Thông tin: Đối phó với bệnh khớp trong mùa lạnh

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tuetinhpharma, 9/12/2014.

  1. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Đối phó với bệnh khớp trong mùa lạnh

    Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thấp là nỗi ám ảnh lớn của những bệnh nhân bị bệnh xương khớp . Đây không chỉ là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố “phá hoại” xương khớp hoành hành mà còn là lúc bệnh nhân phải đối mặt với các cơn đau nhức, tê cứng khớp ngày một trầm trọng.

    Vì sao bệnh khớp gia tăng khi trời trở lạnh?


    Thoái hóa khớp , viêm khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch khớp gây đau và cứng khớp. Bệnh thường có dấu hiệu trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời điểm giao mùa vì lớp sụn đệm tại các khớp bị thoái hóa ít hơn bình thường.
    [​IMG]

    Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng, khi thời tiết thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu và dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch…khiến cho bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, có thể làm cho gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.

    Hơn nữa, khi nhiệt độ hạ xuống, cơ thể có xu hướng dự trữ năng lượng, giảm tưới máu ngoại biên nên máu lưu thông tới các vùng xương khớp kém hơn. Các vùng khớp nhận được ít máu thì các cơ và dây chằng nâng đỡ khớp sẽ bị cứng, dịch tiết ở khớp bị giảm làm cho sự cọ xát giữa hai đầu xương tăng lên khiến người bệnh đau nhiều và vận động khó khăn hơn.

    Bên cạnh đó, áp suất không khí giảm cũng khiến cho các khớp giãn ra và ép vào các dây thần kinh xung quanh tạo áp lực cho khớp.

    Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm, các yếu tố gây bệnh như phong, hàn, thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc, cơ, khớp, làm cho khí và huyết không được lưu thông, không nuôi dưỡng được cân mạch khiến bệnh thoái hóa khớp tiến triển nặng hơn.

    Đối phó với bệnh khớp khi giao mùa

    Theo các chuyên gia về xương khớp, khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân tuyệt đối không nên cố chịu đựng hoặc tùy tiện dùng thuốc giảm đau; cần đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng phức tạp như sưng khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, mọc gai xương, teo cơ…

    Người bệnh phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, tắm nước nóng và có thể chườm nóng để giữ cho dịch khớp luôn ấm, lưu thông tốt và thúc đẩy tuần hoàn máu.

    Các bài tập nhẹ nhàng như bơi, đạp xe, đi bộ…rất hữu dụng để giảm đau xương khớp. Việc tập luyện này sẽ làm cơ, dây chằng bền vững hơn, kích thích bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru, ít đâu hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên luyện tập hay vận động nhiều trong các đợt đau cấp tính để tránh làm trật khớp và cột sống.

    Bên cạnh đó, người bị viêm khớp, thoái hóa khớp có thể sử dụng các sản phẩm có chứa tinh chât nghệ curcumin. Curcumin trong củ nghệ vàng có tác dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị ung thư, khối u. Đặc biết với đặc tính kháng viêm cao, curcumin được coi như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị chứng mất xương, loãng xương, nhất là khả năng điều trị hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ đối với bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, đau mỏi khớp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tuetinhpharma
    Đang tải...


  2. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Chế độ ăn cho người bị viêm họng

    Đau họng, viêm họng là bệnh khá phổ biến khi thời tiết lạnh và bắt đầu chuyển mùa. Nhiều người khi bắt đầu có triệu chứng của bệnh đã nghĩ tới việc dùng thuốc ngay mà không để ý rằng chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng quan trọng tới bệnh viêm họng. Các chuyên gia về tai mũi họng đã chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.

    Thực phẩm nên dùng

    - Uống nhiều nước có tác dụng làm dịu cổ họng đau rát . Bởi nước và các chất lỏng có tác dụng giúp và giữ cổ họng của bạn được bôi trơn và ẩm ướt nên có thể nuốt dễ dàng hơn.
    [​IMG]

    - Khi bị viêm họng nên ăn các loại thức ăn mềm, các đồ ăn ở dạng lỏng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc hỏng giúp giảm ho và đau họng. Các loại cháo và soup là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân viêm họng, đau họng. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng ăn soup gà (loại bỏ da) có tác dụng làm giảm các tế bào gây viêm.

    - Mật ong được cho là một lựa chọn tốt cho người bị viêm họng, bởi nó có tác dụng làm dịu các mô bị kích thích, giảm những cơn ho. Người bị viêm họng có thể cho một thìa cà phê nhỏ mật ong vào họng ngậm khoảng 3-5 phút, hòa một chút mật ong với nước ấm để uống, hoặc hấp cách thủy mật ong với quất và lá húng chanh để ngậm hàng ngày.

    - Gừng là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh viêm họng, cho 2 thìa gừng thái chỉ vào một chén nước sôi, để khoảng 10 phút và dùng khi bị viêm họng. Viêm họng do cảm lạnh, thì nên sử dụng phương pháp này.

    - Chất dinh dưỡng được đánh giá là tốt nhất tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch là vitamin C và vitamin E. Trong vitamin C có chữa chất chống các loại viruts. Nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của virut gây viêm họng và có khả năng đào thải các virut đó ra khỏi cơ thể.Vitamin E kích thích hệ miễn dịch chống lại sự lão hóa ở những người nhiều tuổi, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự phát triển của virut gây bệnh viêm họng.

    Những loại trái cây giàu Vitamin C bao gồm cam, dứa, dâu tây, dưa hấu và đu đủ và có tác dụng giảm cảm giác đau rát họng.

    Những loại quả chứa nhiều vitamin E như đào, mâm xôi, cà chua rất tốt cho sức khỏe.

    - Khi tình trạng viêm họng có kèm theo đau có thể ăn một số thực phẩm lạnh như: kem, sữa chua để làm dịu cơn đau.

