bé ăn theo nhu cầu (hiện tại, bé ăn có 700ml sữa một ngày), khi bé từ chối mình sẽ hợp tác với con. Nếu bé ngủ say sưa quá 4 tiếng đồng hồ mình mới đánh thức để cho bé ăn sữa. Thời điểm này, mình quan trọng cho bé ngủ sâu, ngủ ngon bởi bé phát triển trí óc và chiều cao trong lúc ngủ.

    Mẹ vắt được trung bình 1,5 lít sữa trong khi một ngày bé chỉ ăn có 700ml, bí quyết để con ăn được sữa chất lượng nhất của Tuyết là gì vậy?

    Theo mình được biết, sữa mẹ khác với sữa bột ở chỗ chất lượng sữa đầu và sữa cuối không giống nhau. Sữa đầu trong, nhiều nước, sữa giữa và cuối dòng đục, nhiều dinh dưỡng. Nếu mẹ có quá nhiều sữa mà con bú không hết thì nên vắt bỏ sữa đầu để tránh việc dạ dày của bé nhỏ, vừa bú đã no thì không thể bú đến sữa cuối. Tuy nhiên, vắt bỏ ra và cất đi để dành sau này nấu bột ăn dặm cho bé. Với mình, giọt sữa nào cũng đáng trân trọng và bảo quản tốt để sử dụng.

    Nhiều sữa như vậy, ngoài việc cho bé ăn, bạn cũng cho các bé khác sữa, việc vắt và bảo quản sữa sẽ vô cùng quan trọng cho sức khỏe của bé, bạn tiến hành việc này ra sao?

    Vắt và bảo quản sữa là hai việc làm mình vô cùng cẩn thận. Đầu tiên là vắt sữa. Trước khi tiến hành làm, mình thường rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng. Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra cũng quan trọng. Mình luôn sử dụng túi bảo quản sữa chuyên dụng cho mỗi lần vắt. Sữa chưa dùng tới mình để ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng. Và mỗi túi sữa được đánh số ngày tháng rõ ràng.

    [​IMG]
    Bé Yenny 2 tháng tuổi được nuôi 100% bằng sữa mẹ​

    Trộm vía tuy nhiều sữa nhưng mình chưa bao giờ bị “dính” tình trạng thừa, hoặc bé giải quyết hoặc bé khác giải quyết giúp. Để tránh tình trạng sữa quá hạn phải đổ đi rất lãng phí, mình đã góp sữa của mình vào "ngân hàng" sữa để giúp đỡ những mẹ có ít sữa cho con bú hoặc những bé sinh non trong bệnh viện.

    Cảm ơn Ánh Tuyết rất nhiều về cuộc nói chuyện vô cùng thú vị này! Chúc Yenny hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi huongxu
    Đang tải...


  2. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con

    Hướng dẫn cho con bú - nuôi con bằng sữa mẹ

    Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

    Dùng sữa mẹ chắc chắn là cách nuôi con tốt nhất. Sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng dành cho sự phát triển của trẻ nhỏ, có đặc tính miễn dịch giúp tránh sự nhiễm bệnh và đương nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ rẻ hơn cũng như tiện lợi hơn cho bé bú bình.

    Nuôi con bằng sữa mẹ cũng đem lại lợi ích về mặt bảo vệ sức khoẻ cho các bà mẹ, đặc biệt chống lại bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh. Với những bà mẹ đã và đang mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, cho con bú làm giảm nguy cơ chuyển sang tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.

    Những lợi ích khác của việc nuôi con bằng sữa mẹ

    Xây dựng mối liên hệ tình cảm giữa mẹ và con
    Sữa mẹ luôn có nhiệt độ thích hợp và không cần chuẩn bị
    Giúp người mẹ nhanh chóng khôi phục trọng lượng trước khi mang thai
    Giúp tử cung nhanh chóng trở về kích thước cũ trước khi mang thai và rút ngắn thời gian chảy máu.
    Sữa mẹ làm giảm khả năng phát triển dị ứng và không dung nạp thức ăn ở trẻ.
    Với một số phụ nữ, cho con bú có vẻ là một quá trình đơn giản diễn ra một cách tự nhiên. Nhưng với số khác thì đây là cả một khó khăn. Như bất kỳ một kỹ năng mới nào, việc này cần có thời gian để để tạo nên sự thuần thục và cảm thấy thoải mái. Tương tự, các em bé cũng cần làm quen với tư thế bú và phối hợp phản xạ giữa việc nuốt sữa và nuốt một cách hiệu quả.

