10 cách để không dùng đến roi Một công trình nghiên cứu của Viện hàn lâm y học Nga cho thấy: Cứ 4 gia đình thì có một gia đình dùng đến roi một lần trong ngày để giáo dục con. Và 1/3 các bà mẹ đó sau khi đánh con thường tự day dứt: “Sao mình lại làm thế?”. Năm 2002, một nhà tâm lý học ở Đại học tổng hợp Colombia (Mỹ), sau mấy chục năm nghiên cứu, đã nhận thấy rằng: Đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm, càng thích làm những điều ngược lại, càng hay nói dối, phản bội và càng khinh miệt người yếu hơn mình. Những đứa trẻ hay bị đòn roi rất khó phân biệt tốt xấu và sau lưng cha mẹ là chúng làm ngược lại những gì chúng vừa hứa lúc bị ăn roi. Dưới đây là một số biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con cái ngay cả khi chúng mắc lỗi. Khi được tôn trọng, trẻ em sẽ không khiến chúng ta nóng nảy đến mức phải dùng đến vũ lực. 1. Nghiêm khắc nhưng hiền dịu Trẻ em sẽ dễ ghi nhớ lời bạn hơn nếu bạn nói với chúng bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. 2. Lùi lại Sẽ tốt hơn nếu bạn bảo con: “Bây giờ mẹ đang rất cáu, không nên giải quyết chuyện của con vội. Chúng ta sẽ nói sau!”. 3. Dạy con nghe lời Đừng phạt con vì không nghe lời. Thay vào đó hãy tìm cách dạy cháu biết làm theo lời cha mẹ. Ví dụ: “Mẹ không đồng ý khi con vứt mũ lung tung thế này. Từ lần sau, hãy treo mũ vào đúng chỗ. Mẹ phải làm gì để giúp con nhớ điều này nhỉ?”. 4. Luôn có tinh thần xây dựng Thay vì nói “Mẹ phải nhắc bao nhiêu lần để con đánh răng đây?”, hãy bảo “Con đánh răng đi, khi nào xong thì bảo mẹ để mẹ lấy đồ ăn sáng cho con”. 5. Giải thích nhưng không dọa nạt Hãy giải thích ngắn gọn cho trẻ hiểu vì sao phải làm thế này thế kia. Như vậy tức là bạn đã cung cấp cho cháu nền tảng quan trọng để cháu có những hành vi tốt. 6. Cố gắng không nổi nóng Thay vì thấy việc xấu con vừa làm là quá nghiêm trọng, bạn hãy coi như đây chính là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt. Nhìn nhận vấn đề như vậy bạn sẽ bớt cáu giận, bớt nóng nảy và hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều. 7. Tạo ra động cơ khuyến khích con Khuyến khích con làm việc nhà cùng mình bằng những câu như “Con ăn nốt cốc kem nhanh lên để mẹ con mình về nhà. Mẹ muốn kịp rán bánh phồng tôm”. Như vậy, chắc chắn cháu sẽ tự giác giúp mẹ rán bánh cho kịp. 8. Hãy mềm dẻo, linh hoạt Bạn đang đợi cháu để đi dạo vì đã đến giờ theo thời gian biểu. Tuy nhiên, nếu cháu hỏi “Cho con xem nốt phim rồi mẹ con mình đi dạo được không?” thì bạn nên đồng ý. Nhân nhượng một chút