    Thực phẩm nên tránh khi bị viêm họng


    - Trước hết cần tránh những thức ăn cứng, giòn: như các loại bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt, rau sống, thức ăn chiên xào hoặc nướng như gà rán hay gà cốm và các loại thực phẩm nhiều gia vị, chẳng hạn như cà ri vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, làm tăng tình trạng viêm đau.

    - Các loại trái cây như: cam, bưởi, chanh có thể làm gia tăng tình trạng đau họng do những loại trái cây này có hàm lượng axit cao.

    - Tránh ăn vặt và sử dụng các loại nước ngọt có đường vì nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

    - Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: lạc (đậu phộng, các đồ cay, hoặc thức ăn quá nóng sẽ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

    - Không nên sử dụng r*** và cafein vì cả hai chất này đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

    Trong trường hợp bị viêm họng để giải quyết tình trạng viêm nhanh chóng thì ngoài việc dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

    Cách phòng tránh viêm họng:

    Luôn giữ cho cơ thể ấm áp, đặc biệt là phần cổ họng. Nếu là bạn gái cần hết sức chú ý những bộ phận cơ thể sau, luôn cần giữ ấm: cổ, ngực, bụng, lưng, gan bàn chân. Kể cả mùa hè nóng nực cũng đừng để đi chơi gió thổi thốc vào cổ.

    Gan bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể, ngoài ra nó có huyệt đạo nối với lục phủ ngũ tạng nên luôn phải giữ ấm. Chớ có đi chân đất hay đi giầy mà không đi tất vào mùa đông.

    Vào mùa đông từ 7h tối ở miền bắc bắt đầu có sương xuống, nên khi đi ra ngoài bạn nhớ đội mũ, đeo khẩu trang, buổi sáng sớm cũng vậy.

    Tập thể dục thường xuyên, đều đặn hàng ngày, chỉ cần chọn những môn thể dục nhẹ nhàng. Dù là môn gì thì chú ý quan trọng nhất là nhịp thở trong quá trình tập, phải hít thở đều đặn. Nếu vừa đi bộ mà vừa buôn chuyện thì sẽ phản tác dụng.

    Bạn cần uống nhiều nước. Uống ít nước dễ khiến cổ họng bị khô, nhất là khi vừa mới ngủ dậy. Khi cổ họng khô sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viêm họng, cơn ho phát triển.
    Nguồn : tuetinhpharma.vn

    Một số bài viết về bệnh tai mũi họng
    Viêm họng tại sao hay tái phát ở trẻ em ?
    Chữa viêm xoang bằng bài thuốc dân gian
    Bệnh viêm Amidan ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng trị
     
    bocau1208 thích bài này.
  3. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bị viêm họng nên và không nên ăn gì

    hữu ích quá! Gan bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể, ngoài ra nó có huyệt đạo nối với lục phủ ngũ tạng nên luôn phải giữ ấm. Chớ có đi chân đất hay đi giầy mà không đi tất vào mùa đông.
     
  4. thienbinh_83

    thienbinh_83

    Tham gia:
    3/5/2014
    Bài viết:
    18,522
    Đã được thích:
    4,100
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Bị viêm họng nên và không nên ăn gì

    Lạnh thế này rất dễ bị viêm họng nếu như cổ và gan bàn chân để bị lạnh các mẹ ạ.
     
  5. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp

    Những thực phẩm, rau củ hàng ngày tưởng như chỉ đơn thuần là món ăn trong thực đơn thường nhật. Nhưng, xét kỹ thêm nữa thì những loại thực phẩm quen thuộc này lại mang tới tác dụng ngạc nhiên cho người cao huyết áp.
    [​IMG]

    Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp
    1. Chuối

    Để hạ huyết áp thì chuối là một lựa chọn tuyệt vời. Chuối là quả khá rẻ lại có quanh năm giúp thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. Mỗi ngày bạn nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.

    2. Dưa hấu

    Dưa hấu với chất xơ, lycopenes, vitamin A có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu, từ đó giúp ổn định huyết áp. Bạn cũng có thể sắc 12g vỏ dưa hấu với 12g thảo quyết minh để uống thay trà hàng ngày. Để hạ huyết áp bạn cũng có thể ăn hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9-15g.

    3. Bông cải xanh

    Glucoraphanin, còn được biết đến với tên gọi là sulforaphane glucosinolate (SGS), một hợp chất tự nhiên có trong bông cải xanh. Nó có khả năng hạn chế nguy cơ của chứng huyết áp cao, bệnh về tim mạch cũng như các cơn đột quỵ.

    4. Cải cúc

    Cải cúc là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm sáng đầu óc và hạ huyết áp.
    Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

    5. Rau muống

    Trong rau muống nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

    6. Cà chua

    Đây là loại quả có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P.
    Nnếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

    7. Đậu Hà Lan và đậu xanh

    Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên.

    Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.

    8. Cà rốt

    Cà rốt giàu kali, chất có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp. Loại củ này còn có khá nhiều beta-carotene, dưỡng chất đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim, vốn là nguyên nhân dẫn đến huyết áp tăng cao.
    Nước ép cà rốt còn giúp duy trì mức huyết áp bình thường và ổn định bằng cách điều chỉnh chức năng của tim và thận. Liều lượng tiêu chuẩn là 240 ml cho hỗn hợp gồm nước ép từ cần tây, cà rốt và một lượng nước tương đương. Uống loại nước này mỗi ngày 1 lần.

    9. Cần tây

    Y học phương Đông đã sử dụng cần tây để điều trị chứng cao huyết áp. Các kết quả thí nghiệm cũng đã chứng minh công dụng hạ huyết áp của loại rau này.

    Ăn vài nhánh cần tây mỗi ngày cũng có lợi cho việc hạ huyết áp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý cần tây chứa natri và những hợp chất khác có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi ăn quá nhiều.