    Những quan niệm chưa đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ

    Cho con bú là một quá trình tự nhiên với tất cả những người mới làm mẹ và các em bé. Nếu quá trình ấy không thể diễn ra tức là có trục trặc gì đó từ một trong hai phía hoặc từ cả hai mẹ con.
    Các bà mẹ "tốt" cho con bú còn các bà mẹ "hư" thì không
    Các bà mẹ cho con bú thường đáng tin cậy và chân thực hơn những bà mẹ cho con bú bình
    Trẻ bú bình thường kém lanh lợi và thông minh hơn trẻ bú mẹ
    Bú mẹ luôn tiện lợi và không gây đau đớn gì
    Trẻ bú mẹ không bao giờ bị "bội thực" và thường ngưng bú khi đã đủ no
    Chỉ những phụ nữ ngực to mới có thể tạo ra sữa
    Những phụ nữ đi làm thì không thể nuôi con bằng sữa mẹ
    Sữa mẹ trông giống sữa bò và nếu chúng có màu sắc nhạt như nước lã, sữa đó sẽ không đạt "chất lượng". (Sữa mẹ có thể có màu hơi xanh hoặc xanh lục và trông có vẻ loãng như nước lã do chất béo nổi lên trên bề mặt của đồ đựng sau một thời gian cất giữ).
    Những ai cho con bú không thể có bầu
    Sự thật về việc cho con bú sữa mẹ
    Có thể mất đến vài tuần để mẹ và bé tìm hiểu, điều chỉnh để việc bú mẹ trở nên thoải mái dễ dàng hơn.
    Đôi khi việc bú mẹ có thể bất tiện, thậm chí gây đau đớn. Các đầu vú trở nên nhạy cảm và đau, ngực cũng đau khi đến giờ cho bú, nhất là vào những tuần đầu tiên.
    Những người cho con bú không biết bé bú được bao nhiêu sau mỗi lần bú. Cần có thời gian để nhận biết được bé đã bú đủ no.
    Biểu hiện bên ngoài không cho thấy dấu hiệu chính xác của lượng sữa được tạo ra
    Sữa mẹ luôn luôn là sự lựa chọn tốt nhất trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. Nhiều bà mẹ kết hợp cho bú sữa mẹ và sữa bột công thức. Nếu sự kết hợp này không có vấn đề gì thì có thể tiếp tục.
    Bé càng bú thì sữa càng lên nhiều. Vì vậy, hãy cho bé bú thường xuyên.
    Không phải phụ nữ nào cũng có thể hoặc muốn cho con bú. Cách nuôi con hoàn toàn tuỳ ở hai vợ chồng. Không ai khác có thể quyết định thay người mẹ cách nuôi con.
    Nuôi con chỉ là một khía cạnh của việc chăm sóc trẻ. Dù quan trọng nhưng không nên để điều này lấn át các vấn đề không kém phần quan trọng khác trong việc chăm sóc trẻ.

    Làm sao biết con bú đủ chưa

    Bé làm ướt hết 6 miếng tã mỗi ngày. Nước tiểu trong chứ không đậm đặc. Nước tiểu vàng đậm hoặc màu cam chứng tỏ bé bú chưa đủ.
    Bé thải ra phân màu như màu mù tạc hoặc vàng và hơi nhão. Trẻ bú mẹ có khuynh hướng đi tiêu nhiều và thường đi khi đang bú. Đó là do việc bú khởi động một phản xạ bên trong bụng bé.
    Nếu bé có vẻ tưoi tỉnh, khoẻ khoắn và vui chơi giữa các lần bú mẹ. Để ý xem miệng bé có ướt, mắt có sáng rỡ và bú có tích cực không.
    Nếu bé nhà bạn tăng 150-200gr/tuần so với trọng lượng lúc mới sinh trong 2 tuần sau khi sinh, đây là dấu hiệu bé đã được bú đủ. Các bé bú mẹ có khuynh hướng tăng cân nhiều trong những tháng đầu đời rồi chững lại vài tuần. Mức tăng trưởng trung bình từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi là 150-200gr/tuần; từ 3 đến 6 tháng tuổi là 100-150gr/tuần và từ 6 đến 12 tháng tuổi là 70-90gr.
    Nếu vòng đầu và chiều cao của bé tăng. Để ý biểu đồ tăng trưởng xem các chỉ số giống như lúc mới sinh hay tăng lên. Việc giảm 1-2 chỉ số trong các nhóm tăng trưởng cho thấy trẻ không phát triển và cần đánh giá lại sức khoẻ.
    Bé có vẻ hồi phục tốt và bạn có thể cảm nhận được các cơ cũng như lớp mỡ dưới da bé. Bé có vẻ lớn nhanh và không còn vừa với các cỡ quần áo số 0 của lúc mới sinh nữa.

    Thông tin chung về việc nuôi con bằng sữa mẹ

    Cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt giúp kích hoạt việc tạo sữa ở người mẹ. Có thể mất 3 ngày hoặc nhiều hơn để người mẹ "có sữa" và mất đến 6 tuần để nguồn sữa mẹ điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ.
    Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên cho bú toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau giai đoạn này, các thực phẩm dạng đặc có thể bổ sung sữa mẹ cho đến khi trẻ 2 tuổi. Về cơ bản, việc bú mẹ có thể kéo dài cho đến khi nào cả hai mẹ con vẫn cảm thấy dễ chịu.
    Việc dự trữ chất sắt của bé có khuynh hướng chậm lại khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và nếu bé chỉ bú sữa mẹ, bé sẽ không đủ khoáng chất quan trọng này. Do đó bột ngũ cốc tãng cường chất sắt luôn là một trong những thực phẩm dạng đặc đầu tiên được khuyến khích sử dụng cho bé.
    Sau khi sinh, một số trẻ mất một thời gian để có thể việc bú mẹ một cách hiệu qủa. Vì vậy không nên cho trẻ làm quen với núm vú giả trong 6 tuần lễ ðầu hoặc cho đến khi có thể cho bé bú được.
    Luật pháp luôn bảo vệ các bà mẹ cho con bú khỏi sự phân biệt đối xử. Nếu bạn phải đi làm lại, không nên xem việc này là lý do để cho bé cai sữa mẹ. Hãy hỏi sếp xem bạn có ðược hưởng chế độ nghỉ cho con bú nào không.
    Việc giúp đỡ các bà mẹ nuôi con bú luôn được cộng đồng hưởng ứng. Hãy kiểm tra với y tá chăm sóc con bạn, bộ phận tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ đa khoa, nhi khoa hoặc hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ để được hỗ trợ.
     
  3. Happy life

    Happy life Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/6/2013
    Bài viết:
    1,484
    Đã được thích:
    147
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con

    Trời ơi phục mẹ này quá....thế này thì nhất bé Yenny rồi còn j
     
  4. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con

    MN này ở trong SG đấy mn ạ. Bí quyết của mn là dùng Máy hút sữa, hút đúng giờ kết hợp cẩ ăn uống nữa. Đúng là phục thật
     
  5. Orchid17

    Orchid17 Thanh long Ba Vì, sạch,.