chính là cách rất tốt để dạy con tính kỉ luật. 9. Đừng ra lệnh Không có gì gây khó chịu và kém hiệu quả hơn việc ra lệnh cho con làm gì đó chỉ vì cha mẹ thấy mình là người trên, có quyền ra lệnh, con là người dưới, phải tuân lệnh. Hãy mời con hợp tác bằng những câu như “Mẹ đang có việc bận quá. Mẹ muốn con mặc áo len vào kẻo lạnh”. Những câu kiểu này có tác dụng tuyệt vời so với cách nói “Mặc ngay áo len vào! Mẹ nói có nghe không?”. 10. Không xúc phạm khi mắng con Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Cháu sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời. Theo PNVN
Quát mắng chỉ làm trẻ hư hơnTrong một nghiên cứu mới nhất được tiến hành tại Mỹ đã chỉ ra quát mắng trẻ nhỏ có ảnh hưởng đến hành vi của và phát triển tâm sinh lý của chúng. Một nghiên cứu với 2.500 gia đình có trẻ em ở độ tuổi 1, 2và 3 đã ghi lại mức độ tần suất trẻ bị quát mắng và công nhận dùng bạo lực hay to tiếng với trẻ chính là cách người lớn phá huỷ sự phát triển và hành vi tốt của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 trẻ 1 tuổi bị hành hạ về thể chất, trung bình đánh hoặc chửi mắng 2 lần/ tuần. Khoảng ½ trẻ từ 2 đến 3 tuổi bị đánh 3 lần/ tuần. Thông thường bố mẹ đánh vào tay, mông, nhưng cũng có nhiều bậc phụ huynh “tra tấn” con mình vào những chỗ khác. Trẻ em thường xuyên bị đánh nhận thức chậm hơn, điểm số thấp hơn và kỹ năng tư duy cũng không phát triển. Tiến sĩ Lisa Berlin, một nhà nghiên cứu khoa học tại Trung tâm chính sách Trẻ em và Gia đình tại ĐH Duke ở Bắc Carolina, cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rõ ràng quát mắng đánh đập ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em”. Nghiên cứu này là sự hợp tác nghiên cứu của các trường ĐH Duke, ĐH Missouri-Columbia, ĐH Nam Carolina, ĐH Columbia, ĐH Harvard và ĐH Bắc Carolina tại Chapel Hill và đã được xuất bản trong tạp chí Sự phát triển của trẻ nhỏ. Một nghiên cứu khác trong cùng một tạp chí đã xem xét tác dụng lâu dài của sự trừng phạt đối với thể chất trẻ em khi họ lớn lên thành thanh thiếu niên. Qua các nghiên cứu, các chuyên gia đều khẳng định cha mẹ nên giảm hoặc bỏ luôn các hình phạt thể chất cho đứa trẻ. (Theo Telegragh/AFamily) Đó mới là kết quả nghiên cứu về "quát mắng", nếu có nghiên cứu về "đòn roi" chắc kết quả sẽ cho thấy điều KINH KHỦNG KHIẾP hơn nhiều. Sau mỗi lần quát con, tôi thường có cảm giác xấu hổ vì đã không làm chủ được bản thân. Có lẽ nhờ vậy mà đã lâu lắm rồi, tôi không còn "to tiếng". Mình không tự dậy mình thì sao dậy con mình tốt được?
