Thông tin: Đốt Dí Mồi Ngải Chữa Viêm Tai Giữa Cấp Và Mạn Tính

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi nguyenngahvkt, 17/6/2016.

  1. nguyenngahvkt

    nguyenngahvkt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Viêm tai giữa cấp nên không được chữa triệt để có thể gây viêm tai giữa mạn tính, viêm lan vào các sào bào xương chũm, viêm não mủ có hậu quả vô cùng nặng nề. Năm 1984 chúng tôi học được 1 phương pháp chữa viêm tai giữa đơn giản mà vô cùng hiệu quả từ học viên chuyên tu bác sỹ khóa 13A- trường đại học y khoa Thái nguyên.

    Xem thêm: bài thuốc chữa khỏi bệnh viêm tai giữa triệt để

    Người được chứng kiến và truyền thụ về phương pháp này là Bs. Hoàng Hồng Nghĩa (Q. Hai Bà Trưng - Hà nội)

    Vê 1 mồi ngải đã sấy khô, mịn, to chỉ bằng hạt thóc, có hình dáng như hạt thóc. Để bệnh nhân nằm nghiêng, bên tai viêm hướng lên trên. Bôi chút mỡ tetracyclin vào huyệt thính cung trước nắp tai (Còn gọi là bình tai-tragus). Đặt mồi ngải vào huyệt, ấn nhẹ 1 đầu bất kỳ để đầu kia vếch lên. Dùng hương cháy đốt vào đầu mồi ngải vếch cao, thổi nhẹ cho mồi ngải cháy dần về phía còn lại. Bệnh nhân sẽ nóng dần đến khi không còn chịu được sức nóng nữa thì thổi mạnh vào mồi ngải làm bay mồi ngải đi (chúng tôi thường để cháy đến khi tự tắt). Sát trùng vết đốt, bôi lại vào đó chút thuốc mỡ để chống nhiễm trùng. Thông thường chỉ 12h sau là khô tai hết mủ hoàn toàn. Chỉ đốt duy nhất 1 lần với viêm tai giữa cấp, 3 lần, cách tuần với viêm tai giữa mạn tính.

    Xin nêu 1 trường hợp bệnh nhân Vương Mí Vàng UBND Tỉnh Hà giang (0913 271 xxx), ngày 03-4-2004 đến nhờ chúng tôi tiêm họ 2 lọ ceftriaxone để điều trị viêm tai giữa cấp trên đường đi công tác. Tiến hành đốt như trên ngày hôm sau chỉ còn ra nước vàng, hôm sau nữa đã hoàn toàn hết mủ và dịch tiết. khỏi.

    Các trường hợp viêm tai giữa mạn tính, đã thủng màng nhĩ cần tiến hành đốt dí mồi ngải tối thiểu 3 lần (mỗi lần cách nhau 1 tuần) và kết hợp uống Lục Vị Hoàn từ 1 đến 3 tháng, kết hợp thủ thuật vá màng nhĩ ở cơ sở y tế chuyên khoa sau khi đã hết viêm.

    Trường hợp viêm tai giữa đã có viêm các sào bào của xương chũm cần kết hợp điều trị bằng lincocin.

    Bàn luận: Theo chúng tôi, cũng như châm kim, đốt dí trực tiếp là 1 kích thích nhiệt mạnh, tại chỗ, gây nên tình trạng hóa hướng động dương, lý sinh hướng động dương, khả năng đề kháng như đại thực bào, miễn dịch tế bào nói chung, miễn dịch thể dịch được hoạt hóa, được huy động cục bộ. Có thể là chúng ta đã gây ra 1 tình trạng chống viêm tự nhiên mạnh trong cơ thể người bệnh.

    Bs. Hoàng Sầm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenngahvkt
    Đang tải...


Chia sẻ trang này