    Tham gia:
    27/6/2011
    Bài viết:
    2,930
    Đã được thích:
    414
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con

    Ôi phục nhà nàng này quá, 1,5ml/ngày.... quá nhiều luôn
     
  6. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con

    Công nhận đúng ko mn. Mẹ ấy còn tích được cả 1 tủ lạnh sữa rồi góp sữa cho ngân hàng sữa để chuyển cho những bé thiếu sữa mẹ đấy ạ.
    Cơ mà em thấy cách mẹ nó làm cũng khoa học lắm lắm ấy
     
  7. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bí quyết của bà mẹ vắt được cả tủ lạnh sữa cho con

    Protein trong sữa mẹ ngăn chặn lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh



    Các nhà khoa học đã xác định được protein trong sữa mẹ vô hiệu hóa vi-rút gây bệnh AIDS và có thể bảo vệ trẻ em khỏi bị nhiễm HIV. Các chuyên gia nói rằng khám phá này có thể dẫn tới một liệu pháp mới để bảo vệ trẻ sơ sinh mà người mẹ bị nhiễm loại vi-rút này.

    Trong khi đó, hiện tượng viêm nhiễm vi-rút bệnh cúm có thể phức tạp hơn nhiều so với người ta tưởng trước đây. Các nhà khoa học nói rằng tác nhân gây bệnh có vẻ như đã vô hiệu hóa những yếu tố kháng cự đầu tiên của hệ thống miễn nhiễm, tức là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại bệnh tật.

    Câu chuyện Khoa Học và Đời Sống kỳ này đề cập tới các vấn đề vừa kể dựa theo các bài tường thuật của thông tín viên đài VOA Jessica Berman.

    Mổi năm, hằng trăm ngàn trẻ em do các phụ nữ nhiễm HIV sinh ra, bị lây nhiễm loại vi-rút gây bệnh AIDS trong khi người mẹ mang thai hay cho con bú . Các thuốc chống vi-rút cho cả người mẹ lẫn trẻ sơ sinh sử dụng đã giảm bớt đáng kể con số các trường hợp đó.

    Nhưng các chuyên gia nói rằng ngay cả khi không có các loại thuốc chống bệnh AIDS, thì cũng chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm qua việc bú sữa mẹ.

    Bác sĩ Sallie Permar, giáo sư khoa nhi và khoa miễn dịch học tại Trường Đại Học Duke ở Durham, North Carolina nói:

    “Điều thật sự đáng kể là mặc dầu bị phơi nhiễm với loại vi-rut này nhiều lần một ngày trong khoảng thời gian tới hai năm trong đời chúng, nhưng thật sự chỉ có 10 phần trăm các trẻ sơ sinh đó bị nhiễm HIV.”

    Điều đó đã khiến các khoa học gia do bác sĩ Permar lãnh đạo tìm cách xác định một chất trong sữa mẹ đã che trở cho trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm HIV.

    Đoàn khảo cứu này tập trung vào một protein được gọi là Tenacin-C hay TNC. Loại protein này được biết là có can dự vào việc chữa lành vết thương. Nhưng vai trò của nó trong sữa mẹ vẫn là điều kỳ bí. Nhưng khi các nhà khảo cứu để TNC từ sữa của các phụ nữ không bị nhiễm HIV, tiếp xúc với vi-rút thì phân tử này tự gắn vào vi-rut và vô hiệu hóa nó.

    Mặc dầu các thuốc chống vi-rút có công hiệu cao trong việc hạn chế việc truyền nhiễm vi-rut từ mẹ sang con, bác sĩ Permar thấy vai trò của TNC tại những khu vực nghèo tài nguyên, nơi việc điều trị HIV bằng thuốc không có nhiều.

    “Vấn đề là việc có thuốc cũng như là theo dõi. Có những vấn đề về tính độc hại và kháng thuốc của thuốc chống vi-rút. Và như vậy chúng tôi nghĩ là các phương pháp thay thế có thể cần thiết để hoàn toàn loại trừ việc truyền nhiễm vi-rút sang trẻ sơ sinh.”

    Bà Permar gợi ý rằng có thể cho trẻ em uống TNC trước khi bú sữa mẹ để tăng thêm việc bảo vệ trẻ em chống HIV.

    Bài báo mô tả phương cách Tenacin-C chống HIV được đăng trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

    Khi đối đầu với vi-rút bệnh cúm, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể tạo ra các tế bào bạch cầu sản xuất các kháng thể được thiết kế đặc biệt để gắn vào các vi sinh vật và trung hòa chúng, ngừa lây nhiễm. Các tế bào đặc biệt kết nối với vi-rút này cũng giữ lại những ký ức về yếu tố xâm nhập, như vậy hệ thống miễn nhiễm có thể chống lại nó trong tương lai nếu việc phơi nhiễm xảy ra lại.

    Ít nhất, đó là những hiểu biết truyền thống về cơ thể chống lại vi-rút bệnh cúm theo cách nào.

    Các nhà sinh vật học do ông Hidde Ploegh thuộc Viện Khảo Cứu Y Sinh học Whitehead ở Cambridge, Massachusetts, đã khám phá ra phương cách vi-rút bệnh cúm có thể vô hiệu hóa các kháng thể đầu tiên được biết là B cells như thế nào.

    Khảo cứu với những con chuột được sinh sản với điều kiện biến đổi gien di truyền gợi ý rằng loại vi-rut này xâm nhập B cells và gây trở ngại cho việc sản xuất kháng thể, một tiến trình cuối cùng giết chết các tế bào này và là tuyến phòng thủ đầu tiên.

    Ông Ploegh nói rằng, nếu sự thật là như vậy thì tiến trình lây bệnh có thể phức tạp hơn nhiều so với người ta tưởng trước đây.