Không phải ai cũng may mắn khi dạy con mà không cần đến bà chúa mây , thử hỏi khi con đã lớn bảo làm một việc rất đơn giản là đánh răng nhưng vẫn phải để mẹ gắt lên mới làm hoặc nhắc phơi quần áo 5- 6 lần cũng không làm Trừ phi đứng đó và trừng mắt quát , con đủng đỉnh coi việc học là của mẹ không giục không học , cho dù bố mẹ đã tỷ tê phân tích ngọt nhạt chán chê vẫn dâu đóng dấy thì có đòn không hả cả nhà. Đòn roi, khuyên nhủ, quát mắng điều là những biện pháp giáo dục trẻ, cũng được coi như thuốc chữa bệnh cho tính ương bướng của trẻ vậy, phải xem thích hợp với loại hình gì mà có cách dùng phù hợp. Mình thấy trẻ con ngay từ bé đã thể hiện phản ứng rất khác nhau với roi. - Một số trẻ khi bị đánh thì thu mình lại trở nên nhút nhát mất tự tin. - Một số khi bị đánh xấu hổ nhưng có sự cầu thị vươn lên tìm kiếm sự khen ngợi và tránh đòn - đó là phản ứng tốt. - Một số khác phản ứng mãnh liệt thậm chí trở nên hung bạo nóng nẩy có khi căm thù chính bậc sinh thành , sống khép kín . Nói chung các ông bố bà mẹ nào may mắn có đứa con ngoan biết nghe lời cầu thị cầu tiến có lòng tự trọng thì ủng hộ việc không đòn roi . Nhưng nếu gặp phải các con bướng bỉnh khó dạy tính cách hay nhìn về cái xấu thì thử hỏi có phải áp dụng mọi biện pháp không. Nhà mình có cô cháu gái chứng kiến từ khi nó lọt lòng đến bây giờ 15 tuổi mình nghĩ các cụ xưa chẳng bỏ đi câu nào : " Ai khôn , khôn từ trong trứng mà ai dại già rồi vẫn dại'. Từ bé đến lớn con bé chưa hề bị một cái roi nào không một ai có thể mắng được cháu , khôn ngoan cầu tiến , tóm lại chuẩn vô cùng . Trong khi chị gái cháu thôi không bằng một góc của em , mà hai bố mẹ suốt ngày lăn lộn ngoài chợ, không dạy dỗ gì nhiều, co lần mình còn nghe thấy nó nói " sao mẹ ăn nói với khách sỗ sàng thế .... con mà như thế đi ngay không thèm mua" Thế là đủ hiểu nó được giáo dục thế nào rồi vậy mà mình và tất cả mọi người vẫn thấy nó thuộc hàng chuẩn không cần chỉnh, như một bà cụ non vậy , thử hỏi mọi người nếu có một đứa con như vậy có cần đánh hay không? Ông ngoại mình mất lâu rồi nhưng khi còn sống là một người cực dữ đòn với các con thậm chí con gái lớn lấy chồng rồi vẫn bị đánh, ông dữ nổi tiếng trong họ , đánh con như đánh đòn thù vậy toàn rút cọc màn đánh, vậy mà 3 ông cậu mình giờ đều thành đạt vẫn nói bây giờ nên người thế này là nhờ những trận đòn của ông . Mình nói vậy chỉ muốn nói rằng đòn roi, hay khuyên nhủ, dẫn dụ mẹo này mẹo nọ cũng chỉ phù hợp với tùy trẻ thôi , còn nếu một bên cứ bảo đòn roi là thể hiện sự bất lực , một bên ủng hộ thì sẽ chả đi đến đâu thôi thì gặp trường hợp nào thì phải vận dụng cách phù hợp , đôi khi không thể áp dụng sách vở được đâu , mà mình thấy nhiều nhà giáo dục trẻ rất mạnh mồm khi thuyết giảng vấn đề này nhưng hỏi ra nhiều khi chưa lập gia đình, hoặc có con thì con vẫn còn nhỏ , chưa va vấp nhiều nên rất vững lập trường nói gì cũng không thay đổi, thôi bao giờ gặp phải thì mới hiểu Ngay như cô em mình muốn giáo dục con theo kiểu không đòn roi không quát mắng vận dụng rất nhiều trò