Viết bởi: Ls Trần Vũ Hải Vừa sáng 13/10, ngày doanh nhân Việt, một thân chủ cũ của tôi, cũng là một doanh nhân từng có tiếng gọi điện thoại. Ông nói " luật sư ơi, doanh nghiệp chết hoặc ngoắc ngoải hết rồi, trừ mấy ông bà trong những nhóm lợi ích với các quan chức " . Tôi nói lại " mấy ông bà đó cũng không sướng đâu, như cá nằm trên thớt thôi ". Nhân ngày này tôi xin đăng lại bài đã viết năm ngoái, vẫn còn giá trị đôi chút. Doanh nhân Việt bao giờ hết nô lệ các loại " ông anh"? Sắp đến ngày Doanh nhân Việt nam, xin bàn đôi chút về giới này. Có thể nói từ khi Việt nam chấp nhận kinh tế thị trường cho đến nay, chưa bao giờ tinh thần của các doanh nhân xuống như hiện nay. Phần lớn doanh nhân mà tôi quen biết đã rơi vào khó khăn, kể cả những người từng được coi là đại gia. Trước đây, giới doanh nhân được xếp vào giới tư sản để phân biệt với giới vô sản, giới không có gì. Nay nhiều doanh nhân thậm chí không được xếp vào giới vô sản, vì tổng tài sản thực sự là âm, nợ chồng chất. Có người đã gục ngã, lao tù và chỉ có rất ít gắng dậy để tiếp tục kinh doanh. Chưa thấy một lớp trẻ doanh nhân thay thế. Trước đây, phong trào khởi nghiệp đã thu hút khá nhiều các bạn trẻ. Nay ít thấy các bạn trẻ có tinh thần khởi nghiệp kinh doanh. Chỉ thấy những cuộc chạy đua vào công chức, viên chức. Như để thi vào công chức thuế Hà nội mới chỉ nộp hồ sơ đã thấy tình cảnh chen lấn kinh khủng. Tại sao tình cảnh doanh nhân Việt lại thảm hại vậy. Có nhiều nguyên nhân. Tôi xin nêu đây vài nguyên nhân : 1. Các doanh nhân Việt chưa tôn trọng luật. Các phi vụ làm ăn kể cả hàng tỷ đến ngàn tỷ, các doanh nhân không cần đến luật sư chuyên nghiệp, tuỳ hứng soạn hợp đồng với nhau hoặc cóp nhặt ở đâu đó để thành văn bản thoả thuận. Tuy nhiên, những văn bản thoả thuận này thường không lường hết những tình huống và dự trù cách giải quyết. Nên khi có sự cố phát sinh, các bên cố đổ lỗi cho nhau và khó có phương thức giải quyết thích hợp, thường dẫn đến đổ vỡ. Ngay khi có mâu thuẫn, không có thói quen dùng luật sư chuyên nghiệp để đàm phán giải quyết, mà thích dùng các thế lực khác để đấu nhau, thậm chí tìm cách dìm đối tác cũ, thực ra là kéo nhau cùng chêt. 2. Doanh nhân vẫn nghĩ rằng phải dựa vào những ô nào đó mới có cơ hội hoặc khi có sự cố sẽ được che chở. Đây là sai lầm chết người, vì các loại ô ở Việt nam chỉ thích ăn chia ngay và không thích nhận trách nhiệm. Bất kể việc gì cũng ăn, kể cả khi bạn thịnh lẫn khi bạn suy. Cuối cùng doanh nhân chỉ là nô lệ cho những ô này cho đến khi tàn sức lực. Tôi biết có nữ doanh nhân chỉ có vài chục tỷ, đầu tư vào một dự án bất động sản có vốn tới nghìn tỷ. Đến khi phê duyêt dự án hết vốn hàng chục tỷ. Làm tiếp chỉ còn vốn vay mượn, nhưng vẫn chưa nhận được đủ đất vì các hộ dân giận giữ, không chấp nhận giao đất với giá chỉ bằng 30% thị trường. Chắc đến nhiều năm nữa cũng không có đất sạch, nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, chỉ còn biết xoay vốn để đảo nợ. Chắc