    “Và như vậy, chúng tôi nghĩ rằng hiện tượng này thực sự cung cấp một cửa ngõ mới về phương cách vi-rút lây nhiễm như thế nào. Sự kiện này cũng hàm ý cách giải thích tại sao một số loại bệnh cúm gây ra các trường hợp tệ hại hơn của chứng bệnh này so với những loại khác.”

    Thông thường, các kháng thể tiền tuyến thường quây quần tại các tế bào phổi để bảo vệ cơ thể chống lại việc phơi nhiễm trong tương lai các vi sinh vật xâm nhập qua hệ thống hô hấp.

    Nhưng loại vi-rut cúm này, đã làm mất khả năng của các kháng thể, có thể tấn công các tế bào phổi gây trở ngại cho khả năng của các kháng thể để nhớ tác nhân gây bệnh và phát động một cuộc tấn công hệ thống miễn nhiễm.

    Ông Hidde Ploegh thuộc Viện Whitehead nói tiếp:

    “Như vậy, sự kiện này gợi ý rằng cuộc chạm trán sơ khởi của loại tế bào bạch cầu mà ta nghĩ là phòng vệ cho chúng ta chống lại vi-rut có thể bị tiêu diệt bởi đợt tiêm nhiễm sơ khởi.”

    Ông Ploegh nói rằng, bằng cách vô hiệu hóa cái gọi là ‘binh sĩ tuyến đầu’, vi-rút bệnh cúm có thêm thời gian để tái tạo và có được chỗ đứng trước khi hệ thống miễn nhiễm có thể huy động đợt phòng thủ thứ nhì.

    Bài báo về phương cách vi-rút cúm gây trở ngại cho đáp ứng miễn nhiễm của cơ thể được đăng trong tạp chí Nature.
     
    Happy life thích bài này.
  8. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Mang thai, sinh con, cho con bú hoàn toàn là những điều thuận theo tự nhiên nhưng tự nhiên luôn chứa đựng những bí ẩn không phải ai cũng biết. Dưới đây là những điều kỳ diệu của sữa mẹ và việc cho con bú mà nhiều người không biết đến.


    1/. Sữa mẹ thay đổi trong từng cữ bú

    Lượng sữa lúc ban đầu bầu vú mẹ tiết ra được gọi là nước sữa, có tác dụng làm dịu cơn khát cho trẻ. Khi trẻ tiếp tục bú, lượng nước sữa này sẽ được thay thế bằng sữa giàu chất béo, protein và năng lượng tăng dần đến cuối cữ bú. Lúc này sữa có chức năng thỏa mãn cơn đói của trẻ. Tuyệt đối không nên đổi bên liên tục trong cùng một cữ bú các mẹ nhé.

    2/. Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết

    Nếu trời nắng nóng cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều nước sữa hơn bình thường để có đủ nước cho bé yêu.

    3/. Mẹ cho con bú cần nhiều nước

    Các chuyên gia về trẻ em cho rằng chị em nên uống một cốc nước lọc đầy trước mỗi lần cho em bé bú. Như vậy vừa kích thích sữa cho con, vừa đảm bảo mẹ không bị khát trong lúc em bé bú sữa mẹ.

    4/. Sữa mẹ thay đổi theo giới tính của bé

    Lượng sữa mẹ khi có bé trai thường nhiều hơn 25% so với lượng sữa mẹ của em bé gái.

    5/. Trẻ sơ sinh có thể nhịn chờ mẹ có sữa

    Khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ vô cùng nhỏ, không lớn hơn một hòn bi ve. Chính vì thế nếu từ 1 đến 5 ngày đầu mà sữa mẹ chưa về, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần 1-2 giọt sữa rớt ra từ bầu sữa mẹ trẻ đã cảm thấy dịu cơn đói và các mẹ có thể cùng con yêu yên tâm chờ sữa mẹ.
    Những giọt sữa đầu này được gọi là colostrum,rất giàu protein và năng lượng, hoàn toàn thích hợp cho em bé. Bé không phải bú một giọt sữa ngoài nào trong lúc chờ sữa mẹ về.

    6/. Sữa mẹ không ai giống ai


    Thậm chí ngay cả sữa của một bà mẹ cũng có sự thay đổi và khác nhau trong ngày. Sữa buổi sáng cũng khác so với sữa buổi chiều hoặc buổi tối.

    7/. Sữa mẹ chỉ đủ cho em bé

    Khi cho con bú, ngực của mẹ sẽ chỉ tiết ra một lượng sữa vừa đủ cho em bé, không hơn và không kém.
     
  9. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Sữa mẹ – Những điều bạn nên biết

    Có thể bạn đã từng làm mẹ, không chỉ một mà những nhiều lần … nhưng có thể vẫn còn rất nhiều điều bạn chưa hiểu hết về lợi ích của dòng sữa mẹ. Hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp các bà mẹ trẻ hiểu rõ hơn lý do tại sao có dòng khẩu hiệu “ Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ” .

    Sữa mẹ - Những điều bạn nên biết
    Không đơn thuần chỉ là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bởi sữa mẹ dễ hấp thu đối với trẻ sơ sinh vốn non yếu về hệ tiêu hóa, việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời còn có các lợi ích khác cho trẻ như : sữa chứa các kháng thể giúp trẻ sơ sinh đề kháng với nhiều bệnh tật , giúp cho sự phát triển trí não của trẻ, hạn chế được việc dị ứng do bú sữa bò và hơn hết đó là gia tăng tình mẫu tử thiêng liêng khi trẻ được mẹ ôm ấp và cho thưởng thức dòng sữa mẹ ngọt ngào.

    Không chỉ tốt cho con trẻ, việc cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh có thể giúp bà mẹ tránh thụ thai mà không cần dùng bất kì biện pháp tránh thai nào khác. Biện pháp tránh thai tự nhiên này khá hiệu quả với tỷ lệ thành công đạt đến 98%.