chơi, sách báo để áp dụng cho bé, mình có động mắng chút lại : sao bác nặng lời thế nhẹ nhàng thôi bác ơi. Bây giờ bé lên 3 trời ơi bướng vô cùng hôm trước đi chơi cùng mới biết không ai bảo được muốn gì là làm tự do quá trớn cả nhà nói không nghe cứ nhất định đòi lao ra đường đầy oto , bác phải trợn mắt lên quát dứt khoát mới thôi . Thế nên mình thấy đòn roi và quát mắng không phải gọi là bất lực đâu đó nên gọi là áp dụng biện pháp đúng đắn khi cần thiết
Có ai mà không xót xa khi đánh đòn con trẻ chứ , thậm chí mình còn đau hơn cả con ấy chứ .Tôi cũng có vài lần đánh con quá đau mà cứ thấy ân hận mãi ,nhất là những khi chúng ngoan cười nói mình lại nghĩ đến lúc mình đánh nó mà thấy tội nghiệp cho nó quá. Nhưng cũng phải nói rằng đôi khi nghĩ lại thấy mình hồi xưa bị cha mẹ đánh ,khóc lóc một hồi xong cũng nhẹ cả người mà cũng biết tội đấy nhé chứ không căm giận mãi đâu . Tuy nhiên đánh cũng phải có lý do , phải thật nghiêm khắc ,công bằng chứ đừng đánh mắng chúng để xả trét ,để hả giận dù chỉ một lần thôi sẽ không hiệu quả . Với lại cũng tùy tuổi , tùy hoàn cảnh cụ thể nói chung là chúng biết cả đấy nhé cho dù còn bé tí tẹo ! Nhà tôi có hai thằng nhưng tôi chắc chắn rằng thằng lớn học lớp 7 rồi thì chỉ cần nói thôi thậm chí không nên nói dai chúng sẽ khó chịu . Còn cậu em chỉ 3 tuổi thôi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị ăn roi .(roi bé tí tẹo thôi ) Một số gia đình nuôi dạy không roi vọt thì quá hay rồi nhưng cũng không nên chủ quan nhé ! Cụ BAO CÔNG nói có câu :Không biết trời cao đất thấp là gì ? nghe cũng hay đấy các mẹ cứ thử nghĩ mà xem ,không roi vọt thì phải nghiêm khắc và cực kì dày công dạy dỗ kẻo rồi tự do quá trớn mệt lắm !
Em có sưu tầm được bài này, các bác đọc qua nhé: Chủ trương không đánh trẻ: Đánh trẻ sẽ gây những ảnh hưởng không tốt. Việc trừng phạt lên cơ thể trẻ sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt. Những thành quả nghiên cứu của phương diện này cũng tương đối nhiều. Nhưng chúng tôi xin khái quát vài điểm dưới đây: 1. Ảnh hưởng tình cảm giữa bố mẹ và con cái. - Đánh con sẽ dẫn đến việc con cái hận thù bố mẹ - Làm tình cảm giữa bố mẹ và con cái trở nên xa cách, về sau trẻ có gặp bất kỳ chuyện gì, đặc biệt là sau những việc làm sai trái sẽ không dám kể với bố mẹ. 2. Nuôi dưỡng khuynh hướng bạo lực. Trẻ rất thích bắt chước lại những hành động của người lớn, một đứa trẻ hay bị bố mẹ mắng chửi, đánh đập sẽ học những thủ đoạn bạo lực và công kích. 3. Làm thương tổn lòng tự trọng. Trẻ tuy nhỏ, nhưng cũng có lòng tự trọng. Nếu đánh chúng trước mặt bạn bè hoặc người lạ, chúng sẽ rất xấu hổ. 4. Tạo nên tính cách nhu nhược, tự ti. Khi làm bất cứ việc gì, vì sợ bị đánh, quở trách nên trẻ sẽ phải nghĩ trước nghĩ sau, chuyện gì cũng sợ, không dám bộc lộ đúng tính cách của mình. 5. Làm trẻ gò bó, căng thẳng về trạng thái tình cảm. Trẻ sẽ không mở lòng với bố mẹ, không dám biểu đạt những tình cảm chân thực của bản thân. 6. Học nói dối. Vì sợ đánh, nhiều trẻ đã học cách nói dối để che giấu tội lỗi của mình, tìm hết cớ này cớ kia để lừa dối bố mẹ. 7. Làm trẻ đánh mất sự hổ thẹn. Sau khi trẻ phạm lỗi, nếu chúng hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề, bố mẹ không trừng phạt thì trong lòng chúng cũng đã cảm thấy hổ thẹn. Nhưng, nếu đánh sẽ gây cho trẻ cảm giác ăn miếng, trả miếng, mất cân bằng về mặt tâm lý và đánh mất sự hổ thẹn. