Đổi Mới Tư Duy Sáng Tác Ca Khúc Dành Cho Thiếu Nhi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi tranhaonganh, 18/3/2019.

  1. tranhaonganh

    tranhaonganh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/3/2019
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nhiều trăn trở…
    Với tham luận “Quyền được ca hát của trẻ em”, nhạc sĩ Trương Quang Lục rất thẳng thắn khi cho rằng: “Nếu quyền lợi này không được đáp ứng đầy đủ hoặc để thả nổi cho các em nhỏ tự do tìm đến những bài ca, bản nhạc không phù hợp với tâm sinh lý tuổi thơ, thậm chí đồi trụy độc hại, thì đó là thái độ thiếu trách nhiệm của chúng ta đối với những người chủ tương lai của đất nước”.
    Theo nhạc sĩ Trương Quang Lục, mặc dù giới nhạc sĩ và các cơ quan đoàn thể đã có nhiều hoạt động đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và tham gia hoạt động âm nhạc của trẻ em; mặc dù năm nào TPHCM cũng có Hội diễn ca múa nhạc khắp các quận huyện và toàn TP. Cạnh đó, Hội Âm nhạc TP cũng có những vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi; các cơ quan truyền thông ít nhiều cũng dành “đất” cho các chương trình thiếu nhi; mặc dù Liên hoan Búp Sen hồng toàn khu vực vẫn đều đặn duy trì từ năm 1993 đến nay,… Thế nhưng thị trường âm nhạc, đặc biệt là ca khúc dành cho thiếu nhi vẫn bộc lộ quá nhiều bất cập.


    Nhạc sĩ Trương Quang Lục cũng bày tỏ những lo lắng trước thực trạng thiếu nhi, thiếu niên đang bị cuốn vào những “trận địa” ca khúc người lớn, bất chấp những giai điệu não nề thê thiết, không phù hợp với tâm sinh lý trẻ thơ. Các sân khấu nhí, game show ngày càng đa dạng, cuốn hút các bé và cả phụ huynh các bé tham gia. Thị trường âm nhạc diễn ra vô cùng sôi động, ca khúc mới dành cho thiếu nhi cũng được sáng tác không ít, nhưng tại sao lại lu mờ, không được đón đợi?
    Trăn trở trước thực trạng ca khúc thiếu nhi chưa được quảng bá rộng rãi, nhạc sĩ Đinh Hoàng Vũ cho biết đã thực hiện khảo sát thực tế để tìm dẫn chứng về tình hình sử dụng các ca khúc mới cho thiếu nhi tại TPHCM và nhạc sĩ đề xuất nên xây dựng Thư viện Âm nhạc dành cho thiếu nhi. Với sáng kiến đề xuất của anh đã được nhiều người đồng tình khi cho rằng “là sáng kiến bắt một nhịp cầu cho các nhạc sĩ và những đối tác đáng tin cậy - các nhà thiếu nhi trong TP, nơi có tiềm năng quảng bá”. Đại diện Hội Âm nhạc TP cho biết sẽ kết hợp với các nhạc sĩ để tổ chức Thư viện Âm nhạc dành cho thiếu nhi.

    [​IMG]Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP chủ trì hội thảo​

    Xây dựng môi trường âm nhạc dành cho thiếu nhi

    Một vấn đề khác, đứng về chủ thể sáng tạo đã được nhạc sĩ Nguyễn Hải đề cập là cần có tư duy mới trong sáng tác ca khúc cho thiếu nhi hiện nay. Đó là cần đổi mới tư duy sáng tác về đề tài và về ngôn ngữ âm nhạc. Theo nhạc sĩ Nguyễn Hải, độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi ngày nay không còn suy nghĩ giản đơn, tâm sinh lý cũng phát triển phức tạp và cũng có những nỗi niềm riêng, đôi khi không thể giải bày cùng người thân, bè bạn. Điều đó lý giải vì sao các em tìm đến những ca khúc của người lớn, thỏa mãn những khúc mắc trong lòng… Do đó, sáng tác ca khúc dành cho lứa tuổi này cũng phải thay đổi, cần có chiều sâu và mang hơi thở thời đại. Vấn đề được đặt ra một cách nghiêm túc, đầy trách nhiệm, như một đòi hỏi khách quan, buộc các nhạc sĩ tự nâng tầm sáng tác cao hơn.
    Phát biểu nhiệt tình và đầy trách nhiệm của ca sĩ Ngọc Ánh đã tạo thêm hưng phấn cho các nhạc sĩ, khi cô cho rằng: ca khúc thiếu nhi luôn hay và vô cùng phong phú, nhưng phải tạo điều kiện để nó được lan tỏa. Nên chăng cần kết nối: ca khúc hay + ca sĩ nổi tiếng + chiến dịch quảng bá rộng sẽ dẫn đến thành công. Bài toán được ca sĩ Ngọc Ánh đưa ra với lời khẳng định rằng hầu hết các ca sĩ nổi tiếng đều sẽ hết lòng khi thực hiện những ca khúc hay dành cho thiếu nhi và đó là cách tạo sự lan tỏa nhanh và hiệu quả.
    Đại diện Hội đồng Đội TPHCM, lãnh đạo một số nhà văn hóa thiếu nhi quận, huyện cũng đã đưa ra rất nhiều ý kiến thực tế, cụ thể và giữa bên cung - các nhạc sĩ và cầu - các Nhà văn hóa thiếu nhi đã “gặp” được nhau. Hội thảo đặt dấu kết nối ban đầu cho việc quảng bá ca khúc thiếu nhi. Niềm vui được nhân lên ngay lúc đó khi Nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM đề nghị nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng tập sách “100 bài hát thiếu nhi” cho các nhà văn hóa thiếu nhi 24 quận, huyện – tạo “nguồn vốn” ban đầu cho các đội nhóm thiếu nhi trong TP sinh hoạt, ca hát.
    Đại diện Hội Đồng đội TPHCM cho biết sẽ kiến phối hợp với Hội Âm nhạc TP tổ chức gặp gỡ các cháu thiếu nhi TP để lắng nghe tâm tư và những yêu cầu của các cháu về ca khúc dành cho lứa tuổi của mình. Sau đó, các bên sẽ tính lộ trình để đưa ca khúc mới đáp ứng đúng yêu cầu của các em.
    Vấn đề cuối cùng cũng được nhiều ý kiến cho rằng sự kết nối của Hội Âm nhạc TP với Hội đồng đội, với các nhà văn hóa thiếu nhi trong TP nhất thiết không thể thiếu Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM trong việc đẩy mạnh quảng bá ca khúc thiếu nhi vào môi trường giáo dục trong học đường, trong sinh hoạt đội, đoàn,... như một “chiến dịch” khởi đầu cho công cuộc xây dựng môi trường âm nhạc dành cho thiếu nhi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tranhaonganh
    Đang tải...


  2. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Bây giờ nhạc thuần túy dành cho thiếu nhi chẳng còn bao nhiêu, những bài hát xưa thì lại không quen với bọn nhỏ hiện giờ. Haizz, nếu không có biện pháp, có lẽ nhạc thiếu nhi Việt Nam sẽ bị cho vào lãng quên mất
     

Chia sẻ trang này