Dông nướng Phan Thiết

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi Mimosa2009, 12/11/2010.

  1. Mimosa2009

    Mimosa2009 www.shopmisa.com

    Tham gia:
    2/9/2009
    Bài viết:
    5,900
    Đã được thích:
    1,454
    Điểm thành tích:
    913
    sưu tâm từ Internet:

    Dông nướng Phan Thiết

    Gần đây cùng với xu hướng thưởng thức các món ăn ngon, lạ thì ngành nuôi dế, nuôi bọ cạp, nuôi dông ngày càng phát triển. Thuận lợi về địa hình, với những đồi cát chạy dọc ven biển tạo điều kiện cho việc nuôi dông cát. Bắt đầu phát triển ở Bình Thuận trong chục năm trở lại đây, ngành nuôi dông cát ngày nay phát triển với quy mô nuôi công nghiệp.

    Để chế biến món dông nướng, đầu tiên chúng ta phải chọn những con mập, có kích thước của dông trưởng thành, vì nếu lựa những con nhỏ quá thì thịt dông sẽ rất bở, không ngon. Sau khi lột da dông, vệ sinh sạch sẽ rồi tẩm ướp gia vị.

    Chúng ta ướp vào thịt dông hành băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và nước nắm. Nước nắm là thành phần không thể thiếu của món ăn, phải chọn loại nước mắm ngon của địa phương. Chờ khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị. Sau khi nhóm bếp, cho dông lên vỉ nướng. Theo kinh nghiệm thì nên nướng bằng bếp than vì như thế mới toát lên hết hương vị của món ăn.

    Trong giai đoạn nướng chúng ta chú ý phải trở đều, không để thịt dông bị cháy khét. Sau khi dông chín vàng hai mặt, chúng ta bày ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt. Dông nướng có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn. Cho dông vào bánh tráng, cho thêm tí bún, rau sống cuốn lại rồi chấm nước mắm me thì không gì bằng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]





    Loài bò sát mới, 'tự sinh,' tìm thấy ở... quán nhậu

    KANSAS, Missouri - Một loài bò sát mới mà khoa học chưa bao giờ biết đến, có khả năng tự sinh sản mà không cần đến con đực, tình cờ được khám phá trong một quán nhậu ở Bà Rịa, Vũng Tàu, theo tường thuật của National Geographic.


    [​IMG]
    Loài bò sát mới khám phá chỉ có duy nhất giống cái và có khả năng tự sinh sản, tình cờ được tìm thấy tại quán nhậu ở Bà Rịa. (Hình: Lee Grismer/National Geographic)


    Ông Ngo Van Tri thuộc Viện Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, nhân một dịp vào ăn ở quán nhậu chợt chú ý đến một giống bò sát, mà theo ông trông có vẻ lạ nhưng không dám chắc. Ông Tri liền gửi một mớ hình sang Mỹ cho đồng nghiệp tên Grismer và con trai ông là Jesse Grismer, người đang theo chương trình tiến sĩ về bò sát học ở trường University of Kansas.

    Hai cha con ông Grismer thấy hình liền nghi đây là loài bò sát chỉ có duy nhất giống cái, vì họ biết rõ rằng các loại bò sát thông thường thuộc vào họ Leiolepis genus, mà con cái và con đực có màu khác biệt nhau; trong khi ở mấy bức hình họ không nhận rõ có con đực nào cả.

    Hai người lập tức bay qua Sài Gòn, gọi điện thoại cho tiệm nhậu yêu cầu đặt cọc trước mấy con dông này. Sau đó họ dùng mô-tô đi mất thêm nhiều tiếng chạy xuống thành phố nơi có quán nhậu đó, để rồi cuối cùng hoàn toàn thất vọng.

    Ông Lee Grismer nhớ lại: “Khi xuống đến nơi thì thấy ông chủ cà chớn này đang say ngất ngưởng với khách hàng bên cạnh mấy đĩa mồi toàn là thịt dông.”

    May thay họ khám phá rằng mấy tiệm nhậu khác gần đó cũng có bày bán đầy, và các học sinh ở địa phương cũng giúp hai người đi bắt thêm ở ngoài đồng.

    Qua khảo sát 70 con dông, họ nhận thấy tất cả đều là con cái.

    Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí ZOOTAXA xuất bản ngày 22 tháng 4, loài bò sát mới này có nhiều dãy vảy trên cẳng tay, cũng như nhiều lớp xương mỏng nằm bên dưới các ngón, khiến chúng khác biệt hoàn toàn với đồng loại.

    Loài dông này có thể là hiện tượng lai giống giữa hai loài bò sát liên hệ, sống ở ranh giới giữa hai vùng sinh thái khác biệt. Ví dụ loài bò sát mới này sống giữa hai vùng Binh Châu-Phước Bửu, nơi ranh giới của vùng cây rừng với vùng đụn cát dọc duyên hải.