    Những lợi ích trên không phải bất kì thiếu nữ nào khi bước chân vào cuộc sống gia đình đều có thể hiểu được. Thế nên trong xã hội có rất nhiều bà mẹ trẻ tỏ ra tin dùng các hãng sữa bột danh tiếng cho con mình hơn là tin vào dòng sữa của chính mình. Nguyên nhân là do những shot quảng cáo quá ư hoành tráng đánh thẳng vào tâm lý của các bà mẹ với “Thông Minh Nhất”, “Nuôi Dưỡng Thiên Tài” … khiến họ sẵn sàng đánh đổi bầu sữa quý báu và cho trẻ bú bình.

    Một nguyên nhân nữa cũng được ghi nhận, chủ yếu là tại các thành phố lớn, đó là quan điểm cho rằng việc cho con bú sẽ làm xấu đi bộ ngực của mình và họ không sẵn lòng đánh đổi vóc dáng hình thể của mình. Thậm chí họ cho rằng các phụ nữ phương Tây vẫn thường cho trẻ bú sữa bình vẫn tốt cho trẻ và các bà mẹ vẫn giữ được vóc dáng, thậm chí xem đó là một sự tiến bộ. Đó là một sự biện hộ sai lầm. Theo nghiên cứu điều tra cho thấy, tình hình cho con bú sữa mẹ ở các nước phát triển đang ngày càng tăng trong khi ở các nước đang phát triển lại có xu hướng giảm. Đơn cử như tại Úc, đã có hơn 90% các bà mẹ cho trẻ bú ngay sau khi sinh và 50% tiếp tục cho trẻ bú suốt 6 tháng đầu đời. Nguyên nhân của sự ngộ nhận trên thiết nghĩ chỉ là do công tác thông tin tuyên truyền chưa rộng rãi dẫn đến sự sai lệch trong nhân thức, bên cạnh đó sự bao vây của quảng cáo nhãn hiệu sữa bột cũng góp phần nào cho sự ngộ nhận đó.

    Thông điệp cuối cùng người viết muốn gửi đến những ai sắp làm mẹ và các bà mẹ trẻ là hãy luôn luôn nhớ rằng “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mà không có bất kì loại sữa nhân tạo nào có thể thay thế được”.
     
  10. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Có nên xin sữa mẹ cho trẻ

    Thời gian gần đây, trào lưu xin cho sữa nở rộ. Các bà mẹ đang cho con bú còn lập ra cả những fanpage để tiện việc trao đổi thông tin. Việc xin cho sữa đều xuất phát từ mong muốn để các bé được sử dụng sữa mẹ tự nhiên, tăng sức đề kháng giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc xin sữa từ những bà mẹ không quen biết, không biết rõ họ có mang bệnh tật gì không về cho bé nhà mình sử dụng là rất nguy hiểm.

    [​IMG]

    Có nên xin sữa mẹ cho trẻTrao đổi về vấn đề này, Th.s BS chuyên khoa II Vũ Ngọc Khanh (Khoa phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: “Việc lấy sữa của bà mẹ có sữa thừa cho con mình bú là điều không nên. Vì bản thân bà mẹ muốn xin sữa đó cũng không kiểm soát được và cũng không biết được hết những bệnh tật của bà mẹ cho sữa đang mang trong người”. Về nguy cơ có thể truyền bệnh qua sữa, bác sĩ Khanh nhấn mạnh: “Khi xin sữa của người khác cho con, nếu không hiểu rõ về sức khỏe hoặc trong người cho sữa có bệnh gì thì rất đáng lo. Bởi qua sữa có thể truyền bệnh HIV, viêm gan B, cảm cúm…”

    Theo bác sĩ Khanh, nếu mẹ có sữa thừa thì có thể uống lại vì trong đó có các chất dinh dưỡng. “Sữa là chất dinh dưỡng quý giá, người này dùng chất dinh dưỡng của người kia khi xin sữa như thế thì việc cho sữa như thế có nên không”, bác sĩ Khanh đặt ra câu hỏi.

    Cũng theo một số bác sĩ khác, việc nhiều sữa hay ít sữa còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. “Có những phụ nữ sinh con xong sữa có rất ít dù dùng các biện pháp khác nhau”.

    Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về món ăn làm mất sữa hay làm giảm bớt lượng sữa của người mẹ. Hầu hết các thực phẩm gây mất sữa là do kinh nghiệm của các mẹ truyền lại. Ngoài ra, việc điều trị các loại thuốc kháng sinh sau sinh hoặc dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú.

    Để tăng lượng sữa cho mẹ, có thể ăn chân giò hầm với đu đủ, ăn móng giò heo, ăn cà rốt và khoai tây, củ dền. Các bà mẹ nên chia sẻ việc nhà và chăm bé với người thân trong thời kỳ ở cữ, tránh stress để không ảnh hưởng tới lượng sữa.

    Với người có thừa sữa thì có thể bảo quản đông lạnh, có thể dùng cho mẹ hoặc đứa lớn hơn uống. Khi đóng túi cần ghi rõ ngày tháng, thời gian bảo quản. Vắt sữa không nên đầy quá sẽ làm bịch sữa bung ra. Khi bảo quản thì mua túi trữ sữa chuyên dụng hoặc túi có khóa.

    Để không bị tắc tia sữa, phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.
     
  11. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    So sánh sữa mẹ và sữa công thức

    Nhiều bà mẹ không thể cho con bú sữa mẹ do nhiều lý do nên trẻ được cho dùng sữa công thức. Sữa công thức được quảng cáo là có rất nhiều chất bổ cho bé, giúp tăng cân, tăng chiều cao, tăng sức đề kháng nhưng liệu sữa công thức có thật sự tốt như quảng cáo, trẻ dùng sữa công thức với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn có gì khác biệt hay không?