chỉ năm sau thôi, nữ doanh nhân này sẽ ngã gục vì nợ nần. Nhưng họ vẫn không hiểu phải đàm phán với dân mua theo giá sát thị trường, thậm chí cao hơn mới nhanh chóng có đất sạch. Họ vẫn mong chờ vào những "ông anh". Một "ông anh" nổi tiếng đã chết. Một "ông anh" khác vẫn hứa hẹn, nhưng năm sau sẽ về hưu. Tiền biết ơn các "ông anh" thế nào, thật khó biết. Khi nào doanh nhân Việt mới gượng dậy? Chỉ khi họ biết cách tôn trọng luật chơi và biết cách sử dụng luật sư chuyên nghiệp thay vì làm nô lệ cho các loại "ông anh"? Lưu ý thêm cho bài viết trên 1/ tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ đã được khơi dậy đôi chút, hy vọng sẽ khá hơn trong thời gian tới 2/ nữ doanh nhân tôi nói trong bài đã gục ngã, rất đáng tiếc. Nguồn: Fb ls Trần Vũ Hải
Phải định nghĩa lại doanh nhân thôi. Không biết có nên gọi những người mua bán BĐS, khai thác tài nguyên.... sống được phần lớn là nhờ ô dù thì có nên được gọi là doanh nhân hay ko? Không phải cứ mở doanh nghiệp thì được gọi là doanh nhân.
Những cán bộ nhà nước họ mua bằng, mua chức, bán dấu, bán chữ ký chẳng phải họ cũng là doanh nhân sao bác?
Yeah, theo mình tất cả những ai KHÔNG tạo ra giá trị, làm cho cuộc sống của xã hội tốt lên (chứ ko phải của 1 nhóm người) thì ko gọi là doanh nhân. Dĩ nhiên câu nói này sẽ bị phản bác ghê lắm, vì họ cho rằng mua đi bán lại đất đai cũng làm cho XH tốt lên chứ. Khai thác rừng, than đá,... cũng đem lại nhiều lợi ích cho XH đấy chứ. Đã gọi là "cán bộ" (nô bộc của nhân dân) thì ko nên gọi là doanh nhân.
Em thì thấy doanh nhân cũng là một dạng nô bộc. Đi làm sớm hơn, về muộn hơn,... rồi kinh qua từ chân trông xe, rửa bát, đến cu-li khuân vác...
Làm mình nghĩ tới 1 bạn chủ chuỗi cửa hàng tạp hóa hôm nay vừa tâm sự trên fb group: P/S: Mình ko sửa gì nội dung, copy y chang cho nó "nguyên bản" Còn cái vụ đi sớm về muộn thì mình có câu chuyện thế này: ĐT: Reng reng.... Mình: Alo, ABC xin nghe.... KH: Ơ, thế công ty anh là nhà anh luôn à? Mình: Ủa, sao chị hỏi vậy? KH: Thì thấy giờ này anh vẫn còn nghe ĐT, em chỉ... gọi thử xem có ai hỗ trợ ko thôi. Mình: À, mình vẫn đang "cày" dở và lát nữa mới về nhà. Vẫn đang công ty mà (hic, lúc đó 10h kém rồi) KH: Vâng, khiếp anh "chăm" quá vậy. Thế nhân tiên em nhờ anh... (và sau đó là nội dung vụ hỗ trợ KH) Lúc này mình lại nghĩ tới cuốn "Đối phó với khỉ" (1 cuốn cực hay trong bộ sách One minute manager) và cảm thấy mình chỉ là self-employee mà thôi . Bởi vì mình có quá nhiều khỉ mà ko thể vứt cho người khác được (thực ra là ko có ai để mà vứt).
Về bản chất xã hội thì em nghĩ là mọi người cần phục vụ nhau và cùng làm gì đó để tạo ra giá trị gia tăng. Vậy mà mọi người học trong các giáo trình Mác Lê Nin thì cho rằng doanh nhân là giới tư sản bóc lột mọi người.
Chủ nghĩa XH đề cao vật chất hơn những yếu tố tinh thần, tâm linh, đạo đức, tình yêu... Nên "các ông anh" trong bài viết trên cũng là những doanh nhân nhưng phương châm khác với các doanh nhân lao động.