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những đứa trẻ đang tầm mới lớn. Vì vậy, với những đứa trẻ tương đối tự giác, thì sau khi phạm lỗi, bố mẹ nên khuyến khích sự tự giác của con trẻ. ---------*--------------*------------- Chủ trương đánh trẻ: “Đánh” cũng có ý nghĩa tích cực Đánh trẻ có thể xem là một hành động không nhân đạo. Một phương thức có thể coi là dã man hoàn toàn có khả năng xuất phát từ ý muốn lương thiện, cũng có thể thực hiện được nhiều mục đích cao thượng. 1. Giúp trẻ nhanh chóng học được cách tránh xa vật nguy hiểm để không làm tổn thương cơ thể. Khi đứa trẻ không học được cách tránh sự tổn thương, không hiểu những điều người lớn nói và nhớ những điều người lớn dặn, thì rất dễ làm những điều sai trái. Người lớn không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để nhắc nhở được và đánh chính là phương thức lưu lại dấu ấn sâu sắc đối với trẻ. 2. Ngăn chặn trẻ làm những việc xấu. Khi trẻ muốn thể nghiệm một việc mạo hiểm kích thích, nếu không đánh trẻ ngay lúc đó sẽ để lại cho trẻ một ấn tượng sâu sắc và lần sau hành động đó sẽ không còn tái diễn nữa. Nhưng nếu chỉ nhắc nhở, phê bình trẻ sẽ khó nhận thức được lỗi sai của mình. 3. Khắc phục khuynh hướng “mình là trung tâm” và uốn nắn tính tùy tiện của trẻ. Hiện nay, do nhiều gia đình chỉ có một con, nên bố mẹ, ông bà hết mực nuông chiều, trẻ đòi gì cũng đáp ứng, có thể nói là “gọi gió được gió, hô mưa được mưa”. Khi đứa trẻ phạm lỗi, người lớn lại luôn đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh; Cho dù biết trẻ phạm lỗi cũng vẫn che chở, làm trẻ không nhận ra được lỗi sai và không biết sửa sai. Đánh khi trẻ phạm lỗi, có thể làm trẻ hiểu được việc nào nên làm và việc nào không được phép làm. 4. Học được cách làm thế nào để khắc phục trắc trở, sửa đổi lỗi lầm của bản thân. Đánh có thể tăng cường sự chịu đựng về mặt tâm lý của trẻ, để trẻ có một quá trình đối mặt với lỗi lầm mà mình gây ra. Vì vậy, sau này gặp phải sự trừng phạt, thậm chí là oan uổng, không công bằng, trẻ cũng có thái độ, phương thức đúng đắn để đối mặt với nó. 5. Xây dựng quan niệm đúng đắn cho trẻ từ nhỏ. Phạt trẻ sau khi trẻ phạm phải lỗi nghiêm trọng, có thể làm cho trẻ hiểu được chính nghĩa không thể thay đổi. Phạm lỗi sẽ phải chịu những hậu quả mà lỗi lầm mang lại. Chỉ có làm những việc tốt thì mới nhận được những điều tốt và sự ủng hộ của mọi người. ----------*------------*--------- theo 39.net