    [​IMG]

    Khả năng tăng sức đề kháng cho trẻ

    Sữa mẹ là thực phẩm duy nhất cung cấp các chất giúp cơ thể bé tăng cường sức đề kháng, chống lại virus (vi khuẩn) gây bệnh. Các nhà khoa học đã phân tích sữa mẹ và sữa công thức và đi đến kết luận những chất tăng sức đề kháng có trong sữa mẹ không được tìm thấy trong sữa hộp. Ngay ở cả những loại sữa công thức được quảng cáo là có chứa chất đề kháng cho cơ thể bé thì chúng cũng không thể nào có chất lượng bằng chất đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ.

    Lượng nước cung cấp cho trẻ

    Trong 3 tháng đầu tiên trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn mà không cần đến bất cứ một loại thức ăn, nước uống bổ sung nào khác kể cả nước lọc (Nếu sữa mẹ đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ). Lượng nước có trong sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và nước uống mà trẻ cần cho sự phát triển của mình. Trong khi đó lượng nước mà sữa công thức cung cấp cho trẻ lại không giống nhau. Mỗi một nhãn hiệu sữa lại có cách pha chế khác nhau dẫn đến khó xác định được nhu cầu của bé đã được đáp ứng hay chưa.

    Chất béo

    Sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp chất béo cho trẻ tốt hơn sữa công thức rất nhiều. Chất béo có trong sữa mẹ cũng là loại chất béo mà trẻ dễ hấp thu. Còn những thành phần chất béo có trong sữa công thức là những dạng chất béo nhân tạo khác với sữa mẹ nên bé khó hấp thu hơn.

    Protein

    Điều kỳ diệu của tạo hóa là sữa mẹ luôn cũng cấp cho trẻ tất cả những gì mà trẻ cần. Lượng protein có trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu, đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ lại hoàn toàn phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của bé. Trong khi đó lượng protein trong sữa công thức lại có thể nhiều gấp đôi lượng protein có trong sữa mẹ.

    Vitamin và khoáng chất

    Nếu người mẹ chú ý ăn uống và đa dạng thì bé sẽ hấp thu được lượng vitamin và khoáng chất cần thiết qua sữa mẹ, ít nhất cho đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Còn với sữa công thức thì tùy từng nhãn sữa và lượng sữa mà bé tiêu thụ mà số lượng vitamin và khoáng chất khác nhau. Có lúc nhiều hơn, có lúc lại ít hơn nhu cầu của cơ thể.

    Carbonhydrate

    Sữa mẹ chứa lượng carbonhydrate cao hơn sữa hộp. Đây được coi là nguồn năng lượng chính trong quá trình phát triển của bé. Lượng carbonhydrate có trong sữa ông thức (hoặc sữa bò) thường ít hơn trong sữa mẹ. Có một lưu ý từ các bác sĩ chuyên khoa nhi là những bé dưới 1 tuổi không được uống sữa bò kể cả sữa tươi hay sữa đóng hộp vì hệ tiêu hóa non nớt của bé không có khả năng tiêu hóa các chất có trong sữa bò.
     
  12. Happy life

    Happy life Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/6/2013
    Bài viết:
    1,484
    Đã được thích:
    147
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Protein có trong sữa mẹ giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV cho bé..........

    Nếu đã ngừa được cả HIV thì những virut khác chắc chắn là sẽ diệt sạch sành sanh, sữa mẹ đúng là number one ^^!
     
  13. mecubi14

    mecubi14 v**r,zalo 0903290063

    Tham gia:
    17/10/2011
    Bài viết:
    18,771
    Đã được thích:
    3,114
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Protein có trong sữa mẹ giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV cho bé..........

    được nhiều sữa như mẹ này thì con khỏi cần ăn sữa ngoài ,sữa mẹ vẫn là chuẩn nhất
     
  14. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Protein có trong sữa mẹ giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV cho bé..........

    Sữa mẹ là chuẩn nhất các mẹ nhỉ. Sau này có em bé phải cố gắng có được tủ sữa bằng nửa mẹ này, như thế ko lo con thiếu chất. Mà cũng cho con ú 1 năm đầu luôn phải không các mẹ

     
  15. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Protein có trong sữa mẹ giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV cho bé..........

    31 tác dụng “thần tiên” của sữa mẹ

    Sữa mẹ có những tác dụng cực hấp dẫn trong việc thay thế thuốc, thực phẩm hay mỹ phẩm.
    Những kiêng kỵ và kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ bổ ích sẽ được cập nhật thường xuyên trên mục Làm mẹ. Mời các bạn đón đọc!

    Sữa mẹ ngày nay không còn chỉ đơn thuần là để cho trẻ sơ sinh ăn. Theo như tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà khoa học và đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, sữa mẹ thậm chí còn có thể thay thế mỹ phẩm hay thuốc rất công hiệu. Phải thừa nhận rằng, sữa mẹ quả là một siêu thực phẩm “hiếm có khó tìm” mà không loại sữa nào có thể thay thế được.

    Xin tặng mẹ danh sách 31 tác dụng cực bất ngờ của sữa mẹ

    Thuốc cho trẻ

    1. Trị hăm cho bé: Tốt hơn bất cứ một loại kem hăm hay phấn rôm nào, mẹ chỉ cần bôi sữa mẹ vào vết hăm trên mông bé, để khô tự nhiên và chờ vết hăm đỏ biến mất.

    2. Ngăn ngừa vết hăm: Nếu trẻ thường xuyên bị hăm ở một vị trí nhất đinh. Mẹ có thể phòng tránh trước việc hăm tã của con bằng càng đổ một ít sữa mẹ lên khu vực trẻ dễ bị hăm ở tã bỉm trước khi mặc cho bé.

    3. Trị mụn và chàm sữa ở trẻ nhỏ: Massage sữa mẹ hàng ngày lên vùng da bị mụn của trẻ sẽ khiến những nốt mụn “đáng ghét” nhanh chóng tiêu biến.