    [​IMG]

    10. Tỏi

    Tỏi là một loại thuốc kỳ diệu dành cho trái tim. Loại gia vị nặng mùi này mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch, bao gồm cả huyết áp.
    Theo một nghiên cứu trước đây, những người bị cao huyết áp nếu ăn một nhánh tỏi mỗi ngày trong vòng 12 tuần, huyết áp tâm trương và mức cholesterol đã giảm đáng kể. Ăn một ít tỏi mỗi ngày (khoảng 1 nhánh) sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định.

    11. Sô cô la đen


    Ăn một miếng sô cô la đen mỗi ngày sẽ giúp hạ huyết áp, bởi trong sô cô la đen chưa hợp chất tự nhiên giúp cho máu lưu thông tốt.

    12. Hướng dương

    Hạt hướng dương rất giàu vitamin E, axit folic, protein và chất xơ giúp giảm huyết áp của bạn và thúc đẩy tim mạch. Ngoài ra, việc ăn thêm lê, táo, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen... đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp.

    Người huyết áp cao nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, r*** trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng...

    Nguồn : tuetinhpharma.vn
     
  6. quynhgiao0910

    quynhgiao0910 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/12/2014
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp

    những thực phẩm này rất dễ tìm nè, mọi người nhớ bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé
     
  7. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹo hay trị khản tiếng, mất tiếng

    Nếu một ngày nào đó bạn đột nhiên bị mất tiếng, khan tiếng giọng nói trở nên “thô ráp” giống như “vịt đực” thì hãy nhanh chóng thực hiện theo những mẹo nhỏ dưới đây để tìm lại sự tươi sáng cho giọng nói.

    Trước hết cần nắm được nguyên nhân vì sao bị khan tiếng?

    Khàn tiếng (hay gọi là khản tiếng) là một biểu hiện rối loạn giọng nói thường gặp trên thực tế. Thực chất hiện tượng này phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sưng huyết, viêm nhiễm thông thường cho đến các rối loạn thường xảy ra hoặc tổn thương nặng như ung thư thanh quản.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị khan tiếng, nhưng những nguyên nhân phổ biến nhất thường là nói nhiều, nói to, do hệ lụy của viêm họng, do thói quen hút thuốc lá.

    Ngoài ra những lý do như dị ứng, viêm nhiễm dây thanh quản, cúm, cảm lạnh, trào ngực thực quản, rối loạn hormone hay rối loạn tuyến giáp, ung thư thanh quản cũng gây nên tình trạng khan tiếng hay thậm chí là mất tiếng.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Mẹo hay mách bạn

    Tinh dầu: Thêm vào cốc nước ấm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp và khuấy đều, dùng để ngậm trong 10 phút.

    Củ cải trắng và gừng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước để uống trong 2 ngày cũng rất có hiệu quả.

    Trái lê: Lấy 2 quả lê rửa sạch ép lấy nước và 20g vỏ quýt đổ nước sắc kỹ. Hòa lẫn nước lê ép với nước nấu vỏ quýt, uống mỗi ngày 2-3 lần cũng có tác dụng khi bị viêm họng cấp gây khan tiếng

    Nước chanh nướng: Để thực hiện theo “công thức” này bạn cần dùng 1 quả chanh to, muối một nửa thìa cà phê. Dùng đũa cắm vào núm quả chanh nhưng không xuyên thủng qua bên kia, cho muối vào quả chanh qua lỗ đó rồi nướng quả chanh trên than hồng, khi vỏ chanh chín vàng đều là được. Vắt lấy nước chanh chia 4 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

    Giá đỗ: Lấy khoảng nửa kg giá đỗ, nghiền nát, thêm chút nước sôi vào giá đỗ, vắt lấy nước. Dùng nước này để trị khan tiếng trong khoảng thời gian đầu sẽ rất hiệu quả. Theo đông y thì giá đỗ xanh có tính hạn, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt… nên rất thích hợp để điều trị với mục đích mất tiếng, đau họng, ho sổ mũi , đờm, nghẹt mũi…

    Củ gừng: Dùng củ gừng già đun lấy nước, cho thêm chút đường đỏ cho dễ uống. Ngoài ra cũng có thể dùng 10 gam gừng tươi, 10 gam tía tô cộng thêm 3 cây hành, đun sắc lấy nước uống. Cả hai cách này đều có tác dụng chữa khan tiếng.

    Đó là do gừng có tính ấm và ôn phế, sẽ là “trợ thủ” đắc lực cho bạn trong trường hợp bị khan tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước ép gừng pha thêm nước nguội, cùng khoảng 1 thìa nước cốt chanh và một chút muối để ngậm và nuốt dần dần.

    Quất chưng: Dùng 2 trái quất xắt thành khoanh mỏng, dùng thêm 1 cục đường phèn hoặc mật ong đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Dùng hỗn hợp này để ngậm và ăn.

    Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu chè đậu xanh như bình thường nhưng nên dùng loại đậu còn nguyên vỏ tác dụng sẽ tốt hơn. Ngoài ra có thể chế biến món canh đậu xanh vừa bổ dưỡng và có tác dụng giúp bạn nhanh chóng tìm lại giọng nói trong trẻo thủa nào.

    Mật ong: Mật ong nguyên chất có thể pha lẫn với chanh hoặc dùng nó để ngậm trực tiếp cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.

    Bột nghệ: Dùng 1 thìa bột nghệ pha cùng 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống.

    Dấm: Hòa một thìa dấm r*** táo cùng một nửa cốc nước và dùng để uống mỗi giờ.

    Xông hơi: xông hơi bằng nước ấm sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn, đây cũng là phương pháp “dân gian” giúp bạn dễ dàng điều trị chứng khan tiếng hiệu quả.

    Đặc biệt cần ghi nhớ luôn uống đủ lượng nước cơ thể cần cũng sẽ giúp bạn “rút ngắn” khoảng thời gian bị khan tiếng.

    Lưu ý:

    Thường thì tình trạng khan tiếng có thể tự khỏi tuy nhiên nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng khan tiếng vẫn không thuyên giảm sau 2 tuần thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán. Trên thực tế, tình trạng khan tiếng kéo dài có thể là biểu hiện thường gặp của chứng ung thư thanh quản.

