Kinh nghiệm: Đóng Bhxh Tự Nguyện Có Được Hưởng Thai Sản Lúc Sinh?

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi nguyenquynhchau8477, 25/8/2020.

  1. nguyenquynhchau8477

    nguyenquynhchau8477 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/8/2020
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    • Về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh nhưng nghỉ việc trước sinh
    • Về vấn đề đóng BHXH Tự nguyện có được hưởng thai sản lúc sinh không?
    Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm do người dân tự nguyện đóng góp để được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội. Còn bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm do các cơ quan, tổ chức đứng ra đóng cho nhân viên lao động. Vì thế, chị em nào làm việc tự do, không thuộc quyền quản lý của bất cứ công ty, cơ quan nào, muốn được hưởng các chế độ của bảo hiểm thì cần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về 2 loại bảo hiểm này.

    Về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh nhưng nghỉ việc trước sinh
    Chế độ thai sản là một trong những chế độ hưởng của BHXH nhưng rất được quan tâm bởi lẽ sinh con là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng của người mẹ, hầu hết lao động nữ nào cũng sẽ ít nhất một lần trong đời hưởng chế độ này.

    Căn cứ theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    Thứ nhất người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    • Lao động nữ sinh con;
    Thứ hai theo quy định của pháp luật người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
    Thứ ba người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Thứ tư người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Như vậy, theo quy định này thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản là đóng đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.

    Và theo căn cứ của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
    Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP

    Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
    • Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
    • Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định.
    Ví dụ : Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
    Với trường hợp của bạn thì bạn cho biết chị dâu của bạn đóng bảo hiểm xã hội đến tháng 8/2020 là được 5 năm. Dự sinh của chị ấy là tháng 20/1/2021 nếu bạn sinh trong tháng 1/2021 thì 12 tháng trước sinh của chị dâu bạn sẽ được xác định là từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020. Trong thời gian này chị ấy chỉ đóng được 05 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên sẽ không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

    Về vấn đề đóng BHXH Tự nguyện có được hưởng thai sản lúc sinh không?
    Căn cứ vào Điều 4 và Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

    Các chế độ bảo hiểm xã hội

    1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
    • Ốm đau; Thai sản;
    • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
    • Hưu trí; Tử tuất.
    2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
    • Hưu trí;
    • Tử tuất.
    Bên cạnh đó, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định:
    “Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

    1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất…”

    BHXH tự nguyện chỉ bao gồm 2 chế độ: hưu trí và tử tuất không có chế độ thai sản nên thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được tính là thời gian để hưởng chế độ thai sản.

    Như vậy; cho dù chị của bạn đóng đầy đủ BHXH tự nguyện thì vẫn không được hưởng chế độ thai sản.

    Bởi vì theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, BHXH tự nguyện chỉ mới có 2 chế độ là chế độ hưu trí chế độ tử tuất.

    Do đó; khi bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn đang đóng tiền vào quỹ hưu trí tử tuất chứ không có đóng vào quỹ ốm đau và thai sản. Nên khi chị dâu bạn sinh con thì cũng không được cơ quan bảo hiểm giải quyết hưởng chế độ thai sản.

    Để biết thêm chi tiết các thông tin khác về bảo hiểm vui lòng đọc bài viết dưới đây:
    Quy định về nghỉ thai sản trước khi sinh con
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenquynhchau8477
    Đang tải...


Chia sẻ trang này