    4. Trị “cứt trâu” ở đầu: Ngày nay, hiếm trẻ bị bệnh “cứt trâu” ở đầu như ngày xưa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, mẹ có thể xoa sữa mẹ lên đầu bé cũng sẽ giúp bong những mảng vảy bám nhanh chóng.

    5. Đem tặng những trẻ khác: Sữa mẹ không chỉ để nuôi con mình. Trên thế giới, người ta đã lập ra rất nhiều những ngân hàng sữa mẹ sạch để quyên góp và đem tặng như thuốc cho những em bé không may mồ côi mẹ hoặc mẹ mất sữa. Ở Việt Nam, phong trào trữ sữa và cho sữa mẹ cũng đang khá phổ biến. Tuy nhiên nguồn sữa và chất lượng sữa mới chỉ dừng ở mức tin tưởng nhau.

    6. Giảm đau: Các endorphin trong sữa mẹ thực sự có thể làm giảm cảm giác đau của bé. Vì vậy, mẹ hãy cho con bú bất cứ khi nào bé bị đau hay khó chịu trong người.

    7. Chữa bệnh nhiễm trùng tai: Tiến sĩ Mecola thuộc Trung tâm nghiên cứu Nam California cho biết, chỉ cần vài giọt sữa mẹ nhỏ vào ống tai trẻ trong vòng từ 24-48 giờ sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh nhiễm trùng tai. Cách làm này an toàn và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

    8. Ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ: Vì hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, các kháng thể có trong sữa mẹ sẽ là liều thuốc quí giá giúp bảo vệ bé khỏi cách bệnh truyền nhiễm thông thường. Danh sách bệnh bao gồm: nhiễm trùng tai, các bệnh về đường hô hấp dị ứng, rối loạn đường ruột, cảm lạnh, virus, tụ cầu khuẩn , nhiễm khuẩn ecoli, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp chưa thành niên, ung thư ở trẻ em, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn salmonella, Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh …


    9. “Thuốc” giúp trẻ ngủ ngon: Các chất Nucleotides trong sữa mẹ thực sự giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

    10. Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn cũng rất tốt nếu mẹ bảo quản được sạch và xịt theo dạng phun sương vào mũi trẻ.

    11. Dùng thay thuốc nhỏ mắt cho trẻ: Tuy chưa có nghiên cứu về tác dụng thật sự của sữa mẹ khi nhỏ vào mắt trẻ nhưng rất nhiều kinh nghiệm dân gian và phản hồi từ các chị em đã từng áp dụng cho thấy: Nhỏ sữa mẹ, nhất là sữa non vào mắt trẻ cũng giúp mắt bé sáng hơn, hết gèn mắt. Trong các nghiên cứu về tắc tuyến lệ của các chuyên gia nước ngoài, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy sữa mẹ có phần nào lợi đối với mắt trẻ.

    12. Hạ sốt: Trẻ bị sốt rất cần được cung cấp đủ nước liên tục cơ thể. Hãy cho bé bú nhiều hơn khi con sốt. Sữa mẹ sẽ giúp hạ nhiệt và cung cấp kháng thể cho trẻ.

    13. Giảm vết cắn, đốt của côn trùng: Bôi sữa mẹ vào vết sưng đỏ do muỗi đốt trên tay bé thực sự có tác dụng rất tốt. Các vệt muỗi đốt sẽ lặn đi nhanh chóng mà không để lại sẹo hay vết thâm cho bé

    31 tác dụng “thần tiên” của sữa mẹ - 1
    Sữa mẹ có nhiều tác dụng khiến mẹ "ngã ngửa" (ảnh minh họa)

    Thuốc cho người lớn

    14. Chữa nứt núm ti, nứt cổ gà: Đối với mẹ cho con bú bị đau, nứt núm ti, sữa mẹ thực sự có tác dụng làm lành nhanh chóng và giúp giảm bớt cơn đau buốt cực khó chịu của mẹ.

    15. Ngăn ngừa bệnh tật: Phụ nữ cho con bú sẽ giảm thiểu ngua cơ mắc các bệnh ung thư vú và buồng trứng, viêm loét đại tràng, thiếu máu, lạc nội mạc tử cung …

    16. Thuốc an thần cho mẹ: Các nội tiết tố sản sinh trong tuyến vú trong khi cho con bú cũng giúp giảm huyết áp người mẹ, giúp chị em trở nên bình tâm hơn và dễ ngủ hơn.

    17. Đau họng: Xúc miệng bằng sữa mẹ cũng giúp chống lại bệnh viêm họng.

    18. Kiểm soát sinh: Vô kinh khi cho con bú là hiện tượng vô kinh tự nhiên xảy ra khi người mẹ cho con bú hoàn toàn. Nói cách khác, tuy không phải là phương pháp tránh thai an toàn tuyệt đối nhưng cho con bú thực sự giúp mẹ kiểm soát việc sinh sản và giãn khoảng cách giữa các con.

    19. Chữa bỏng hay cháy nắng: Xoa sữa mẹ lên vùng da bị bỏng, cháy nắng cũng giúp giảm đau xót và nhanh lành da.

    20. Chữa bệnh ung thư: Các nhà khoa học đã tìm thấy trong sữa mẹ thành phần giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư được cho uống sữa mẹ hàng ngày có khả năng khỏi bệnh cao hơn và nhanh hơn.

    Làm mỹ phẩm

    21. Sữa rửa mặt trị mụn hiệu quả: Dùng hỗn hợp sữa mẹ và dầu dừa trên một miếng bông mút và rửa mặt hàng ngày giúp xóa được mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và cả người lớn.

    22. Xà phòng: Sữa mẹ được coi như một thành phần lý tưởng để sản xuất xà phòng vì nó chứa nhiều các axit amin, vitamin A, các protein cần thiết để dưỡng da. Sữa mẹ cũng rất giàu axit lactic giúp làm sạch và mềm da.