    Nếu bạn thường xuyên bị khan tiếng thì cần tìm được nguyên nhân chính xác là do đâu để được bác sĩ thăm khám và kê đơn kịp thời.

    Những kiêng kị cần nhớ khi bị khản tiếng, mất tiếng

    Hạn chế đồ uống có chứa caphein. Vì đây là loại đồ uống sẽ khiến cho các dây thanh âm nhạy cảm hơn, khó “phục hồi” hơn khiến cho tình trạng khan tiếng càng tồi tệ.

    Ngoài đồ uống có caphein thì bạn cũng nên tránh xa những đồ uống có cồn vì đây chính là “kẻ thù” số 1 của chứng khan tiếng.

    Nếu bạn đang là “nạn nhân” của khói thuốc là thì nên tìm cách cai thuốc hay ít nhất là cũng nên nhịn thuốc một vài ngày. Cũng không nên là người “hút thuốc” gián tiếp, hãy bằng mọi cách tránh xa khói thuốc lá trong thời điểm này.

    Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tối đa khói và bụi.

    Tránh những đồ ăn cay nóng

    Cần vệ sinh khoang miệng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách súc miệng nước muối ấm, đánh răng sau ăn. Hãy dùng nước muối sinh lý để xịt vào cổ họng sẽ có tác dụng loại trừ vi khuẩn, virus gây bệnh hiệu quả hơn.

    Nên bằng mọi cách kiêng nói nhiều, nói to kể cả nói thầm cũng bất lợi cho bạn trong thời điểm này.

    Luôn giữ ấm cho cơ thể cũng như vùng cổ để dây thanh quản không bị tổn thương thêm nữa.

    Trong khoảng thời gian bị khan tiếng bạn cần “cách ly” với những đồ uống lạnh, món ăn lạnh, nên hạn chế nói nhiều và nói to, luôn giữ ấm cho vùng cổ.
     
  8. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang lúc giao mùa

    Thời tiết thất thường lúc giao mùa là điều kiện làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp, trong đó đặc biệt là bệnh viêm mũi, viêm xoang. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nhanh tiến triển, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt, viêm màng não, thậm chí tử vong…nếu không phòng và điều trị kịp thời.

    Mùa viêm mũi, viêm xoang

    Xoang là những khoảng trống của xương sọ, các khoảng trống đó được tạo nên quanh hốc mũi. Do cấu tạo này nên xoang sẽ giúp làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia vào quá trình điều hòa không khí. Theo đó, các xoang có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm ấm nguồn không khí đi vào phổi mỗi khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hòa của hệ thống mao mạch của xoang.

    Tuy nhiên, khi xoang bị tổn thương, viêm hoặc nhiễm khuẩn, sự thay đổi thất thường của thời tiết sẽ khiến cho tình trạng bệnh viêm mũi, viêm xoang trở nên trầm trọng. Bệnh không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn, các triệu chứng trở nên dai dẳng hơn mà việc tái phát cũng diễn ra nhanh hơn.

    Những biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc nước mũi đục, vàng khi đang ở tình trạng viêm cấp, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, người mệt mỏi, có khi nhức đầu, ngứa mắt, chảy nước mắt... Khi mắc bệnh, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp.

    Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang lúc giao mùa

    Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường, nhất là ở thời điểm giao mùa. Vì thế, các chuyên gia cho rằng để điều trị cũng như phòng bệnh này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và lâu dài.

    [​IMG]
    Giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang để phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi

    Các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng cho biết: Thời tiết chuyển mùa cùng với không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh liên quan tới mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. Do đó, việc giữ ấm cơ thể (đầu, cổ, chân, tay) đeo khẩu trang khi ra đường để tránh các hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa, nổi mề đay…là việc làm cần thiết.

    Để ứng phó với thời tiết lạnh, bệnh nhân cần làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa đều đồng thời tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy từ 3 – 5 phút.

    Do hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau nên ngưới mắc viêm xoang cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát.

    Trong trường hợp nặng, cần phải đi khám và điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh vì như vậy sẽ lợi bất cập hại, bệnh không khỏi mà có khi còn tăng lên hoặc gây biến chứng nguy hiểm.

    Theo Dân trí
     
  9. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    7 nguyên nhân khó ngờ gây lão hóa

    Ngoài các nguyên nhân gây lão hóa trước tuổi như ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc và căng thẳng… còn có những nguyên nhân khác ít được biết hơn nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ ngoài cùng sức khỏe của bạn.

    1. Dị ứng

    Dị ứng lông vật nuôi hoặc một vài loại dị ứng khác như dị ứng lá cỏ cũng có thể khiến bạn trông già hơn. Chứng viêm mãn tính với các màng tế bào nhỏ của mắt dẫn tới sưng đỏ và ngứa, có thể dẫn đến da bị tối màu.

    [​IMG]
    Dịứng này có thể gây ra nếp nhăn và những mảng sạm da, nhưng nó có thể chữa được dễ dàng hơn so với nám do tuổi tác.

    2. Giấc ngủ

    Ngủ quá ít khiến bạn tăng cao nguy cơ về sức khỏe, nhưng ngủ quá nhiều (hơn 8,9 giờ mỗi đêm) cũng khiến cuộc sống của bạn bị rút ngắn đi. Thậm chí ngủ quá nhiều cũng có thể làm giảm hay cả ngăn chặn việc hồi phục chấn thương ở tuổi già.

    [​IMG]

    70% người cao tuổi ở Mỹ bị gãy xương hông qua đời chỉ trong 1 năm vì không thể di chuyển. Sự phục hồi của cơ thể suy giảm dẫn đến sức khỏe yếu và cơ thể cũng lão hóa nhanh hơn.

