Toàn Quốc: Doanh Nghiệp Bạn Nên Có Một Cco Không?

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 27/3/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    Điều gì có thể khiến thương hiệu sản phẩm theo thời gian tự động “bật định vị” nơi con tim khách hàng? Chiêu thức kinh doanh nào đủ mãnh lực khiến người tiêu dùng quyến luyến sản phẩm mang logo công ty bạn?

    Câu trả lời nằm ở ba chữ CCO – cụm từ viết tắt của Chief Customer Officer, chỉ chức danh Giám đốc kinh doanh hay Giám đốc khách hàng hoặc Giám đốc bán hàng. Dường như cơn khát nhân tài CCO chưa bao giờ hết “hot” trong việc giữ chân khách hàng đến với thương hiệu của doanh nghiệp.

    Vậy lý do để doanh nghiệp không ngừng “săn lùng” nhân sự cấp cao vị trí CCO là gì? Bạn đọc hãy cùng HRchannels tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất nhé.

    1. CCO - kẻ đeo bám dai dẳng
    Khách hàng tiềm năng có thể xuất hiện ở bất cứ khoảnh khắc nào trên “đường đua” không mệt mỏi của bất cứ nhân sự trong ngành Marketing nào, đặc biệt với những Giám đốc kinh doanh.

    Triết lý kinh doanh “Ai là người sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua khách hàng, người đó sẽ dành chiến thắng”.

    Chính vì vậy, Giám đốc khách hàng là những “kẻ đi săn” kiên định trên hành trình “làm vui lòng khách đến, làm vừa lòng khách đi”. Hơn ai hết, các CCO hiểu chỉ cần họ bỏ lỡ một cuộc gọi, một tin nhắn hay thậm chí một comment trên mạng xã hội thì thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng “bay màu” trong trái tim người tiêu dùng bởi họ hoàn toàn có quyền chọn nhà cung cấp dịch vụ.

    [​IMG]

    2. Lôi kéo khách hàng – chủ thể đồng sáng tạo
    Thực tế khách hàng thích tương tác với nhãn hiệu họ yêu thích.

    Xu hướng cá nhân hóa dữ liệu người dùng và trình tùy biến giúp các mặt hàng đến gần hơn với người dùng và tiệm cận tối đa đến từng nhu cầu, từng sở thích của họ. Ví dụ như việc chọn các topping và hương vị cho một cốc trà sữa của bạn vậy. Đó có phải là cốc trà sữa tốt nhất hay không thì còn phải phụ thuộc vào khẩu vị của người thưởng thức nó phải không?

    Nhận thức được điều này, Giám đốc khách hàng đã và đang kiến tạo và phát triển mô hình kinh doanh, các kênh phân phối và đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, mỗi khách hàng lại có thể tự tạo ra sản phẩm mình ưng ý vừa vừa “túi tiền” của mình.

    Ngoài ra, các CCO còn xây dựng các kênh trực tuyến như trang web và mạng xã hội nhằm hỗ trợ khách hàng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo. Ở môi trường này, họ đã không còn “đơn thương độc mã” trong việc đặt vấn đề nhằm kêu gọi các sáng kiến kinh doanh giải quyết các thắc mắc khi sử dụng một sản phẩm. Trái ngược lại, họ đã nhận được sự hỗ trợ của cả cộng đồng, những người “chung chí hướng” hay thậm chí là những chuyên gia thâm niên kinh nghiệm.

    Vì sao bằng cách này, khách hàng lại tham gia vào quá trình đồng sáng tạo? Như bạn thấy đấy, song song với việc trực tiếp tiếp nhận và xử lý những phản hồi hay câu hỏi của khách hàng, CCO đã đã gián tiếp hiểu những kỳ vọng và vấn đề người tiêu dùng gặp phải qua một diễn đàn trực tuyến với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều thành viên khác nhau.

    Triết lý kinh doanh lấy mong muốn, nguyện vọng, thói quen mua sắm của khách hàng giúp giám đốc kinh doanh phát triển sản phẩm.

    [​IMG]

    3. CCO – người trao truyền giá trị
    Chẳng ai có thể ngờ những người ngày ngày lặng thầm đón lấy những giọt hạnh phúc từ nụ cười rạng rỡ trên môi khách hàng mỗi lần ghé cửa hàng hay lặng lẽ “nuốt nước mắt vào trong”, thấm thía nỗi đắng cay của nghề “làm dâu trăm họ” lại chính là những nhân viên kinh doanh.

    Cũng chẳng ai có thể phủ nhận rằng, Giám đốc kinh doanh đã đi qua con đường đầy chông gai và chẳng ít những mưa nắng của nhân viên bán hàng nên hơn ai hết giám đốc kinh doanh hiểu điều gì khiến cuộc sống của họ trở nên có ý nghĩa mỗi ngày.

    Điều đó hoàn toàn nằm ở hai từ “hạnh phúc” và “giá trị”.