Năm tình huống không nên đánh trẻ: 1. Trẻ phạm lỗi là do bố mẹ không nói trước cho con nên làm như thế nào, hoặc bố mẹ không giảng giải rõ ràng cho con hiểu. 2. Những lỗi mà con trẻ mắc phải, cũng là lỗi mà bố mẹ mắc phải. 3. Không được “giận cá chém thớt” mà đánh trẻ. 4. Không được đánh những đứa trẻ quá mẫn cảm về mặt tâm sinh lý và đã từng chịu tổn thương về mặt tình cảm. 5. Không được đánh trẻ dưới ba tuổi. Trẻ trong độ tuổi này đang học những kỹ năng đi, trèo, giao tiếp, học cách nắm bắt và cởi mở... dần dần học cách nhận thức. Do đó, nếu đánh trẻ trong độ tuổi này sẽ làm trẻ trở nên lo sợ và rụt rè. Bốn tình huống có thể đánh trẻ: 1. Nếu trẻ thích chơi những vật nguy hiểm, đến những nơi không an toàn, nhưng do trẻ còn nhỏ không hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề, hoặc hiểu mà không kiềm chế được bản thân. 2. Khi trẻ có những hành động, thói quen, tâm lý không tốt, có thể sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật hoặc đạo đức. 3. Trẻ có khuynh hướng ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình. Những đứa trẻ được chiều chuộng từ nhỏ sẽ ích kỷ, không chịu chia sẻ đồ của mình cho mọi người, không hiểu được cách quan tâm đến người khác. Vì vậy, khi đi học trẻ sẽ khó có thể hòa đồng được với các bạn, khó thích ứng được với xã hội. 4. Bố mẹ và thầy cô giáo đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng trẻ vẫn cố ý tái phạm, hoặc khi phạm lỗi cố tình không nhận lỗi. (theo 39.net)
Trẻ rất bướng thì càng đánh càng bướng, càng lì càng chai ra, thế mới khổ, kinh nghiệm thực tế đấy
Mình thấy rất đúng trẻ đã bướng càng đánh trẻ càng bướng hơn.Ngày cảng tỏ ra lì lợm không chịu nghe lời chán ghê.
Quan điểm của e là " yêu cho roi cho vọt " .Cứ nhìn từ nhà em mà ra , bố mẹ nghiêm khắc nên các con sau này lớn cũng đứng đắn ,chứ em thấy cách dạy theo sách em theo k có đc các mẹ ạ .Nhiều lúc con hư , đợi mình phân tích mà nó hiểu đc còn lâu lắm .Cho ăn đòn trước cho chừa đã
Em thấy cách dạy trên là đúng rồi còn gì nữa , cứ mềm mỏng nhưng pải dứt khoát để cho cá pé còn biết mà làm, nên tránh roi vọt kô lại ảnh hưởng tới cảm xúc của các bé
kún nhà mình cũng toàn bi mẹ đánh đòn thôi vì lì và bướng quá thực sự ko muốn đánh con nhưng ko đánh ko được. có mẹ nào có con bướng ko nhỉ
Con mình bướng & lỳ, thỉnh thoảng cũng phải cho ăn lươn đấy. Sau đó mẹ lại thấy thương con, ôm con vào nựng & ân hận, tự dặn lòng mình ko được đánh con nữa. hic..hic.. Có sướng gì khi phải đánh mắng con đâu.
con không chú tâm học Các mẹ ơi cu Duy nhà mình sang lớp 2 học chểnh mảng quá bạn ah.Ngồi trong lớp không chú tâm đến học hành gì cả.Mong các mẹ có kinh nghiệng chợ giúp cho mình làm thế nào để cháu chú tâm hơn với heheh...
con không chú tâm học Các mẹ ơi cu Duy nhà mình sang lớp 2 học chểnh mảng quá bạn ah.Ngồi trong lớp không chú tâm đến học hành gì cả.Mong các mẹ có kinh nghiệng chợ giúp cho mình làm thế nào để cháu chú tâm hơn với heheh...
Mình cũng thấy mỗi lần " giận cá chém thớt" thật là tai hại. Bé mới 3 tuổi thì làm sao hiểu được chứ, có lần bị mẹ đánh mà bé cứ ôm lấy mẹ, vừa khóc. Lúc đó mình cũng không cầm được nước mắt luôn
oài, đánh xong rùi lại ôm nựng thì bé sẽ dễ ''nhờn'' đấy chị ơi, hi hi, em ko đồng ý quan điểm này đâu, em ko ném đá bác đâu nhé