    3. Qúa gầy

    Bạn biết nguy cơ của bệnh béo phì, nhưng quá gầy cũng có nguy cơ riêng. Nếu quá gầy, ít mô mỡ, bạn không có năng lượng dự trữ để chống lại bệnh tật như những người có cân nặng nhiều hơn bạn chút ít. Quá gầy cũng khiến bạn hốc hác, trông già hơn tuổi.

    4. Nghỉ hưu

    Bộ não của bạn không nên quá biếng nhác. Tích cực hoạt động tinh thần có thể là chìa khóa để giảm sự suy giảm hoạt động mỗi ngày, và khiến bạn mạnh khỏe hơn. Bất cứ điều gì khiến khả năng suy nghĩ, đánh giá, sắp xếp của bạn hoạt động cũng tốt cho bạn, ngay cả nếu bạn chỉ học nấu ăn hoặc tham gia một lớp thể dục.

    5. Tai nghe headphone

    [​IMG]

    Những người già có thính lực yếu, nhưng khả năng nghe kém đi đã xuất hiện ngay cả trong những người trẻ tuổi. Bạn chỉ nên dùng tai nghe chừng 1 giờ trong ngày và giữ mức âm lượng thấp đủ cho người xung quanh không nghe được. Khả năng nghe kém đi và giảm sự tương tác với môi trường xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có thể khiến bạn lo phiền và khó chịu.

    6. Cô độc

    Sống cô độc, hoặc có cảm giác cô đơn, làm tuổi thọ bị rút ngắn và giảm chất lượng đời sống. Vài người hài lòng với một vài người bạn thân, nhưng họ sẽ phải trải qua khủng hoảng lớn nếu mất đi những người đó. Khi số người thân ít ỏi ấy bị bệnh tật hoặc qua đời, họ sẽ cảm thấy vô cùng cô độc. Người cô đơn có chế độ ăn thất thường và tinh thần kém, ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ ngoài.

    7. Tinh bột chế biến

    [​IMG]

    Những thực phẩm chế biến, đặc biệt là từ tinh bột trắng carbohydrate như mì pasta, bánh mì trắng… làm tăng lượng đường và insulin trong máu, gây ra sưng viêm – một nguyên nhân gây các loại bệnh tật khác nhau từ béo phì đến viêm khớp. Ăn thực phẩm tươi, ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn chậm lão hóa hơn.
     
  10. longtit1812

    longtit1812 VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT !

    Tham gia:
    10/5/2013
    Bài viết:
    11,335
    Đã được thích:
    2,634
    Điểm thành tích:
    913
    ăn bánh mì nhiều cũng gây lão hóa sao? hichic
     
  11. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Mình lai rất hay ăn bánh mỳ !
     
  12. thienbinh_83

    thienbinh_83

    Tham gia:
    3/5/2014
    Bài viết:
    18,522
    Đã được thích:
    4,100
    Điểm thành tích:
    2,113
    Em lại rất hay đeo tai nghe chứ.
     
  13. huanglishui89

    huanglishui89 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/11/2011
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    M thì lại hay suy nghĩ nhiều quá
     
  14. minhchau221

    minhchau221 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Strees với thiếu ngủ gây nhanh chết tế bào và nhanh lão hóa lắm
     
  15. donggiahan

    donggiahan Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2012
    Bài viết:
    2,705
    Đã được thích:
    415
    Điểm thành tích:
    223
    Mình toàn mắc lỗi thôi, hẳn nào trông mình bị nhừ thế. Hic hic!
     
  16. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Giãn phế quản và biến chứng nguy hiểm
    Trong các bệnh lý đường hô hấp, giãn phế quản (GPQ) là bệnh rất hay mắc phải, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhất là ở trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch…

    Các tổn thương nào dẫn đến GPQ?

    Các bệnh như lao, viêm phổi vi khuẩn, virut, sởi, ho gà, dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc, nhiễm khuẩn phế quản xảy ra nhiều lần… sẽ dẫn đến viêm hoại tử thành phế quản. Bệnh xơ hoá kén cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến GPQ (thường gặp nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ).

    Bệnh lao hạch phế quản, hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi bị giập vỡ ở phế quản lớn do chấn thương lồng ngực… dẫn đến chít hẹp phế quản. Dưới chỗ phế quản chít hẹp, áp lực nội phế quản tăng lên và dịch tiết ùn tắc gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển thành GPQ.

    Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản: lao phổi xơ, lao xơ hang, áp-xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm xơ hoá. GPQ ở lao hậu tiên phát có thể phát triển theo 2 cơ chế sau: phổ biến nhất do nhu mô phổi bị phá hủy và xơ hoá dẫn đến co kéo và GPQ không hồi phục; chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ.

    GPQ cũng có thể phát triển trong rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.
    Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi cũng gây ra GPQ như suy giảm miễn dịch dịch thể bẩm sinh hoặc mắc phải như, giảm chọn lọc lgA, lgM, lgG; suy giảm miễn dịch mắc phải (thứ phát): do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, đau tủy, bệnh bạch cầu mạn tính.

    GPQ vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản, nhưng bị bỏ qua, thường gặp ở người lớn ở thùy dưới.

    Các dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản cũng dẫn đến GPQ: GPQ lan toả cộng với viêm xoang cộng với phủ tạng đảo lộn (vị trí của tim chuyển sang bên phải) do rối loạn hoạt động của lông tuyến phế quản; khuyết tật hoặc không có sụn ở phế quản nên phế quản phình ra khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra. Khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo GPQ.

    [​IMG]
    Áp xe phổi là một nguyên nhân dẫn tới giãn phế quản.

