Thông tin: Đột Quỵ Dạng Nào Nguy Hiểm Nhất?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Hà An SSK, 13/11/2019.

  1. Hà An SSK

    Hà An SSK Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/10/2019
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Đột quỵ dạng nào nguy hiểm nhất? Tất cả các loại đột quỵ đều nguy hiểm, tuy nhiên một số ít trong chúng nổi bật hơn cả vì có thể gây khuyết tật nặng hoặc nhanh chóng dẫn đến tử vong. Trong bài viết này Shop Sống Khỏe sẽ mách bạn về những loại đột quỵ đó.

    [​IMG]

    Đột quỵ ở thân não

    Tất cả các xung thần kinh đi từ não đến các bộ phận của cơ thể đều phải đi qua thân não, đó là lý do vì sao đột quỵ thân não có thể còn nguy hiểm hơn cả chấn thương cột sống.

    Thân não còn điều khiển hàng loạt các chức năng quan trọng như hít thở, huyết áp, nhịp tim và chứa trung tâm nhận thức của não, là thứ giúp chúng ta nhận thức được thế giới xung quanh. Do đó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, tê liệt hoặc hôn mê bất tỉnh.

    [​IMG]

    Đột quỵ vùng biên hai bên

    Đột quỵ vùng biên có tên gọi này do ảnh hưởng của nó lên các khu vực não thường được gọi là “vùng biên”. Đây là các khu vực nhận nguồn cung cấp máu từ những nhánh xa nhất của hai vùng huyết quản kề nhau và luôn cần lượng huyết áp đủ lớn để máu có thể bơm đến mọi lúc. Vì vậy, vùng biên của cả hai bán cầu não đều có nguy cơ bị thiếu máu cục bộ rất cao, khi huyết áp giảm cực thấp do mất nước quá nhiều, đau tim hoặc nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng diện rộng), cùng một số nguyên nhân khác.

    • Đột quỵ vùng biên gây khuyết tật nghiêm trọng vì nó tác động đến những nhóm cơ bắp lớn ở cả hai bên của cơ thể (ví dụ như vai và hông).
    • Bệnh nhân mắc chứng hẹp động mạch cảnh cấp tính (động mạch ở cổ bị tắc nghẽn) ở cả hai bên cổ đặc biệt rất dễ mắc phải loại đột quỵ này.
    [​IMG]

    Đột quỵ xuất huyết

    Đột quỵ xuất huyết gây ra bởi xuất huyết não. Có nhiều nguyên nhân làm ta bị xuất huyết bên trong não. Một số nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:

    • Dị dạng động mạch
    • Phình vỡ mạch máu
    • Huyết áp cao một cách không thể kiểm soát
    • Rối loạn xuất huyết
    • Những tổn thương do chấn thương ở đầu
    • Chứng huyết khối xoang não màng cứng
    • Bướu não
    Đột quỵ xuất huyết cực kỳ nguy hiểm vì máu trong não có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như não úng thủy, tăng áp lực nội sọ và chứng co thắt mạch máu. Nếu không được điều trị tích cực, những tình trạng đó có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho não, thoát vị não và thậm chí tử vong. Đây chính là lý do vì sao đôi khi chỉ có một vùng xuất huyết nhỏ trong não cũng cần cân nhắc phải phẫu thuật gấp.

    [​IMG]

    Đột quỵ do huyết khối lớn

    Đột quỵ huyết khối gây ra bởi những cục máu đông lớn, hình thành ngay trong mạch máu não hoặc di chuyển từ bộ phận khác đến. Các cục máu đông lớn đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể dừng hoàn toàn dòng lưu thông máu ở các mạch máu lớn và quan trọng nhất của não.

    Hội chứng động mạch não giữa (MCA) ác tính chính là một ví dụ cho loại đột quỵ này. Trong đó động mạch não giữa bị tắc nghẽn bởi một cục máu đông lớn gây ra tình trạng nhồi máu trên gần như toàn bộ một bên não. Hậu quả là tình phù não nặng sẽ nhanh chóng làm gia tăng áp lực lên toàn bộ não. Áp lực lớn này dẫn đến tình trạng rối loạn toàn bộ chức năng của não, suy giảm ý thức, và rất thường dẫn đến thoát vị não và tử vong.