    23. Nước tẩy trang: Nhỏ sữa mẹ vào một miếng bông mút cũng giúp xóa sạch lớp trang điểm trên gương mặt.

    24. Dưỡng mắt: Nếu nhà bỗng dưng hết kem dưỡng mắt và dưa chuột đặp mắt thì mẹ có thể dùng sữa mẹ thay thế. Đắp hai miếng bông lạnh sữa mẹ lên mắt cùng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng mắt bị sưng hay thâm quầng.

    25. Làm ẩm đôi môi nứt nẻ: Mùa đông đến khiến nhiều chị em ‘kêu trời’ vì môi nứt nẻ. Hãy thoa nhẹ một chút sữa mẹ lên môi. Sữa mẹ có tác dụng làm mềm môi, dưỡng ẩm môi rất tốt.

    26. Kem dưỡng da: Xin mách mẹ một công thức đắp mặt cực kì độc đáo và hiệu quả: Hỗn hợp sữa mẹ + yến mạch + mật ong sẽ giúp làm mềm và trắng da rất tốt. Mẹ cũng có thể dùng sữa mẹ để massage mặt và da cho em bé.

    31 tác dụng “thần tiên” của sữa mẹ - 2
    Sữa mẹ dùng làm mỹ phẩm vừa tốt lại an toàn (ảnh minh họa)

    Thực phẩm

    27. Sữa chua: sữa chua làm từ sữa mẹ sẽ rất ngon và hấp dẫn. Mẹ có thể thử công thức này.

    28. Váng sữa: để đông sữa mẹ và hớt phần váng đặc bên trên, cho bé ăn cùng kem tươi (whipping cream) cũng rất ngon. Mẹ có thể tham khảo công thức này.

    29. Pho mát: Mẹ hoàn toàn có thể làm chua sữa và đóng bánh lấy pho mát tươi từ sữa mẹ. Công thức làm mẹ có thể tham khảo tại đây.

    30. Trái cây trộn: Xắt nhỏ, nghiền mềm lại loại quả bơ, chuối, xoài hay dưa hấu trộn cùng sữa mẹ sẽ là món ngon tuyệt vời cho bé.

    31. Hòa loãng đồ ăn cho bé: Nếu mẹ đang chuẩn bị món khoai tây nghiền hay cà rốt nghiền cho bé ăn dặm mà quá đặc. Đừng đổ nước. Hãy hóa vào hỗn hợp một ít sữa mẹ.
     
  16. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng
    Cần nhiều hơn một chút năng lượng từ một chế độ ăn uống cân bằng.
    Vì khi bạn cho bé bú, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể bạn cần nhiều hơn để giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bé sẽ nhận được thông qua sữa mẹ.
    Năng lượng:
    Bạn nên cung cấp thêm 500 Kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu thông thường. Nguồn năng lượng này sẽ giúp bạn sản xuất 750ml sữa mẹ mỗi ngày cho bé.
    Protein :
    Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình mang thai và cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam:
    + Thời gian mang thai (6 tháng cuối)> 15g/ ngày.
    + Thời gian cho con bú (6 tháng đầu khi cho con bú) > 28g/ngày
    Chất béo:
    Lượng chất béo ăn vào không được khuyến cáo tăng trong thời gian cho con bú, ngoại trừ các axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi (LC_PUFAs) như DHA, ARA. Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé.
    Vitamin và khoáng chất:
    Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết trong thời gian cho con bú, bạn nên ăn thêm trái cây và rau củ trong thời gian này để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bé.
     
  17. ngocbich125

    ngocbich125 Massage bà bầu-0916015199

    Tham gia:
    11/1/2013
    Bài viết:
    1,120
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Mẹ này nhiều bài viết hay quá.........................
     
  18. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Điều kỳ diệu từ SỮA MẸ - Mẹ nên ăn gì đẻ có nhiều sữa cho con

    Mỗi lần đọc thấy có bài hay là lại coppy lại chị ạ. Chia sẻ thông tin cùng các chị em nuôi con bằng sữa mẹ
     
  19. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Trẻ bú mẹ có chỉ số IQ cao hơn

    Với lý do tương tự như kết luận trẻ bú mẹ có địa vị cao hơn trong xã hội, DHA trong sữa mẹ cùng nhiều nguồn vitamin và năng lượng dồi dào khác từ bầu sữa đã góp phần phát triển não bộ của trẻ và các bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn so với những em bé được nuôi bộ. Chưa kể nếu càng cho con bú lâu thì chỉ số này lại càng tăng. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA Peaditrics ngày 29/7 đã nêu rõ, trẻ đươc bú mẹ trong năm đầu đời có chỉ số cao hơn 4 điểm so với những em bé khác. Các em bé này có khả năng tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn lúc 3 tuổi và khả năng hiểu biết bằng lời và không lời tốt hơn khi lên 7 tuổi. Chính kết quả của những cuộc nghiên cứu này đã ủng hộ khuyến cáo của quốc tế về việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục kéo dài đến ít nhất 1 năm.
     
  20. huongxu

    huongxu LH: 093.220.6890

    Tham gia:
    30/4/2013
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những điều chưa biết về sữa mẹ

    Sữa non - Sữa đầu tiên của mẹ
    Ngay khi trẻ được sinh ra, và trong vòng ba đến bốn ngày sau đó, bầu vú của người mẹ sẽ sản sinh ra sữa non. Sữa non thường đặc hơn sữa mẹ bình thường và luôn chứa đầy các dưỡng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Dòng sữa non thường chậm, giúp trẻ sơ sinh tập bú, nuốt và thở cùng lúc dễ dàng hơn. Tới ngày thứ năm, trẻ hầu như sẽ làm chủ được nhịp bú mẹ và nguồn sữa mẹ sẽ tăng lên để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của trẻ.
     

Chia sẻ trang này