    Các dấu hiệu bệnh cần được chú ý

    Hầu hết các bệnh nhân GPQ đều có những điển hình lâm sàng như: ho dai dẳng, khạc đờm mủ hằng ngày khá nhiều, hơi thở có mùi rất hôi. Có thể ho ra máu (từ ít đến nhiều). Riêng GPQ ở trẻ em, ít gặp các trường hợp ho ra máu. Ở vùng phổi bị GPQ viêm phổi tái diễn nhiều lần hằng năm về mùa lạnh. Người bệnh sút cân, thiếu máu, yếu sức, hầu hết có biểu hiện đường hô hấp trên kèm theo như (viêm mũi, xoang chảy mủ). Triệu chứng đau ngực có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng GPQ. Nếu GPQ lan rộng cả hai bên có thể làm người bị tím tái, khó thở... Nhiều trường hợp mắc phải căn bệnh này còn có ngón tay hình dùi trống. GPQ có thể kèm theo một vài bệnh sau: viêm xoang, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng mạn tính, vô sinh, hội chứng móng tay vàng, luput ban đỏ hệ thống, viêm mạch với các xuất huyết ở da và tăng các phức hợp miễn dịch lưu hành...

    Khi nghe phổi, thường xuyên có ran khu trú ở vùng có GPQ, thường là 2 đáy thổi. Nếu có tắc nghẽn phế quản kèm theo thì nghe có ran ngáy lan toả cả hai phổi hoặc có tiếng thở rít. Khi có ran ẩm hoặc ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi Xquang phổi lại bình thường, thì phải nghĩ đến GPQ. GPQ sau nhiễm khuẩn thường ở thùy trên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, áp-xe phổi, tâm phế mạn. Những biến chứng này có thể gây tử vong, nhất là trên nền sức khỏe của người có bệnh mạn tính đi kèm, người già, trẻ em suy dinh dưỡng...

    Nên tiêm phòng vaccin cúm, phế cầu để phòng bệnh

    Muốn điều trị hiệu quả bệnh phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, khói bụi công nghiệp… Phát hiện và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở răng, tai mũi họng. Phải phục hồi chức năng hô hấp: cần làm thường xuyên với tập thở, ho có điều khiển, gõ ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tùy theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế; phun hít thuốc giãn nở phế quản kích thích β2 (salbutamol, terbutaline...). Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu bệnh nhân quá nhiều đờm dịch ùn tắc phế quản hay các tổn thương gây tắc phế quản không đáp ứng tốt với thuốc phải tiến hành nội soi phế quản để hút dịch. Trường hợp GPQ cục bộ một bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, điều trị nội khoa thất bại cần phải phẫu thuật.

    Để phòng bệnh hiệu quả, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu bị viêm phế quản, viêm mũi, xoang cần điều trị sớm và triệt để. Các vaccin phòng cúm, phế cầu cũng được khuyến cáo nên sử dụng, cần tiêm nhắc lại hằng năm trước mùa dịch dễ bùng phát khoảng 1 tháng. Trẻ em và người già, người hay mắc bệnh đường hô hấp rất cần được bảo vệ bằng vaccin

    BS. Nguyễn Thanh Châu
     
  17. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
    Do sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên người cao tuổi rất dễ viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính.

    Mùa xuân là mùa của nhiều bệnh tật xuất hiện, do nhiều khi trời đang nắng ấm bỗng dưng gió mùa đông bắc tràn về, gây mưa, rét làm thay đổi đột ngột thời tiết. Do sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên người cao tuổi (NCT) rất dễ viêm đường hô hấp trên, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính.

    [​IMG]

    Những nguyên nhân

    Khi tuổi càng cao thì càng có sự lão hóa về phổi (cả về khối lượng và thể tích), phổi ít di động hoặc di động kém càng dễ mắc bệnh về hô hấp. Thêm vào đó là hiện tượng vách phế nang và mao mạch bị teo dần theo năm tháng làm giảm vách phế nang; mao mạch thường bị teo và mô tạo keo dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho không khí qua lại không được dễ dàng như lúc tuổi còn trẻ. Bởi sự giảm bớt mao mạch đưa máu đến các phế nang, cho nên làm cho độ đàn hồi của các phế nang bị suy giảm gây nên hiện tượng hô hấp kém, dung tích sống của phổi giảm rõ rệt. Vừa bị suy giảm về chức năng của phế quản vừa bị suy giảm chức năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh nhất là tác nhân nhiễm trùng, cho nên NCT rất dễ mắc bệnh viêm phổi. Tác nhân gây viêm phổi ở NCT hoặc do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm), hoặc do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào) hoặc ít vận động, nằm lâu do liệt hoặc kết hợp các loại tác nhân.

    Tất cả yếu tố đó, nếu có sự thay đổi đột ngột về thời tiết, nhất là vào giữa hoặc cuối mùa xuân thì bệnh càng dễ xuất hiện ở NCT.

    Triệu chứng

    Viêm phổi ở NCT khác với người trẻ tuổi, nhiều trường hợp chỉ viêm họng, mũi cũng rất dễ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

    Một số trường hợp NCT mắc một số bệnh mạn tính đường hô hấp (bệnh giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen suyễn), khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh bùng phát thành bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính. Viêm phổi ở NCT có dấu hiệu lâm sàng rất khác so với người trẻ tuổi. Nhiều khi người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là NCT có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Một số NCT mắc một số bệnh mạn tính kéo dài nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson, hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại càng dễ mắc bệnh viêm phổi.

    Một số triệu chứng điển hình khi NCT bị viêm phế quản, viêm phổi là thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng (do thiếu dưỡng khí). Triệu chứng ho là hay gặp nhất, đặc biệt là ở những NCT có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, COPD). Ho thường có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính một ít máu do mao mạch bị vỡ ra. Tuy vậy, có một số ít trường hợp không ho. Đa số đều có tức ngực, khó thở nhẹ. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước thể hiện môi khô, lưỡi trắng (bẩn), má hóp, da nhăn nheo.