    [​IMG]

    Đột quỵ do huyết khối lớn thường là kết quả của các tình trạng sức khỏe, trong đó người bệnh có xu hướng hình thành các cục máu đông trong mạch máu ở não, bên trong tim, hoặc bên trong các mạch máu đưa máu lên não. Các tình trạng này bao gồm lóc động mạch cảnh, đốt sống, động mạch đáy và rung nhĩ.

    Thật không may, những triệu chứng của cơn đột quỵ lớn ban đầu có thể đơn giản chỉ là chóng mặt hoặc đau đầu và có thể đánh lừa bạn. Tuy nhiên, những cơn đột qụy nhất định có xu hướng gây ra các triệu chứng rất cụ thể. Ví dụ, một triệu chứng điển hình của đột quỵ xuất huyết (xuất huyết trong não) là đột ngột xuất hiện cơn đau đầu mà một số bệnh nhân từng trải qua đã miêu tả là cơn đau đầu tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi”.

    [​IMG]

    Những cơn đột quỵ thân não lớn thường gây ra chứng song thị hoặc mờ mắt, chóng mặt, đi đứng không vững, hoặc buồn nôn và ói mửa nặng. Tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng, đột quỵ huyết khối lớn có thể gây sự đột ngột yếu đi và tê liệt một bên cơ thể. Những cơn đột quỵ lớn còn có thể gây đột ngột mất ý thức. Vì thế, khi bạn hoặc người thân xuất hiện bất cứ triệu chứng nào ở trên thì phải ngay lập tức gọi 115.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hà An SSK
    Đang tải...


  2. dvtvnn

    dvtvnn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/12/2013
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Đột quỵ là nỗi ám ảnh của mọi nền y tế trên thế giới khi mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, trong đó có khoảng năm triệu người bị tàn phế vĩnh viễn và năm triệu người chết. Đáng chú ý, nếu trước đây đột quỵ thường ghi nhận ở người lớn tuổi thì một số nghiên cứu cho thấy số lượng người trẻ bị đột quỵ tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, khoảng 15% số người đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50. Ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm.

    [​IMG]

    Nhiều người cho rằng đột quỵ là bệnh của người già. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này không còn đúng nữa. Các nghiên cứu gần đây cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ đang giảm dần và nguy cơ đột quỵ tăng cao ở người trẻ. Năm 1990, độ tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ là 71 thì đến năm 2005 là 69. Trong đó, tỉ lệ người dưới 55 tuổi tăng đến 19%. Điều này có nghĩa là tỉ lệ người cao tuổi bị đột quỵ đang giảm nhưng tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ lại tăng.
    Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ trong đó tỉ lệ tử vong lên đến 30% và đang có sự gia tăng của nhóm bệnh nhân trong độ tuổi từ 29 – 35.

    Chia sẻ vấn đề này, các bác sĩ chuyên về đột quỵ cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ tuổi bị đột quỵ. Bên cạnh nguyên nhân chính là bệnh lý mạch máu não thì có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ những yếu tố của xã hội hiện đại như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì lười vận động, uống nhiều rượu, bia… Khoảng 50% số người đột quỵ trẻ tuổi có hút thuốc lá; có khoảng từ 50 đến 60% số người bệnh nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu; 30% số người bệnh đột quỵ trẻ có bệnh lý đái tháo đường… Uống rượu bia, nhất là rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên của bệnh lý chảy máu não ở người bệnh trẻ tuổi, trong khi Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới.

    Đột quỵ não là căn bệnh không chừa một ai, những người trẻ tuổi hoàn toàn không miễn nhiễm. Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định, đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể được đẩy lùi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đó là tăng cường vận động thể dục thể thao, đồng thời hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn; không hút thuốc lá; hạn chế uống bia, rượu… Điều đáng nói là, người trẻ không nên chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà bỏ qua việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ (yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó…).

    [​IMG]

    Có thể nói, đột quỵ xảy ra do rất nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh việc kiểm soát và giảm nguy cơ thì hiện tại các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ. Dòng sản phẩm này có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là Thiên Ma Hồng Sâm – THỰC PHẨM KHÔNG THỂ THIẾU CHO CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

    [​IMG]
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Thiết bị vệ sinh nhập khẩu Hàn Quốc

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,246
    Đã được thích:
    933
    Điểm thành tích:
    823
    đột quỵ ở dạng nào cũng gây nguy hiểm cho con người.
     

Chia sẻ trang này