    Một trong những sứ mệnh vĩ đại của giám đốc khách hàng là đào tạo các thế hệ nhân viên kinh doanh và truyền cho các hậu bối tình yêu nghề vô bờ bến cùng nhận thức sâu sắc về các giá trị vô giá họ trao đi cho người tiêu dùng.

    Bởi chỉ có tình yêu và niềm đam mê với công việc của một “quan hệ khách hàng”, nhân viên kinh doanh mới chủ động nâng cao kiến thức và mài sắc kỹ năng chiếm được cảm tình của khách hàng, thứ được coi là thước đo của giá trị thương hiệu.

    Nói cách khác, vai trò leader của CCO vô cùng to lớn trong việc định hướng tư duy của những người trợ lý kinh doanh và gieo mầm xanh trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân, thứ được coi là đóa hoa vô thường mạnh mẽ vươn mình vượt lên trên những gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” thường ngày.

    Con người là vốn quý của doanh nghiệp. Đó chính là lý do vì sao CCO là “viên ngọc quý” của doanh nghiệp, người thầy lặng lẽ trao truyền giá trị kinh doanh tới các hậu bối của mình.

    [​IMG]

    >> Có thể bạn chưa biết: CCO là gì? Làm thế nào để trở thành một CCO?

    4. CCO – xây dựng thành công chân dung khách hàng
    Thời kỳ hàng hóa xuất hiện tràn lan trên thị trường đã trao tay khách hàng vô vàn lựa chọn. Điều khiến khách hàng đến với bạn đó chính là cảm tình, là niềm tin về chữ “tín”, về hai chữ “chất lượng”.

    Nhiệm vụ của CCO là tiến hành chiến dịch phân tích các thông tin, dữ liệu liên quan đến khách hàng – đối tượng trung tâm trong hoạt động mua sắm như độ tuổi, khu vực sinh sống, tình trạng kết hôn, ngành nghề kiếm sống, khả năng tài chính, thói quen, sở thích mua sắm, có nhu cầu về sản phẩm ở hiện tại hay tương lai hay không,...

    Đó chính là chính sách follow khách hàng hiệu quả bởi bất cứ ai trong danh sách cũng có thể là khách hàng tiềm năng cho bất cứ chiến dịch sản phẩm nào của doanh nghiệp.

    Bạn biết không, người đủ quyền năng biến những điều này thành kỳ tích không ai khác ngoài Giám đốc khách hàng. CCO hay Giám đốc kinh doanh là người có phông nền kiến thức dày dạn về quản trị kinh doanh, kinh tế - tài chính,... Đồng thời, họ còn là những người có đam mê nóng bỏng với những dữ liệu và không ngừng tư duy sáng tạo.

    Chưa kể rằng, dựa trên số liệu khảo sát thị trường, giám đốc tài chính (CCO) dễ dàng phối hợp với Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Giám đốc sản xuất cùng giám đốc Marketing để cho ra đời các phiên bản cập nhật nhiều tính năng ưu việt nhất, có lợi nhất cho người tiêu dùng, thân thiện với môi trường và giá thành phải chăng nhất.

    Hiện nay, sau khi thất bại trong việc “níu chân” khách hàng, doanh nghiệp mới nhận ra vai trò đặt khách hàng là trung tâm và bắt đầu công cuộc “săn lùng” Giám đốc kinh doanh – người trợ thủ đắc lực trong việc hoạch định, giám sát và đánh giá kết quả của các dự án kinh doanh.

    5. CCO nói không với mô hình kinh doanh lỗi thời
    Mục tiêu của bất cứ kế hoạch kinh doanh nào cũng nhằm tối đa hóa giá trị vòng đời khách hàng.

    Nhiều doanh nghiệp đã thất bại ngay từ khi triển khai các chiến lược kinh doanh lỗi thời. Cụ thể, họ đã đi ngược lại chu trình của “phễu bán hàng” thông minh. Nghĩa là, doanh nghiệp cứ thỏa sức tung ra sản phẩm và sau đó “nhọc công” tiếp thị, gây phản cảm hoặc thừa thãi với những người chẳng mảy may quan tâm.

    Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đã tước đi quyền được tìm hiểu thông tin của người tiêu dùng, khiến vai trò “đồng sáng tạo” của họ trở nên mờ nhạt. Đó là lúc doanh nghiệp cần “thay máu” chiến lược kinh doanh mà “cha đẻ” của các kế hoạch này lại chính là các CCO – Giám đốc khách hàng đó.

    Trên đây là lý giải chi tiết của HRchannels về lý do doanh nghiệp cần có một CCO- Giám đốc kinh doanh/ Giám đốc bán hàng/ Giám đốc khách hàng. Hi vọng thông tin trong bài viết mà HRchannels đã giúp bạn đọc nhận diện chân dung của một CCO, vai trò và các giá trị họ trao gửi đến khách hàng bằng cả tâm huyết của mình.

    [​IMG]

    Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào cần HRchannels giải đáp, hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.

    HRChannels - Headhunter Great Solution. Great People!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này