    Chụp X-quang phổi, sẽ cho thấy hình ảnh viêm đông đặc phổi biểu hiện bằng hội chứng viêm phế nang cục bộ hoặc rải rác kèm theo có hội chứng viêm phế quản (rốn phổi đậm) và hội chứng nhu mô có thể làm nhầm lẫn với lao phổi (cần chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để phân biệt). Trong trường hợp đặc biệt có thể nuôi cấy, phân lập vi khuẩn từ dịch nhầy phế quản, trên cơ sở đó thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ để giúp cho bác sĩ chữa bệnh chọn kháng sinh thích hợp điều trị nhằm giảm bớt thời gian nằm viện.

    Nguyên tắc phòng và điều trị

    Trước hết, khi NCT nghi ngờ bị viêm long đường hô hấp trên hoặc viêm phổi cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Đối với NCT mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virút. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh kê đơn và tư vấn.

    Ngoài ra, NCT không nên làm việc quá sức. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh bất kể mùa nào trong năm. Không bất chợt ra nơi lộng gió và không tắm nước lạnh nhất là khi người đang ra nhiều mồ hôi. Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ (để không bị nóng, lạnh đột ngột). Những hôm lạnh, ẩm, gió nhiều, nên hạn chế tối đa đi ra khỏi nhà. Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói, bụi. Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 - 2 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

    Chú ý chế độ ăn uống giúp tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp

    Hàng ngày, NCT nên tập thở đúng phương pháp, đó là phương pháp thở bụng mà một số nhà chuyên môn đã đề xướng, cụ thể: ngồi yên trên ghế hoặc nằm trên giường, hai vai không nhúc nhích, không cúi gập người, thở nhẹ nhàng (không phì phò), chậm rãi. Sau đó bắt đầu thót bụng lại, thở ra hết sức. Khi bụng đã thót hết thì ngừng thở, cho bụng phình lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào; khi bụng phình lên hết, ngừng một tý, rồi lại thở ra. Tập như vậy khoảng từ 4 - 5 phút rồi nghỉ. Ngày tập 5 - 7 lần hoặc nhiều hơn càng tốt. Khi đã tập thở quen rồi thì ngồi chờ tàu xe, ngồi nghe nói chuyện, xem ti vi... đều có thể tranh thủ tập thở được.Trong một số trường hợp bị liệt cần được ngồi nhiều hơn nằm và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở bằng bụng càng hay.

    PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
     
  18. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Nghẹt mũi có thể làm hỏng tai

    Khi bị nghẹt mũi và bạn xì mũi không đúng cách có thể làm cho tai của bạn gặp rắc rối...

    Từ nghẹt mũi đến ù tai

    Thời tiết đang độ giao mùa, mưa nắng thất thường nên gần đây bác Phạm Thị Quế (Thanh Xuân – Hà Nội) khốn khổ vì nghẹt mũi. “Lúc bên trái, khi lại chuyển sang phải, xì mũi cũng chỉ thông được một lúc lại nghẹt. Khổ nhất là về đêm, lúc đi ngủ, cả hai bên mũi cứ như bị ai đổ bê tông, đặc quánh, đành phải thở bằng miệng. Sáng ra đau cổ, khô họng không chịu được. Đã thế vài hôm sau, không chỉ nghẹt mũi mà còn bị ù tai, ngồi ngay bên cạnh mà chẳng nghe thấy người ta nói gì”, bác Quế phàn nàn. Cứ tưởng bệnh xoàng nên bác lần lữa mãi mới chịu đi khám. Khi đến bệnh viện thì bác sỹ cho biết vòi nhĩ của bác đã bị viêm, khiến tai bị ù, giảm thính lực.

    Giải thích về tình trạng viêm vòi nhĩ do nghẹt mũi, viêm xoang, BS.CKI. Tai Mũi Họng Nguyễn Hồng Dũng cho biết: Sở dĩ từ nghẹt mũi có thể dẫn đến ù tai, điếc tai là vì “tai và mũi thông nhau qua vòi nhĩ nhằm giúp cho hòm nhĩ luôn cân bằng áp suất. (Vòi nhĩ còn được gọi là ống thính giác kéo dài từ phần dưới của hòm nhĩ tới phần trên của họng; Mũi hầu đưa không khí bên ngoài vào tai giữa thông qua vòi nhĩ). Bình thường khi nhai hay ngáp, lỗ vòi nhĩ mở ra, không khí từ vùng vòm hầu đi vào tai giữa, giữ cân bằng áp suất trong và ngoài màng nhĩ.

    Còn khi bị nghẹt mũi, dịch nhờn tiết ra nhiều, niêm mạc mũi phù nề khiến cho lưu thông không khí bị hạn chế hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Áp suất hòm nhĩ tai giữa âm hơn so với bên ngoài, màng nhĩ sẽ bị hút vào trong, gây cảm giác ù tai, nghe kém. Mặt khác, nếu xì mũi không đúng cách sẽ tống chất nhờn kéo theo cả vi khuẩn lên tai, làm viêm tắc vòi nhĩ, khiến tai càng bị ù hơn”.

    [​IMG]

    Có thể gây điếc

    Viêm tắc vòi nhĩ do viêm nhiễm vùng mũi họng không phải là trường hợp hiếm gặp. Bởi khi viêm mũi họng, niêm mạc vùng mũi họng gần cửa vào vòi nhĩ cũng bị sưng lên làm tắc cửa vào vòi nhĩ. Vi trùng từ mũi họng cũng có thể đi vào vòi nhĩ làm viêm toàn bộ ống vòi nhĩ.

    Theo BS. Vũ Hải Long, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện 115, Tp.HCM: Vòi nhĩ một khi bị viêm sẽ trở nên sưng phù làm bít tắc đường thông khí. Không chỉ gây ra tình trạng mất cân bằng khí áp giữa trong và ngoài màng nhĩ gây đau tai, giảm thính lực; viêm tắc vòi nhĩ còn dễ gây ra viêm tai giữa, thậm chí là điếc tai nếu để kéo dài. Lý do là vì “vòi nhĩ không thông thoáng sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy cục bộ ở niêm mạc; cùng với áp lực âm tính kéo dài gây tăng tính thấm mao mạch làm thoát dịch ra tai giữa. Dịch tích tụ lâu ngày không có đường thoát sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm tai giữa.”