    Thử nghiệm di truyền thể nơi loài bò sát mới này cho thấy, bên dòng mẹ của nó thuộc họ L. guttata vì loại di truyền thể DNA này chỉ truyền xuống dòng con nơi giống cái mà thôi. Hiện vẫn chưa rõ bên dòng cha thuộc họ nào. (TP)





    [​IMG]

    Nghề nuôi dông: Cơ hội làm giàu cho người dân ven biển miền Trung

    Ở Ninh Thuận, nhiều gia đình đã thành công trong việc đưa vào chuồng nuôi con dông hoang dã, loài bò sát sinh sống trên những động cát. Nghề nuôi này đã mở ra hướng đi mới cho ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung.

    Anh Võ Minh Sơn, một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình chuồng nuôi dông thành công ở làng Từ Tâm, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), cho biết: “Mô hình này ví như một động cát tự nhiên được thu nhỏ. Dùng gạch xây cao lên 1,2m; dưới đáy chuồng đổ một lớp xi-măng dày khoảng 2cm (để con dông không thể đào hang chui ra) nhưng phải đảm bảo không bị ứ nước khi trời mưa. Sau đó, đổ lớp cát dày 1m lên đáy chuồng; đắp gò, trồng cỏ… tạo khoảng trống cho con dông chạy nhảy, đào hang. Thức ăn ưa thích nhất của dông là giá đậu, rau và hoa quả. Tỷ lệ sống đạt 95%, đặc biệt chúng sinh sản nhanh, mau lớn và không bị dịch bệnh”.

    Anh Phạm Trung Nhớ, ở làng Hòa Thủy, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, xây chuồng trên đồi cát rộng 500m2, cách khu dân cư vài trăm mét. Đầu năm ngoái, anh thả nuôi 10.000 con giống, đến nay đàn dông tăng hơn 70.000 con. Anh Nhớ cho biết: “Dông sinh sản rất nhanh, một lần đẻ từ 6 - 8 trứng; 30 ngày sau trứng nở ra dông con. Và năm kế tiếp đàn dông con trưởng thành, tiếp tục sinh sản. Dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn một lần vào khoảng giữa trưa, thức ăn chủ yếu là các loại rau, quả như cà chua, dưa hồng, rau muống... tươi, được rửa sạch”. Cách đây hai tháng, anh Nhớ thu được hơn 80 triệu đồng khi xuất lứa dông loại I, chủ yếu là dông đực (từ 8 - 12 con/kg) cho các thương lái đến từ TP.HCM, Nha Trang, Bình Dương…

    Theo cách tính của anh Nhớ, mỗi tháng chi ra 3 triệu đồng tiền mua thức ăn cho 70.000 con dông; nếu giá thị trường từ 120.000 - 140.000 đồng/kg, thì sau một năm chăm sóc, trừ chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng. “Khi đưa dông hoang dã vào chuồng nuôi cần chú ý đến 3 điểm: trước hết là diện tích chuồng nuôi phải rộng (trên 200m2); mùa khô phải thường xuyên phun nước tạo độ ẩm; chuồng phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo, chuột cống. Hiện tại, nhiều chủ trại nuôi không muốn bán dông cái đã sinh sản, chỉ bán giống (3.000 đồng/con bằng ngón tay út), nên dông thịt rất khan hiếm, không đủ cung cấp cho thị trường”, anh Nhớ tâm sự.

    Trừ những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ở Ninh Thuận hiện có rất nhiều hộ nuôi dông quy mô lớn (từ vài ngàn đến vài chục ngàn con). Dông đạt trọng lượng từ 6 - 12 con/kg, với giá bình quân 120.000 đồng/kg, người nuôi sẽ lãi từ 5 - 100 triệu đồng/chuồng/năm. Nghề nuôi dông ở Ninh Thuận phát triển rất nhanh, nhiều người ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định… đến tìm hiểu, mua con giống về nuôi. Mô hình này đã hé mở cơ hội làm giàu cho người dân ven biển miền Trung.

    -----------------------------------------------

    Scientists discover unknown lizard species at lunch buffet

    link: http://www.cnn.com/2010/LIVING/11/10/lizard.lunch.discovery/index.html?iref=NS1
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mimosa2009
    Đang tải...


  2. huongscarlet

    huongscarlet Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/10/2010
    Bài viết:
    1,111
    Đã được thích:
    262
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Dông nướng Phan Thiết

    Hu hu nhìn con này em chẳng dám ăn.
     
  3. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,601
    Đã được thích:
    3,649
    Điểm thành tích:
    1,063
    Ðề: Dông nướng Phan Thiết

    Ặc ặc, nhìn thấy con này e cũng chào thua, ko dám động đũa! :(
     
  4. chuanbilamme

    chuanbilamme Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/5/2010
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dông nướng Phan Thiết

    nấu nướng lên rồi mà mắt nó nhìn vẫn ghê,hix,bố e nuôi ba ba mà e cũng chẳng dám ăn,mấy loại hình dáng kì lạ tí dành cho các chàng nhậu thôi ạ
     

Chia sẻ trang này