    Ngoài ra, bác sĩ Long nhấn mạnh: Cách nhanh nhất khiến vi trùng từ mũi họng vào tai gây viêm tai là xì mũi không đúng cách. Cố sức hỉ mũi khi mũi đang bị nghẹt sẽ làm dịch bẩn “tống” ngược lên vòi mang theo vi khuẩn vào hòm nhĩ, gây viêm tai giữa.

    Cách xì mũi đúng

    Xì từng bên, bịt một bên mũi, há miệng, rồi xì mũi bên kia; làm tương tự với bên còn lại. Tốt nhất bạn nên nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý 0,9% vào mũi, để nước muối làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, xoang, rồi nhẹ nhàng hỉ sạch theo cách trên.


    Tự thông vòi nhĩ tại nhà

    - Bước 1: Làm sạch mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hỉ sạch dịch nhầy; nhỏ thuốc co mạch để làm thông mũi. (Bạn bắt buộc phải hỉ sạch dịch mũi và làm thông mũi trước khi thực hiện phương pháp này, nếu không dịch mũi sẽ tràn vào hòm nhĩ gây viêm tai giữa).

    - Bước 2: Hít hơi vào phổi sau đó ngậm miệng, bóp chặt hai cánh mũi và thở mạnh dồn hơi ra mũi. Chú ý: Mũi lúc này bị bịt nên nên không khí bị nén sẽ đẩy mở cửa vòi nhĩ và thoát lên hòm nhĩ. Không khí đẩy vào màng nhĩ làm cho màng nhĩ căng phồng ra ngoài sẽ tạo ra một tiếng “zắc”.

    Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
     
  19. phuonglinhlinh92

    phuonglinhlinh92 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/8/2012
    Bài viết:
    1,046
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    48
    ôi nguy hiểm quá mn nhỉ
     
  20. tuetinhpharma

    tuetinhpharma Sống khỏe mỗi ngày

    Tham gia:
    15/10/2014
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Dưới đây là chế độ ăn uống thích hợp dành cho những người hay đổ mồ hôi.

    Những thực phẩm cần tránh

    Tỏi là thực phẩm đầu bảng cần tránh với người bị bệnh ra mồ hôi: Tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh, khi đưa vào cơ thể nó được chuyển hóa thành methyl sulfide.

    Chất này không được tiêu hóa mà được thông qua máu, từ đó mang đến phổi và da, cuối cùng được bài tiết ra ngoài. Tỏi không chỉ khiến hơi thở của bạn có mùi mà ngay cả mồ hôi tiết ra cũng có mùi.

    Hành tây: Tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ hành tây mà bạn cóthể đổ mồ hôi nhiều hoặc ít. Vị hăng, cay của hành tây có tác dung sưởi ấm và làm tăng sự lưu thông của máu, nó khiến nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi.

    Caffeine: Nó được tìm thấy trong cà phê, trà, đồ uống cola, ca cao, đồ uống năng lượng và sô cô la,… Đây là một chất kích thích làm tăng huyết áp, tăng lưu thông và nhịp tim. Cơ thể con người giống như một bộ máy, hoạt động ở nhiệt độ nhất định, khi tăng tốc các bộ phận trong cơ thể, thì cơ thể sẽ nóng lên và ra nhiều mồ hôi hơn.

    Thực phẩm cay: giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, làm cơ thể nóng lên và chính là nguyên nhân gây hiện tượng đổ mồ hôi.

    Rươu: Lúc đầu khi uống rượu, rượu có tác dụng đào thải nước ra khỏi cơ thể, nên bạn đi tiểu nhiều hơn. Sau một thời gian rượu sẽ làm cơ thể nóng lên, nhiệt độ cơ thể gia tăng và cơ thể bắt đầu toát mồ hôi.

    Những thực phẩm nên tiêu thụ

    Uống nhiều nước: Nhiều người cho rằng uống nhiều nước hơn sẽ làm họ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế việc uống nhiều nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và giữ mồ hôi tại vịnh. Các chuyên gia khuyên những người có bệnh ra mồ hôi cũng nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

    Uống trà: Trong trà có chứa hàm lượng cao của acid tannic một chất làm se tự nhiên. Uống trà, kể cả trà nóng bạn sẽ đưa vào cơ thể chất chống ra mồ hôi tự nhiên. Các chuyên gia khuyên nên uống 2 ly một ngày mới có thể thấy được tác dụng.

    Trái cây: Đây là một thực phẩm vừa tăng cường sức khỏe lại vừa ngăn chặn ra mồ hôi. Trái cây chứa 80% nước, và nó có tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế đổ mồ hôi. 4 phần trái cây mỗi ngày làm giảm quá trình ra mồ hôi.

    [​IMG]
    Uống nhiều nước giúp hạn chế đổ mồ hôi

    Dầu oliu: Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cho phép nó tạo ra nhiệt ít hơn. Ngoài ra, dầu ô liu là một chất béo lành mạnh làm giảm cholesterol và huyết áp. Hai yếu tố này cũng sẽ cắt giảm lượng mồ hôi của bạn.

    Ngũ cốc nguyên hạt: Chứa lượng lớn vitamin B1, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, đỡ tiêu hao nhiệt lượng cơ thể, giảm ra mồ hôi. Ngoài ra có một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Cá, trứng, thịt, bơ, đậu Hà Lan, khoai lang, cà rốt.

    Canxi, magie: Giúp cơ thể đối phó với căng thẳng và lo lắng, có tác dụng ngăn chặn mồ hôi tiết ra. Canxi có nhiều trong: nước cam, sữa chua, pho mát, rau bina, đậu,…

    Trên đây là một số thực phẩm giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi. Việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống này, kết hợp với dùng thuốc đông y, và tập thể dục sẽ giúp tình trạng này được cải thiện nhanh chóng.
     

Chia sẻ trang này